2019-04-02

Hệ thống kháng nguyên bạch cầu, tiểu cầu


Hệ thống kháng nguyên bạch cầu, tiểu cầu
ThS Hoàng Thị Hồng
Bộ môn Huyết học

Mục tiêu
- Trình bày được các đặc điểm của hệ kháng nguyên bạch cầu và tiểu cầu.
- Trình bày được các ứng dụng chủ yếu của hệ kháng nguyên bạch cầu và tiểu cầu.

Kháng nguyên Bạch cầu

Khái niệm
- HLA (Human leukocyte antigen), MHC (Major Histocompatibility complex).
- Kháng nguyên trên bề mặt bạch cầu
- Nhận dạng tế bào “quen”, “lạ”

Các loại kháng nguyên HLA
+ Có 3 lớp:
- HLA lớp I: HLA-A, HLA-B, HLA-C
- HLA lớp II: HLA-DR, HLA-DQ, HLA-DP.
- HLA lớp III: bổ thể.
+ Thành phần rất đa dạng
Đến nay đã xác định 309 HLA-A, 563 HLA-B, 167 HLA-C, 447 HLA-DRB1 và 56 HLA-DQB1

Phân bố HLA trong cơ thể
Kháng nguyên
Class (lớp) I
Class (lớp) II
HLA-A, B, C
HLA-DR, DQ, DP
Phân bố trên các tế bào
- Tất cả các tế bào có nhân, nhưng chủ yếu là ở tế bào T và B lympho, bạch cầu hạt.
- Tiu cầu
- Có ở tế bào Mono, B lympho, dendritic, đại thực bào, T lympho hoạt hoá
Cấu trúc
- Chuỗi peptit lớn a
- Chuỗi nhỏ b
- Hai chuỗi ab peptit tương đương nhau
Quan hệ phân tử với các tế bào
- Lympho T và B
- Lympho CD4

Vai trò của hệ HLA
- Là dấu ấn để nhận biết các đối tượng thuộc về cơ thể hay không.
- HLA lớp I: tham gia chức năng của lympho T gây độc, trình diện kháng nguyên để tế bào T tiêu diệt, thường liên quan đến virus.
- HLA lớp II: tham gia trong miễn dịch dịch thể, được đại thực bào sử dụng để trình diện kháng nguyên lạ và kích hoạt các tế bào miễn dịch khác sinh cytokine, kháng thể

 

Một số thuật ngữ của hệ thống kháng nguyên bạch cầu



Kháng thể hệ kháng nguyên bạch cầu
- Trong điều kiện bình thường, không có các kháng thể chống lại các kháng nguyên của hệ HLA.
- Kháng thể này xuất hiện trong một số trường hợp bất thường và bệnh lý như: rối loạn miễn dịch, mang thai và đẻ nhiều lần, sau truyền máu và ghép. Nhiều trường hợp đã xác định được các kháng thể này ở những bệnh nhân sau ghép tạng: gan, thận…và liên quan chặt chẽ đến hiện tượng thải ghép.

Các phương pháp phát hiện kháng nguyên bạch cầu người
- Phương pháp huyết thanh học và tế bào học: ĐỘ đặc hiệu thấp
Xác định nhóm HLA thông qua kỹ thuật vi độc tế bào qua trung gian bổ thể, sử dụng các kháng thể đồng loại xác định kháng nguyên HLA đặc trưng.
- Phương pháp DNA: Định danh HLA độ phân giải thấp , định danh HLA độ phân giaỉ cao dựa trên ứng dụng của PCR, giải trình tự gen: độ đặc hiệu cao.

==============
Kháng nguyên tiểu cầu


- Tiểu cầu có hệ thống kháng nguyên khá phức tạp, ngoài các kháng nguyên tương tự như hồng cầu, còn có hệ thống kháng nguyên riêng biệt với PIA1, PIA2, P2E1...chỉ có ở tiểu cầu.
- Vấn đề tên gọi của hệ kháng nguyên này còn đang chưa được thống nhất. Cho đến nay, đã có khoảng 24 kháng nguyên khác nhau đã được xác định bằng phương pháp huyết thanh học và trong số đó có 12 kháng nguyên đã được xếp nhóm thành sáu cặp (HPA-1,-2,-3,-4,-5 và -15). Với 12 kháng nguyên còn lại vẫn còn đang được nghiên cứu.
- Các kháng thể đặc hiệu của các kháng nguyên này có vai trò trong các tình trạng bệnh lý giảm tiểu cầu do nguyên nhân miễn dịch, giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ sơ sinh, giảm tiểu cầu sau truyền máu... Hiện nay cũng có một số phương pháp để xác định sự có mặt của các kháng thể này: ELISA, miễn dịch huỳnh quang...

ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA NHÓM KHÁNG NGUYÊN BẠCH CẦU – TIỂU CẦU

Truyền máu:
- Truyền tiểu cầu và HLA tiểu cầu: Có thể gây phản ứng miễn dịch muộn làm giảm tiểu cầu sau truyền máu
- Phản ứng truyền máu do bất đồng HLA trong bạch cầu tồn dư.
- Tổn thương phổi cấp sau truyền máu do lắng đọng phức hợp miễn dịch ở mao mạch phổi
- Bệnh ghép chống chủ sau truyền máu.

Ghép:
- Bất đồng HLA dẫn đến mảnh ghép không mọc được hoặc gây bệnh ghép chống chủ nặng.
- Ghép tế bào gốc tạo máu: yêu cầu hòa hợp HLA-A, B, C, DR, DQ, (có thể DP).
- Ghép thận: HLA-A, B, DR.

ỨNG DỤNG CỦA HỆ HLA
 .
HLA-A
HLA-B
HLA-C
HLA-DR
Hòa hợp
Bệnh nhân
(23 tuổi)
02
11
46
54
01
01
12
09
Em gái
(21 tuổi)
02
11
46
38
01
07
12
09
6/8
Cha
02
33
46
44
01
07
09
09
4/8
Mẹ
11
11
38
54
01
07
12
12
4/8

HLA và bệnh lý:
- HLA-B27 thường gặp ở người bị bệnh viêm cột sống dính khớp. ở bệnh nhân này có tới 90% người có HLA-B27. Trong khi đó ở cộng đồng gen này chiếm 40%.
- DW4 liên quan đến bệnh thấp khớp
- DQW8 liên quan đến bệnh đái đường
- DR3 gặp ở 40% người bị bệnh nhược cơ (Myasthemia Gravis)
- DR2 gặp ở 30% người bị luplus ban đỏ.

Phương pháp định nhóm HLA
- Phương pháp miễn dịch:
. Nguyên lý kháng nguyên-kháng thể.
. Độ đặc hiệu thấp (phản ứng chéo giữa các kháng nguyên-kháng thể).
. Số lượng kháng nguyên xác định hạn chế.
- Phương pháp sinh học phân tử:
. Độ chính xác cao hơn
. Số lượng kháng nguyên lớn
. Độ chi tiết cao.

Câu hỏi lượng giá
- Liệt kê các đặc điểm và chức năng của hệ kháng nguyên bạch cầu?
- Liệt kê và trình bày nguyên lý các phương pháp định nhóm kháng nguyên bạch cầu?
- Kể tên và nêu ví dụ về các ứng dụng lâm sàng của nhóm kháng nguyên bạch cầu?

- the end -