ThS. Hoàng Thị Hồng
Bộ môn Huyết học
Mục tiêu
1. Trình bày được đặc điểm nhóm máu hệ ABO.
2. Giải thích được kháng nguyên ABH và nhóm Bombay
3. Giải thích được di truyền nhóm máu hệ ABO.
4. Trình bày được ứng dụng của nhóm máu ABO trong truyền
máu.
5. Trình bày được các kháng nguyên, kháng thể một số nhóm
máu ngoài ABO (Rh, Kell, Lenis, P, Ii…)
6. Giải thích được kháng thể bất thường và ý nghĩa các hệ
nhóm máu ngoài ABO trong truyền máu và bệnh tan máu trẻ sơ sinh.
HỆ ABO
+ Kháng nguyên:
- Kháng nguyên A, B
- Gen quy định A, B, O.
Các kiểu gen
|
Kiểu hình
(nhóm máu)
|
AA hoặc AO
|
A
|
BB hoặc BO
|
B
|
AB
|
AB
|
OO
|
O
|
- Kháng
nguyên H, h
- Nhóm
máu O Bombay: kiểu gen hh
- Kháng
nguyên A1, A2 (A1B, A2B):
. kháng
thể tự nhiên kháng A1 hiệu giá thấp
- Kháng
nguyên A yếu:
. Có
thể có kháng thể tự nhiên chống A
. Ngưng
kết yếu với kháng thể chống A
- Kháng
nguyên B yếu:
. Ngưng
kết yếu với kháng thể chống B
. Có
thể có kháng thể chống B
+ Kháng thể:
- Kháng
thể tự nhiên: IgM, hoạt động ở mọi điều kiện 4 độ, 22 độ, kháng Globulin
- Kháng
thể miễn dịch: IgG, hoạt động ở 37 độ, kháng globulin
Nhóm máu
|
KN trên HC
|
KT trg HT
|
Tỷ lệ %
|
A
|
A
|
Chống B
|
#20
|
B
|
B
|
Chống A
|
#30
|
O
|
Không
|
Chống A và Chống B
|
#42-43
|
AB
|
A và B
|
Không
|
# 7-8
|
+ Ứng dụng:
- Truyền máu
. Định
nhóm máu
. Truyền
máu hòa hợp nhóm máu
- Nhận
dạng, truy tìm nguồn gốc (hung thủ, nạn nhân, người thân…)
- Tan
máu trẻ sơ sinh
. Mẹ
nhóm máu O
. Con
nhóm máu A
. Kháng
thể miễn dịch
- Định nhóm máu ABO:
2 phương pháp:
. Huyết
thanh mẫu
. Hồng
cầu mẫu
XN chéo đơn vị máu và HT người nhận
XN chéo tại giường bệnh
.
HỆ RH
- Kháng
nguyên D, C, c, E, e.
- Rh(D+);
Rh(D-)
- Kháng
nguyên Du , D yếu, D một phần (có thể có kháng thể chống D)
Các kiểu gen
|
Kháng nguyên trên HC
|
DD hoặc Dd
|
D
|
CC
|
C
|
Cc
|
C, c
|
cc
|
c
|
EE
|
E
|
Ee
|
E, e
|
ee
|
ee
|
- Kháng thể tự nhiên: hiếm gặp
- Kháng thể miễn dịch:
. Bản chất IgG
. Do hồng cầu mang kháng nguyên lọt vào máu.
- Tan máu bẩm sinh:
. Mẹ nhóm máu Rh(D-)
. Thai mang nhóm máu Rh(D+)
- Định nhóm:
. Phương pháp huyết thanh mẫu
- Ứng dụng:
. Truyền máu hòa hợp Rh:
Nhóm
máu người nhận máu
|
Nhóm
máu của đơn vị máu
|
D(-)
|
D(-)
|
D(+)
|
D(+) hoặc
D(-)
|
- Trường hợp cấp cứu: truyền máu D(+) cho người nhận D(-):
. Người bệnh là nam giới.
. Trong trường hợp người bệnh là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ:
cân nhắc lợi ích điều trị hiện tại và nguy cơ tai biến cho thai nhi nếu người bệnh
mang thai trong tương lai;
. Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch sử dụng huyết thanh chống
globulin ở nhiệt độ 37oC cho kết quả âm tính;
. Có sự đồng ý bằng văn bản trong kết quả hội chẩn giữa người
phụ trách hoặc người được ủy quyền của đơn vị phát máu, bác sỹ điều trị và được
sự đồng ý của người bệnh hoặc người nhà của người bệnh.
Các hệ nhóm hồng cầu
khác
- Các kháng
nguyên ngoài hệ ABO, Rh:
Hệ Kell: K,
k; Kpa, Kpb, Kpc.
Lewis: Lea,
Leb
Ii: I, i.
P: P, P1,
Pk
Duffy: Fya,
Fyb
Kidd Jka,
Jkb
- Kháng thể
bất thường
- Ứng dụng
Hệ thống nhóm Kell
- Kháng
nguyên K và k: K và k là 2 kháng nguyên do gen K và alen của nó là k quy định.
Gen K và k cùng trội. Tần suất k rất cao (trên 99%),
- Kháng
nguyên Kpa, Kpb, Kpc: 3 kháng nguyên này do 3 gen Kpa, Kpb, Kpc là alen của
nhau thể hiện. Vị trí gen Kk và Kp gần nhau.
- Bất
đồng kháng nguyên K mẹ - con cũng là nguyên nhân gây tan máu vàng da trẻ sơ
sinh.
Hệ thống Lewis
. Hệ
thống Lewis có 2 kháng nguyên đặc trưng là lea và leb
. Các
kháng nguyên Lewis không phải do nguyên hồng cầu mà do tế bào niêm mạc tổng hợp,
tiết vào huyết thanh rồi hấp phụ lên hồng cầu -> vừa có kháng nguyên Lewis
trong huyết thanh và trên hồng cầu
. Kháng
thể chống lea và leb thường là kháng thể tự nhiên, IgM. Tuy nhiên có gắn bổ thể
và gây tan máu.
Hệ thống P
. Có
3 kháng nguyên là P, P1, Pk
. kháng
thể chống P, kháng thể chống P1, kháng thể chống Pk. Đồng thời còn có loại
kháng thể chống PP1K tức là chống đồng thời lại 3 kháng nguyên trên.
. Kháng
thể chống P hiếm gặp nhưng gây tan máu mạnh.
Hệ thống Ii
. Gồm
2 kháng nguyên là I và i
. Hầu
hết người trưởng thành có nhóm máu I.
. Kháng
nguyên i có ở trẻ sơ sinh (có thể đến 18 tháng)
. Kháng
thể tự miễn chống I rất phổ biến và là nguyên nhân nhiều nhất gây tan máu tự miễn.
. Kháng
thể chống i có thể gây tan máu trẻ sơ sinh.
Hệ thống Duffy
. Hai
kháng nguyên là Fya và Fyb do hai gen là gen Fya và gen Fyb cùng trội tạo nên,
đó là alen của nhau.
. kháng
thể chống Fya và chống Fyb là kháng thể miễn dịch, có thể gây tan máu trẻ sơ
sinh và gây tai biến truyền máu.
QUY TRÌNH CẤP PHÁT
MÁU AN TOÀN
CÁC CHẾ PHẨM MÁU
Chế phẩm hồng cầu
. Khối hồng
cầu đậm đặc
. Khối hồng
cầu hoà loãng (hồng cầu + dung dịch bổ sung)
. Hồng cầu
loại bỏ lớp buffy coat
. Hồng cầu
loại bỏ (lọc) bạch cầu
Chế phẩm tiểu cầu
. Đơn vị
tách từ 1 đơn vị máu toàn phần
. Đơn vị tiểu
cầu “pooled” (từ 4-6 đơn vị máu)
. Đơn vị “từ
1 người cho” bằng cách tách tiểu cầu bằng máy
Chế phẩm huyết tương
. Huyết
tương tươi đông lạnh
. Huyết
tương lỏng
. Huyết
tương đông khô
. Huyết
tương loại bỏ tủa
. Huyết
tương đã bất hoạt virus
. Tủa lạnh
Sản phẩm phân đoạn từ huyết tương
. Albumin
. Các yếu tố
đông máu
. Immunoglobulin
CHỌN CHẾ PHẨM MÁU HÒA
HỢP ABO
Truyền đơn vị máu toàn phần và khối hồng cầu
hoà hợp nhóm máu hệ ABO
Nhóm máu
người bệnh
nhận máu
|
Nhóm máu đơn vị máu truyền
|
|
Khối hồng
cầu
|
Máu
toàn phần
|
|
O
|
O
|
O
|
A
|
A hoặc O
|
A
|
B
|
B hoặc O
|
B
|
AB
|
AB hoặc
A hoặc B hoặc O
|
AB
|
Truyền các đơn vị chế phẩm huyết tương hòa hợp
nhóm máu hệ ABO
Nhóm máu
người bệnh
nhận máu
|
Nhóm máu
đơn vị huyết tương
|
O
|
O hoặc
B hoặc A hoặc AB
|
A
|
A hoặc AB
|
B
|
B hoặc AB
|
AB
|
AB
|
Chọn lựa các chế phẩm tiểu cầu và bạch cầu hạt
Nhóm máu
người bệnh
nhận máu
|
Nhóm máu
của tiểu cầu, bạch cầu hạt
|
|
Đơn vị
máu, chế phẩm máu
còn huyết tương nguyên thuỷ
|
Đơn vị
máu, chế phẩm máu
đã loại bỏ huyết tương nguyên thuỷ
|
|
O
|
O
|
O
|
A
|
A
|
A hoặc O
|
B
|
B
|
B hoặc O
|
AB
|
AB
|
AB hoặc
A hoặc B hoặc O
|
Nguyên tắc
- Thực
hiện đầy đủ các xét nghiệm đối với bệnh nhân (Người nhận máu) và các đơn vị máu
của người cho.
- Lựa
chọn các đơn vị máu hoặc chế phẩm máu phù hợp nhất theo yêu cầu điều trị.
- Hạn
chế tối đa các tai biến truyền máu.
- Thực
hiện việc truyền máu có hiệu lực và an toàn nhất.
QUY TRÌNH CẤP PHÁT
MÁU AN TOÀN
1.1. Chuẩn bị và kiểm
tra dụng cụ, sinh phẩm, trang thiết bị
- Dụng
cụ: Lam kính, ống nghiệm tan máu, phiến đá, đũa thuỷ tinh …
- TTB:
Máy ly tâm, kính hiển vi, tủ lạnh, tủ sấy…
- Sinh
phẩm: HTM, HCM, nước muối…
1.2. Nhận bệnh phẩm:
- Kiểm
tra các thông tin trên phiếu yêu cầu máu và ống máu bệnh nhân.
- Ghi
thời điểm nhận bệnh phẩm.
- Số
lượng và chất lượng ống máu: có lấy đủ 2 ống chống đông (2 ml), không chống
đông (5 ml), ống máu có bị tan máu? có nhiễm trùng?
1.3. Định nhóm máu hệ
ABO, Rh của bệnh nhân.
- Định
nhóm máu hệ ABO của bệnh nhân bằng hai
phương pháp, với 2 KTV làm độc lập
- Định
nhóm máu hệ Rh bằng phương pháp trên lam kính hoặc ống nghiệm.
1.4. Tìm túi máu (chế
phẩm) phù hợp hệ ABO và Rh. Kiểm tra chất lượng túi máu bằng mắt thường.
1.5. Định lại nhóm
máu người cho (phương pháp tùy theo chế phẩm), với
hai kỹ thuật viên làm độc lập.
1.6. Tiến hành làm phản ứng chéo giữa máu người cho và máu người nhận:
. Truyền
toàn phần: Làm chéo cả 2 ống,
. Truyền
KHC làm chéo ống 1.
. Truyền
HHT, TC làm chéo ống 2.
Ống 1: HTBN + HCNC
Ống 2: HTNC + HCBN
1.7. Dán nhãn hoà hợp
vào bịch máu
1.8. Ghi chép vào phiếu
yêu cầu máu, sổ kết quả phản ứng chéo (lưu), phiếu truyền máu các thông tin
liên quan đến người cho, bệnh nhân và kết quả phản ứng chéo.
1.9. Kiểm tra lại
toàn bộ các thông tin về người cho và bệnh nhân trên túi máu, phiếu yêu cầu
máu, sổ kết quả phản ứng chéo và phiếu truyền máu.
1.10. Lấy chữ kí người
lĩnh máu vào phiếu yêu cầu máu và sổ kết quả phản ứng chéo. Tiến hành phát máu
cho bệnh nhân.