Ths. Hoàng
Thị Hồng
Bộ môn Huyết
học – Truyền máu
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Trình
bày được vị trí sinh máu trong cơ thể qua các giai đoạn.
2. Trình
bày được sơ đồ sinh máu, quá trình biệt hoá và trưởng thành của các
dòng tế bào sinh máu.
3. Trình
bày được vi môi trường sinh máu và các yếu tố điều hòa quá trình sinh máu.
4. Kể
tên, khái niệm, chỉ định các xét nghiệm thăm dò sinh máu
I. SINH MÁU
+ Sinh
máu là sự sinh sản của tế bào mẹ sinh máu mà tế bào này được duy trì bởi tế bào
nguồn sinh máu (HSC), và khả năng duy trì chúng thành các tế bào máu trưởng
thành.
- Sinh sản: là sự nhân lên của tế
bào nhờ phân chia nguyên nhiễm
- Biệt hóa là sự thay đổi hình thái
và gắn lên các kháng nguyên bề mặt.
+ Vị trí sinh máu phụ thuộc vào các
thời kỳ của cá thể:
- Thời
kỳ phôi thai
- Thời
kỳ sau sinh và trưởng thành
* Thời kỳ phôi thai
+ Hiện
tượng sinh máu bắt đầu vào ngày thứ 3-12 của phôi, khu trú ở những tế bào trung
mô ở túi noãn hoàng.
+ Gan sinh máu từ tuần thứ 5, đạt đỉnh
cao vào tháng thứ 6 của thai kỳ và có thể kéo dài 2 tuần sau khi ra đời.
+ Lách sinh máu từ tuần thứ 12 đến
tháng thứ 8 của thai kỳ.
+ Tủy xương bắt đầu sinh máu khoảng
tháng thứ 5, đến tháng thứ 8 thì sinh máu trong tủy chiếm vị trí hàng đầu, kéo
dài sau sinh.
+ Hạch bắt đầu sinh máu vào khoảng
tháng thứ 3 và chủ yếu là lympho, khả năng này tồn tại suốt đời cá thể.
* Thời kỳ sau sinh và trưởng thành
+ Tủy xương: vai trò chính
- Trẻ
em: tất cả các xương dài và xương dẹt
- Người
lớn: khu trú lại tại các xương dẹt như xương sống, ức, chậu, sọ và đầu các
xương dài (tay, chân).
+ Lách: chủ yếu sản xuất các tế bào
dòng lympho và plasmo.
+ Hạch sản sinh ra khoảng 5% lympho,
là nơi dừng chân và thành thục của các tế bào lympho sinh ra từ tủy xương và
tuyến ức.
* Khu vực tế bào gốc
+ Tế bào gốc:
- Được
sinh ra và tồn tại chủ yếu trong tủy xương
- Có
khả năng ra máu ngoại vi, sau đó khu trú ở tổ chức sinh máu thứ phát.
+ Các tế bào gốc được chia làm 3 loại:
- Tế
bào gốc vạn năng (CFU-S): có thể sinh ra mọi dòng tế bào máu
- Tế
bào gốc định hướng theo dòng: tăng sinh và biệt hóa có tính chất định hướng
thành dòng tủy (CFU-GEMM) hay dòng lympho (CFU-HL).
- Tế
bào tiền thân đơn dòng: BFU-E, CFU-E, CFU-GM, CFU-M, CFU-G, CFU-B, CFU-T.
* Khu vực tăng sinh và trưởng thành
+ Đặc
trưng khu vực này:
- Phát
triển về mặt số lượng (quá trình tăng sinh).
- Trưởng
thành về mặt chất lượng (quá trình biệt hóa).
+ Có
giai đoạn tế bào hoàn toàn không có khả năng phân chia nữa mà chỉ biệt hóa để
hoàn thiện hơn
+ dòng hồng cầu:
+ Dòng bạch cầu:
+ Dòng mẫu tiểu cầu
* Khu vực thực hiện chức năng
* Vi môi trường sinh máu và điều hòa quá
trình sinh máu
+ Vi môi trường sinh máu:
- Gồm:
tổ chức đệm gồm hệ tuần hoàn, các yếu tố gian bào và tế bào đệm
- Tế
bào đệm gồm tế bào “vỏ khoang”, các tế bào liên kết như: đại thực bào,
lymphoxit, tạo cốt bào, hủy cốt bào, tế bào xơ và tế bào mỡ.
- Chất
đệm gian bào như proteoglycan, fibronectin, collagen….
+ Điều hòa sinh máu:
- Bằng
vi môi trường tạo máu, các yếu tố sinh trưởng và phát triển, các hormone
- Cơ
chế kích thích: Đa dòng: IL-3, GM-CSF; Đơn dòng: G-CSF, M-CSF, Eo-CSF,
Erythropoietin,Thrombopoietin; Hormon:Lymphokin và monokin
- Cơ
chế ức chế: ức chế ngược, tự chết theo chương trình, ức chế quá trình homing (tái
cư trú)
II. CÁC XÉT NGHIỆM
THĂM DÒ SINH MÁU
1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
+ Khái
niệm: Là xét nghiệm thăm dò về số lượng, các thông số của tế bào máu ngoại vi.
Từ đó giúp định hướng về tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể.
+ Chỉ
định:
- Kiểm
tra sức khỏe
- Xét
nghiệm thăm dò cơ bản nhằm đánh giá về tình trạng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm
khuẩn
2. Huyết đồ
+ Khái
niệm: Huyết đồ là xét nghiệm nhằm đánh giá về số lượng và hình thái các tế bào
máu ngoại vi. Từ đó giúp định hướng về tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý của cơ
thể.
+ Chỉ
định.
- Khi
có bất thường trên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu:
- Thay
đổi một hoặc nhiều các thông số về hồng cầu.
- Số
lượng bạch cầu tăng hoặc giảm, thay đổi công thức bạch cầu.
- Số
lượng tiểu cầu tăng hoặc giảm.
- Có
các cảnh báo bất thường như: blast, NRBC, LUC…
- Tìm
mảnh vỡ hồng cầu, Tìm ký sinh trùng sốt rét
3. Tủy đồ
+ Khái
niệm: Là xét nghiệm phân tích số lượng, hình thái các tế bào trong tủy xương để
thăm dò chức năng tạo máu cũng như gợi ý các nguyên nhân gây rối loạn chức năng
tạo máu tại tủy xương.
+ Chỉ
định:
- Thiếu
máu không rõ nguyên nhân hoặc tăng số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố.
- Tăng
hoặc giảm số lượng bạch cầu hoặc có bất thường về công thức hoặc hình thái bạch
cầu ở máu ngoại vi.
- Tăng
hoặc giảm số lượng tiểu cầu
- Chuẩn
đoán, đánh giá giai đoạn hoặc đánh giá sau điều trị hóa chất các bệnh lý huyết
học như: lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, lơ-xê-mi kinh dòng
lympho, đa u tủy xương, rối loạn sinh tủy...
- Các
bệnh lý ung thư nghi di căn tủy xương.
4. Sinh thiết tủy xương
+ Khái
niệm: Là xét nghiệm đánh giá mô bệnh học tủy xương, cho phép khảo sát một cách
đầy đủ về số lượng, hình thái, thành phần của các tế bào trong vi môi trường
sinh máu.
+ Chỉ
định:
- Tủy
nghèo tế bào hoặc có thể giảm một hoặc nhiều dòng tế bào trong tủy.
- Chuẩn
đoán, đánh giá giai đoạn các bệnh lý huyết học như: rối loạn sinh tủy, suy tủy
xương, u lymho, hội chứng tăng sinh tủy...và ung thư di căn.
- Đánh
giá mọc mảnh ghép sau ghép tế bào gốc.
- Chọc
hút tủy thất bại: do dịch tủy khô, không hút được dịch tủy. Hay gặp trong các bệnh
có tăng sinh xơ (xơ tủy, lơ-xê-mi cấp thể M7); K di căn…
5. Hạch đồ
+ Khái
niệm: Là một xét nghiệm thăm dò trực tiếp vào hạch để đánh giá thành phần và tỷ
lệ tế bào trong hạch.
+ Dịch
tổ chức hạch được thực hiện bằng chọc hút kim nhỏ, kéo tiêu bản và nhuộm
Giemsa.
+ Chỉ
định: Hạch to nghi ngờ ác tính hoặc do viêm đặc hiệu: u lympho, lao hạch, ung
thư di căn hạch.
6. Sinh thiết hạch
+ Khái
niệm: Là xét nghiệm mô bệnh học tổ chức hạch để quan sát cấu trúc hạch, hình
thái và phân bố tế bào trong hạch. Tổ chức hạch được lấy một phần hoặc cả hạch.
Sau đó, mảnh sinh thiết được cố định, đúc, cắt lát và nhuộm tổ chức học.
+ Chỉ
định: Hạch to nghi ngờ ác tính hoặc do viêm đặc hiệu: u lympho, lao hạch, ung
thư di căn hạch
7. Lách đồ
+ Khái
niệm: Là xét nghiệm chọc hút lách và làm tiêu bản nhằm quan sát thành phần tế
bào trong lách giúp chẩn đoán một số bệnh.
+ Chọc
hút bằng kim nhỏ tổ chức lách, làm tiêu bản như kỹ thuật máu đàn, nhuộm Giemsa.
+ Chỉ
định: lách to trong bệnh sinh máu tại lách hoặc theo dõi u lympho thể lách.
(!) Cần
cân nhắc rất kỹ do nguy cơ chảy máu ổ bụng khi chọc lách cao.
- The end -