SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP
BS. Nguyễn Phương Thanh
Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội
Email: nguyenphuongthanh.hmu@gmail.com
MỤC TIÊU
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được một số nguyên lý lựa chọn thuốc điều
trị tăng huyết áp.
2. Trình bày được sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp an toàn hợp lý ở một số đối tượng đặc biệt.
3. Trình bày được sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp an toàn hợp lý đối với bệnh lý đi kèm như: suy thận, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường.
4. Trình bày được các biện pháp sử dụng trong điều trị tăng
huyết áp kháng trị.
NỘI DUNG
1. Đại cương về THA và tiếp cận điều trị
2. THA ở một số đối tượng đặc biệt
3. Điều trị THA ở một số bệnh đi kèm
4. THA kháng trị
5. Một số tương tác quan trọng
CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
|
Giải thích
|
ACC: American College of Cardiology
AHA: American Heart Association |
Hội tim mạch học Hoa kỳ
Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ |
ACEIs: Angiotesin Converting Enzym Inhibitors
|
Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin
|
ARBs: Angitensin II Receptor Blockers
|
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II
|
BB: Beta Blockers
|
Thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm
|
CCBs: Calcium Chanel Blockers
|
Thuốc chẹn kênh calci
|
HA
|
Huyết áp
|
THA
|
Tăng huyết áp
|
JNC: Joint National Committee
|
Ủy ban quốc gia
|
NICE: National Institute for Health and Care Excellence
|
Viện Sức khỏe và Chăm sóc quốc gia - Anh
|
NCTM
|
Nguy cơ tim mạch
|
NMCT
|
Nhồi máu cơ tim
|
1. ĐẠI CƯƠNG
Tăng huyết áp và phân
loại
+ Định nghĩa: HA >= 140/90 mmHg.
HA
tâm thu (mmHg)
|
HA
tâm trương (mmHg)
|
||
Tối
ưu
|
<
120
|
và
|
<
80
|
Bình
thường
|
120
- 129
|
và/hoặc
|
80
- 84
|
Bình
thường cao
|
130
- 139
|
và/hoặc
|
85
- 89
|
THA
độ 1
|
140
- 159
|
và/hoặc
|
90
- 99
|
THA
độ 2
|
160
- 179
|
và/hoặc
|
100
- 109
|
THA
độ 3
|
≥180
|
và/hoặc
|
≥110
|
THA
tâm thu đơn độc
|
≥140
|
và
|
<90
|
+ Nguyên nhân: Nguyên phát (chủ yếu), thứ phát.
+ Bệnh sinh: Nhiều cơ chế (muối, béo phì, hệ renin -
angiotensin, TK giao cảm, ...)
+ Định nghĩa MỚI theo
ACC/AHA 2017: HA >= 130/80 mmHg.
Huyết áp
|
JNC 7 2003
|
ACC/AHA 2017
|
< 120 và <
80
|
Bình thường
|
Bình thường
|
120 – 129 và <
80
|
Tiền tăng HA
|
HA cao (elevated blood pressure)
|
130 – 139 hoặc 80
- 89
|
Tiền tăng HA
|
Tăng HA giai đoạn I
|
140 – 159 hoặc 90
- 99
|
Tăng HA giai đoạn I
|
Tăng HA giai đoạn II
|
≥ 160 hoặc ≥ 100
|
Tăng HA giai đoạn II
|
Tăng HA giai đoạn II
|
Tiếp cận điều trị THA:
Một số hướng dẫn (guideline) điều trị THA:
+ Việt Nam:
- Hướng dẫn điều trị THA - Bộ Y tế (2010)
- Cập nhật khuyến cáo chẩn đoán - điều trị THA - Hội Tim mạch
VN (2015)
+ Thế giới:
- JNC 8 (Joint National Committee) (2014) - Ủy ban quốc gia
Hoa Kỳ
- ESH/ESC (2013) - Châu Âu (1)
- Canada (2017) - Canada (2)
- AHA/ACC/CDC (2014) - Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (3)
- NICE/BSH (2011, cập nhật 2016) - Anh (4)
- NHFA (2016) - Hiệp hội Tim mạch quốc gia Australia
- ACC/AHA (2017) - Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
(1) 2013 ESH/ESC Guidelines for the management of arterial
hypertension: the Task Force for the management of arterial hypertension of the
European Society of Hypertension (ESH) and of the European Society of Cardiology (ESC).
(2) Hypertension Canada's 2017 Guidelines for Diagnosis,
Risk Assessment, Prevention, and Treatment of Hypertension in Adults.
(3) An Effective Approach to High Blood Pressure Control A
Science Advisory From the American Heart Association, the American College of
Cardiology, and the Centers for Disease Control and Prevention
(4) Hypertension in adults: diagnosis and management
(5) National Heart Foundation of Australia (2016). Guideline
for the diagnosis and management of hypertension in adults - 2016. Melbourne:
National Heart Foundation of Australia
Mục tiêu điều trị
THA:
Hướng Dẫn
|
Mục tiêu
|
JNC 8 2014
|
> 60 tuổi và không ĐTĐ và bệnh thận mạn: < 150/90
mmHg; <60
tuổi hoặc có ĐTĐ, bệnh thận mạn: < 140/90 mmHg. |
NICE/ESC 2011
|
< 140/90 mmHg; Nếu > 80 tuổi: < 150/90 mmHg.
|
ASH/ISH (2014)
|
< 140/90 mmHg; Nếu > 80 tuổi: < 150/90 mmHg.
|
Canada 2017
|
ĐTĐ: < 130/80 mmHg, ³
50 tuổi có NCTM cao hoặc ³
75 tuổi:
HATT £ 120 mmHg. Các đối tượng khác: < 140/90 mmHg. |
Australia 2016
|
< 140/90 mmHg.
|
ACC/AHA 2017
|
< 130/80 mmHg.
|
VNHA 2015
|
Chung: < 140/90 mmHg; Nếu > 80 tuổi: < 150/90 mmHg, nếu kèm
ĐTĐ hoặc bệnh thận mạn: < 140/90 mmHg |
Bộ y tế
|
< 140/90 mmHg, nếu có NCTM cao:
< 130/80 mmHg
|
Một số thuốc cơ bản
điều trị THA:
* Lợi tiểu (thiazid):
- Thuốc hàng đầu gồm lợi tiểu thiazid (như
hydrochlorothiazid) hoặc giống thiazid (như
indapamid, chlorthalidon).
- Hydroclorothiazid: không được ưa dùng bằng chlorthalidon
và indapamid (đơn trị) nhưng vẫn
có thể dùng phối hợp.
- Lợi tiểu quai: không được coi là thuốc lợi tiểu hàng đầu để
điều trị THA.
- Cơ chế TD thiazid: Ức chế đồng vận chuyển Na+/Cl- ở ống lượn
xa.
- Chỉ định của thiazid: THA,
suy tim, phù.
- Chống chỉ định: Suy thận nặng, hội chứng gan - não, hạ
kali máu, gút.
- TDKMM: Rối loạn điện giải, tăng acid uric máu, rối loạn
chuyển hóa.
- Thuốc: Chlorthalidon: 12,5 - 25 mg/ngày;
hydroclorothiazid: 25 mg/ngày; indapamid:
1,5 mg/ngày.
* Ức chế enzym chuyển angiotensin
(ACEI):
- Được xem là thuốc điều trị hàng đầu THA nguyên phát.
- Cơ chế TD: Ức chế enzym chuyển do vậy làm giảm tạo
angiotensin II
- Chỉ định: THA; Suy
tim; Sau nhồi máu cơ tim; Dự phòng bệnh thận ĐTĐ
- Chống chỉ định: Có thai, hẹp động mạch thận, phối hợp với
aliskiren.
- TDKMM: Ho khan,
tăng kali máu, suy thận, RLTH...
- Thuốc:
ACEIs
|
Liều lượng
|
Captopril
|
12,5 – 50 mg hai lần một ngày
|
Enalapril
|
5 – 40 mg một hoặc hai lần một ngày
|
Fosinopril
|
10 – 40 mg một lần hàng ngày
|
Lisinopril
|
5 – 40 mg một lần hàng ngày
|
Perindopril arginin
|
5 – 10 mg một lần hàng ngày
|
Perindopril erbumin
|
4 – 8 mg một lần hàng ngày
|
Quinapril
|
5 – 40 mg một lần hoặc hai lần mỗi ngày
|
Ramipril
|
2,5 – 10 mg một lần hoặc hai lần mỗi ngày
|
Trandolapril
|
1 – 4 mg một lần hàng ngày
|
(!) thiazid
là hàng đầu ở người già.
* Ức chế thụ thể angiotensin II (ARB):
- Được xem là thuốc điều trị hàng đầu THA nguyên phát.
- Cơ chế TD: Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II
- Chỉ định: THA; Suy tim; Bệnh lý mạch vành
- Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, suy gan nặng, phối hợp
aliskiren.
- TDKMM: Tương tự như ACEI, do không ức chế enzym chuyển nên hạn chế TDKMM liên quan ứ đọng
bradykinin (ho khan, phù mạch).
- Thuốc:
ARBs
|
Liều lượng
|
Candesartan
|
8– 32 mg một lần hàng ngày
|
Eprosartan
|
400 – 600 mg một lần hàng ngày
|
Irbesartan
|
150 – 300 mg một lần hàng ngày
|
Losartan
|
50 – 100 mg một lần hàng ngày
|
Olmesartan
|
20 – 40 mg một lần hàng ngày
|
Telmisartan
|
40 – 80 mg một lần hàng ngày
|
Valsartan
|
80 – 320 mg một lần hàng ngày
|
(!) ít ho
hơn, giá thành đắt
* Chẹn kênh calci (CCB):
- Bao gồm Dihydropyridin (DHP) và Non - Dihydropyridin.
- DHP được xem là
thuốc điều trị hàng đầu THA nguyên
phát.
- Cơ chế TD: Chẹn kênh calci typ L trên tế bào cơ trơn thành
mạch và cơ tim.
- Chỉ định: THA; CĐTN ổn định hoặc Prinzmetal; Loạn nhịp
nhanh (Non - DHP)
- Chống chỉ định: Tụt HA, suy tim nặng, suy tim sau NMCT.
- TDKMM: Với DHP: Mạch nhanh, suy tim, loạn nhịp, tụt HA,
phù ngoại vi, RLTH, .
- Thuốc:
Thuốc chẹn kênh calci
|
Liều lượng
|
Nhóm dihydropyridin (DHP)
|
|
Amlodipin
|
2,5 – 10 mg một lần hàng ngày
|
Felodipin
|
Dạng CR, 5 – 20 mg một lần hàng ngày
|
Lercanidipin
|
10 – 20 mg một lần hàng ngày
|
Nifedipin
|
10 – 40 mg hai lần mỗi ngày, dạng CR: 20 – 120 mg một
lần hàng ngày |
Nhóm non – dihydropyridin
|
|
Diltiazem
|
Dạng CR: 180 – 360 mg một lần hàng ngày
|
Verapamil
|
80 – 160 hai hoặc 3 lần mỗi ngày
|
* Một số thuốc điều trị THA khác:
- Thuốc chẹn beta giao cảm: Atenolol, carvedilol, labetalol, metoprolol, propranolol.
- Thuốc chẹn alpha giao cảm: Prazosin,
- Thuốc ức chế giao cảm trung ương: Alphamethyldopa,
clonidin.
- Thuốc giãn mạch: Hydralazin, minoxidin.
- Thuốc lợi lợi tiểu lưu kali: Spironolacton.
Khi nào bắt đầu điều
trị?
- Cá thể hóa điều trị
- THA độ 1, 2 và
không có yếu tố nguy cơ: Thay đổi lối sống
(TĐLS) trong vài tháng rồi bắt đầu điều trị HA mục tiêu.
- THA độ 3: Bắt đầu
điều trị thuốc ngay kèm theo TĐLS
- THA có tổn thương cơ quan đích or suy thận độ 3 or ĐTĐ: TĐLS + Thuốc
- Bệnh nhân có bệnh tim mạch or suy thận độ
4: Điều trị thuốc ngay đối với bất
cứ giai đoạn THA nào.
THẢO LUẬN
Tại sao cần
điều trị thuốc ngay đối với bệnh nhân có bệnh tim mạch ở bất cứ mức độ THA nào?
=>vì khả
năng tái mắc cao
Thay đổi lối sống như
thế nào?
Thay đổi lối sống
|
Cụ thể
|
Hạn chế lượng muối ăn vào
|
5 -6 gam/ngày
|
Hạn chế rượu, bia, chất có cồn
|
Nam: 20 - 30 g/ngày, nữ: 10 - 20 g/ngày.
|
Chế độ ăn phù hợp
|
Tăng ăn rau, củ, quả, hạn chế chất béo
|
Duy trì BMI hợp lý
|
Không quá 23 kg/m2
|
Duy trì vòng eo hợp lý
|
Nam < 90 cm, nữ < 80 cm
|
Luyện tập
|
Gắng sức, 30 phút/ngày, 5 -7 ngày/tuần.
|
Không sử dụng thuốc lá, tránh xa khói thuốc
|
Sử dụng thuốc hàng đầu:
- 5 nhóm thuốc hàng đầu:
CCB, Thiazid, ACEI, ARB, BB
.
ESC/ESH: 2013
.
JNC 7
.
Canada 2017 (BB chỉ với người trẻ < 60 tuổi).
- 4 nhóm thuốc hàng đầu:
CCB, Thiazid, ACEI, ARB (không
có BB)
.
JCN 8 2014
.
ASH/ISH 2014
.
NICE 2011
.
Australia 2016
.
ACC/AHA 2017
- Việt Nam 2015: 5 nhóm hàng đầu.
- Lưu ý: Ngoại trừ
BB, 4 nhóm thuốc còn lại là tương tự nhau
về hiệu quả giảm HA, tỉ lệ tử vong, biến cố tim mạch.
Phối hợp thuốc:
-
Tương đối khác nhau giữa các khuyến cáo điều trị
-
Nguyên lý chung: Phối hợp ở liều thấp -
trung bình các thuốc hàng đầu
(4 hoặc 5 thuốc), sau đó phối hợp thêm các nhóm khác.
-
Ban đầu điều trị đơn trị liệu =>
Bước tiếp theo: phối hợp tăng dần số
lượng thuốc.
- Một
số khuyến cáo: Phối hợp thuốc ngay từ đầu.
-
Lưu ý chống chỉ định.
- Cần
cá thể hóa và tối ưu hóa điều trị.Tiếp
cận điều trị THA
Thay đổi lối sống + điều trị bệnh lý kèm theo +
Điều trị thuốc THA
Các bước điều trị:
1. Khởi đầu điều trị:
Bắt đầu với 1 trong các thuốc hàng đầu với liều thấp - trung
bình, thay thuốc khác nếu không
dung nạp
2. Không đạt mục tiêu sau 3 tháng:
Thêm 1 thuốc khác không cùng cơ chế, thuộc nhóm thuốc hàng đầu với liều thấp - trung bình, không
tăng liều thuốc đầu tiên.
3. Không đạt mục tiêu sau 3 tháng:
Nếu 2 thuốc dung nạp, tăng liều từ từ 1 thuốc tới liều tối
đa khuyến cáo, trước khi tăng liều
thuốc thứ 2
4. Không đạt mục tiêu sau 3 tháng:
Nếu đã tăng liều tối đa 2 thuốc, thêm thuốc thứ 3 ở liều thấp
- trung bình. Đánh giá lại tuân thủ,
thay đổi lối sống
5. Nếu HA vẫn tăng, xin ý kiến chuyên gia
Phối hợp thuốc điều
trị THA:
Thuốc số 1
|
Thuốc số 2
|
Ghi chú
|
Phối hợp có hiệu quả
|
||
ACEI hoặc ARB
|
Chẹn kênh calci (DHP)
|
Tác dụng tốt trên bệnh nhân đái tháo đường và/hoặc rối loạn lipid máu
|
ACEI hoặc ARB
|
Lợi tiểu thiazid
|
Tác dụng tốt khi có suy tim hoặc sau đột quỵ
|
ACEI hoặc ARB
|
Chẹn beta
|
Khuyến cáo ở BN sau nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
|
Chẹn beta
|
DHP
|
Tác dụng tốt khi có bệnh mạch vành có triệu chứng
|
Lợi tiểu thiazid
|
DHP
|
|
Lợi tiểu thiazid
|
Chẹn beta
|
Không khuyến cáo nếu bệnh nhân bị đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa.
|
Phối hợp cần thận trọng
|
||
Diltiazem
|
Chẹn beta
|
Nguy cơ nghẽn tim, nhưng ít nguy cơ hơn verapamil
|
ACEI hoặc ARB
|
Lợi tiểu giữ kali
|
Tăng kali máu
|
Phối hợp cần tránh
|
||
ACEI
|
ARB
|
Tăng nguy cơ suy thận (ức chế kép hệ Renin Angiotensin)
|
ACEI hoặc ARB
|
Aliskiren
|
Tăng nguy cơ suy thận (chống chỉ định)
|
Verapamil
|
Chẹn beta
|
Nguy cơ nghẽn tim
|
BB dùng
trong bệnh mạch vành, không dùng ở người già trên 60 tuổi, nhịp chậm, block,
đái tháo đường, COPD
THẢO LUẬN
Muốn thay đổi thuốc sau 4 tuần điều trị (không duy trì được
HA mục tiêu) có được không?
=> có thể
nếu thấy cần thiết
2. SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ THA Ở MỘT
SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
@ Phụ nữ có thai:
+ Định
nghĩa: HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg tại tuần thứ 20 hoặc trước đó hoặc đang điều trị thuốc THA (NICE 2011).
+ Cần
xếp loại: Tiền sản giật - sản giật, THA thai kỳ, THA mạn tính (tiên phát, thứ phát, áo choàng trắng), tiền
sản giật trên nền THA mạn tính.
+ Điều
trị: Cân nhắc lợi ích nguy cơ khi HA: 140/90 tới 149/99 mmHg, trên mức này: Bắt buộc điều trị
+ Mục
tiêu điều trị: HATT < 150 mmHg, HATTr: 80 - 100 mmHg, không nên duy trì dưới 80 mmHg.
Một số thuốc điều trị
THA ở PN có thai:
Thuốc
|
Liều lượng
|
Tác dụng
|
Chống chỉ định
|
Lưu ý
|
Methyldopa
Clonidin |
250 – 750 mg, 3 lần/ngày
75 – 300 mcg/ 3 lần/ngày |
Ức chế giao cảm trung
ương
|
Trầm cảm, viêm gan cấp, phối hợp thuốc ức chế monoamino
oxidase.
|
Khởi phát chậm sau 24 giờ. TDKMM: khô miệng, trầm cảm, nhìn mờ. Hồi ứng khi ngừng thuốc.
|
Labetalol
Oxprenolol |
100 – 400 mg mỗi 8 giờ
20 – 160 mg mỗi 8 giờ |
Chẹn beta hoạt tính giao cảm nội tại
|
Hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
|
Nhịp chậm, co thắt đường thở, đau đầu, nôn
|
Nifedipin
|
20 – 50 mg giải phóng chậm
|
Chẹn kênh calci
|
Hẹp động mạch chủ, sốc tim, cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp
|
Đau đầu, đỏ bừng mặt, nhịp nhanh, phù ngoại biên, táo bón.
|
Prazosin
|
0,5 – 5 mg mỗi 8 giờ
|
chẹn alpha
|
Hạ áp tư thế
|
|
Hydralazin
|
25 – 50 mg mỗi 8 giờ
|
Giãn mạch
|
Suy tim tăng cung lượng, lupus, nhịp nhanh, NMCT, porphyria
|
Đỏ bừng mặt, đau đầu, triệu chứng giống cúm
|
- Thuốc điều trị hàng đầu là labetalol (NICE 2011)
- Chống chỉ định
không sử dụng: ACEI, ARB, thận trọng: lợi tiểu thiazid.
@ Phụ nữ cho con bú:
+ Sau
khi sinh, có thể vẫn cần tiếp tục duy trì điều trị THA.
+ Thuốc
sử dụng:
- Không
sử dụng thuốc lợi tiểu nếu cho con bú (bài tiết vào sữa).
- Một
số thuốc không ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ (an
toàn): labetalol, nifedipin, enalapril,
captopril, atenolol, metoprolol.
- Một
số thuốc chưa đủ bằng chứng an toàn:
ARB, amlodipin, ACEI (ngoài captopril
và enalapril).
+ Cần
theo dõi toàn trạng của trẻ nhỏ khi điều trị THA cho bà mẹ bằng thuốc.
@ Tăng huyết áp ở người già:
- Nghiên cứu HYVET (2008): Điều trị bằng các loại thuốc hàng
đầu đều mang lại lợi ích ở người
già. Với tuổi > 80 có HATT >=160: khuyến cáo giảm xuống 150 mmHg.
- Thiazid, CCB, DHP là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân người già có THA tâm thu đơn độc.
- Hạn chế sử dụng chẹn beta ở người trên 60 tuổi.
- Liều lượng: Nên sử dụng liều thấp nhất, tăng liều rất từ từ.
- Trong trường hợp đặt mục tiêu < 120 mmHg: Cần theo dõi
sát vì dễ xảy ra TDKMM: Tụt HA, rối
loạn điện giải, ngất, tổn thương thận cấp. (vì dùng liều lớn)
(!) HYVET:
Hypertension in the Very Elderly Trial
3. SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ THA Ở MỘT
SỐ BỆNH LÝ KÈM THEO
@ Suy thận:
o Kiểm soát HA trong suy thận mạn là bắt buộc ở mọi giai đoạn.
o Bất kỳ thuốc đầu tay nào cũng được khuyến cáo ở BN suy thận
mạn
o Khởi đầu điều trị khi HA dai dẳng > 140/90 mmHg, đích:
< 140/90 mmHg
o Điều trị đầu tay là ACEI hoặc ARB ở BN suy thận mạn có
protein niệu. (làm giảm
protein niệu, giảm sự tiến triển của bệnh thận)
o Không phối hợp ACEI + ARB ở BN suy thận (ức chế kép hệ
RAS)
o Thận trọng khi sử dụng lợi tiểu kháng aldosteron. (làm tăng kali)
@ Bệnh lý tim mạch:
- Suy tim mạn:
o Mục tiêu điều trị < 140/90 mmHg (Có thể xem xét <
130/80 mmHg)
o Cần sử dụng thuốc hạ áp chậm.
o Thuốc được khuyến cáo: ACEI (hoặc ARB), BB (carvedilol,
metoprolol, bisoprolol,
nebivolol), kháng aldosteron
(!) BB làm
giảm phì đại cơ tim
- Bệnh lý mạch vành ổn
định:
o Mục tiêu điều trị < 140/90 mmHg (Có thể xem xét <
130/80 mmHg)
o Thuốc khuyến cáo: BB, ACEI, thiazid. Nếu chống chỉ định BB
có thể thay bằng Non - DHP (không
có rối loạn chức năng thất trái).
o Cần chú ý trong trường hợp dùng chống đông khi THA nặng
chưa kiểm soát (nguy cơ xuất huyết
não).
- Hội chứng mạch vành
cấp:
o BB là điều trị nền tảng, dùng ngay trong 24h đầu nếu không
có chống chỉ định.
o ACEI và ARB có thể coi là thuốc hàng đầu.
o CCB không hữu ích ở bệnh nhân NMCT ST chênh cấp.
o Lợi tiểu: Lợi tiểu quai ưu tiên hơn thiazid khi có suy tim
NYHA III/IV hoặc có suy thận.
@ Đái tháo đường:
o Điều trị THA được khuyến cáo mạnh mẽ ở bệnh nhân đái tháo đường có HA tâm thu ≥ 140 mmHg.
o Bất cứ thuốc điều trị THA đầu tay nào cũng có thể được sử dụng, ưu tiên ACEI và ARB.
o Mục tiêu điều trị là < 140/90 mmHg (có thể cân nhắc
HATT < 120 mmHg với BN có nguy
cơ đột quỵ).
THẢO LUẬN
Nguy cơ nào đối với bệnh nhân sử dụng phối hợp 2 trong 3 thuốc:
Ức chế renin (aliskiren), ACEI hoặc
ARB (Ức chế kép hệ renin angiotensin)?
4. TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ
+ Khái niệm:
o Huyết áp tâm thu > 140 mmHg ở bệnh nhân sử dụng 3 loại
thuốc hoặc nhiều hơn, bao gồm một
thuốc lợi tiểu, ở liều dung nạp.
o Cần loại trừ trường hợp kém tuân thủ điều trị, THA áo
choàng trắng hoặc THA thứ phát.
+ Điều trị:
o Cần kiểm tra hiệu quả của thuốc và loại bỏ thuốc không hiệu
quả.
o Ít thuốc được sử dụng cho THA kháng trị
o Lợi tiểu kháng aldosteron được cân nhắc khi kiểm soát được
kali
o Có thể sử dụng chẹn alpha giao cảm.
o Đốt triệt TK giao cảm có thể được sử dụng, nhiều bằng chứng
không có hiệu quả.
o Cần tham khảo ý kiến chuyên gia.
5. MỘT SỐ TƯƠNG TÁC THUỐC QUAN
TRỌNG
+ Một số phối hợp thuốc
THA không nên thực hiện:
+ Các thuốc ảnh hưởng tới huyết áp:
Giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh thực vật
Hormon, thuốc tránh thai
Corticoid
Thuốc tác động lên hệ serotonin
Thuốc ức chế MAO
Thuốc tăng tạo máu (Erythropoietin)
+ Thực phẩm, đồ uống ảnh hưởng đến huyết
áp:
Cafein và các đồ uống chứa cafein
Thảo dược St. John's Wort
Nhân sâm
Đồ uống cung cấp năng lượng
+ Một số tương tác
thuốc điều trị THA chọn lọc :
Nhóm thuốc
|
Tăng hiệu quả
|
Giảm hiệu quả
|
Ảnh hưởng lên thuốc khác
|
Lợi tiểu
|
Các lợi tiểu khác (furosemid)
|
- Nhựa
resin
- NSAID - Corticoid |
- Tăng
lithium trong huyết thanh
- Tăng
kali của thuốc ACEI và ARB
|
Chẹn beta
|
Cimetidin, quinidin, thức ăn (chuyển hóa tại gan)
|
- NSAID
- Ngưng clonidine và phenobarbital |
- Ảnh
hưởng tác dụng của insulin
- Nghẽn
tim khi phối hợp với CCB non - DHP
|
ACEI
|
Chlopromazin, clozapin
|
- NSAID
- antacid - Thức ăn làm giảm hấp thu |
- Tăng
lithium huyết thanh
- Tăng kali máu của thuốc lợi tiểu giữ kali |
CCB
|
- Nước
bưởi (một số DHP)
- Cimetidin hoặc ranitidin |
Rifampin và phenobarbital
|
- Tăng
nồng độ cyclosporin
- Non
- DHP gây tăng nồng độ digoxin, quinidin, sulfonylurea và theophylin
- Verapamil
làm giảm lithium
|