2018-07-16

Tế bào


Tế bào

các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu tế bào và mô
1. Phương pháp xét nghiệm tươi
2. Phương pháp làm tiêu bản cố định
3. Phương pháp hóa tế bào, hóa mô
- Phương pháp phản ứng màu
- Phương pháp tế bào quang kế
- Phương pháp phóng xạ tự chụp
- Phương pháp men hóa mô
- Phương pháp miễn dịch hóa tế bào
- Kỹ thuật lai tại chỗ

các loại kính hiển vi
1. Quang học
2. Tử ngoại
3. Huỳnh quang
4. Đối pha
5. Điện tử truyền qua
6. Điện tử quét

Kính hiển vi quang học
Kính hiển vi huỳnh quang
Kính hiển vi điện tử

TẾ BÀO

- Mọi hoạt động của cơ thể người và động vật, thực vật điều diễn ra ở tế bào. tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống
- tế bào có hình dáng, kích thước, số lượng khác nhau, nhưng cấu tạo chung gồm 3 phần:
   + Màng tế bào
   + Bào tương
   + Nhân tế bào

BÀO QUAN
- Là những cơ quan nhỏ nằm trong bào tương tế bào, có cấu trúc và chức năng nhất định.
- Có 2 loại bào quan:
   + Bào quan phổ biến: là loại bào quan có trong tất cả các loại tế bào.
   + Bào quan đặc biệt: là loại bào quan chỉ thấy ở 1 số tế bào nhất định

1. ribosome
Được phát hiện năm 1953 do Palade tìm ra nên còn gọi là hạt Palade
Đứng riêng rẽ hoặc thành chuỗi gọi là polysom
Được tạo thành bởi 2 đơn vị nhỏ gọi là tiểu phân tử có kích thước khác nhau
Chức năng: Tổng hợp protein theo mã di truyền gọi là mRNA. Chúng tập hợp acide amin thành chuỗi polypeptid theo trình tự nhất định.

2. Lưới nội bào
Thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
Là hệ thống ống nhỏ túi dẹt song song nối với nhau thành lưới
Có 2 loại lưới nội bào: Có hạt và không có hạt
Chức năng:
- Tập trung và cô đặc một số chất trong và ngoài tế bào
- Tham gia tổng hợp:
   + Protein có hạt
   + Glucid và lipid không hạt
- Vận chuyển và phân phối các chất thu nhận được từ bào tương và từ môi trường.

3. Bộ Golgi
Phát hiện năm 1898
Hệ thống ống dạng lưới nên còn gọi là lưới Golgi
Nằm gần và trên nhân, có nhiều ở tế bào chế tiết

Chức năng:
- Tích lũy và cô đặc các sản phẩm tổng hợp để hình thành các hạt
chế tiết
- Tổng hợp polysacharid đặc hiệu
- Tạo nên Lysosom nguyên phát

4. Ti thể (Mitochondrie)
Tìm thấy năm 1890
Cấu tạo phức tạp
Được bao bọc bởi 2 màng sinh học cơ bản
- Màng ngoài liên tục và thẳng
- Màng trong có nếp gấp lồi sâu vào trong lòng
Chức năng
- Tổng hợp ATP
- Tập trung những chất có phân tử lớn và nhỏ
- Tổng hợp Protid
- Vận động

5. Tiêu thể (Lysosom)
Phát hiện năm 1955
Khối hình cầu đường kính 0,2 – 04 micromet
Thường nằm cạnh ti thể
Bọc ngoài bằng màng Lipoprotein
Có 4 loại Lysosom
- Nguyên phát hay còn gọi là hạt tích lũy có nguồn gốc từ bộ Golgi
- Thứ phát có 3 loại
   + Không bào tiêu hóa
   + Thể cặn bã
   + Không bào tự tiêu hóa
Chức năng: Thực hiện sự tiêu hóa trong tế bào

6. Tiểu thể trung tâm (Centrioles)
Gồm 2 tiểu thể trung tâm xung quanh là thể sao
Chức năng: Tạo ra những cấu trúc có liên quan đến vận động của tế bào như lông chuyển, đuôi.

7. Peroxisom (Microbody)
Hình cầu đường kính 0,5 – 1,2 micromet
Có nhiều tế bào gian ống gần của thận
Chức năng:
- Bảo vệ tế bào
- Chuyển hóa Lipide
- Tổng hợp Protein

8. Bộ khung tế bào
Ống siêu vi, vi xơ, xơ trung gian và lưới vi bè.
Những cấu trúc này hình thành bộ khung tế bào và có vai trò duy trì hình dạng của tế bào.

Ống siêu vi
- Phát hiện năm 1964
- Có cấu trúc dạng sợi dài hoặc ngắn.
- Không có nhánh nối với các bào quan khác, nằm rãi rác trong tế bào, không có trật tự, có thể tập trung thành từng bó.
Chức năng:
- Tạo thành bộ khung tế bào có hình dáng nhất định
- Tạo hệ thống vi vận chuyển
- Tạo chân giả
- Tạo thoi phân bào

Vi xơ – Xơ actin
Bó xơ nhỏ được hình thành từ protein cấu trúc
Khác với vi xơ actin trong tế bào cơ
Có vai trò quan trọng trong việc xuất bào và nhập bào và làm chuyển động các vi nhung mao.

Xơ trung gian
Có dạng ống có thể hợp thành bó chỉ có ở một số tế bào nhất định.
Có 5 loại
- Xơ keratin tế bào biểu mô
- Xơ vimentin có ở tế bào trung mô
- Desmin có trong tế bào cơ
- Xơ tế bào thần kinh đệm
- Xơ thần kinh trong các Nơron

Lưới vi bè
Là hệ thống ống có đường kính 15 nm nối với nhau theo khung gian 3 chiều có liên hệ với các bào quan, các ống siêu vi, các xơ, màng nhân và màng tế bào.
Quyết định hình thái tế bào
Điều chỉnh vị trí tương quan giữa các bào quan
Kiểm soát thành phần bộ khung tế bào

NHÂN TẾ BÀO
Nhân được mô tả năm 1831 do Brown
Nhân gồm màng, chất nhân, hạt nhân và chất nhiễm sắc.

1. Màng nhân
Do biệt hóa của lưới nội bào
Có nhiều lỗ thủng
Gồm 2 lá cách nhau khoảng 30 nm gọi là khoang quanh nhân
Cấu tạo giống màng tế bào
Chức năng:
- Ngăn cách nhân và bào tương
- Trao đổi chất giữa nhân và bào tương qua lỗ thủng

2. Chất nhân
Là 1 khối lỏng thuần nhất không có cấu trúc
Gồm protein, nhiều loại enzym, histon, các loại RNA và một số ion

3. Hạt nhân
Khối hình cầu, bắt màu đậm
Mỗi nhân có 1 hoặc nhiều hạt nhân
Dưới KHV điện tử: là một khối xù xì, xốp có nhiều hốc nhỏ, từng chùm chất nhân hoặc chất nhiễm sắt
Chứa RNA, protein, lipid, nucleotid tự do, một số enzym và các nguyên tố
Chức năng:
- Tổng hợp protein cho nhân và bào tương
- Tổng hợp RNA
- Có liên quan đến thể nhiễm sắc và được tạo ra từ 1 vùng đặc biệt của một số NST.

4. Chất nhiễm sắc
Là những khối đặc kích thước không đều nhau nằm rãi rác trong chất nhân

Chức năng của nhân
- Là thành phần quan trọng trong tế bào đảm nhận nhiều CN quan trọng
- Nhân chứa thể nhiễm sắc tạo DNA, là cơ sở vật chất của di truyền
- Tổng hợp DNA
- Tổng hợp rRNA, và tRNA
- Tổng hợp Protein đặc biệt
- Phân hủy gluco 6 phosphat
- Tổng hợp ATP