2018-07-16

rối loạn chuyển hóa nước - điện giải


RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA NƯỚC – ĐIỆN GIẢI

1. vai trò của nước và điện giải
1.1. Vai trò của nước
- Nước tham gia cấu tạo cơ thể: chiếm 60 - 80% trọng lượng cơ thể, cơ thể càng non thì tỷ lệ nước càng lớn
- Duy trì khối lượng tuần hoàn, qua đó duy trì huyết áp
- Làm dung môi hòa tan cho các chất, tham gia vận chuyển, trao đổi các chất với môi trường bên ngoài
- Làm môi trường, trực tiếp tham gia các phản ứng hóa học
- Tham gia điều hòa thân nhiệt
- Nước có chức năng bảo vệ cơ thể
+ Giảm ma sát giữa các màng
+ Tránh sang chấn: dịch não tủy
1.2. Vai trò của các chất điện giải
- Quyết định chủ yếu áp lực thẩm thấu của cơ thể
- Tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể: Ca++ tham gia dẫn truyền thần kinh , Fe++ trong vận chuyển O2…
- Tham gia cấu tạo cơ thể: tế bào, mô, hormone…
- Tham gia bình ổn protein ở trạng thái keo trong tế bào và mô.

2. cân bằng xuất - nhập nước và điện giải
2.1. Cân bằng xuất nhập nước
* Nhập nước:
- Nội sinh: do chuyển hóa trong cơ thể tạo ra, trung bình 300 ml/ngày
- Ngoại sinh: do thức ăn, nước uống (từ 1,6 - 3,5 lít tùy thời tiết, cường độ lao động)
- Trung bình 1 ngày cơ thể cần 2 – 2.5 lit nước
* Xuất nước:
- Do hơi thở: 0.4 – 0.7 lit (trung bình 0.5 lit)
- Do mồ hôi: 0.2 – 1 lit.
- Nước tiểu: trung bình 1.4 lit
- Phân: không đáng kể khoảng 0.1 lit (trừ trường hợp tiêu chảy)
2.2. Cân bằng xuất nhập muối
* Nhập muối: chủ yếu qua thức ăn, nước uống. Hàng ngày cần 10 – 20 g muối trong đó chủ yếu là NaCl. Các muối khác Ca, Mg, K có trong thực phẩm.
* Xuất muối: Chủ yếu qua đường nước tiểu, mồ hôi, thải qua phân rất ít.
* Hấp thu và đào thải cân bằng nhau

3. sự phân bố, trao đổi muối, nước giữa các khu vực trong cơ thể
3.1. Sự phân bố
* Nước (nếu lấy tỷ lệ nước 65% trọng lượng cơ thể): Nội bào 45% (9/10), gian bào 15% (3/10), lòng mạch (1/10)
* Muối:
- Nồng độ Na+ ngoài tế bào cao gấp 14 lần trong tế bào
- Nồng độ K+ trong tế bào cao gấp 40 lần ngoài tế bào
- Nồng độ protein trong lòng mạch cao hơn ngoài gian bào
- Cl- ngoài tế bào cao, PO4 trong tế bào cao
3.2. Trao đổi giữa gian bào và lòng mạch
* Vai trò của vách mạch - áp lực thẩm thấu
- Vách mạch cho nước và các phân tử có TLPT < 68.000 đơn vị qua lại tự do, không cho protein đi qua.
- Áp lực thẩm thấu: do các tiểu phân hòa tan trong dung dịch, có tác dụng giữ và kéo nước vào phần dịch mà nó chiếm giữ. ALTT cân bằng giữa trong và ngoài lòng mạch.
* Vai trò áp lực thủy tĩnh: là áp lực của dòng máu ép vào thành mạch do tác dụng của lực bóp của tim, có tác dụng đẩy nước từ trong lòng mạch ra ngoài gian bào.
* Áp lực keo: tạo nên bởi protein, có tác dụng giữ nước
* Sơ đồ trao đổi muối, nước giữa lòng mạch và gian bào
- Đầu mao mạch: nước ra ngoài, trung bình 300 lit/ngày
- Giữa mao mạch: vẫn xảy ra quá trình trao đổi nước.
- Cuối mao mạch: nước vào, 1 lượng nhỏ vào tuần hoàn bạch huyết để về tuần hoàn chung.
3.3. Trao đổi giữa gian bào và tế bào
* Màng tế bào: là màng bán thấm, cho nước qua lại tự do nhưng không cho ion, protein qua lại.
- Protein trong tế bào cao hơn nhiều dịch gian bào
- Điện giải 2 bên rất khác nhau do hoạt động của bơm Na-K: Na+ ngoài tế bào gấp 14 lần trong tế bào, K+ trong tế bào gấp 40 lần ngoài tế bào. Tuy nhiên tổng lượng chúng tương đương nhau nên ALTT 2 bên bằng nhau.
- Nước qua lại tự do, phụ thuộc áp lực thẩm thấu

4. điều hòa khối lượng nước và áp lực thẩm thấu
4.1. Cơ chế thần kinh
* Trung tâm khát:
- Nhân bụng giữa nằm ở vùng dưới đồi, khi bị kích thích sẽ có cảm giác khát.
- Yếu tố kích thích: tình trạng tăng ALTT ngoài gian bào
* Cảm thụ quan:
- Cảm thụ quan với ALTT ở xoang ĐM cảnh, nhân trên thị gây tiết ADH
- Cảm thụ quan với khối lượng nước gây tiết Aldosterol
- Vai trò của thần kinh - cảm giác khát
4.2. Cơ chế thể dịch
* ADH
- Thùy sau tuyến yên
- Tác dụng: tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa
- Yếu tố kích thích: tăng ALTT kích thích cảm thụ quan
* Aldosteron
- Hormon vỏ thượng thận
- Tác dụng: tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa
- Yếu tố kích thích:
+ Tình trạng giảm khối lượng nước ngoài tế bào
+ Tình trạng giảm Na+ ở khu vực ngoại bào
+ Tình trạng tăng tiết của hệ Renin-Angiotensin

5. rối loạn chuyển hóa nước và điện giải
5.1. Rối loạn chuyển hóa nước
* Mất nước
- Xảy ra khi mất cân bằng giữa lượng nước nhập và xuất do cung cấp không đủ hoặc mất ra ngoài quá nhiều.
- Phân loại
+ Theo mức độ:
Độ I: < 10%
Độ II: 10-15 %
Độ III: 15-20 %
+ Theo lượng điện giải mất kèm theo nước:
Mất nước ưu trương (tăng thông khí, đái nhạt…)
Mất nước đẳng trương (mất máu, nôn…)
Mấy nước nhược trương (bệnh Adison do giảm tái hấp thu muối)
+ Theo khu vực bị mất nước:
Mất nước ngoại bào
Mất nước nội bào (ưu năng thượng thận, đái nhạt…) khát, mất nước nội bào
- Một số trường hợp mất nước:
+ Do mồ hôi: là mất nước ưu trương, tuy nhiên lượng muối mất đi cũng đáng kể => nếu chỉ bù nước sẽ dẫn đến tình trạng nhược trương.
+ Do sốt
+ Mất nước do nôn: mất nước đẳng trương
+ Mất nước do thận: đái nhạt
+ Mất nước do tiêu chảy cấp: Không hấp thu được nước. Mất dịch tiêu hóa: dịch tiêu hóa là đẳng trương, mỗi ngày khoảng 8 lít và được tái hấp thu lại. Khi bị viêm hoặc ngộ độc sẽ kích thích tăng tiết phản ứng.
* Tích nước
- Ngộ độc nước: do truyền quá nhiều cho bệnh nhân (đau đầu, buồn nôn, co giật…)
- Phù-thũng: phù (tích nước ở gian bào), thũng (tích nước ở các khoang tự nhiên)
- Cơ chế:
+ Tăng áp lực thủy tĩnh (chèn ép tĩnh mạch, Garo…): làm tăng lượng nước thoát ra ở đầu mao mạch, đồng thời giảm hấp thu nước vào ở cuối mao mạch => ứ nước ngoài gian bào.
+ Giảm áp lực keo huyết tuơng (suy dinh dưỡng, suy gan, hội chứng thận hư…): làm giảm khả năng giữ nước của protein trong lòng mạch.
+ Tăng ALTT (viêm cầu thận, suy thận, tăng tiết Aldosterol…): gây giữ muối và giữ nước => ứ nước gian bào và lòng mạch.
+ Tăng tính thấm thành mạch (một số trường hợp bệnh lý giải phóng các chất gây giãn mạch như khử hạt tế bào mast, bạch cầu ưa kiềm, nọc độc côn trùng, hoạt hóa bổ thể…): protein từ lòng mạch đi ra ngoài kéo theo nước.
+ Tắc mạch bạch huyết.
- Một số loại phù:
+ Phù toàn thân
+ Phù cục bộ
+ Phù ngoại bào
+ Phù nội bào
5.2. Rối loạn cân bằng điện giải
* Rối loạn cân bằng Na+
- Giảm Na+
+ Thường do mất Na+ qua đường tiết niệu, tiêu hóa, mồ hôi…
+ Hậu quả: nhược trương dịch ngoại bào
- Tăng Na+
+ HC Conn… => giữ nước, tăng HA
* Rối loạn cân bằng K+
- Duy trì tính kích thích của sợi cơ nhất là cơ tim
- Nhu cầu: 4-5 g/ngày
- Giảm K+
+ Thiếu cung cấp, mất theo dịch, do thận
+ Hậu quả:
Mỏi cơ, yếu cơ, mất phản xạ gân xương
Giảm nhu động ruột
Nhịp tim nhanh
- Tăng K+
+ Ăn nhiều, uống nhiều kali, từ tế bào ra (vỡ TB…)
Hậu quả: nguy hiểm (tim chậm, rung thất, có thể ngừng tim…)
* Rối loạn cân bằng Ca++
- Giảm Ca++
+ Suy cận giáp, kém hấp thu ở ruột
+ Hậu quả:
Co giật tự phát, có thể ngừng hô hấp
Giảm nhẹ và kéo dài gây còi xương
- Tăng Ca+ +
+ Cường cận giáp, ngộ độc vitamin D
+ Hậu quả: gây giảm dẫn truyền thần kinh-cơ