2018-07-07

trắc nghiệm 20 bài sinh lý học trên trang yhoctructuyen.com (10 bài đầu)


Chương 1 - nhập môn sinh lý học
* Sinh lý học là môn học nghiên cứu về:
A. Chức năng sinh học
B. Cách thức hoạt động của cơ thể
C. Các chuỗi sự kiện mang tính nguyên nhân – hậu quả
D. Những hiện tượng bao trùm lên nhiều ngành khoa học khác
E. A + B + C + D
E
* Nhận xét nào sau đây về môn Sinh lý học không đúng:
A. Đối tượng nghiên cứu môn học là tìm hiểu các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể
B. Những nghiên cứu trên động vật thực nghiệm ít có giá trị ứng dụng trên người
C. Là cơ sở cho việc giải thích các rối loạn chức năng trong bệnh học
D. Có mối liên quan chặt chẽ với môn sinh lý bệnh
B
* Tất cả các quan sát được trong nghiên cứu Sinh lý học cần được:
A. Công bố
B. Tái quan sát được
C. Áp dụng lâm sàng
D. Có tính dự đoán
E. Không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các yêu cầu trên
E
* Mục tiêu nghiên cứu của môn Sinh lý học là:
A. Các quá trình chức năng của cơ thể
B. So sánh các quá trình xảy ra trên người và động vật
A
* Ngành khoa học tự nhiên liên quan nhất với Sinh lý học y học:
A. Vật lý
B. Hóa học
C. Toán học
D. Cả 3 ngành trên
D
* Môn y học cơ sở liên quan nhất với Sinh lý học y học:
A. Giải phẫu
B. Mô học
C. Hóa sinh
D. Lý sinh
E. Cả 4 môn trên
E
* Phương pháp nghiên cứu môn Sinh lý học gồm có:
A. In vivo, Insitu
B. In vivo, In vitro
C. In vivo, In vitro, Insitu
D. In vitro, Insitu
C
* Giai đoạn cần đánh giá tác dụng thuốc trên người (thử nghiệm lâm sàng):
A. phase I
B. phase II
C. phase III
D. phase IV
B
====================
Chương 2 - đại cương về cơ thể sống và hằng tính nội môi
* Đặc điểm của sự sống:
A. Thay cũ đổi mới
B. Chịu kích thích
C. Sinh sản giống mình
D. Cả 3 đặc điểm trên
D
* Sắp xếp theo trình tự quá trình điều chỉnh thân nhiệt khi cơ thể sốt:
(1) Hoạt hóa bộ phận đáp ứng;
(2) Tích hợp tín hiệu;
(3) hoạt hóa điều hòa ngược dương tính;
(4) hoạt hóa bộ phận nhân cảm;
(5) giảm điểm chuẩn nhiệt độ
A. 2 4 3 1 5
B. 5 3 2 4 1
C. 4 3 1 5 2
D. 4 2 1 3 5
E. 1 2 4 5 3
D
* Trong y học, sự mất khả năng duy trì hằng tính nội môi sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý.
A. Đúng
B. Sai
A
* Điều hòa cân bằng nội môi tạo ra những đáp ứng đặc hiệu của cơ hoặc xương.
A. Đúng
B. Sai
B
* Tăng nồng độ T3, T4 trong máu trong trường hợp bị lạnh là một ví dụ về điều hòa ngược âm tính.
A. Đúng
B. Sai
B
* Đông máu cũng là một quá trình điều hòa ngược dương tính.
A. Đúng
B. Sai
A
* Khi nồng độ glucose máu giảm đột ngột, nồng độ insulin tăng và nồng độ glucagon giảm để đưa glucose trở về mức bình thường.
A. Đúng
B. Sai
B
* Hằng tính nội môi (homeostasis) là điều kiện để tạo ra:
A. Sự ổn định môi trường bên trong cơ thể trong giới hạn sinh lý
B. Những đáp ứng với kích thích từ trong và ngoài cơ thể
C. Mức tiêu hao năng lượng thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chức năng của chúng
A
* Hệ thống có chức năng bao bọc, chống đỡ, vận chuyển gồm:
A. Da, tóc, cơ, khớp
B. Da, cơ, xương, khớp
C. Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và hệ thống các tế bào trong cơ thể
B
* Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng gồm các thành phần sau, trừ:
A. Máu
B. Dịch bạch huyết
C. Dịch kẽ
D. Dịch não tuỷ
E. Dịch nội bào
E
* Hệ thống bài tiết các sản phẩm chuyển hoá gồm các thành phần sau, trừ:
A. Hệ thống hô hấp
B. Hệ thống tiêu hoá
C. Hệ thống tiết niệu
D. Hệ thống miễn dịch
E. Da
D
* Cung phản xạ gồm 5 bộ phận: Trong điều hòa cân bằng nội môi, việc tăng hay giảm hoạt động của một bộ phận đáp ứng liên quan đầu tiên đến vai trò của:
A. Trung tâm tích hợp
B. Bộ phận nhận cảm
C. Cơ hoặc tuyến
D. Vòng feedback dương tính
E. Vòng feedback âm tính
A
* Đặc điểm nào sau không phải là của phản xạ không điều kiện (PXKĐK):
A. Tính bản năng
B. Tồn tại vĩnh viễn suốt đời
C. Di truyền
D. Có một cung phản xạ không cố định
E. Có tính chất loài, trung tâm của phản xạ nằm ở phần dưới của hệ thần kinh
D
* Đặc điểm nào sau không phải là của phản xạ có điều kiện (PXCĐK):
A. Được thành lập trong đời sống, sau quá trình luyện tập
B. Cung PXCĐK cố định
C. Trung tâm ở vỏ não
D. Không phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ
B
* Yếu tố điều hoà bằng đường thể dịch chủ yếu là:
A. Oxy
B. CO2
C. Các ion
D. Hormon
D
* Trường hợp tăng thông khí phổi khi nồng độ CO2 trong dịch ngoại bào tăng là ví dụ về:
A. Điều hòa chức năng thông khí phổi
B. Điều hòa chức năng trao đổi khí
C. Điều hòa ngược âm tính
D. Điều hòa ngược dương tính
E. Bài tiết sản phẩm chuyển hóa
C
* Trường hợp giảm thông khí phổi khi nồng độ CO2 trong dịch ngoại bào giảm là ví dụ về:
A. Điều hòa chức năng thông khí phổi
B. Điều hòa chức năng trao đổi khí
C. Điều hòa ngược âm tính
D. Điều hòa ngược dương tính
E. Bài tiết sản phẩm chuyển hóa
C
* Trường hợp nhịp tim giảm khi huyết áp tăng là ví dụ về:
A. Điều hòa hoạt động giữa tim và hệ mạch máu
B. Điều hòa hoạt động giữa tim và hệ thần kinh
C. Điều hòa hoạt động giữa hệ thần kinh và hệ mạch máu
D. Điều hòa ngược âm tính
E. Điều hòa ngược dương tính
D
* Trường hợp nhịp tim tăng khi huyết áp giảm là ví dụ về:
A. Điều hòa hoạt động giữa tim và hệ mạch máu
B. Điều hòa hoạt động giữa tim và hệ thần kinh
C. Điều hòa hoạt động giữa hệ thần kinh và hệ mạch máu
D. Điều hòa ngược âm tính
E. Điều hòa ngược dương tính
D
* Mục đích của điều hòa ngược âm tính
A. Điều hòa hoạt động các mô của cơ thể
B. Điều hòa nồng độ các chất trong dịch ngoại bào
C. Duy trì sự ổn định nội môi
D. Duy trì nhiệt độ hằng định cho sự ổn định các chức năng cơ thể
C                                         
* Một ví dụ về điều hòa ngược dương tính:
A. Điều nhiệt
B. Điều hòa nồng độ glucose/máu
C. Sổ thai
D. Điều hòa nồng độ calci/máu
C
* Một ví dụ về điều hòa ngược dương tính:
A. Điều nhiệt
B. Điều hòa nồng độ glucose/máu
C. Stress
D. Điều hòa nồng độ calci/máu
C
* Một ví dụ về điều hòa ngược dương tính:
A. Điều nhiệt
B. Điều hòa nồng độ glucose/máu
C. Sự hình thành nút tiểu cầu
D. Điều hòa nồng độ calci/máu
C
* Một ví dụ về tác dụng không có lợi của điều hòa ngược dương tính:
A. Sổ thai
B. Stress
C. Mất đột ngột 2 lít máu
D. Sự hình thành nút tiểu cầu
C
====================
Chương 3 - Trao đổi chất qua màng tế bào              
* Thành phần màng tế bào gồm có protein và
A. phospholipid
B. carbohydrat
C. acid nucleic
D. acid amino
A
* Các protein màng tế bào không có vai trò:
A. Tạo cấu trúc chống đỡ
B. Tổng hợp DNA
C. Là enzym
D. Là receptor
E. Là kháng nguyên
B
* Thành phần không đóng vai trò chức năng của màng là:
A. Carbohydrat
B. Protein
C. Cholesterol
D. Acid nucleic
D
* Chức năng của carbohydrat màng là:
A. Vận chuyển đường đơn qua màng tế bào.
B. Có hoạt tính enzym.
C. Cung cấp năng lượng cho tế bào.
D. Là receptor.
D
* Các chức năng sau đây là của carbohydrat màng, trừ:
A. Có hoạt tính enzym.
B. Là receptor.
C. Làm các tế bào dính nhau.
D. Tham gia phản ứng miễn dịch.
A
* Các chức năng sau đây là của protein màng, trừ:
A. Protein mang.
B. Protein kênh.
C. Protein hoạt tính enzym.
D. Proteoglycan.
D
* Đặc tính nào sau đây không phải của protein màng:
A. Đặc hiệu
B. Gắn kết cạnh tranh
C. Biến dạng
D. Bão hòa
D
* Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của sự sống là:
A. Các bào quan
B. Tế bào
C. Các cơ quan
D. Mô
E. Nhân
B
* Thành phần lipid chủ yếu trên màng tế bào là:
A. Cholesterol
B. Triglycerid
C. Phospholipid
D. A+B
E. A+C
E
* Tốc độ khuếch tán thuận hóa chậm hơn khuếch tán qua kênh ion vì:
A. Trọng lượng phân tử các chất khuếch tán lớn hơn nên vận chuyển chậm.
B. Không được cung cấp năng lượng.
C. Cần có thời gian để gắn với chất mang.
D. Cần có thời gian để tách khỏi chất mang.
E. Cần có thời gian để tổng hợp chất mang.
C D E
* Vận chuyển ion Na+ qua màng:
A. Có thể khuếch tán cùng với nước.
B. Có thể khuếch tán qua kênh.
C. Có thể vận chuyển qua chất mang.
D. Có thể khuếch tán qua lớp lipip kép vì kích thước nhỏ.
E. Có thể được thúc đẩy nhờ vai trò của hormon
A B C E
* Đặc điểm của các thành phần cấu trúc màng tế bào:
A. Thành phần chủ yếu của màng là protein và lipid.
B. Lớp lipid kép có đầu ưa nước nằm giữa 2 lớp, đầu kỵ nước nằm quay mặt ra ngoài.
C. Lớp lipid kép có tác dụng làm các tế bào dính nhau.
D. Hai đầu kị nước của lớp lipid kép nằm ở hai phía của màng tế bào.
E. Hai đầu ưa nước của lớp lipid kép nằm ở hai phía của màng tế bào.
F. Hai đầu kị nước của lớp lipid kép nằm quay vào trong, ở giữa hai lớp lipid màng.
G. Hai đầu ưa nước của lớp lipid kép nằm quay vào trong, ở giữa hai lớp lipid màng.
H. Màng tế bào được cấu tạo bởi một lớp phân tử phospholipid.
I. Lớp lipid màng cấu tạo gồm phospholipid và cholesterol với đầu kỵ nước quay vào trong và đầu ưa nước quay ra ngoài.
J. Cấu trúc cũng có chức năng làm tăng tính linh động của màng tế bào là phospholipid, cholesterol và glycolipid.
K. Cấu trúc cũng có chức năng kết dính và nhận tín hiệu là glycoprotein và glycolipid.
L. Protein màng có cấu trúc ưa nước và kỵ nước rõ ràng thuộc loại protein kênh, protein liên kết.
A E F I K L
* Chất khuếch tán được qua lớp lipid kép của màng tế bào:
A. Vitamin A
B. Vitamin B1
C. Vitamin B12
D. Vitamin C
A
* Chất khuếch tán được qua lớp lipid kép của màng tế bào:
A. Glucose
B. Acid amin
C. Ion K+
D. Khí nitơ
D
* Các chất sau đây đều khuếch tán qua lớp lipid kép, trừ:
A. Oxy
B. CO2
C. Glucose
D. N2
C
* Các chất sau đây đều khuếch tán qua kênh protein, trừ
A. Nước
B. Na+
C. Glucose
D. Ca2+
C
* Các chất sau đây đều khuếch tán qua kênh protein, trừ:
A. H+
B. Acid amin.
C. Nước
D. K+
B
* Các chất sau đây qua màng theo cơ chế khuếch tán thuận hoá, trừ:
A. Glucose
B. Mannose
C. Saccarose
D. Galactose
E. Fructose
C
* Chất khuếch tán được qua kênh protein của màng tế bào:
A. Acid amin
B. Glucose
C. Fructose
D. Nước
D
* Trong vận chuyển tích cực nguyên phát, sự phân giải ATP cung cấp năng lượng cho:
A. Di chuyển tế bào đến gần các phân tử hoặc ion được vận chuyển
B. Gắn phân tử hoặc ion vào vị trí đặc hiệu
C. Phosphoryl hóa, thay đổi hình dạng protein mang
D. Giải phóng các phân tử hoặc ion từ protein mang
E. Thay đổi hình dạng tế bào
C
* Các yếu tố sau đây đều ảnh hưởng đến tính thấm của màng, trừ
A. Độ dày của màng
B. Sự tích điện của màng
C. Độ hoà tan trong lipid của chất khuếch tán
D. Số kênh protein của màng
E. Trọng lượng phân tử của chất khuếch tán
B
* Các yếu tố sau đây đều làm tăng tốc độ khuếch tán, trừ:
A. Tăng chênh lệch nồng độ chất khuếch tán
B. Tăng nhiệt độ
C. Tăng trọng lượng phân tử chất khuếch tán
D. Tăng độ hoà tan trong lipid của chất khuếch tán
E. Tăng số kênh protein của màng
C
* Chất không khuyếch tán qua màng là:
A. Các ion
B. Protein
C. Nước
D. Các phân tử tan trong lipid
B
* Quá trình nào sau đây không cần chất mang:
A. Thẩm thấu
B. Khuếch tán được tăng cường
C. Vận chuyển tích cực nguyên phát
D. Vận chuyển tích cực thứ phát
A
* Khuếch tán thụ động không cần có chất mang.
A. Đúng
B. Sai
B
* Các ion có kích thước nhỏ khuếch tán dễ dàng qua lớp lipid kép.
A. Đúng
B. Sai
B
* Nước thấm qua màng tế bào rất nhanh vì 1 phần nước khuếch tán qua lớp lipid kép, phần còn lại qua các kênh protein.
A. Đúng
B. Sai
A
* Khuếch tán được tăng cường có đặc điểm là tốc độ khuếch tán tăng dần tới mức tối đa thì không tăng nữa, dù nồng độ chất khuếch tán tiếp tục tăng.
A. Đúng
B. Sai
A
* Glucose khuếch tán dễ dàng qua lớp lipid kép.
A. Đúng
B. Sai
B
* Tốc độ khuếch tán qua màng của một chất tỷ lệ thuận với độ hoà tan trong lipid của chất đó.
A. Đúng
B. Sai
A
* Tính thấm của màng tế bào đối với một chất tỷ lệ với hệ số tan trong dầu và tỷ lệ nghịch với diện tích màng.
A. Đúng
B. Sai
B
* Mặt trong của kênh K+ tích điện (+) mạnh.
A. Đúng
B. Sai
B
* Cổng hoạt hoá của kênh K+ nằm ở mặt ngoài màng tế bào.
A. Đúng
B. Sai
B
* Cổng hoạt hoá của kênh Na+ nằm ở mặt ngoài màng tế bào.
A. Đúng
B. Sai
A
* Cổng hoạt hoá của kênh Na+ nằm ở mặt trong màng tế bào.
A. Đúng
B. Sai
B
* Cổng hoạt hoá của kênh K+ nằm ở mặt trong màng tế bào.
A. Đúng
B. Sai
A
* Khi vào trong tế bào, hai acid amin có thể gắn với cùng một chất mang trên màng tế bào
A. Đúng
B. Sai
A
* Khi nồng độ chất được vận chuyển bên ngoài màng tế bào tăng, các protein mang sẽ tăng tốc độ vận chuyển các chất cho đến khi tất cả các vị trí gắn đều bão hòa và được gọi là đạt ngưỡng vận chuyển tối đa (transport maximum (Tm)
A. Đúng
B. Sai
A
* Vận chuyển đòi hỏi cung cấp năng lượng bao gồm khuếch tán đơn giản, thẩm thấu, khuếch tán có gia tốc.
A. Đúng
B. Sai
B
* Hoạt động của bơm Na+- K+ là 1 ví dụ về vận chuyển tích cực nguyên phát.
A. Đúng
B. Sai
A
* Vận chuyển tích cực cần được cung cấp năng lượng và chất mang.
A. Đúng
B. Sai
A
* Vận chuyển tích cực là vận chuyển ngược chiêù bậc thang điện hoá.
A. Đúng
B. Sai
A
* Mỗi lần hoạt động bơm Na+- K+ đưa 3 ion K+ ra ngoài và 2 ion Na+ vào trong.
A. Đúng
B. Sai
B
* Vận chuyển tích cực thứ phát sử dụng năng lượng từ phân giải các hợp chất phosphat giàu năng lượng.
A. Đúng
B. Sai
B
* Natri có thể được vận chuyển chung protein mang với một chất khác kiểu cùng chiều hoặc ngược chiều.
A. Đúng
B. Sai
A
* Mọi tế bào đều có rất nhiều các bơm Na+-K+-ATPase trên màng tế bào và luôn hoạt động ở mức độ hằng định.
A. Đúng
B. Sai
A
* Đặc điểm cấu tạo của protein mang của bơm Na+-K+-ATPase:
A. Ở mặt trong của màng có 3 receptor gắn với ion Na+.
B. Ở gần vị trí gắn Na+ có enzym ATPase.
C. Ở mặt ngoài của màng có 2 receptor gắn với ion K+.
D. A+C.
E. A+B+C.
E
* Bơm Na+-K+-ATPase hoạt động khi:
A. 3 ion K+ gắn ở mặt trong và 2 ion Na+ gắn ở mặt ngoài protein mang.
B. 3 ion Na+ gắn ở mặt trong và 2 ion K+ gắn ở mặt ngoài protein mang.
C. Enzym ATPase được hoạt hoá.
D. A+C.
E. B+C.
E
* Vai trò của bơm Na+-K+-ATPase:
A. Là nguyên nhân chính tạo điện tích (-) bên trong màng.
B. Làm cho các điện tích (+) bên trong ít hơn bên ngoài màng.
C. Làm cho các điện tích (-) bên trong ít hơn bên ngoài màng.
D. Góp phần tạo giai đoạn tái cực khi màng bị kích thích.
E. Góp phần tạo giai đoạn khử cực khi màng bị kích thích.
A
* Các cách vận chuyển Na+ sau đây đều là vận chuyển tích cực, trừ:
A. Qua kênh Na+.
B. Qua bơm Na+- K+.
C. Đồng vận chuyển với glucose.
D. Đồng vận chuyển với acid amin.
A
* Trong vận chuyển tích cực thứ phát loại đồng vận chuyển của ion Na và ion Ca có đặc điểm
A. Ion Ca khuếch tán đơn thuần vào bên trong do ion Na vận chuyển tích cực ra ngoài tế bào.
B. Ion Ca khuếch tán đơn thuần ra ngoài do ion Na vận chuyển tích cực ra ngoài tế bào.
C. Ion Ca vận chuyển tích cực ra ngoài do ion Na khuếch tán vào trong tế bào.
D. Ion Ca vận chuyển tích cực ra ngoài do ion Na khuếch tán ra ngoài tế bào.
C
* Glucose qua bờ bàn chải của tế bào biểu mô niêm mạc ruột và ống thận theo hình thức:
A. Vận chuyển tích cực thứ phát.
B. Khuếch tán đơn thuần.
C. Khuếch tán được tăng cường.
D. Đồng vận chuyển cùng chất mang với ion Na.
D
* Các enzym thuỷ phân (hydrolase) được bài tiết từ:
A. Ribosom.
B. Lysosom.
C. Ty thể.
D. Thể golgi
B
* Chất được tế bào nuốt theo hình thức ẩm bào:
A. Vi khuẩn.
B. Xác hồng cầu.
C. Tế bào lạ.
D. Dịch ngoại bào.
D
* Sự tạo thành các túi tiêu hóa là một giai đoạn của quá trình:
A. Thực bào
B. Pinocytosis
C. Nhập bào qua receptor
D. Xuất bào
A
* Cholesterol, một số virus gây viêm gan, bại liệt, AIDS vào trong tế bào qua hình thức:
A. Khuếch tán
B. Thực bào
C. Pinocytosis
D. Nhập bào qua receptor
E. Di chuyển kiểu amip
D
* Ví dụ điển hình về hiện tượng xuất bào là:
A. Hoạt hóa các thành phần phospholipid của màng tế bào.
B. Đưa glucose và các acid amin từ trong tế bào biểu mô niêm mạc ruột vào máu.
C. Đưa các sản phẩm có tính kháng nguyên lên bề mặt tế bào bạch cầu mono.
D. Giải phóng các bọc chứa hormon, protein
D
====================
Chương 4 - điện thế màng và điện thế hoạt động
* Màng tế bào có tính thấm cao nhất đối với ion:
A. Natri
B. Kali
C. Calcium
D. Sắt
B
* Ion dương có nồng độ bên ngoài cao hơn bên trong tế bào là:
A. Na+
B. K+
C. Fe2+
D. H+
A
* Phương trình Nernst hay được dùng để tính:
A. Điện thế màng
B. Áp suất thẩm thấu qua màng
C. Ngưỡng điện thế
D. Điện thế khuếch tán của Na+ hoặc K+
C
* Sử dụng phương trình Nernst sẽ tính được điện thế của Na+ là:
A. -90 mV
B. -70 mV
C. 0 mV
D. +61 Mv
D
* Điện thế Nernst đối với Cl-:
A. +61 mV
B. -4 mV
C. -70 mV
D. -94 mV
C
* Điện thế màng bớt âm có ý nghĩa:
A. Giá trị điện thế âm của màng lớn hơn.
B. Điện thế âm của màng tăng dần về giá trị 0 mV.
C. Màng dễ bị ức chế.
D. Làm cho màng tiến đến trạng thái ưu phân cực.
B
* Nguyên nhân chủ yếu tạo ra điện thế nghỉ của màng tế bào:
A. Khuếch tán ion K+.
B. Khuếch tán ion Na+.
C. Bơm Na+ - K+ - ATPase.
D. Các ion (-) trong màng tế bào.
C
* Yếu tố tham gia tạo điện thế nghỉ
A. K+ khuếch tán từ ngoài vào trong màng.
B. Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng.
C. Các phân tử protein không khuếch tán ra ngoài được
D. Cl- khuếch tán từ ngoài vào trong màng.
C
* Điện thế nghỉ do khuếch tán K+ là +61 mV.
A. Đúng
B. Sai
B (-94mV)
* Bơm Na+- K+ tạo điện thế ( - ) bên trong màng là -86mV.
A. Đúng
B. Sai
B (đápán là -4mV, dẫn chứng p57b)
* Tính thấm của màng đối với Na+ cao hơn đối với K+ 100 lần.
A. Đúng
B. Sai
B
* Dùng phương trình Goldman để tính điện thế khuếch tán khi màng thấm nhiều loại ion khác nhau.
A. Đúng
B. Sai
A
* Nồng độ ion Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn ở dịch nội bào.
A. Đúng
B. Sai
A
* Cân bằng điện thế là một giả thiết về điện thế mà thực tế không xảy ra ở tế bào sống trong điều kiện bình thường.
A. Đúng
B. Sai
A
* Ở mức điện thế màng là -70 mV sẽ làm khuếch tán Na+ ra ngoài tế bào.
A. Đúng
B. Sai
B
* Do tác dụng của bơm Na+/K+, nồng độ cả Na+ và K+ hoàn toàn cân bằng giữa hai phía của màng.
A. Đúng
B. Sai
B
* Các biểu thị toán học trong phương trình Nernst mô tả điện thế màng của một tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ ion và tính thấm của màng với ion đó.
A. Đúng
B. Sai
A
* Nhận xét không đúng về điện thế hoạt động:
A. Chỉ một lượng nhỏ Na+ và K+ khuếch tán qua màng.
B. Có cả hiện tượng feedback âm và feedback dương
C. Bơm Na+/K+ trực tiếp liên quan đến việc tạo ra điện thế hoạt động
D. Trong giai đoạn điện thế hoạt động, tổng nồng độ ion Na+ và K+ không thay đổi đáng kể
E. Giai đoạn khử cực có sự khuếch tán K+ ra ngoài
A
* Cổng hoạt hoá của kênh Na+:
A. Mở khi mặt trong màng mất điện tích (-)
B. Mở khi mặt trong màng tích điện tích (-) mạnh
C. Đóng khi mặt trong màng mất điện tích (-)
D. Đóng khi mặt trong màng tích điện tích (+)
A
* Sắp xếp các hiện tượng: 1. Bắt đầu khử cực màng. 2. Cổng K+ bắt đầu mở. 3. cổng K+ bắt đầu đóng. 4. Cổng Na+ bắt đầu mở. 5. Cổng Na+ bắt đầu đóng. 6. Tái cực màng.
A. 1, 2, 4, 3, 5, 6
B. 2, 6, 3, 4, 1, 5
C. 4, 6, 2, 1, 5, 3
D. 1, 4, 2, 5, 6, 3
D
* Các yếu tố sau đây đều tham gia tạo điện thế hoạt động, trừ:
A. Mở kênh Na+
B. Mở kênh K+
C. Mở kênh Ca2+-Na+
D. Hoạt động của bơm Na+-K+
D (cái này tham gia tạo điện thế nghỉ)
* Yếu tố tham gia tạo điện thế hoạt động:
A. Hoạt động của bơm Na+ -K+
B. Hoạt động của bơm Ca++
C. Mở kênh Ca++ -Na+
D. Mở kênh Cl-
C
* Các yếu tố sau đây đều tham gia tạo điện thế hoạt động, trừ:
A. Mở kênh Na+
B. Mở kênh K+
C. Mở kênh Ca++-Na+
D. Hoạt động của bơm H +-K+
D
* Điện thế hoạt động xuất hiện khi:
A. Tăng điện thế màng trong nhiều miligiây.
B. Tăng đột ngột điện thế màng trong vài phần vạn giây
C. Tăng đột ngột điện thế màng lên thêm 10 mV.
D. Tăng đột ngột điện thế màng từ -90 mV đến -50 mV.
B
* Trong lúc xuất hiện điện thế hoạt động, tính thấm với natri tăng
A. Trong khi khử cực
B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
C. Trong khi ưu phân cực
D. Trong khi tái cực
B
* Trong lúc xuất hiện điện thế hoạt động, tính thấm của màng đối với natri giảm nhanh
A. Trong khi khử cực
B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
C. Trong khi ưu phân cực
D. Trong khi tái cực
D
* Trong lúc xuất hiện điện thế hoạt động, tính thấm của màng với Kali lớn nhất
A. Trong khi khử cực
B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
C. Trong khi ưu phân cực
D. Trong khi tái cực
D
* Trong giai đoạn điện thế hoạt động, tính thấm của kali giảm nhẹ
A. Trong khi khử cực
B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
C. Trong khi ưu phân cực
D. Trong khi tái cực
C
* Tăng tính thấm với natri gây ra
A. Tái cực
B. Ưu phân cực
C. Giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
C
* Giảm tính thấm với natri, tăng tính thấm với kali xảy ra ở giai đoạn:
A. tái cực
B. ưu phân cực
C. giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
A
* Giảm tính thấm từ từ với kali xảy ra ở giai đoạn
A. tái cực
B. ưu phân cực
C. giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
B
====================
Chương 5 - chuyển hóa chất và năng lượng
* Nguồn cung cấp năng lượng trong cơ thể chủ yếu là do:
A. Protein.
B. carbohydrat.
C. Các vitamin và muối khoáng.
D. Glycogen dự trữ ở gan
E. Các mô mỡ của cơ thể.
B
* Sản phẩm cuối cùng của tiêu hoá carbohydrat trong ống tiêu hoá chủ yếu là:
A. Fructose.
B. Galactose.
C. Các đường đôi.
D. Glucose.
E. Các đường đơn 5 cacbon.
D
* Chất nào không phải là dạng vận chuyển trong máu của carbohydrat
A. Glucose
B. Fructose
C. Galactose
D. Saccarose
E. Lactose
D E
* Dạng kết hợp của carbohydrat là:
A. Glycolipid, RNA
B. Glycoprotein, DNA
C. Glycolipid , Glycoprotein
D. Glycolipid , Glycoprotein , DNA, RNA
C
* Dạng dự trữ của carbohydrat là:
A. Glycogen ở gan, glycolipid
B. Glycogen ở cơ, glycoprotein
C. Glycolipid, glycoprotein
D. Glycogen ở gan và cơ
E. Glycogen ở gan và cơ, glycolipid, glycoprotein
D
* Dạng vận chuyển trong máu của carbohydrat là:
A. Monosaccarid
B. Disaccarid
C. Oligosaccarid
A
* Glucose có vai trò trung tâm trong chuyển hoá carbohydrat vì:
A. Thoái hoá và tổng hợp carbohydrat đều thông qua glucose.
B. Là sản phẩm chủ yếu cuối cùng của carbohydrat trong ống tiêu hoá.
C. 90-95% đường đơn vận chuyển trong máu là glucose.
D. Toàn bộ quá trình tạo đường mới và phân giải đường ở gan đều qua giai đoạn chuyển hoá của glucose.
E. Bao gồm cả 4 nguyên nhân trên.
E
* Chức năng nào sau không phải của carbohydrat
A. Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể
B. Tạo hình của cơ thể
C. Bảo vệ miễn dịch
D. Đông máu
E. Dẫn truyền xung động thần kinh
D
* Bệnh Alzheimer liên quan đến rối loạn chuyển hóa
A. Lipid
B. Protein
C. Carbohydrat
D. Vitamin
E. Cả 4 chất trên
C
* Phân giải hoàn toàn một phân tử glucose sẽ giải phóng ra 38 ATP
A. Đúng
B. Sai
A
* Nhu cầu về các chất carbohydrat, lipid và protein trong cơ thể được tính:
A. Trực tiếp qua khẩu phần ăn hàng ngày.
B. Gián tiếp qua nhu cầu năng lượng.
C. Gián tiếp qua tỷ lệ sinh năng lượng của ba chất carbohydrat, lipid, và protein.
D. Dựa vào nhu cầu năng lượng hàng ngày và tỷ lệ sinh năng lượng của ba chất carbohydrat, lipid và protein.
E. Dựa vào tỷ lệ trọng lượng khô của mỗi chất có trong cơ thể.
D
* Điều hoà chuyển hoá carbohydrat trong cơ thể là quá trình:
A. Làm tăng đường huyết khi đường huyết hạ.
B. Làm hạ đường huyết khi đường huyết tăng.
C. Làm tăng quá trình chuyển từ glucose thành glycogen.
D. Làm tăng thoái hoá glucose ở tế bào.
E. Giữ cho mức đường huyết luôn ở trong giới hạn bình thường.
E
* Nhận xét nào sau về hệ thần kinh tự chủ không chính xác trong điều hòa glucose/máu
A. Cả hệ giao cảm và phó giao cảm đều chi phối hoạt động của tiểu đảo Langerhans.
B. Kích thích phó giao cảm gây tăng đường huyết do giảm bài tiết insulin.
C. Kích thích giao cảm gây tăng tiết glucagon làm tăng đường huyết.
D. Khi bị stress, hệ giao cảm bị kích thích gây tăng tiết epinephrine, glucagon làm đường huyết tăng.
E. Trong bữa ăn, hệ phó giao cảm được hoạt hóa kích thích hoạt động cơ học và hoạt động bài tiết dịch.
B
* Cả hệ giao cảm và phó giao cảm đều chi phối hoạt động của tiểu đảo Langerhans
A. Đúng
B. Sai
A
* Kích thích phó giao cảm gây tăng đường huyết do giảm bài tiết insulin
A. Đúng
B. Sai
B
* Kích thích giao cảm gây tăng tiết glucagon làm giảm đường huyết
A. Đúng
B. Sai
B
* Khi bị stress, hệ giao cảm bị kích thích gây tăng tiết epinephrine làm đường huyết tăng
A. Đúng
B. Sai
A
* Trong bữa ăn, hệ phó giao cảm được hoạt hóa kích thích hoạt động cơ học và hoạt động bài tiết dịch
A. Đúng
B. Sai
A
* Khi [glucose]/máu giảm, kích thích vùng dưới đồi, hoạt hóa thần kinh giao cảm, tăng bài tiết adrenalin và noradrenalin gây tăng [glucose]/máu
A. Đúng
B. Sai
A
* Khi [glucose]/máu tăng cao sẽ kích thích trung tâm khát gây uống nhiều, giảm bài tiết ADH, tăng thải glucose ra nước tiểu gây biểu hiện lợi niệu do tăng áp suất thẩm thấu
A. Đúng
B. Sai
A
* Các hormon không làm tăng đường huyết:
A. GH của tuyến yên
B. T3 - T4 của tuyến giáp
C. Cortisol của tuyến vỏ thượng thận
D. Adrenalin của tuyến tủy thượng thận
E. Insulin của tuyến tụy nội tiết.
E
* Giai đoạn sau hấp thu không xảy ra hiện tượng:
A. Glucagon tăng, insulin tăng
B. Glucose-6-phosphatase kích thích phân giải glycogen thành glucose ở gan.
C. Chỉ có các tế bào cơ có khả năng sử dụng năng lượng lấy từ glycogen.
D. Chỉ có tế bào gan có thể dùng năng lượng lấy từ glycogen.
E. Một số hormon hoạt động theo chiều hướng tăng tạo đường mới.
B                                                                                                            
* Giảm đường huyết không có biểu hiện:
A. Cảm giác đói
B. Toát mồ hôi
C. Tim đập nhanh
D. Huyết áp tăng
E. Hôn mê
D
* Giảm glucose máu có đặc điểm:
A. Lượng insulin do tế bào beta bài tiết không đủ.
B. Có căn nguyên do bị đái tháo đường type I từ trước.
C. Là một đáp ứng quá mức của tế bào beta dẫn đến quá nhiều glucose trong máu.
D. Chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp gây tăng đường huyết khi đói.
E. Điều trị bằng chế độ ăn 2 đến 3 bữa giàu carbohydrat trong một ngày.
B
* Đái tháo đường type 2 (thể không phụ thuộc insulin) được đặc trưng bởi
A. Tổn thương tế bào beta do virus hoặc do cơ chế tự miễn.
B. Giảm nồng độ insulin trong huyết thanh.
C. Hay gặp ở người trên 40 tuổi.
D. Hay gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi.
E. Nồng độ glucagon tăng cao.
C
* Đái tháo đường type 1 (thể phụ thuộc insulin)
A. Mất nước.
B. Gầy nhiều.
C. pH máu giảm.
D. Áp suất thẩm thấu tăng gây khát, uống nhiều, đái nhiều.
E. Cả A, B, C, D đều là biểu hiện của đái tháo đường type 1.
E
* Đái tháo đường ở giai đoạn cuối của cả hai thể (giai đoạn nặng) nếu không được điều trị kịp thời thường gây nên các triệu chứng:
A. Ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều, gầy nhiều.
B. Đường huyết tăng cao có khi tới 300 – 1200 mg%
C. Đường niệu.
D. Na trong máu giảm do các thể cetonic bài tiết kéo theo Na.
E. Hơi thở có mùi aceton.
B
* Liên quan giữa ba chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein chủ yếu là qua:
A. Chặng chuyển từ glucose thành glucose 6P.
B. Chặng fructose 1-6 diphosphat.
C.Hai ngã ba chính là a.pyruvic và acetyl CoA
D. Chu trình tạo ure.
E. Quá trình b oxy hoá các acid béo
C
* Nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể chủ yếu là do:
A. Protein.
B. Carbohydrat.
C. Các vitamin và muối khoáng.
D. Glycogen dự trữ ở gan.
E. Lipid
E
* Dạng lipid vận chuyển trong máu không có:
A. Acid béo
B. Triglycerid
C. Cholesterol
D. Lipoprotein
E. Glycoprotein
E
* Chức năng sau không phải là của LDL:
A. Vận chuyển cholesterol từ mô ngoại biên đến gan
B. Điều hòa tổng hợp cholesterol ở mô
C. Vận chuyển cholesterol vào tế bào cho sự tổng hợp màng và hormon
D. Ảnh hưởng đến tổng hợp cholesterol ở tế bào
A
* Các hormon sau làm tăng thoái hóa lipid trừ:
A. Adrenalin của tuyến tủy thượng thận
B. Glucagon của tuyến tụy nội tiết
C. Insulin của tuyến tụy nội tiết.
D. GH của tuyến yên
E. T3 - T4 của tuyến giáp.
C
* Bệnh không liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid là
A. Bệnh béo phì (Obesity)
B. Xơ vữa động mạch
C. Tăng huyết áp
D. Thiếu máu
E. Suy gan
C
* Albumin là một protein của huyết tương có vai trò trong:
A. Tạo ra áp suất keo của huyết tương.
B. Đông máu.
C. Di truyền.
D. Chống đông máu.
E. Tạo kháng thể.
A
* Các chức năng sau là của protein trừ:
A. Tham gia cấu trúc và tạo hình cơ thể
B. Tạo áp suất keo
C. Bảo vệ
D. Vận chuyển
E. Nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp
E
* Nguồn protein cần thiết có trong
A. Ngô, dầu thực vật, lúa mì
B. Đậu dài, đậu quả, hạt, ngũ cốc
C. Trứng, cá, ngũ cốc
D. Trứng, sữa, sữa chua, thịt cá
D
* Nhu cầu protein hàng ngày
A. 0,4 g/kg cân nặng
B. 0,8g/kg cân nặng
C. 10 g/kg cân nặng
D. 13 g/kg cân nặng
B
* Thiếu protein ở giai đoạn mất thích nghi gây nên bệnh:
A. Đái tháo đường.
B. Béo phì.
C. Xơ vữa động mạch.
D. Suy dinh dưỡng protein năng lượng.
D
* Năng lượng tồn tại trong cơ thể dưới các dạng:
A. Hoá năng.
B. Động năng.
C. Điện năng.
D. Nhiệt năng.
E. Cả A,B,C,D.
E
* ATP là chất giàu năng lượng của cơ thể được tạo thành trong quá trình:
A. Thoái hoá các chất carbohydrat, lipid và protein.
B. Thoái hoá protein là chủ yếu.
C. Thoái hoá các mẩu acetyl CoA trong chu trình Krebs.
D. beta Oxy hoá các acid béo.
A
* Vai trò của ATP:
A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
B. Vận chuyển năng lượng.
C. Dữ trữ năng lượng.
D. Cung cấp năng lượng cho các phản ứng thoái hoá và tổng hợp các chất.
E. Cung cấp năng lượng, vận chuyển năng lượng và dự trữ năng lượng.
E
* Năng lượng tiêu hao nhiều nhất để duy trì cơ thể :
A. Vận cơ.
B. Điều nhiệt.
C. Tiêu hoá.
D. Chuyển hoá cơ cở.
E. Duy trì trương lực của các cơ.
D
* Chuyển hoá cơ sở là mức tiêu hao năng lượng tối thiểu ở điều kiện cơ sở:
A. Không vận cơ.
B. Không cho con bú.
C. Không bị sốt.
D. Không tiêu hoá, không vận cơ, không điều nhiệt.
E. Nằm nghỉ yên, không bị căng thẳng về tâm lý.
D
* Năng lượng tiêu hao trong vận cơ:
A. Trong vận cơ hoá năng tích luỹ trong cơ bị tiêu hao như sau: 35% chuyển thành công cơ học, 65% toả dưới dạng nhiệt.
B. Năng lượng tiêu hao trong vận cơ được tính theo Kcal/1kg cơ thể/giờ.
C. Cường độ vận cơ càng lớn, mức tiêu hao càng giảm.
D. Kỹ năng lao động không ảnh hưởng đến tiêu hao năng lượng.
E. Tư thế vận cơ càng thoải mái càng ít tiêu hao năng lượng.
E
* Về CHCS (chuyển hoá cơ sở)
A. CHCS phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Điều kiện cơ sở là: không vận cơ, không tiêu hoá, không suy nghĩ.
C. Năng lượng tiêu hao cho CHCS chiếm 1/2 năng lượng tiêu hao của cơ thể.
D. CHCS là năng lượng cần cho cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ sở.
E. Đơn vị đo CHCS là Kcal/m2da/24 giờ.
D
* Trong các yếu tố ảnh hưởng đến CHCS:
A. CHCS thay đổi theo nhịp ngày đêm, cao nhất lúc 13-16 giờ, thấp nhất lúc 1- 4 giờ.
B. Tuổi càng cao CHCS càng tăng.
C. Ở cùng một lứa tuổi CHCS ở nam bằng CHCS ở nữ.
D. Trong chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai CHCS tăng.
A
* Chuyển hoá cơ sở được đo bằng phương pháp:
A. Đo trực tiếp bằng phòng nhiệt lượng kế.
B. Đo gián tiếp qua các thông số tiêu hoá.
C. Đo gián tiếp qua hô hấp theo phương pháp vòng kín.
D. Đo gián tiếp qua hô hấp theo phương pháp vòng hở.
E. Được đo bằng cả phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
E
* Điều kiện đo chuyển hóa cơ sở
A. Ngừng toàn bộ hoạt động cơ thể
B. Nhịn đói
C. Nhiệt độ phòng đo từ 18-20 độ C
D. Nhiệt độ phòng đo tương đương thân nhiệt
C
* Ở mức toàn cơ thể, chuyển hoá năng lượng được điều hoà bằng:
A. Cơ chế thần kinh và thể dịch.
B. Nhu cầu năng lượng của cơ thể.
C. Sự hoạt động của vùng dưới đồi.
D. Các hormon của tuyến giáp: T3 và T4.
E. Hormon insulin của tuyến tuỵ.
A
* Trong các hormon tác dụng đến chuyển hoá năng lượng thì:
A. T3 và T4 làm tăng CHCS ở tất cả các mô.
B. Adrenalin làm giảm phân giải glycogen thành glucose, giảm thiêu đốt glucose, tăng dự trữ glycogen ở tế bào làm giảm chuyển hoá năng lượng.
C. Cortisol làm tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hoá năng lượng.
D. Hormon giáp làm tăng hoạt động chuyển hoá ở các mô (trừ não, võng mạc, lách, phổi, tinh hoàn).
E. Hormon GH làm tăng chuyển hoá năng lượng bằng cách tăng thiêu đốt carbohydrat.
D
* Hormon ảnh hưởng mạnh nhất đến tốc độ chuyển hóa là:
A. Noradrenalin
B. Thyroxin
C. Prolactin
D. GH
B
* Ở mức tế bào chuyển hoá năng lượng được điều hoà bằng:
A. Nồng độ glucose trong máu.
B. Cơ chế điều hoà ngược thông qua hàm lượng ADP trong tế bào
C. Hàm lượng của chất 2,3 DPG trong máu.
D. Phân áp oxy trong máu.
B
* Nguyên nhân chính giảm tiêu thụ Cal ở người già là:
A. Giảm chuyển hóa và khối cơ
B. Giảm độ thèm ăn
C. Mất cân bằng giữa tốc độ chuyển hóa và lượng thức ăn tiêu thụ
D. Giảm vận động, tăng tích lũy mỡ
A
====================
Chương 6 - sinh lý điều nhiệt
* Thân nhiệt
A. Ảnh hưởng gián tiếp đến tốc độ phản ứng hoá học trong cơ thể.
B. Ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản ứng hoá học trong cơ thể.
C. Thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
D. Không thay đổi theo tuổi.
E. Không thay đổi theo nhịp ngày đêm.
B
* Nhiêt độ trung tâm có thể đo ở 1 trong 3 vị trí: trực tràng, nách và …….
A. Cổ
B. Bẹn
C. Bụng
D. Miệng
D
* Vùng thân nhiệt trị số cao nhất là ở:
A. Dạ dày.
B. Ruột.
C. Gan.
D. Phổi.
E. Tất cả đều sai.
C
* Vùng thân nhiệt trị số cao nhất là:
A. Trực tràng.
B. Gan.
C. Nách.
D. Miệng.
E. Da.
B
* Một số bệnh ảnh hưởng đến thân nhiệt:
A. Bệnh nhiễm khuẩn tả thân nhiệt tăng.
B. Các bệnh nhiễm khuẩn nói chung thân nhiệt tăng.
C. Ưu năng tuyến giáp thân nhiệt giảm.
D. Nhược năng tuyến giáp thân nhiệt tăng.
E. Viêm ruột thừa thân nhiệt giảm.
B
* Trong suốt thời kỳ có thai thân nhiệt……………
A. Không đổi.
B. Giảm.
C. Tăng từ 3-4%.
D. Tăng từ 0,5-0,8oC.
D (mức tăng này chỉ xảy ra ở tháng cuối thai kì)
* Động tác chườm mát bằng khăn ướt đắp trán cho một người bị sốt là ví dụ về
A. Truyền nhiệt trực tiếp.
B. Truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.
C. Truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt.
D. Cả A,B,C.
E. Cả A,B.
A
* Mức độ truyền nhiệt tỷ lệ với căn bậc hai của tốc độ gió
A. Đúng
B. Sai
A
* Quá trình toả nhiệt theo phương thức truyền nhiệt được thực hiện bằng hình thức:
A. Truyền nhiệt trực tiếp.
B. Truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.
C. Truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt.
D. Cả A,B,C.
E. Cả A,B.
D
* Trong bức xạ nhiệt, nhiệt được truyền từ vật này sang vật kia không phụ thuộc:
A. Chất dẫn nhiệt giữa hai vật
B. Nhiệt độ của vật phát nhiệt
C. Nhiệt độ của vật nhận nhiệt
D. Khoảng cách giữa hai vật
E. Màu sắc vật nhận nhiệt
A
* Trong phương thức toả nhiệt bằng bay hơi nước:
A. Một lít nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí thu của cơ thể 680 kcal. (580kcal)
B. Bay hơi nước qua đường hô hấp đóng vai trò quan trọng trong cơ chế chống nóng ở người. (ít quan trọng)
C. Nước thấm qua da luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường. (không phụ thuộc)
D. Bài tiết mồ hôi là hình thức toả nhiệt quan trọng nhất ở người
E. Lượng mồ hôi bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. (độ ẩm và gió)
D
* Bilan nhiệt là sự cân bằng giữa ---- với -----
A. Nhiệt chuyển hóa ; Nhiệt bay hơi nước, nhiệt bức xạ, nhiệt truyền
B. Nhiệt bay hơi nước; Nhiệt chuyển hóa , nhiệt bức xạ, nhiệt truyền
C. Nhiệt bức xạ; Nhiệt bay hơi nước, nhiệt chuyển hóa , nhiệt truyền
D. Nhiệt truyền; Nhiệt bay hơi nước, nhiệt bức xạ, nhiệt chuyển hóa
A
* Khi cơ thể cảm nóng hoặc cảm lạnh thì:
A. Trung tâm điều nhiệt vẫn hoạt động bình thường.
B. Trung tâm điều nhiệt bị rối loạn, trung tâm chống nóng bị tê liệt.
C. Lượng mồ hôi bài tiết vẫn bình thường.
D. Thân nhiệt giảm.
B
* Trung tâm phản xạ điều nhiệt:
A. Trung tâm phản xạ điều nhiệt nằm ở cầu não.
B. Nửa trước vùng dưới đồi là trung tâm chống lạnh, nửa sau là trung tâm chống nóng.
C. Nửa trước vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng, nửa sau là trung tâm chống lạnh.
D. Vùng dưới đồi hoạt động điều nhiệt độc lập không chịu sự điều hoà của vỏ não.
E. Các thuốc giảm sốt (aspirin, antipyrin) gây hạ nhiệt bằng cách tác dụng gián tiếp lên trung tâm điều nhiệt. (trực tiếp)
C
* Khi cơ thể cảm nóng hoặc cảm lạnh thì:
A. Trung tâm điều nhiệt vẫn hoạt động bình thường.
B. Trung tâm điều nhiệt bị rối loạn, trung tâm chống nóng bị tê liệt.
C. Lượng mồ hôi bài tiết vẫn bình thường.
D. Thân nhiệt giảm.
E. Các phản xạ chống nóng vẫn bình thường.
B
* Trung tâm điều nhiệt nằm ở…………………
A. Vùng não thất III.
B. Hành não.
C. Cầu não.
D. Vùng dưới đồi.
E. Vùng chẩm.
D
* Lượng mồ hôi chỉ có tác dụng chống nóng khi ………. ngay ở trên da:
A. Tạo thành giọt.
B. Bay hơi.
C. Thoát ra.
D. Tái hấp thu.
B
* Lượng mồ hôi bay hơi phụ thuộc vào …….. không khí và tốc độ gió:
A. Nhiệt độ.
B. Vận tốc.
C. Độ ẩm.
D. Áp suất.
C
* Tăng thải nhiệt không thông qua hình thức:
A. Giảm hoạt động
B. Toát mồ hôi
C. Cởi bớt quần áo
D. Co mạch ngoại vi
D
* Các đáp ứng nhằm mục đích giảm sinh nhiệt khi cơ thể bị sốt không có:
A. Giảm hoạt động cathecholamin
B. Tăng thông khí
C. Giãn mạch da
D. Tăng chuyển hóa cơ bản
D
* Khi vận cơ………. hoá năng tích luỹ trong tế bào cơ chuyển thành công cơ học, …………. bị tiêu hao dưới dạng nhiệt:
A. 35%, 65%.
B. 55%, 45%.
C. 25%, 75%.
D. 75%, 25%.
C
* Thân nhiệt là kết quả của sự điều hoà hai quá trình đối lập nhau trong cơ thể là:
A. Thoái hoá và tổng hợp chất.
B. Sinh nhiệt và toả nhiệt.
C. Truyền nhiệt và hấp thụ nhiệt.
D. Tổng hợp ATP và phân giải ATP.
E. Tổng hợp glucose và thoái hoá glucose.
B
* Trẻ em có khả năng điều nhiệt………..người lớn:
A. Tốt hơn.
B. Bằng.
C. Kém hơn
D. Không có khả năng điều nhiệt.
E. Tất cả đều sai.
C
* Định nghĩa sốt:
A. Là sự tăng thân nhiệt do trung tâm điều nhiệt gây ra.
B. Là sự tăng thân nhiệt do các độc chất của vi khuẩn tác động lên não gây ra.
C. Là một trạng thái thân nhiệt cao hơn mức bình thường do nhiều nguyên nhân gây nên.
D. Là một phản ứng của cơ thể.
E. Là một trạng thái bệnh lý làm tăng thân nhiệt.
C
* Khi điểm chuẩn nhiệt vùng dưới đồi cao hơn thân nhiệt, người ta cảm thấy:
A. Thở hổn hển
B. Giãn mạch da
C. Rùng mình
D. Vã mồ hôi
C
* Khi điểm chuẩn nhiệt vùng dưới đồi thấp hơn thân nhiệt, người ta cảm thấy:
A. Thở hổn hển
B. Giãn mạch da
C. Rùng mình
D. Vã mồ hôi
D
====================
Chương 7 - Sinh lý máu
* Máu có những chức năng sau trừ
A. Vận chuyển
B. Điều nhiệt
C. Chống đỡ
D. Bảo vệ
E. Điều hòa
C
* Hematocrit của một mẫu máu xét nghiệm cho kết quả 41%, có nghĩa là:
A. Hemoglobin chiếm 41% trong huyết tương.
B. Huyết tương chiếm 41% thể tích máu toàn phần.
C. Các thành phần hữu hình chiếm 41% thể tích máu toàn phần.
D. Hồng cầu chiếm 41% thể tích máu toàn phần.
D
* Nguyên nhân làm số lượng hồng cầu ở nam thường cao hơn ở nữ trong cùng độ tuổi là:
A. Thời gian bán huỷ hồng cầu ở nữ ngắn hơn ở nam.
B. Sự đáp ứng của tiền nguyên hồng cầu với erythropoietin ở nữ giảm.
C. Số tế bào gốc trong tuỷ xương nữ ít hơn nam.
D. Lượng testosteron ở nữ thấp hơn nam.
E. Nữ bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
D
* Hemoglobin:
A. Là một lipoprotein.
B. Có thành phần globin giống nhau ở các loài.
C. Được cấu tạo bởi một nhân hem và bốn chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một.
D. Hemoglobin người trưởng thành bình thường có 2 chuỗi a và 2 chuỗi g.
E. Chiếm 34% trọng lượng tươi của hồng cầu
E
* Nguyên nhân làm nồng độ Hb ở nam thường cao hơn ở nữ trong cùng độ tuổi là:
A. Thời gian bán huỷ hồng cầu ở nữ ngắn hơn ở nam.
B. Sự đáp ứng của tiền nguyên hồng cầu với erythropoietin ở nữ giảm.
C. Số tế bào gốc trong tuỷ xương nữ ít hơn nam.
D. Lượng testosteron ở nữ thấp hơn nam.
E. Nữ bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
D
* Khả năng vận chuyển tối đa oxy của máu là do:
A. Độ bão hoà oxy trong máu.
B. Nồng độ hemoglobin trong máu.
C. PH máu.
D. Nhiệt độ máu.
B
* HbO2 tăng giải phóng O2 khi:
A. Nồng độ 2,3 DPG trong máu giảm.
B. Phân áp CO2 trong máu giảm.
C. PH máu giảm
D. Nhiệt độ máu giảm.
E. Phân áp O2 trong máu tăng.
C
* Về cấu trúc hemoglobin: Có cấu trúc giống nhau ở tất cả các loài.
A. Đúng
B. Sai
D
* Về cấu trúc hemoglobin: Được cấu tạo bởi 1 hem và 4 chuỗi polipeptid giống nhau từng đôi một là a và g.
A. Đúng
B. Sai
B
* Về cấu trúc hemoglobin: Phần hem được cấu tạo bởi vòng porphyrin và Fe2+
A. Đúng
B. Sai
A
* Về cấu trúc hemoglobin: Phần globin ở người trưởng thành được cấu tạo bởi 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta.
A. Đúng
B. Sai
A
* Chức năng hemoglobin là: Vận chuyển trên 90% O2 dưới dạng HbO2.
A. Đúng
B. Sai
A
* Chức năng hemoglobin là: Vận chuyển 60% O2 dưới dạng HbO2.
A. Đúng
B. Sai
B
* Chức năng hemoglobin là: Vận chuyển 80% CO2 dưới dạng HbCO2.
A. Đúng
B. Sai
B (20%)
* Khả năng vận chuyển tối đa oxy của Hb là 200ml/100ml máu.
A. Đúng
B. Sai
B (20ml/100ml)
* Chức năng hemoglobin là: Vận chuyển nhiều O2 hơn khi có mặt các chất oxy hoá Fe2+--->Fe3+
A. Đúng
B. Sai
B
* Chức năng hemoglobin là: Kết hợp với 4 nguyên tử oxy vào nguyên tử Fe2+ tạo HbO2.
A. Đúng
B. Sai
A
* Hồng cầu có những chức năng sau, trừ:
A. Vận chuyển O2.
B. Vận chuyển CO2.
C. Vận chuyển kháng thể.
D. Điều hoà thăng bằng acid – base.
E. Mang các kháng nguyên quy định nhóm máu.
C
* Hầu hết CO2 được vận chuyển trong máu dưới dạng:
A. Hoà tan trong huyết tương.
B. Gắn với nhóm -NH2 của protein huyết tương.
C. Gắn với nhóm -NH2 của globin.
D. Gắn với Cl-.
E. Ở dạng NaHCO3
E
* Hầu hết O2 được vận chuyển trong máu dưới dạng:
A. Hoà tan trong huyết tương.
B. Gắn với Fe2+ của protein huyết tương.
C. Gắn với Fe3+ của nhân hem.
D. Gắn với Fe2+ của nhân hem.
E. Gắn với Fe2+ của phần globin.
D
* Vị trí thăm dò quá trình tạo máu ở người trưởng thành
A. Gan
B. Lách
C. Tuỷ đỏ xương
D. Tủy xương dẹt
E. Nang bạch huyết
D
* Sự sản sinh hồng cầu tăng lên khi:
A. Tăng phân áp oxy trong máu.
B. Giảm phân áp CO2 trong máu.
C. Tăng sản xuất angiotensinogen.
D. Tăng tổng hợp erythropoietin.
E. Tăng nhiệt độ máu
D
* Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Thiếu oxy ở mô.
A. Đúng
B. Sai
A
* Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Cơ thể bị chảy máu nhiều.
A. Đúng
B. Sai
A
* Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Bệnh nhân bị suy thận mạn.
A. Đúng
B. Sai
B
* Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Bệnh nhân bị suy trục tuyến yên - tuyến giáp.
A. Đúng
B. Sai
B
* Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Sống lâu ngày ở độ cao > 4000m.
A. Đúng
B. Sai
A
* Các yếu tố sau đều tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, trừ:
A. Sắt.
B. Yếu tố Steel.
C. Vitamin B12.
D. Bilirubin.
E. Acid folic.(b9)
D
* Xét nghiệm máu ở một phụ nữ 40 tuổi thấy: số lượng hồng cầu là 2,8 T/l, Hb là 110g/l, đường kính hồng cầu là 8,2mm. Có thể nhận xét các số liệu này:
A. Nằm trong giới hạn bình thường.
B. Phản ánh tình trạng mất nước của cơ thể.
C. Hay gặp trong bệnh lý thiếu máu do thiếu Vit B12. (thiếu máu hồng cầu khổng lồ)
D. Là của người hay sống ở độ cao > 2000m.
C
* Suy giảm chức năng cơ quan nào sau đây không liên quan đến quá trình sản sinh hồng cầu
A. Thận
B. Gan
C. Tụy
D. Dạ dày (sản sinh yếu tố nội)
C
* Cơ quan tạo hồng cầu của một người đàn ông 30 tuổi là:
A. Tuỷ của tất cả các xương.
B. Tuỷ của tất cả các xương dài.
C. Lách.
D. Tuỷ của tất cả các xương dẹt.
E. Gan
D
* Nhận xét nào sau đây về hồng cầu không đúng:
A. Là những tế bào không có nhân và ty thể.
B. Số lượng lớn gấp nhiều lần bạch cầu.
C. Cần có nguyên liệu để sản sinh là sắt và vitamin B12.
D. Đời sống khoảng 12 tháng.
E. Cả A + B + C + D đều đúng.
D (tối đa 4 tháng)
* Số lượng hồng cầu giảm trong:
A. Nôn nhiều.
B. Mất máu do tai nạn.
C. Ỉa chảy.
D. Mất huyết tương do bỏng.
E. Lao động nặng và kéo dài.
B
* Cơ chế ngộ độc cacbonmonoxit (CO) là do: CO chuyển Fe+2 ---> Fe+3 làm giảm khả năng kết hợp với O2 của Hb
A. Đúng
B. Sai
B (do ái lực của CO với Hem cao gấp 210 lần oxy)
* Cơ chế ngộ độc cacbonmonoxit (CO) là do: CO làm pH máu giảm.
A. Đúng
B. Sai
B
* Cơ chế ngộ độc cacbonmonoxit (CO) là do: CO gắn với nhóm -NH2 của phần globin.
A. Đúng
B. Sai
B
* Cơ chế ngộ độc cacbonmonoxit (CO) là do: CO có ái lực với Hb lớn hơn O2 200 lần.
A. Đúng
B. Sai
A
* Số lượng hồng cầu tăng cao một cách sinh lý ở:
A. Phụ nữ có thai 3 tháng cuối.
B. Đi du lịch ở vùng núi cao > 4000 mét.
C. Trẻ sơ sinh.
D. Mất huyết tương do bỏng.
E. Lao động nặng và kéo dài.
C
* Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi tăng khi lao động nặng kéo dài.
A. Đúng
B. Sai
A
* Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi tăng ở những phụ nữ có thai.
A. Đúng
B. Sai
B
* Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi: Tăng ở trẻ sơ sinh.
A. Đúng
B. Sai
A
* Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi: Giảm do bị ỉa chảy mất nước.
A. Đúng
B. Sai
B
* Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi: Giảm do sống lâu trên núi cao.
A. Đúng
B. Sai
B
* Một người nhóm máu B sẽ có kháng nguyên ____ trên màng hồng cầu và có kháng thể anti-___ trong huyết tương.
A. B; B
B. B; A
C. A; A
D. A; B
B
* Trong hệ thống nhóm máu ABO không có kiểu gen
A. ii
B. iAi
C. IBi
D. IAIB
E. Tất cả các kiểu gen trên đều đúng.
B
* Hệ thống nhóm máu ABO: Tên của nhóm máu là tên của kháng nguyên trên màng hồng cầu.
A. Đúng
B. Sai
A
* Hệ thống nhóm máu ABO: Kháng thể anti A và anti B là kháng thể tự nhiên có ngay từ khi mới sinh.
A. Đúng
B. Sai
A
* Hệ thống nhóm máu ABO: Có thể truyền nhóm máu A2 cho người nhóm máu O.
A. Đúng
B. Sai
B
* Hệ thống nhóm máu ABO: Bản chất kháng thể là IgM và IgG.
A. Đúng
B. Sai
A
* Hệ thống nhóm máu ABO: Bản chất kháng thể là IgE và IgM.
A. Đúng
B. Sai
B
* Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Kháng nguyên người nhận bị ngưng kết với kháng thể người cho.
A. Đúng
B. Sai
B
* Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Kháng nguyên người cho bị ngưng kết với kháng thể người nhận.
A. Đúng
B. Sai
A
* Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Hồng cầu người cho bị vỡ.
A. Đúng
B. Sai
A
* Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Trong huyết tương người nhận có kháng nguyên A và B.
A. Đúng
B. Sai
B
* Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Trong máu người cho có cả anti A và anti B.
A. Đúng
B. Sai
A
* Không được truyền nhóm máu B cho:
A. Người có nhóm máu AB.
B. Người có nhóm máu Rh+.
C. Người có nhóm máu Rh-.
D. Người có nhóm máu O.
D
* Thường gặp khó khăn khi tìm máu phù hợp để truyền cho bệnh nhân trong các trường hợp sau:
A. Người có nhóm máu A được truyền máu Rh+ lần đầu.
B. Bệnh nhân đã được tiêm huyết thanh ngựa (SAT)
C. Bệnh nhân đã được truyền máu nhiều lần.
D. Bệnh nhân bị nhiễm HIV.
E. Bệnh nhân chưa được truyền máu lần nào.
B
* Một người bị tai nạn ô tô, được đưa vào cấp cứu tại trạm y tế xã ngay gần nơi xảy ra tai nạn trong tình trạng choáng nặng, khám thấy phản ứng thành bụng rõ và có dấu hiệu gãy xương đùi phải. Hãy chọn một xét nghiệm cần làm ngay:
A. Đếm số lượng hồng cầu.
B. Hematocrit.
C. Xác định nhóm máu ABO.
D. Định lượng huyết cầu tố.
E. Đếm số lượng tiểu cầu.
C
* Sự nguy hiểm của truyền máu có thể do các nguyên nhân sau đây, trừ:
A. Truyền nhầm nhóm máu thuộc hệ thống nhóm máu ABO.
B. Truyền máu Rh+ cho người Rh- lần thứ 2.
C. Truyền máu không đảm bảo chất lượng.
D. Truyền máu với khối lượng và tốc độ lớn
E. Truyền máu Rh- cho người Rh+ lần thứ 2
E
* Một người đàn ông có nhóm máu A, có 2 người con. Khi xét nghiệm thấy huyết tương của một trong hai người con làm ngưng kết hồng cầu của người bố, còn huyết tương người kia không gây ngưng kết. Kết luận:
A. Bố có kiểu gen đồng hợp tử nhóm A và mẹ có kiểu gen đồng hợp tử nhóm B.
B. Bố có kiểu gen đồng hợp tử nhóm A và mẹ có kiểu gen dị hợp tử nhóm B.
C. Bố có kiểu gen dị hợp tử nhóm A và mẹ có kiểu gen đồng hợp tử nhóm B
D. Bố có kiểu gen đồng hợp tử nhóm A và mẹ có nhóm máu O.
C
* Một người đàn ông có nhóm máu A, có hai người con, huyết thanh của một trong 2 người con làm ngưng kết hồng cầu của người đó, còn huyết thanh của người con kia không gây ngưng kết hồng cầu của người bố. Kết luận:
A. Người bố phải là đồng hợp tử nhóm A.
B. Người con phải là con của 2 người đàn bà khác nhau.
C. Người con “gây ngưng kết” có thể là nhóm O
D. Mẹ của người con “gây ngưng kết” phải là nhóm O.
E. Người con “không gây ngưng kết” có thể mang nhóm máu B.
C
* Về hệ thống nhóm máu Rh:
A. Người Rh- có kháng nguyên Rh- trên màng hồng cầu.
B. Anti Rh có trong huyết tương từ khi mới sinh.
C. Người bố Rh+ dị hợp tử sẽ có < 50% con là Rh+.
D. Nếu mẹ Rh- lấy bố Rh+ tiên lượng sẽ xấu hơn mẹ Rh+ lấy bố Rh-
E. Tai biến truyền máu Rh+ nhiều lần cho người Rh- sẽ nguy hiểm hơn so với tai biến do truyền nhầm nhóm máu ABO.
D
* Một phụ nữ có nhóm máu Rh(-) chưa từng bị truyền máu thì:
A. Không được nhận máu của người Rh(+) vì sẽ sinh ra anti Rh.
B. Không được nhận máu của người Rh(+) nếu đang mang thai nhi có nhóm máu Rh (+)
C. Không được truyền bất kỳ loại máu nào.
D. Không kết hôn với người có nhóm máu Rh (+).
E. Cả A, B, C, D đều sai.
B
* Bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh:
A. Đứa trẻ có nhóm máu Rh (+) và mẹ là Rh (-).
B. Cơ thể mẹ sản xuất yếu tố chống lại yếu tố Rh trên màng hồng cầu của con.
C. Số lượng hồng cầu của đứa bé giảm nặng.
D. Người mẹ cần được tiêm anti Rh (RhoGAM) ngay sau khi sinh đứa thứ nhất.
E. A + B + C + D đều đúng.
E
* Người có nhóm máu Rh (-) là người: Không có kháng nguyên Rh trên màng hồng cầu nhưng trong huyết tương có anti Rh.
A. Đúng
B. Sai
B
* Người có nhóm máu Rh (-) là người: Có bộ gen là ccddee.
A. Đúng
B. Sai
A
* Người có nhóm máu Rh (-) là người: Không được nhận máu của người Rh+ ngay từ lần đầu tiên.
A. Đúng
B. Sai
B
* Người có nhóm máu Rh (-) là người: Không được nhận máu của người có nhóm máu O.
A. Đúng
B. Sai
B
* Người có nhóm máu Rh (-) là người: Không được kết hôn với người có nhóm máu Rh (+).
A. Đúng
B. Sai
B
* Người có nhóm máu Rh (+) là người: Có yếu tố Rh trên màng hồng cầu.
A. Đúng
B. Sai
A
* Người có nhóm máu Rh (+) là người: Thường có kháng nguyên D trên màng hồng cầu.
A. Đúng
B. Sai
A
* Người có nhóm máu Rh (+) là người: Không được cho máu người Rh (-).
A. Đúng
B. Sai
B
* Người có nhóm máu Rh (+) là người: Không được nhận máu của người có nhóm máu O.
A. Đúng
B. Sai
B
* Người có nhóm máu Rh (+) là người: Không được kết hôn với người có nhóm máu Rh (-).
A. Đúng
B. Sai
B
* Bạch cầu nào không phải là bạch cầu hạt:
A. Trung tính
B. Ưa base
C. Lympho
D. Ưa acid
E. Cả A + B + C + D đều là bạch cầu hạt.
C
* Về nguồn gốc bạch cầu: Tế bào gốc biệt hoá dòng bạch cầu có nguồn gốc chung với hồng cầu và tiểu cầu.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về nguồn gốc bạch cầu: Bạch cầu mono có nguồn gốc từ các đại thực bào mô biệt hoá tại tuỷ xương.
A. Đúng
B. Sai
B
* Về nguồn gốc bạch cầu: Bạch cầu lympho T được biệt hoá ở tuỷ xương.
A. Đúng
B. Sai
B
* Về nguồn gốc bạch cầu: Tương bào là tế bào có nguồn gốc từ bạch cầu lympho B.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về nguồn gốc bạch cầu: Bạch cầu lympho B được biệt hoá ở tuỷ xương.
A. Đúng
B. Sai
A
* Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Tăng khi cơ thể bị nhiễm khuẩn cấp.
A. Đúng
B. Sai
A
* Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Tăng khi dùng corticoid.
A. Đúng
B. Sai
B
* Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Giảm khi dùng chloramphenicol.
A. Đúng
B. Sai
A
* Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Giảm khi bị nhiễm tia xạ.
A. Đúng
B. Sai
A
* Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Ở người Việt Nam bình thường là 8 G/l máu.
A. Đúng
B. Sai
A
* Khi xảy ra quá trình viêm:
A. Bạch cầu hạt trung tính có mặt ngay sau vài phút
B. Đại thực bào mô là những tế bào trưởng thành có thể bắt đầu ngay quá trình thực bào.
C. Tăng huy động bạch cầu trung tính từ tuỷ xương và các kho dự trữ
D. Bạch cầu mono tập trung nhanh chóng tại vùng viêm
E. Đáp ứng của bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào với quá trình viêm thông qua cơ chế điều hoà ngược âm tính.
A
* Hiện tượng nào trong phản ứng viêm xảy ra đầu tiên khi có vi khuẩn xâm nhập qua da:
A. Lympho B được hoạt hóa sản xuất kháng thể đặc hiệu
B. Histamin được giải phóng gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch
C. Thực bào bởi bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào với sự hoạt hóa của hệ thống bổ thể
D. Các đại thực bào xuyên mạch và hóa ứng động tới vùng bị nhiễm khuẩn
E. Opsonin hóa
C
* Trong quá trình đáp ứng miễn dịch:
A. Các đại thực bào có vai trò đặc biệt trong việc khởi động quá trình miễn dịch.
B. Bạch cầu lympho B có chức năng miễn dịch tế bào.
C. Các cytokin do lympho B tiết ra sẽ "khuếch đại" tác dụng phá huỷ kháng nguyên lên nhiều lần.
D. Bạch cầu lympho T có chức năng miễn dịch dịch thể.
E. Các kháng thể do lympho T sản xuất ra sẽ tác dụng trực tiếp lên kháng nguyên hoặc thông qua hệ thống bổ thể để tiêu diệt kháng nguyên.
A
* Loại tế bào không có khả năng thực bào là:
A. Bạch cầu trung tính trong máu và mô
B. Bạch cầu mono trong máu
C. Đại thực bào mô
D. Tế bào Kupffer
E. Bạch cầu lympho trong máu
E
* Tế bào di động đầu tiên đến nơi có vật lạ xâm nhập là:
A. Bạch cầu đa nhân trung tính
B. Bạch cầu mono
C. Đại thực bào
D. Bạch cầu ưa base
E. Bạch cầu lympho
A
* Các enzyme và những thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình thực bào nằm trong:
A. Nhân
B. Ty thể
C. Lưới nội sinh chất
D. Lysosom
E. Bộ máy Golgi
D
* Về chức năng của bạch cầu: Bạch cầu đa nhân trung tính là loại bạch cầu duy nhất có khả năng hoá ứng động và xuyên mạch.
A. Đúng
B. Sai
B
* Về chức năng của bạch cầu: Khả năng thực bào của bạch cầu ưa acid lớn hơn bạch cầu ưa base
A. Đúng
B. Sai
A
* Về chức năng của bạch cầu: Bạch cầu ưa acid và bạch cầu ưa base đều tăng trong những bệnh dị ứng.
A. Đúng
B. Sai
B
* Về chức năng của bạch cầu: Bạch cầu trung tính và mono là những tế bào trình diện kháng nguyên.
A. Đúng
B. Sai
A
* Bạch cầu lympho T tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể.
A. Đúng
B. Sai
A
* Bạch cầu hạt trung tính có đặc tính sau:
A. Có khả năng khử độc protein lạ. (acid)
B. Có khả năng bám mạch và xuyên mạch.
C. Mỗi bạch cầu trung tính có khả năng thực bào khoảng 100 vi khuẩn. (20)
D. Có khả năng giải phóng ra plasminogen. (mono)
E. Có khả năng giải phóng héparine vào máu. (dưỡng bào)
B
* Bạch cầu trung tính tăng trong các trường hợp sau:
A. Bị nhiễm độc kim loại nặng như: chì.
B. Bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính
C. Bị nhiễm virus.
D. Bị các bệnh ký sinh trùng. (bc acid)
E. Khi dùng các loại corticoid. (gây giảm bc)
B
* Các chức năng sau là của bạch cầu hạt ưa acid, trừ:
A. Giải phóng những dạng oxy hoạt động có thể giết ký sinh trùng.
B. Giải phóng ra một polypeptid giết ký sinh trùng là MBP.
C. Giải phóng ra chất gây hoá ứng động với bạch cầu ưa base
D. Giải phóng ra histaminase để khử hoạt histamin do bạch cầu ưa base giải phóng.
E. Giải phóng enzym thuỷ phân từ các hạt của tế bào.
C
* Bạch cầu ưa base có thể:
A. Tiêu hoá dị nguyên trực tiếp.
B. Gây hoá ứng động âm tính với bạch cầu ưa acid.
C. Hạn chế các biểu hiện của dị ứng, viêm.
D. Được hoạt hoá bởi sự kết hợp của dị nguyên và IgG trên bề mặt.
E. Được hoạt hoá bởi sự kết hợp của dị nguyên và IgE trên bề mặt tế bào
E
* Bạch cầu lymphoB tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về đáp ứng miễn dịch tế bào: Do bạch cầu lympho T đảm nhiệm.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về đáp ứng miễn dịch tế bào được khởi động bằng sự trình diện kháng nguyên của các loại bạch cầu khác trong máu.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về đáp ứng miễn dịch tế bào: Tiêu diệt ngay kháng nguyên bằng các tế bào T độc.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về đáp ứng miễn dịch tế bào: Tế bào T hỗ trợ hoạt hoá đáp ứng miễn dịch một cách toàn diện nhất.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về đáp ứng miễn dịch tế bào: Chỉ có tác dụng tiêu diệt yếu tố gây bệnh ở lần xâm nhập đầu tiên.
A. Đúng
B. Sai
B
* Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Do bạch cầu lympho B đảm nhiệm.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Được khởi động bằng sự kết hợp kháng nguyên với kháng thể.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Các tương bào sản xuất các kháng thể IgG, M, A, E, D tiêu diệt trực tiếp kháng nguyên.
A. Đúng
B. Sai
A
* Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Các sản phẩm hoạt hoá của bổ thể chỉ có tác dụng kích thích tương bào sản xuất kháng thể.
A. Đúng
B. Sai
B
* Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Tác dụng tiêu diệt yếu tố gây bệnh ở lần xâm nhập thứ hai nhanh và mạnh hơn lần thứ nhất rất nhiều.
A. Đúng
B. Sai
A
* Chức năng của bạch cầu lympho B:
A. Sản xuất kháng thể dịch thể vào máu.
B. Biệt hoá thành tương bào - các tương bào sản xuất kháng thể.
C. Biệt hoá thành nguyên bào lympho -> nguyên tương bào -> các tương bào sản xuất kháng thể
D. Hoạt hoá bạch cầu lympho T.
C
* Lympho B
A. Bài tiết kháng thể vào máu và dịch bạch huyết
B. Tạo ra đáp ứng miễn dịch tế bào
C. Tấn công tế bào nhiễm virus, nấm và tế bào ung thư
D. Có nguồn gốc biệt hóa từ tuyến ức
E. Phải xâm nhập vào bên trong tế bào rồi phá hủy chúng
A
* Chức năng của các kháng thể dịch thể là:
A. Nhận biết kháng nguyên đặc hiệu.
B. Kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu tạo phức hợp KN-KT.
C. Tấn công trực tiếp kháng nguyên bằng phản ứng ngưng kết, trung hoà, kết tủa, làm vỡ tế bào...
D. Hoạt hoá hệ thống bổ thể.
E. Cả A, B, C, D.
E
* Immunoglobulin không có trong huyết thanh là
A. IgA
B. IgB
C. IgD
D. IgE
E. IgM
B
* Phân tử immunoglobulin tham gia vào các phản ứng dị ứng là:
A. IgA
B. IgB
C. IgD
D. IgE
E. IgM
D
* Tế bào T độc (T giết) không có đặc tính sau:
A. Mang phân tử kháng nguyên bề mặt là CD8
B. Có khả năng tiêu diệt vật lạ trong khoảng cách xa thông qua việc bài tiết kháng thể
C. Bài tiết perforin và enzym tiêu diệt vật lạ
D. Những phần tế bào tổn thương bị phá hủy tham gia vào quá trình chết tự nhiên
E. Tiêu diệt cả những tế bào bị tổn thương bởi các tế bào phá hủy trung gian
B
* Lympho T không có đặc điểm
A. Chống lại nhiễm nấm và virus
B. Kích thích trực tiếp tạo kháng thể
C. Đào thải mô ghép
D. Chống lại tế bào ung thư
E. A + B + C + D đều là chức năng của lympho T
B
* Chất do lympho T bài tiết có tác dụng tự điều hòa còn được gọi là:
A. interleukin
B. interferon
C. lymphokin
D. Kháng thể
C
* Hai loại tế bào có tác dụng trình diện kháng nguyên là đại thực bào và:
A. Tế bào ít đuôi gai
B. Lympho B
C. Tiểu cầu
D. Bạch cầu trung tính
E. Tế bào mast (dưỡng bào)
B
* Phân tử bề mặt đòi hỏi rất phù hợp giữa người cho và người nhận mô được gọi là
A. Kháng nguyên hòa hợp mô
B. lymphokin
C. interleukin
D. interferon
E. Kháng thể
A
* Chức năng của bạch cầu lympho T hỗ trợ là:
A. Kích thích sự tăng trưởng và tăng sinh các loại lympho T cảm ứng.
B. Kích thích sự tăng trưởng và biệt hoá lymphoB thành tương bào sản xuất kháng thể.
C. Hoạt hoá hệ thống đại thực bào.
D. Hoạt hoá hệ thống bổ thể.
E. Cả A,B,C,D.
E
* Tế bào T độc có các chức năng sau đây, trừ:
A. Kết hợp kháng nguyên đặc hiệu.
B. Trình diện kháng nguyên
C. Bài tiết perforin tạo lỗ trên màng tế bào bị tấn công.
D. Tiêu diệt virus.
E. Tiêu diệt tế bào ung thư.
B
* Đại thực bào có khả năng:
A. Thực bào mạnh do vậy quan trọng hơn bạch cầu đa nhân trung tính.
B. Tiêu diệt vật lạ ngay trong máu.
C. Tiêu hoá vật lạ và trình diện các sản phẩm có tính kháng nguyên cho tương bào.
D. Bài tiết interleukin 1.
E. Bài tiết IgG, M.
C
* Tại mô viêm, bạch cầu mono được hoạt hóa thành đại thực bào để:
A. Tiêu hủy những mảnh nhỏ và những vi sinh trong dịch ngoại bào
B. Thực bào những mảnh nhỏ của dịch ngoại bào
C. Tạo nitric oxid (NO) để phá hủy vi khuẩn
D. Giải phóng enzym của lysosom để phá hủy mô viêm
E. Tất cả A + B + C + D đều đúng
E
* Các đại thực bào mô có ở các vị trí sau, trừ:
A. Phổi
B. Gan
C. Lách
D. Thận
E. Hạch bạch huyết
D
* Tế bào máu có đời sống ngắn nhất là:
A. Tiểu cầu
B. Hồng cầu
C. Bạch cầu hạt
D. Lympho
E. Mono
A (1-2 tuần)
* Viêm tại chỗ không có biểu hiện:
A. Đỏ
B. Nóng
C. Sưng
D. Mủ
E. A + B + C + D đều là biểu hiện của viêm
E
* Loại tế bào T bị tấn công khi nhiễm HIV là:
A. T hỗ trợ
B. T ức chế
C. T độc (CD8)
D. Tế bào giết (độc với giết là một)
A (CD4)
* Nhận xét về tiểu cầu:
A. Tích điện dương rất mạnh.
B. Được tạo từ tế bào khổng lồ (mẫu tiểu cầu) nên có nhân rất lớn.(tiểu không còn nhân)
C. Chứa plasminogen. (mono bào)
D. Làm co cục máu không hoàn toàn. (tạm thời)
E. Có khả năng kết dính, kết tụ và giải phóng nhiều hoạt chất trong tiểu cầu.
E
* Nhận xét nào sau đây về tiểu cầu không đúng:
A. Chúng có đời sống khoảng 120 ngày
B. Kích thước nhỏ, đa dạng, được tạo ra từ các megakaryocyte (mẫu tiểu cầu)
C. Có vai trò bài tiết chất co mạch trong cầm máu. (thromboxan a2, prostaglandin E2, serotonin,…)
D. Phospholipid tiểu cầu có tác dụng hoạt hóa các yếu tố đông máu.
E. Tiểu cầu không nhân, có khả năng chuyển động.
A (chỉ 1-2 tuần)
* Tiểu cầu: Là những tế bào nguyên vẹn.
A. Đúng
B. Sai
B
* Tiểu cầu: Có màng tích điện âm mạnh.
A. Đúng
B. Sai
A
* Tiểu cầu: Có số lượng bình thường từ 200-300 G/l máu.
A. Đúng
B. Sai
A (trong sách ghi là 150-300G/l)
* Tiểu cầu: Có chứa thrombosthenin, actin và myosin làm co cục máu đông
A. Đúng
B. Sai
A
* Tiểu cầu: Là một cấu trúc hoạt động chứa tất cả các yếu tố đông máu.
A. Đúng
B. Sai
B (còn nhiều yếu tố như yếu tố của mô tổn thương, các yếu tố do gan sản xuất nữa)
* Co mạch: Là phản xạ do xung động đau xuất phát từ vị trí thành mạch tổn thương.
A. Đúng
B. Sai
A
* Co mạch: Do tiểu cầu bài tiết serotonin và prostaglandin.
A. Đúng
B. Sai
B
* Co mạch: Do tiểu cầu bài tiết serotonin và thromboxan A2.
A. Đúng
B. Sai
A
* Co mạch: Do sự xuất hiện điện thế hoạt động tại nơi tổn thương gây co cơ trơn thành mạch.
A. Đúng
B. Sai
A
* Co mạch: Càng mạnh khi tổn thương thành mạch càng lớn.
A. Đúng
B. Sai
A
* Hiện tượng nào không xảy ra trong quá trình cầm máu:
A. Thành mạch tổn thương, bộc lộ lớp collagen dưới nội mô
B. Các chất gây co mạch được giải phóng
C. Tiểu cầu kết dính – kết tụ vào nơi tổn thương.
D. Một mạng lưới fibrin đan xem với nút tiểu cầu
E. A + B + C + D đều đúng
E
* Lớp nội mô khi khi tổn thương bài tiết hai chất tham gia vào cầm máu là: prostacyclin và__________.
A. serotonin
B. von Willebrand
C. ADP
D. thromboxane A2
E. Không có chất nào kể trên
B
* Sự tạo thành nút tiểu cầu: Sẽ bịt kín mọi tổn thương và làm máu ngừng chảy.
A. Đúng
B. Sai
B
* Sự tạo thành nút tiểu cầu: Được đánh giá bằng xét nghiệm thời gian máu chảy.
A. Đúng
B. Sai
A
* Sự tạo thành nút tiểu cầu: Sẽ kéo dài khi số lượng tiểu cầu giảm < 150G/l máu.
A. Đúng
B. Sai
A
* Sự tạo thành nút tiểu cầu: Không xảy ra khi không có yếu tố von Willerbrand.
A. Đúng
B. Sai
A
* Sự tạo thành nút tiểu cầu: Bị ức chế bởi aspirin.
A. Đúng
B. Sai
A
* Chất gây kết tụ tiểu cầu là:
A. Prostacyclin
B. NO
C. Thromboxan A2
D. Aspyrin
C
* Tiểu cầu khi hoạt hoá có các chức năng sau, trừ:
A. Co mạch.
B. Hình thành nút tiểu cầu.
C. Ổn định lưới fibrin.
D. Co cục máu đông.
E. Giải phóng yếu tố XII, XI, IX.
E
* Ion Ca (yếu tố IV) có vai trò:
A. Hoạt hoá yếu tố XII.
B. Tham gia tạo protrombinase.
C. Hoạt hoá yếu tố V.
D. Biến fibrin đơn phân trở thành fibrin trùng hợp không ổn định.
E. Tan cục máu đông.
B
* Quá trình đông máu: Là do sự hoạt hoá các yếu tố đông máu có sẵn trong máu, mô và tiểu cầu.
A. Đúng
B. Sai
A
* Quá trình đông máu: Theo con đường ngoại sinh xảy ra chậm và yếu hơn con đường nội sinh.
A. Đúng
B. Sai
B
* Quá trình đông máu: Ion Ca2+ tham gia vào hầu hết các giai đoạn của quá trình cầm máu.
A. Đúng
B. Sai
B
* Quá trình đông máu: Sự ổn định fibrin là do yếu tố XIII được yếu tố XII hoạt hoá.
A. Đúng
B. Sai
B
* Quá trình đông máu: Thời gian đông máu bình thường là 7 phút.
A. Đúng
B. Sai
A (đông 7 chảy 3)
* Quá trình đông máu: Liên quan chặt chẽ đến chức năng của gan và vitamin E.
A. Đúng
B. Sai
B
* Quá trình đông máu: Tự phát động theo con đường nội sinh khi bị shock nhiễm khuẩn.
A. Đúng
B. Sai
A
* Quá trình đông máu: Bị rối loạn trầm trọng khi có quá nhiều mô trong cơ thể bị hoại tử.
A. Đúng
B. Sai
A
* Quá trình đông máu: Cục máu đông co lại dưới tác dụng của plasmin.
A. Đúng
B. Sai
B (plasmin làm tan cục máu đông)
* Quá trình đông máu: Sẽ không thể tiếp tục khi plasminogen được hoạt hoá thành plasmin.
A. Đúng
B. Sai
A
* Ion tham gia nhiều nhất vào quá trình đông máu là:
A. Na+.
B. Ca2+.
C. K+.
D. H+.
E. Fe3+.
B
* Giai đoạn cuối cùng của hình thành cục máu đông là việc chuyển
A. protrombin thành lưới fibrin ổn định
B. protrombin thành protrombinase
C. fibrinogen thành fibrin
D. protrombin thành trombin.
C
* Vitamin chuyển acid glutamic trong cục máu đông thành gamma-carboxyglutamate loại sử dụng Ca2+ trong đông máu là vitamin ____.
A. K
B. C
C. B12
D. D
E. A
A
* Vai trò của Ca2+ trong đông máu là:
A. Hoạt hoá yếu tố XII.
B. Hoạt hoá yếu tố V.
C. Hoạt hoá yếu tố VII.
D. Hoạt hoá yếu tố X.
E. Hoạt hoá yếu tố von Willebrand.
E
* Một trong số các bệnh sau là do thiếu yếu tố VIII:
A. Hemophillie A
B. Hemophillie B.
C. Hemophillie C.
D. Hemophillie D.
A
* Đông máu ngoại sinh:
A. Xảy ra chậm hơn đông máu nội sinh.
B. Có sự tham gia của yếu tố VIII.
C. Chỉ xảy ra trong ống nghiệm
D. Có sự tham gia của phospholipid tiểu cầu.
E. Được khởi phát bởi tromboplastin do mô tổn thương giải phóng
E
* Đông máu nội sinh:
A. Xảy ra nhanh và mạnh hơn so với con đường đông máu ngoại sinh.
B. Có sự tham gia của yếu tố VII.
C. Có sự tham gia của yếu tố thromboplastin của mô.
D. Tiểu cầu được hoạt hoá bởi yếu tố III.
E. Xảy ra khi máu tiếp xúc với thành ống nghiệm.
E
* Chất có tác dụng hoạt hoá plasminogen thành plasmin là:
A. Prothombin.
B. Urokinase
C. Thrombosthenin.
D. Bradykinin.
E. Heparin.
B
* Các chất sau có tác dụng hoạt hoá plasminogen thành plasmin, trừ:
A. Prothombin
B. Urokinase.
C. Streptokinase.
D. Yếu tố hoạt hóa plasminogen của mô.
E. Fibrin.
A
* Chất ức chế sự kết tụ tiểu cầu là:
A. Glycocalix
B. ADP
C. Thromboxan A2
D. Von Willebrand
A
* Các chất chống đông: Heparin có tác dụng chống đông trong invivo và invitro do làm bất hoạt trực tiếp các yếu tố đông máu.
A. Đúng
B. Sai
B (heparin tác dụng gián tiếp thông qua sự khuếch đại tác dụng của anti-trombin3)
* Các chất chống đông: Coumarin chỉ được dùng để chống đông trong ống nghiệm.
A. Đúng
B. Sai
B (chống đông trong cơ thể do cạnh tranh với vitamin K, giảm tổng hợp các yếu tố đông máu được tổng hợp tạo gan là II, VII, IX, X)
* Các chất chống đông: EDTA là chất chống tạo huyết khối trong cơ thể do làm giảm nồng độ ion Ca2+ trong máu.
A. Đúng
B. Sai
B (chống đông ống nghiệm, vì Ca cần giữ ổn định trong cơ thể)
* Các chất chống đông: Thrombomodulin có tác dụng ức chế trombin nên có tác dụng chống đông mạnh.
A. Đúng
B. Sai
A
* Các chất chống đông: Streptokinase có thể dùng điều trị nhồi máu cơ tim.
A. Đúng
B. Sai
A
* Heparin có tác dụng:
A. Ức chế các yếu tố đông máu.
B. Ức chế sự hình thành phức hệ protrombinase.
C. Ức chế a2-macroglobulin.
D. Ức chế trombin.
E. Ức chế protrombin.
D
* Cơ chế tác dụng của dicoumarin là:
A. Ức chế gan tổng hợp yếu tố II, III, VII, IX, X.
B. Ức chế quá trình đông máu nội sinh trong ống nghiệm.
C. Ức chế sự hấp thu Vitamin K.
D. Ức chế gan tổng hợp yếu tố II, VII, IX, X.
E. Ức chế gan tổng hợp yếu tố II, VII, IX, XI.
D
* Quá đông máu trong ống nghiệm bị hạn chế hoặc bị ngăn cản khi:
A. Nhiệt độ của máu tăng đến 37oC.
B. Cho thêm vào trong máu thromboplastin.
C. Cho thêm vào trong máu heparin.
D. Cho thêm vào trong máu citrat calci.
E. Cho thêm vào trong máu Cephalin và Kaolin
C
* Chất nào dưới đây không có tác dụng chống đông máu:
A. citrate
B. EDTA
C. heparin
D. bradykinin
E. coumarin
D (chất gây giãn mạch)
* Các nguyên nhân sau có thể làm giảm quá trình cầm máu, trừ:
A. Đông máu rải rác trong lòng mạch.
B. Giảm số lượng tiểu cầu.
C. Thiếu các yếu tố đông máu.
D. Xơ vữa động mạch
E. Xơ gan.
D (tăng đông máu do thành mạch tổn thương trở nên xù xì)
* Để đánh giá giai đoạn cầm máu sơ bộ, các bác sỹ lâm sàng thường dùng các xét nghiệm sau, trừ:
A. Nghiệm pháp dây thắt.
B. Xác định thời gian máu chảy.
C. Đếm số lượng tiểu cầu trực tiếp.
D. Định lượng từng yếu tố đông máu
E. Đo độ tập trung tiểu cầu.
D
* Các nguyên nhân sau có thể làm giảm phức hệ protrombinase do thiếu Vitamin K, trừ:
A. Xơ gan. (chức năng gan giảm gây giảm tổng hợp các yếu tố đông máu)
B. Viêm cầu thận.
C. Tắc ống mật chủ hoàn toàn. (mật không xuống được ruột gây hạn chế hấp thu vitamin)
D. Ăn uống thiếu dầu, mỡ. (vì vitamin K cần mỡ để hoà tan cho cơ thể hấp thu)
B
* Thiếu vitamin nào sẽ làm thời gian đông máu kéo dài
A. A
B. B
C. K
D. D
E. E
C
* Các nguyên nhân sau có thể làm tăng tạo huyết khối, trừ:
A. Xơ vữa động mạch.
B. Đa hồng cầu.
C. Nhiễm khuẩn.
D. Suy tim.
E. Dùng aspirin
E (gây giảm đông máu, thời gian đông máu kéo dài)
====================
Chương 8 - sinh lý các dịch của cơ thể
* Dịch nội bào là dịch trong bào tương và các bào quan.
A. đúng
B. sai
A
* Dịch ngoại bào là dịch có ở bên ngoài tế bào.
A. đúng
B. sai
A
* Dịch nội bào là dịch bên trong tế bào.
A. đúng
B. sai
A
* Dịch ngoại bào là dịch có trong máu, dịch kẽ, dịch bạch huyết.
A. đúng
B. sai
A
* Dịch ngoại bào cũng được gọi là nội môi
A. đúng
B. sai
A
* Huyết tương là huyết thanh mất đi các yếu tố đông máu
A. đúng
B. sai
B
* Huyết tương có chức năng sau, trừ:
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng.
B. Vận chuyển khí.
C. Vận chuyển kháng thể.
D. Vận chuyển hormon.
E. Dự trữ carbohydrat, lipid, protein.
E
* Albumin của huyết tương có vai trò chính trong:
A. Tạo áp suất thẩm thấu.
B. Tạo áp suất thuỷ tĩnh.
C. Tạo áp suất keo
D. Tạo kháng thể.
C
* Vai trò của albumin huyết tương:
A. Tạo áp suất keo của huyết tương.
B. Là chất tham gia cấu tạo tế bào.
C. Là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể.
D. Là chất mang vận chuyển một số chất khác trong huyết tương.
A D
* Dịch kẽ là dịch nằm ngoài tế bào trong hệ thống mạch, nằm trong khoảng kẽ giữa các tế bào
A. đúng
B. sai
A
* Thành phần dịch kẽ gồm có các chất sau, trừ
A. Protein dịch kẽ
B. Vi khuẩn
C. Hồng cầu
D. Bạch cầu
E. Các chất béo được hấp thu
C
* Dịch kẽ không có chức năng
A. Cung cấp oxy cho tế bào
B. Đào thải chất bã ở phổi
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào
D. Mang các sản phẩm chuyển hóa đến da
B
* Tại đầu mao động mạch, nếu áp suất thủy tĩnh mao mạch là 30mmHg, áp suất keo của máu là 28 mmHg, áp suất âm của dịch kẽ có giá trị tuyệt đối là 3mmHg, áp keo của dịch kẽ là 8mmHg. Tổng hợp các áp suất sẽ tạo ra:
A. Lực đẩy dịch từ mao mạch vào khoảng kẽ là 7 mmHg.
B. Lực đẩy dịch từ mao mạch vào khoảng kẽ là 13mmHg.
C. Lực kéo dịch vào lòng mạch là 7 mmHg.
D. Lực kéo dịch vào lòng mạch là 11 mmHg.
B
* Ở đầu mao mạch tiếp giáp với tiểu tĩnh mạch những áp suất sau kéo dịch trở lại lòng mạch là:
A. Áp suất keo của máu
B. Áp suất thuỷ tĩnh của máu.
C. Áp suất âm của dịch kẽ.
D. Áp suất keo của dịch kẽ.
A
* Dịch bạch huyết lưu thông theo con đường
A. Mao mạch bạch huyết > tĩnh mạch bạch huyết > ống ngực và ống bạch huyết phải về tim.
B. Mao mạch bạch huyết > tĩnh mạch bạch huyết > ống ngực và ống bạch huyết phải về tim phải.
C. Mao mạch bạch huyết > tĩnh mạch bạch huyết > ống ngực và ống bạch huyết phải về tim trái.
D. Động mạch bạch huyết > Mao mạch bạch huyết > tĩnh mạch bạch huyết > ống ngực và ống bạch huyết phải về tâm nhĩ phải.
E. Động mạch bạch huyết > Mao mạch bạch huyết > tĩnh mạch bạch huyết > ống ngực và ống bạch huyết phải về tâm nhĩ trái.
B
* Dịch bạch huyết từ khắp nơi trong cơ thể hòa trộn và cùng đổ trực tiếp vào:
A. Tĩnh mạch dưới đòn phải và trái
B. Tĩnh mạch chủ trên và dưới
C. Tĩnh mạch
D. Tâm nhĩ phải
E. Tĩnh mạch phổi phải và trái
A
* Các yếu tố sau đều làm tăng lưu lượng bạch huyết, trừ:
A. Tăng áp suất thuỷ tĩnh mao mạch.
B. Tăng áp suất keo của huyết tương.
C. Tăng nồng độ protein trong dịch kẽ
D. Tăng tính thấm của mao mạch.
B
* Các yếu tố sau đều làm tăng hoạt động của bơm bạch huyết, trừ:
A. Tăng co bóp thành mạch bạch huyết.
B. Tăng co cơ vân.
C. Tăng áp suất keo huyết tương.
D. Mạch đập.
E. Tăng vận động của phần của cơ thể.
C
* Lưu lượng dịch bạch huyết tăng khi:
A. Giảm áp suất mao mạch.
B. Tăng áp suất keo của huyết tương.
C. Giảm nồng độ protein trong dịch kẽ.
D. Tăng tính thấm của thành mao mạch.
D
* Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của hệ bạch huyết:
A. Vận chuyển dịch kẽ về máu
B. Vận chuyển dịch bạch huyết về tĩnh mạch dưới đòn phải và trái
C. Vận chuyển chất béo từ hệ tiêu hóa về máu
D. Bảo vệ
E. A + B + C + D đều đúng.
E
* Cấu trúc bài tiết dịch não tủy chủ yếu là:
A. Đám rối mạch mạc não thất III
B. Nhung mao màng nhện
C. Đám rối mạch mạc của não thất bên
D. Nhu mô não.
C
* Áp suất của dịch não tuỷ bình thường là:
A. 100 - 200 mm H2O.
B. 300 - 400 mm H2O.
C. 500 - 600 mm H2O.
D. 700 - 800 mm H2O.
A
* Các chất sau đây đều dễ dàng thấm qua hàng rào máu - não, trừ:
A. Chất gây mê.
B. Oxy.
C. Protein
D. CO2.
E. Rượu.
C
* Chức năng quan trọng nhất của dịch não tuỷ là:
A. Là bình chứa có khả năng ổn định thể tích của hộp sọ.
B. Đệm cho não trong hộp sọ cứng.
C. Là nơi trao đổi chất dinh dưỡng của hệ thần kinh.
D. Là trạm trung chuyển của một số thuốc tác dụng lên não mà không qua được hàng rào máu - não.
B
====================
Chương 9 - sinh lý tuần hoàn
* Luật Starling nói lên ảnh hưởng của:
A. Dây X lên lực co cơ tim.
B. Các ion lên tần số tim.
C. Độ pH lên tần số tim.
D. Lượng máu về tim lên lực co cơ tim.
E. Các hormon lên lực co cơ tim.
D
* Lưu lượng tim tỷ lệ thuận với:
A. Lực co cơ tim.
B. Nhịp tim.
C. Độ đàn hồi của mạch máu.
D. Mức tiêu thụ oxy của mô.
A
* Lực co của cơ tim tăng lên khi:
A. Tăng nhiệt độ máu đến tim. (tăng tần số)
B. Kích thích dây X chi phối tim. (giảm lực và tần số)
C. Giảm lượng máu về tim.
D. Kích thích dây giao cảm chi phối tim.
E. Tăng nồng độ ion K+ nuôi tim. (giảm trương lực cơ)
D
* Nhịp tim tăng lên khi:
A. Tăng nồng độ ion Ca++ trong máu đến tim.
B. Tăng áp suất máu trong quai động mạch chủ. (giảm)
C. Tăng nhiệt độ máu đến tim.
D. Tăng phân áp O2 trong máu động mạch. (giảm)
E. Giảm phân áp CO2 trong máu động mạch. (đồng nghĩa với tăng O2)
C
* Trong thời kỳ tăng áp:
A. Sợi cơ tâm thất co ngắn lại. (đẳng trường)
B. Van nhĩ thất đóng lại.
C. Van tổ chim mở ra.(chưa mở)
D. Máu phun vào động mạch.
B
* Tiếng tim thứ nhất.                         
A. Kết thúc thời kỳ tâm nhĩ co.
B. Mở đầu thời kỳ tâm thất co.
C. Kết thúc thời kỳ tâm thất co.
D. Mở đầu thời kỳ tâm thất trương.
B
* Nguyên nhân của tiếng tim thứ hai:
A. Đóng van nhĩ thất.
B. Co cơ tâm thất.
C. Máu phun vào động mạch.
D. Đóng van tổ chim.
E. Máu về tâm thất.
D
* Một người trưởng thành, khi lao động thể lực, tiêu thụ 1,8 lít oxy/phút. Nồng độ oxy trong máu động mạch là 175 ml/lít, trong máu tĩnh mạch là 125 ml/lít. Lưu lượng tim của người đó là:
A. 3,6 l/ph.
B. 15 l/ph.
C. 36 l/ph.
D. 40 l/ph.
E. 50 l/ph.
C
* Tính hưng phấn của cơ tim.
A. Cơ tim co càng mạnh khi cường độ kích thích càng cao.
B. Cơ tim bị co cứng khi kích thích liên tục.
C. Cơ tim đáp ứng khi kích thích vào lúc cơ đang giãn.
D. Cơ tim đáp ứng khi kích thích vào lúc cơ đang co.
C
* Khoảng PQ trong điện tâm đồ thể hiện:
A. Thời gian khử cực tâm nhĩ.
B. Thời gian khử cực tâm thất.
C. Thời gian tái cực tâm thất.
D. Thời gian khử cực tâm nhĩ và dẫn truyền xung động qua nút nhĩ thất.
E. Thời gian dẫn truyền xung động từ nút xoang đến cơ tâm nhĩ.
D
* Về đầy thất:
A. Phụ thuộc hoàn toàn vào nhĩ thu.
B. Bị giảm nếu van động mạch bị hẹp.
C. Bị giảm nếu van nhĩ thất bị hẹp.
D. Không phụ thuộc vào thời gian tâm trương.
E. Không phụ thuộc vào lực tâm thu.
C
* Thể tích tâm thu:
A. Là thể tích máu do một tâm thất bơm vào động mạch trong một phút.
B. Là thể tích máu do hai tâm thất bơm vào động mạch trong một phút.
C. Là thể tích máu do một tâm thất bơm vào động mạch trong một lần co bóp.
D. Là thể tích máu do hai tâm thất bơm vào động mạch trong một lần co bóp.
C
* Nhận xét chu chuyển tim sinh lý và chu chuyển tim lâm sàng:
A. Chu chuyển tim sinh lý dài hơn chu chuyển tim lâm sàng.
B. Chu chuyển tim lâm sàng dài hơn chu chuyển tim sinh lý.
C. Chu chuyển tim sinh lý không tính đến nhĩ thu còn chu chuyển tim lâm sàng có tính đến.
D. Chu chuyển tim lâm sàng chỉ tính đến hoạt động của tâm nhĩ.
E. Chu chuyển tim lâm sàng chỉ tính đến hoạt động của tâm thất.
E
* Thành tâm thất phải mỏng hơn tâm thất trái vì:
A. Tâm thất phải chứa ít máu hơn.
B. Thể tích tâm thu của tâm thất phải nhỏ hơn.
C. Tâm thất phải tống máu với một áp lực thấp hơn.
D. Tâm thất phải tống máu với một tốc độ thấp hơn.
E. Tâm thất phải tống máu qua lỗ van động mạch phổi rộng hơn lỗ van động mạch chủ.
C
* Phản xạ làm giảm nhịp tim xuất hiện khi:
A. Tăng HA ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
B. Lượng máu về tâm nhĩ phải tăng.
C. Phân áp O2 giảm trong máu động mạch.
D. Phân áp CO2 tăng trong máu động mạch.
E. pH máu giảm.
A
* Trong lúc lao động thể lực, 1 người tiêu thụ oxy là 1,8 lít/phút. Nồng độ O2 trong máu động mạch là 190 ml/l, trong máu tĩnh mạch là 134 ml/l. Lưu lượng tim của người đó là:
A. 3,2 l/phút.
B. 16 l/phút.
C. 32 l/phút.
D. 50 l/phút.
E. 160 l/phút.
C
* Về lưu lượng tim:
A. Lưu lượng tim trái lớn hơn lưu lượng tim phải.
B. Lưu lượng tim hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhịp tim.
C. Lưu lượng tim = Thể tích tâm thu x Nhịp tim.
D. Lưu lượng tim là thể tích máu 2 tâm thất bơm được/phút.
C
* Luật Starling của tim:
A. Nói lên ảnh hưởng của hệ giao cảm lên tim.
B. Nói lên ảnh hưởng của hệ phó giao cảm lên tim.
C. Nói lên ảnh hưởng của các hormon lên tim.
D. Nói lên sự tự điều hoà hoạt động của tim.
D
* Tâm thất trái có thành dày hơn tâm thất phải vì:
A. Nó tống máu với thể tích tâm thu lớn hơn.
B. Nó phải tống máu qua một lỗ hẹp là van tổ chim.
C. Nó phải tống máu với một áp suất cao hơn.
D. Nó phải tống máu với tốc độ cao hơn.
C
* Máu về tâm thất trong thời kỳ:
A. Tâm nhĩ thu.
B. Tâm trương.
C. Tâm nhĩ thu và tâm trương.
D. Tâm trương toàn bộ.
C
* Tâm thất thu:
A. Là giai đoạn dài nhất trong các giai đoạn của chu chuyển tim.
B. Là giai đoạn kết thúc khi van nhĩ thất đóng.
C. Là giai đoạn máu được tống vào động mạch.
D. Là giai đoạn được tính từ khi van tổ chim mở.
C
* Tần số tim tăng khi:
A. áp suất máu trong quai động mạch chủ tăng.
B. áp suất máu trong xoang động mạch cảnh tăng.
C. Lượng máu về tâm nhĩ trái tăng.
D. Phân áp CO2 trong máu động mạch tăng.
D
* Đúng vào lúc nghe thấy tiếng tim thứ nhất thì:
A. Nhĩ đang giãn sau khi co.
B. Thất đang co.
C. Nhĩ đang giãn, thất vừa mới co.
D. Nhĩ đang giãn, thất đang tống máu.
E. Nhĩ bắt đầu co, thất đang tống máu.
C
* Đúng vào lúc nghe thấy tiếng tim thứ hai thì:
A. Nhĩ đang co.
B. Thất vừa giãn, nhĩ đang giãn.
C. Thất đã giãn hoàn toàn, nhĩ đang co.
D. Thất chưa giãn, nhĩ đang co.
E. Thất đang co, nhĩ bắt đầu co.
B
* Phản xạ giảm áp xuất hiện khi:
A. Tim đập nhanh làm máu đến động mạch nhiều.
B. Tim co bóp mạnh làm máu đến động mạch nhiều.
C. Máu về tim nhiều làm máu đến động mạch nhiều.
D. áp suất máu trong quai động mạch chủ, xoang động mạch cảnh tăng.
D
* Phản xạ tim - tim xuất hiện khi:
A. Máu về tim nhiều.
B. Máu về tâm nhĩ trái nhiều.
C. Máu về tâm nhĩ phải nhiều.
D. Máu về tâm thất nhiều.
C
* Phản xạ tăng nhịp tim xuất hiện khi:
A. Nồng độ O2 máu tăng, CO2 giảm.
B. Nồng độ O2 máu giảm, CO2 tăng.
C. Nồng độ O2 máu tăng, CO2 tăng.
D. Nồng độ O2 máu giảm, CO2 giảm.
B
* Tính trơ có chu kỳ:
A. Là tính không đáp ứng của cơ tim.
B. Là tính không đáp ứng với kích thích của cơ tim.
C. Là tính không đáp ứng có chu kỳ của cơ tim.
D. Là tính không đáp ứng với kích thích có chu kỳ của cơ tim.
D
* Cơ tim hoạt động theo quy luật "tất hoặc không" vì:
A. Cơ tim có đặc tính trơ có chu kỳ.
B. Cơ tim có đặc tính nhịp điệu.
C. Cơ tim có cầu dẫn truyền hưng phấn.
D. Cơ tim là một hợp bào.
D
* Điện thế hoạt động của cơ tim có giai đoạn cao nguyên vì:
A. Tế bào cơ tim có kênh calci chậm và màng tế bào cơ tim tăng tính thấm với ion kali.
B. Tế bào cơ tim có kênh calci chậm và màng tế bào cơ tim giảm tính thấm với ion kali.
C. Tế bào cơ tim có kênh calci chậm và màng tế bào cơ tim tăng tính thấm với ion natri.
D. Tế bào cơ tim có kênh calci chậm và màng tế bào cơ tim giảm tính thấm với ion natri.
B
* Về cấu tạo của cơ tim: Giống cơ trơn là có các vân sáng và vân tối.
A. đúng
B. sai
B
* Về cấu tạo của cơ tim: Giống cơ vân là nhân nằm giữa sợi cơ.
A. đúng
B. sai
B
* Về cấu tạo của cơ tim: Cả quả tim là một hợp bào.
A. đúng
B. sai
B
* Về cấu tạo của cơ tim: Màng tế bào cơ tim có nhiều kênh Ca++ chậm.
A. đúng
B. sai
A
* Về cấu tạo của cơ tim: Trong sợi cơ tim có nhiều glycogen.
A. đúng
B. sai
A
* Về đặc tính sinh lý của cơ tim: Kích thích điện vào lúc tim đang co thì tim không đáp ứng.
A. đúng
B. sai
A
* Về đặc tính sinh lý của cơ tim: Kích thích điện đúng vào lúc nút xoang phát nhịp thì gây ngoại tâm thu có nghỉ bù.
A. đúng
B. sai
B
* Về đặc tính sinh lý của cơ tim: Nghỉ bù là do co bóp phụ (ngoại tâm thu) gây tiêu hao nhiều năng lượng, làm tim phải nghỉ một thời gian.
A. đúng
B. sai
B
* Về đặc tính sinh lý của cơ tim: Bó His có khả năng phát xung động với tần số 50- 60 xung /phút.
A. đúng
B. sai
B
* Về đặc tính sinh lý của cơ tim: Tốc độ dẫn truyền xung động ở mạng lưới Purkinje là 1,5-4 m/s.
A. đúng
B. sai
A
* Về quy luật Starling: Lực co cơ tim tỉ lệ thuận với thể tích đầu tâm trương.
A. đúng
B. sai
B
* Về quy luật Starling: Lực co cơ tim tỉ lệ thuận với thể tích cuối tâm trương.
A. đúng
B. sai
A
* Về quy luật Starling: Lực co cơ tim luôn tăng khi lượng máu về tim tăng.
A. đúng
B. sai
B
* Về quy luật Starling: Lực co cơ tim luôn tăng khi lượng máu về tim tăng.
A. đúng
B. sai
B
* Về quy luật Starling: ở những tư thế khác nhau có những đường cong Starling khác nhau.
A. đúng
B. sai
A
* Về điện tâm đồ: V1, V2 phản ánh hoạt động điện của tâm thất trái.
A. đúng
B. sai
B (V5, V6)
* Về điện tâm đồ: V5, V6 phản ánh hoạt động điện của tâm thất phải.
A. đúng
B. sai
B (V1, V2)
* Về điện tâm đồ: Sóng R luôn luôn (+) ở các chuyển đạo.
A. đúng
B. sai
B
* Về điện tâm đồ: Sóng P là sóng khử cực của tâm nhĩ.
A. đúng
B. sai
A
* Về điện tâm đồ: Sóng T là sóng tái cực của tâm thất.
A. đúng
B. sai
A
* Về cơ chế điều hoà hoạt động tim: Trong điều kiện bình thường tim thường xuyên chịu tác dụng trương lực của hệ phó giao cảm.
A. đúng
B. sai
A
* Về cơ chế điều hoà hoạt động tim: Phản xạ tim- tim có tác dụng ngăn sự ứ máu trong tim.
A. đúng
B. sai
A
* Về cơ chế điều hoà hoạt động tim: Nhiệt độ của máu tăng làm tăng lực co của cơ tim và nhịp tim.
A. đúng
B. sai
B (chỉ tăng nhịp)
* Về cơ chế điều hoà hoạt động tim: Phản xạ mắt- tim làm tim đập chậm lại là thông qua dây X.
A. đúng
B. sai
A
* Về cơ chế điều hoà hoạt động tim: Trung tâm của phản xạ Goltz nằm ở cầu não.
A. đúng
B. sai
B (hành não)
* Về ảnh hưởng của dây thần kinh tự chủ lên tim: Kích thích sợi dây X đến tim làm giảm tần số phát nhịp của các tế bào phát nhịp nằm xen trong cơ tim.
A. đúng
B. sai
A
* Về ảnh hưởng của dây thần kinh tự chủ lên tim: Hệ giao cảm hưng phấn làm tăng tần số phát nhịp của các tế bào phát nhịp nằm xen trong cơ tim.
A. đúng
B. sai
A
* Về ảnh hưởng của dây thần kinh tự chủ lên tim: Hệ giao cảm làm tăng tính dẫn truyền của cơ tim còn hệ phó giao cảm có tác dụng ngược lại.
A. đúng
B. sai
A
* Về ảnh hưởng của dây thần kinh tự chủ lên tim: Hệ phó giao cảm làm tăng tính hưng phấn của cơ tim còn hệ giao cảm có tác dụng ngược lại.
A. đúng
B. sai
B
* Về ảnh hưởng của dây thần kinh tự chủ lên tim: Trong điều kiện bình thường tim thường xuyên chịu tác động trương lực của hệ giao cảm.
A. đúng
B. sai
B
* Về các phản xạ điều hoà tim: Phản xạ giảm áp do tăng áp suất trong xoang động mạch cảnh là thông qua dây X.
A. đúng
B. sai
A
* Về các phản xạ điều hoà tim: Phản xạ tim - tim làm giảm nhịp tim.
A. đúng
B. sai
B (tăng nhịp tim để tránh ứ trệ máu)
* Về các phản xạ điều hoà tim: Phản xạ giảm áp do tăng áp suất trong quai động mạch chủ là thông qua dây X.
A. đúng
B. sai
A
* Về các phản xạ điều hoà tim: Khi co kéo mạnh vào các tạng sâu trong ổ bụng có thể làm tăng nhịp tim.
A. đúng
B. sai
B (có thể giảm hoặc ngừng đập)
* Về các phản xạ điều hoà tim: Phản xạ tim- tim là thông qua dây X.
A. Đúng          
B. Sai
B (thông qua vùng bainbridge ở quanh 2 tĩnh mạch đổ vào nhĩ phải)
* Về chu kỳ tim: Tâm nhĩ co 0,1 giây sau đó giãn.
A. đúng
B. sai
A
* Về chu kỳ tim: Trong thời kỳ tống máu cơ tâm thất co đẳng trường.
A. đúng
B. sai
B
* Về chu kỳ tim: Trong thời kỳ tăng áp của tâm thất thu van nhĩ thất đóng.
A. đúng
B. sai
A
* Về chu kỳ tim: Thời kỳ tâm trương toàn bộ hút được 65% lượng máu từ nhĩ xuống thất.
A. đúng
B. sai
A
* Về chu kỳ tim: Trong thời kỳ tâm trương toàn bộ van nhĩ thất mở.
A. đúng
B. sai
A
* Sự đóng mở van trong chu kỳ tim: Van nhĩ thất bắt đầu mở trong giai đoạn tâm nhĩ thu.
A. đúng
B. sai
B
* Sự đóng mở van trong chu kỳ tim: Van nhĩ thất đóng vào đầu thời kỳ tăng áp của giai đoạn tâm thất thu.
A. đúng
B. sai
A
* Sự đóng mở van trong chu kỳ tim: Van tổ chim mở vào cuối thời kỳ tăng áp.
A. đúng
B. sai
A
* Sự đóng mở van trong chu kỳ tim: Van tổ chim mở vào cuối thời kỳ tăng áp.
A. đúng
B. sai
A
* Sự đóng mở van trong chu kỳ tim: Van tổ chim đóng vào đầu giai đoạn tâm trương toàn bộ.
A. đúng
B. sai
A
* Tiếng tim: Tiếng tim thứ nhất nghe trầm, dài.
A. đúng
B. sai
A
* Tiếng tim: Tiếng tim thứ nhất do đóng van nhĩ - thất.
A. đúng
B. sai
A
* Tiếng tim: Tiếng tim thứ nhất trầm, ngắn do chỉ có van hai lá đóng.
A. đúng
B. sai
B
* Tiếng tim: Tiếng tim thứ hai do đóng các van tổ chim.
A. đúng
B. sai
A
* Tiếng tim: Tiếng tim thứ hai mở đầu giai đoạn tâm trương toàn bộ.
A. đúng
B. sai
A
* Các chất sau đây gây giãn mạch, trừ:
A. Nồng độ ion Mg++ trong máu tăng.
B. Histamin.
C. Vasopressin.
D. Prostaglandin.
C
* Các chất sau đây gây co mạch, trừ:
A. Adrenalin.
B. Angiotensin I.
C. Angiotensin II.
D. Vasopressin.
B (cái này sẽ được chuyển thành angiotensin II)
* Những thay đổi sau đây làm tăng huyết áp, trừ:
A. Nồng độ O2 trong máu động mạch giảm.
B. Nồng độ CO2 trong máu động mạch giảm.
C. pH máu giảm.
D. Nồng độ CO2 trong máu động mạch tăng.
B
* Khi trương lực mạch máu bình thường, lực co cơ tim giảm làm cho:
A. Huyết áp hiệu số tăng.
B. Huyết áp tối thiểu giảm.
C. Huyết áp trung bình tăng.
D. Huyết áp hiệu số giảm.
D (do HATTh giảm trong khi huyết áp tâm trương không tăng)
* Huyết áp tăng kích thích vào bộ phận nhận cảm áp lực sẽ gây ra:
A.Tăng lực co tim.
B. Tăng nhịp tim.
C.Kích thích thần kinh phó giao cảm chi phối tim.
D. Tăng huyết áp ngoại vi.
E. Kích thích trung tâm co mạch.
C
* Cơ chế nào trong những cơ chế dưới đây là quan trọng nhất làm tăng dòng máu đến cơ vân trong khi vận động:
A. Tăng huyết áp động mạch.
B. Tăng xung động trên hệ anpha-adrenergic.
C. Tăng xung động trên hệ beta-adrenergic.
D. Co mạch lách và thận.
E. Giãn mạch thứ phát do tác động của các sản phẩm chuyển hoá tại chỗ
E
* Cơ thể có cơ chế điều hoà làm huyết áp động mạch giảm xuống khi:
A. áp suất máu trong quai động mạch chủ tăng lên.
B. áp suất máu trong xoang động mạch cảnh giảm.
C. Tăng sức cản của hệ tuần hoàn.
D. Nhịp tim chậm.
A
* Huyết áp động mạch trung bình được tính:
A. Trung bình cộng của HA tâm thu và HA tâm trương.
B. HA tâm trương cộng với một phần ba HA hiệu số.
C. Trung bình cộng của nhiều lần đo huyết áp tối đa.
D. Trung bình cộng của nhiều lần đo huyết áp tối thiểu.
B
* Huyết áp động mạch tăng khi:
A. Suy dinh dưỡng protein năng lượng.
B. Xơ vữa động mạch.
C. ỉa chảy mất nước.
D. Suy tim trái.
E. Suy tim phải.
B
* Huyết áp động mạch giảm khi:
A. ADH trong máu tăng.
B. Suy dinh dưỡng protein năng lượng.
C. Ăn mặn.
D. Xơ vữa động mạch.
E. pH máu giảm.
B (áp suất keo giảm do thiếu protein trong máu)
* Hormon có tác dụng co mạch mạnh nhất là:
A. Adrenalin.
B. Noradrenalin.
C. Angiotensin II.
D. ADH.
C
* Các chất có tác dụng lên điều hoà huyết áp do có tác động lên mạch máu và đồng thời tác động lên tái hấp thu ở ống thận là:
A. Adrenalin và noradrenalin.
B. Serotonin và bradykinin.
C. Angiotensin II và vasopressin.
D. Prostaglandin và angiotensin.
E. Noradrenalin và angiotensin II.
C
* Tuần hoàn mao mạch:
A. Tuần hoàn mao mạch phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố toàn thân.
B. Các mao mạch luôn đóng mở giống nhau.
C. áp suất trong mao mạch cao vì đường kính của mao mạch nhỏ.
D. Trong một hệ mao mạch, các mao mạch thay nhau đóng mở.
D
* Nguyên nhân chính của tuần hoàn tĩnh mạch là:
A. Trọng lực.
B. Sức bơm của tim.
C. Sức hút của tim.
D. Hệ thống van trong tĩnh mạch.
E. Động mạch đập, ép vào tĩnh mạch.
B
* áp suất keo của huyết tương:
A. Tăng dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch.
B. Không đổi từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch.
C. Giảm dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch.
D. Tăng đột ngột trong khu vực mao mạch.
E. Giảm đột ngột trong khu vực mao mạch.
B
* áp suất thuỷ tĩnh của huyết tương:
A. Giảm dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch.
B. Tăng dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch.
C. Giảm dần từ đầu tiểu động mạch nhưng rồi tăng dần lên ở đầu tiểu tĩnh mạch.
D. Giảm đột ngột trong khu vực mao mạch.
E. Tăng đột ngột trong khu vực mao mạch.
A
* Trị số thấp nhất của huyết áp tĩnh mạch đo được ở:
A. Tĩnh mạch phổi.
B. Tĩnh mạch chủ bụng.
C. Tĩnh mạch trên gan.
D. Tâm nhĩ trái.
E. Tâm nhĩ phải.
E
* Dịch trong lòng mao mạch ra khoảng kẽ tăng lên do:
A. Giảm áp suất máu động mạch.
B. Giảm áp suất máu tĩnh mạch.
C. Tăng áp suất keo của dịch kẽ.
D. Tăng chênh lệch áp suất thuỷ tĩnh và áp suất keo trong mao mạch.
E. Co mao mạch.
D
* Nguyên nhân quan trọng nhất của tuần hoàn tĩnh mạch là:
A. Sức đẩy còn lại của tâm thất thu.
B. Sức hút của tâm thất lúc thất giãn.
C. Cơ vân co, ép vào tĩnh mạch.
D. Động mạch đi kèm đập, ép vào tĩnh mạch.
E. áp suất âm trong lồng ngực.
A
* Dịch từ lòng mao mạch di chuyển ra khoảng kẽ tăng lên khi:
A. Giảm huyết áp động mạch.
B. Tăng áp suất keo huyết tương.
C. Tăng áp suất thuỷ tĩnh ở tĩnh mạch.
D. Tăng áp suất thuỷ tĩnh ở khoảng kẽ.
E. Giảm áp suất keo ở khoảng kẽ.
C
* Lưu lượng mạch vành tăng lên khi:
A. Kích thích thần kinh giao cảm đến tim.
B. Kích thích thần kinh phó giao cảm đến tim.
C. Tăng nồng độ oxy trong máu.
D. Giảm hoạt động tim.
E. Tăng pH máu.
A
* Lưu lượng máu não tăng lên khi:
A. Tăng hoạt động tim.
B. Tăng nồng độ CO2 trong máu.
C. Tăng nồng độ oxy trong máu.
D. Tăng pH máu.
E. Tăng hoạt tính thần kinh giao cảm.
B
* Lưu lượng máu qua phổi tăng lên khi:
A. Tăng phân áp oxy trong phế nang.
B. Giảm phân áp oxy trong máu.
C. Tăng pH máu.
D. Tăng hoạt tính thần kinh giao cảm.
E. Giảm nồng độ CO2 trong máu.
A
* Tiểu động mạch giãn ra khi:
A. Tăng phân áp O2.
B. Tăng bradykinin.
C. Tăng nồng độ ion Ca++.
D. Giảm nồng độ ion K+.
E. Giảm histamin.
B
* Cơ thắt trước mao mạch giãn ra khi:
A. Giảm nồng độ O2 ở dịch kẽ.
B. Giảm nồng độ CO2 ở dịch kẽ.
C. Giảm nhiệt độ máu.
D. Giảm histamin ở dịch kẽ.
E. Giảm nồng độ ion H+ ở dịch kẽ.
A
* Kích thích hệ thần kinh giao cảm làm tăng HA do có các tác dụng sau đây, trừ:
A. Co các động mạch nhỏ do đó làm tăng sức cản.
B. Co các tiểu động mạch do đó làm tăng sức cản.
C. Co các mao mạch do đó làm tăng sức cản.
D. Co các tĩnh mạch lớn do đó dồn máu về tim.
C
* Angiotensin II làm tăng HA do có các tác dụng sau, trừ:
A. Co động mạch nhỏ làm tăng sức cản.
B. Co tiểu động mạch làm tăng sức cản. (tiểu động mạch sát với mao mạch)
C. Kích thích vỏ thượng thận tăng bài tiết aldosteron. (tăng hấp thụ natri)
D. Kích thích hệ giao cảm tăng bài tiết noradrenalin.
E. Tăng tính nhạy cảm của noradrenalin đối với mạch máu.
A
* Angiotensin II được hình thành khi:
A. Máu chảy trong động mạch.
B. Máu qua mao mạch gan.
C. Máu qua mao mạch phổi.
D. Máu qua mao mạch thận.
C
* Phản xạ điều hoà HA xuất hiện trong các trường hợp sau, trừ:
A. HA tăng tác động vào receptor áp suất ở quai động mạch chủ, xoang động mạch cảnh.
B. Máu cung cấp cho trung tâm vận mạch tăng.
C. Máu cung cấp cho trung tâm vận mạch giảm.
D. HA, O2, CO2, H+ kích thích receptor hoá học ở xoang động mạch cảnh.
B
* Các yếu tố sau đây có thể gây tăng HA, trừ:
A. Chế độ ăn nhiều cholesterol.
B. Căng thẳng thần kinh kéo dài.
C. Nghiện thuốc lá.
D. Thường xuyên vận động.
D
* Các chất điều hoà vận mạch: Adrenalin làm co mạch dưới da, giãn mạch vành, mạch não và mạch ở cơ vân.
A. đúng
B. sai
A
* Các chất điều hoà vận mạch: Noradrenalin chỉ có tác dụng làm co các động mạch lớn.
A. đúng
B. sai
B (co mạch toàn thân)
* Các chất điều hoà vận mạch: Bradykinin trong máu có tác dụng trực tiếp gây giãn mạch và tăng tính thấm mao mạch.
A. đúng
B. sai
A
* Các chất điều hoà vận mạch: Vasopressin làm tăng huyết áp chỉ do làm co mạch.
A. Đúng
B. Sai
B (còn chống bài niệu nên được gọi là ADH-anti diuretic hormone)
* Những yếu tố sau đây làm tăng huyết áp: Tim co bóp mạnh.
A. đúng
B. sai
A
* Những yếu tố sau đây làm tăng huyết áp: Nhịp tim tăng trên 140 lần/ ph.
A. Đúng
B. Sai
B (lúc này huyết áp giảm vì lưu lượng tim giảm, do giai đoạn tâm trương bị rút ngắn, máu không kịp về tim)
* Những yếu tố sau đây làm tăng huyết áp: Độ quánh của máu tăng.
A. đúng
B. sai
A
* Những yếu tố sau đây làm tăng huyết áp: Giãn mạch toàn thân.
A. đúng
B. sai
B
* Angiotensin 2 có tác dụng: Kích thích ống thận tăng tái hấp thu Ca++.
A. đúng
B. sai
B (tăng tái hấp thu Na+)
* Angiotensin 2 có tác dụng: Kích thích tận cùng thần kinh giao cảm tăng tiết adrenalin.
A. đúng
B. sai
B (noradrenalin)
* Angiotensin 2 có tác dụng giảm tái nhập adrenalin trở lại cúc tận cùng.
A. đúng
B. sai
B (noradrenalin)
* Angiotensin 2 có tác dụng: Tăng nhậy cảm của các mạch máu với noradrenalin.
A. đúng
B. sai
A
* Angiotensin 2 có tác dụng: Kích thích vùng Postrema làm tăng trương lực mạch máu.
A. đúng
B. sai
A
* Huyết áp động mạch tỷ lệ nghịch với sức cản của mạch và tỷ lệ thuận với lưu lượng tim.
A. đúng
B. sai
B (tỉ lệ thuận với sức cản của mạch: P=Q.R)
* Huyết áp động mạch tỷ lệ thuận với lưu lượng tim và đường kính động mạch.
A. Đúng
B. Sai
B (tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của bán kính động mạch)
126.Huyết áp động mạch tỷ lệ nghịch với luỹ thừa 4 của bán kính động mạch.
A. đúng
B. sai
A
* Các yếu tố làm thay đổi hoạt động tim thì làm thay đổi huyết áp động mạch.
A. đúng
B. sai
A
* Về huyết áp động mạch: Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu phụ thuộc vào lực co của cơ tim.
A. đúng
B. sai
B (nhiều yếu tố)
* Huyết áp động mạch: Tỷ lệ thuận với lưu lượng tim và bán kính mạch.
A. đúng
B. sai
B
* Huyết áp động mạch: Tỷ lệ thuận với sức cản của mạch.
A. đúng
B. sai
A
* Huyết áp động mạch: Tỷ lệ nghịch với độ quánh của máu.
A. đúng
B. sai
B
* Huyết áp động mạch: Tỷ lệ thuận với thể tích máu.
A. đúng
B. sai
A
* Huyết áp động mạch: Tỷ lệ thuận với áp suất thẩm thấu của máu.
A. đúng
B. sai
A
* Trong một hệ mao mạch, các mao mạch thay nhau lần lượt đóng mở.
A. đúng
B. sai
A
* Tuần hoàn mao mạch phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố toàn thân.
A. đúng
B. sai
B
* Về tuần hoàn trong mạch máu: Phần lớn máu tĩnh mạch về tim được là nhờ trọng lực.
A. đúng
B. sai
B (nhờ lực đẩy còn lại của tim)
* Hệ thống tĩnh mạch có khả năng chứa toàn bộ khối lượng máu của cơ thể.
A. đúng
B. sai
B
* Về tuần hoàn trong mạch máu: Khu vực tuần hoàn trong mao mạch, tĩnh mạch và tiểu tuần hoàn là khu vực có áp suất thấp.
A. đúng
B. sai
A
* Về các loại áp suất trong khu vực mao mạch: áp suất thuỷ tĩnh giảm dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch.
A. đúng
B. sai
A
* Về các loại áp suất trong khu vực mao mạch: áp suất keo của huyết tương tăng dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch.
A. đúng
B. sai
B (áp suất keo không đổi)
* Về các loại áp suất trong khu vực mao mạch: áp suất keo của huyết tương giảm dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch.
A. đúng
B. sai
B
* Về các loại áp suất trong khu vực mao mạch: áp suất keo của huyết tương giảm quá thấp có thể gây phù do thoát nước từ mao mạch ra khoảng kẽ.
A. đúng
B. sai
A
* Về các loại áp suất trong khu vực mao mạch: Cản trở lưu thông ở tiểu tĩnh mạch có thể gây phù do thoát nước từ mao mạch ra khoảng kẽ.
A. đúng
B. sai
A
* Đặc điểm của tĩnh mạch: Có tổng thiết diện lớn hơn hệ thống động mạch.
A. đúng
B. sai
A
* Đặc điểm của tĩnh mạch: Có tính đàn hồi tốt hơn động mạch.
A. đúng
B. sai
B
* Đặc điểm của tĩnh mạch: Có khả năng chứa khoảng 64% lượng máu của cơ thể.
A. đúng
B. sai
A
* Đặc điểm của tĩnh mạch: Có các xoang tĩnh mạch.
A. đúng
B. sai
A
* Đặc điểm của tĩnh mạch: Có khả năng giãn yếu.
A. đúng
B. sai
B
* Trong một hệ thống mao mạch, các mao mạch đóng mở do sự thay đổi oxy của mô.
A. đúng
B. sai
A
* Tuần hoàn mao mạch phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố tại chỗ.
A. đúng
B. sai
A
* Tuần hoàn mao mạch: áp suất máu trong mao mạch phụ thuộc vào thể tích máu hơn là lưu lượng máu qua mao mạch.
A. đúng
B. sai
A
* Tuần hoàn mao mạch: Trong các mao mạch máu luôn chảy liên tục.
A. Đúng
B. Sai
B (trong các mao mạch thực sự thì chảy giật cục do tác động của cơ thắt trước mao mạch)
* Tuần hoàn mao mạch: Có khoảng 30-50% lượng máu mao mạch chảy qua mao mạch thực sự.
A. đúng
B. sai
A
* Tuần hoàn địa phương: Có nhiều mạch nối giữa các động mạch vành lớn.
A. đúng
B. sai
B (rất ít hệ thống nối thông)
* Tuần hoàn địa phương: Có nhiều mạch nối giữa các động mạch ở não.
A. đúng
B. sai
A
* Tuần hoàn địa phương: Tuần hoàn phổi vừa làm nhiệm vụ trao đổi khí với phế nang vừa nuôi dưỡng phổi.
A. Đúng
B. Sai
B (nuôi dưỡng phổi có đm phế quản tách ra từ đm chủ ngực)
* Tuần hoàn địa phương: áp suất máu trong động mạch phổi thay đổi nhiều theo hoạt động của tim.
A. đúng
B. sai
B
* Lưu lượng máu não nhỏ hơn lưu lượng mạch vành.
A. Đúng
B. Sai
B (lưu lượng máu não là 700ml/ph, còn lưu lượng mạch vành là 255ml/ph)
====================
Chương 10 - sinh lý hô hấp
* Màng hô hấp có:
A. 4 lớp.
B. 5 lớp.
C. 6 lớp.
D. 7 lớp.
C
* Đường dẫn khí luôn mở vì:
A. Thành có các vòng sụn.
B. Thành có cơ trơn.
C. Luôn chứa khí.
D. Có các vòng sụn và áp suất âm màng phổi.
D
* áp suất trong đường dẫn khí:
A. Luôn bằng áp suất khí quyển.
B. Bằng áp suất khí quyển trước khi hít vào.
C. Lớn hơn áp suất khí quyển khi hít vào.
D. Nhỏ hơn áp suất khí quyển khi thở ra.
B
* áp suất khoang màng phổi:
A. Có tác dụng làm cho phổi luôn giãn sát với lồng ngực.
B. Có giá trị thấp nhất ở thì hít vào thông thường.
C. Được tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực.
D. Có giá trị cao hơn áp suất khí quyển ở cuối thì thở ra.
A
* Giá trị áp suất màng phổi qua các động tác hô hấp:
A. Cuối thì thở ra tối đa là +7 mmHg. (-1)
B. Cuối thì thở ra bình thường là 0 mmHg. (-4)
C. Cuối thì hít vào bình thường là -7 mmHg.
D. Cuối thì hít vào tối đa là -15 mmHg. (-30)
C
* Tác dụng của chất hoạt diện (surfactant):
A. Tăng sức căng bề mặt.
B. Giảm sức căng bề mặt.
C. ổn định sức căng bề mặt.
D. Thay đổi sức căng bề mặt.
C
* áp suất âm màng phổi có các ý nghĩa sau đây, trừ:
A. Lồng ngực dễ di động khi thở.
B. Phổi co giãn theo sự di động của lồng ngực.
C. Máu về tim và lên phổi dễ dàng.
D. Hiệu suất trao đổi khí đạt mức tối đa.
A
* Động tác thở ra tối đa:
A. Là động tác thụ động do trung tâm hô hấp không hưng phấn.
B. Có tác dụng đẩy thêm khỏi phổi một thể tích khí gọi là thể tích khí dự trữ thở ra.
C. Có tác dụng đẩy các tạng trong ổ bụng xuống phía dưới.
D. Làm lồng ngực giảm thể tích do co cơ liên sườn ngoài.
B
* Động tác hít vào tối đa:
A. Là động tác hít vào cố sức sau ngừng thở.
B. Là động tác hít vào cố sức sau thở ra bình thường.
C. Là động tác hít vào cố sức sau thở ra hết sức.
D. Là động tác hít vào cố sức sau hít vào bình thường.
D
* Dung tích sống:
A. Là số lít khí hít vào tối đa sau khi hít vào bình thường.
B. Là số lít khí thở ra tối đa sau thở ra bình thường.
C. Là số lít khí thở ra tối đa sau khi hít vào bình thường.
D. Là số lít khí thở ra tối đa sau hít vào tối đa.
D
* Dung tích toàn phổi (TLC) bằng:
A. IC + FRC.
B. FRC + IRV. (+TV)
C. TV + IRV + ERV. (+RV)
D. IC + TV + FRC.
A
* Các thông số đánh giá hạn chế hô hấp là:
A. TLC, RV, FRC.
B. VC, TLC.
C. VC, FRC, MMEF.
D. TLC, FEV1, FRC.
B
* Các thông số đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí là:
A. VC, TV, Tiffeneau.
B. FEV1, TLC, MMEF.
C. MEF 25, RV, IRV.
D. FEV1, MMEF, Tiffeneau.
D
* Thông khí phế nang bằng:
A. Thông khí phút.
B. Lượng khí thay đổi trong một phút.
C. Thông khí phút trừ đi thông khí khoảng chết.
D. Khoảng 6 lít.
C
* Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến trao đổi khí ở màng hô hấp, trừ:
A. Chênh lệch phân áp O2, CO2.
B. Năng lượng cung cấp cho trao đổi khí ở màng hô hấp.
C. Diện tích màng hô hấp.
D. Độ dày của màng hô hấp.
E. Tốc độ khuếch tán của khí.
B
* Khả năng khuếch tán khí qua màng hô hấp phụ thuộc vào:
A. Độ dày của màng hô hấp.
B. Chênh lệch phân áp khí qua màng.
C. Diện tích màng hô hấp.
D. Hệ số khuếch tán.
E. Cả 4 yếu tố trên.
E
* Các dạng O2 và CO2 trong máu:
A. Dạng hoà tan O2 và CO2 là dạng vận chuyển chủ yếu.
B. Dạng kết hợp là dạng tạo ra phân áp khí trong máu.
C. Dạng kết hợp là dạng vận chuyển của khí.
D. Dạng hoà tan và kết hợp không có liên quan với nhau.
C
* Dạng vận chuyển chủ yếu CO2 trong máu là:
A. Dạng hoà tan.
B. Dạng kết hợp với Hb.
C. Dạng kết hợp với muối kiềm.
D. Dạng kết hợp với protein.
C
* Trung tâm hô hấp:
A. Trung tâm điều chỉnh phát xung động gây động tác hít vào.
B. Trung tâm hít vào tự phát xung động gây động tác hít vào.
C. Trung tâm thở ra tham gia vào nhịp thở cơ bản.
D. Trung tâm hoá học liên hệ trực tiếp với trung tâm thở ra.
B
* Nhịp hô hấp bình thường được duy trì bởi:
A. Trung tâm hít vào, trung tâm thở ra.
B. Trung tâm hít vào và trung tâm điều chỉnh.
C. Trung tâm nhận cảm hoá học.
D. Phản xạ Hering Breuer.
B
* O2 tham gia điều hoà hô hấp thông qua cơ chế tác dụng:
A. Lên trung tâm hít vào, khi nồng độ O2 trong máu giảm.
B. Lên trung tâm hoá học, khi nồng độ O2 trong máu giảm.
C. Lên trung tâm hô hấp khi nồng độ O2 trong máu bắt đầu giảm.
D. Lên các receptor ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
D
* Vai trò của CO2 trong điều hoà hô hấp:
A. CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hô hấp.
B. CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hít vào.
C. CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hoá học.
D. CO2 tác động lên trung tâm hô hấp thông qua ion H+.
D
* áp suất âm trong màng phổi:
A. Tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực.
B. Làm cho hiệu suất trao đổi khí đạt giá trị tối đa.
C. Máu về tim dễ dàng ở thì thở ra.
D. Máu lên phổi dễ dàng ở thì thở ra.
B
* Oxy kết hợp với Hb ở nơi có:
A. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 cao.
B. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 thấp.
C. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 cao.
D. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 thấp.
B
* CO2 kết hợp với muối kiềm ở nơi:
A. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 thấp.
B. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 cao.
C. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 thấp.
D. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 cao.
D
* Khả năng khuếch tán của oxy từ phế nang vào máu phụ thuộc vào:
A. Phân áp CO2 trong máu mao tĩnh mạch phổi.
B. Sự chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu.
C. Diện tích các mao mạch phổi.
D. áp lực phế nang.
E. Cả 4 yếu tố trên.
B
* Lượng O2 từ máu vào mô tăng lên do giảm:
A. Hàm lượng 2-3 DPG trong máu.
B. Phân áp CO2 trong máu.
C. Nồng độ ion Na+ trong máu.
D. Độ pH máu.
E. Nhiệt độ của máu.
D
* oxy từ phế nang vào máu mao mạch phổi theo hình thức:
A. Khuếch tán thụ động.
B. Vận chuyển tích cực qua kẽ tế bào.
C. Vận chuyển tích cực thứ phát.
D. Khuếch tán có gia tốc.
A
* Vai trò của nồng độ ion H+ trong dịch mô não:
A. Kích thích trực tiếp lên trung tâm hít vào .
B. Kích thích trực tiếp lên trung tâm thở ra.
C. Kích thích trực tiếp lên trung tâm hoá học.
D. Kích thích lên receptor nhận cảm hoá học ở xoang cảnh.
C
* Nhịp hô hấp bình thường được phát động bởi:
A. Trung tâm điều chỉnh.
B. Trung tâm hít vào.
C. Trung tâm thở ra.
D. Trung tâm hoá học.
B
* Dung tích sống là thể tích khí đo được khi:
A. Hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường.
B. Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường.
C. Thở ra hít vào bình thường.
D. Hít vào hết sức rồi thở ra hết sức.
D
* Ở mô, máu nhận CO2 từ mô do:
A. Phân áp CO2 ở mô cao hơn phân áp CO2 trong máu.
B. Tăng quá trình bão hoà oxyhemoglobin (HbO2).
C. Tăng khuếch tán ion Cl- từ hồng cầu ra huyết tương.
D. CO2 đi vào hồng cầu và ion Cl- đi ra huyết tương.
A
* Oxy được vận chuyển trong máu bằng các dạng sau đây:
A. Kết hợp với muối kiềm.
B. Kết hợp với các ion Fe++ tự do trong máu.
C.Kết hợp với nhóm carbamin của globulin.
D. Kết hợp với hemoglobin tạo thành oxy hemoglobin.
E. Kết hợp với ion Fe+++ trong nhân hem của hemoglobin.
D
* Thông khí phổi bị giảm do:
A. Cơ hoành bị liệt do nhiều nguyên nhân khác nhau.
B. Thở không khí có 5% CO2.
C. Sốt do các nguyên nhân ngoài phổi.
D. Do lên độ cao 2000m.
E. Do hàm lượng hemoglobin giảm ở những người thiếu máu do giun móc.
A
* Nhịp thở cơ bản được điều hoà nhờ sự tham gia của các yếu tố sau đây, trừ:
A. Hoạt động của trung tâm điều chỉnh.
B. Hoạt động của trung tâm hoá học.
C. Hoạt động của dây X qua phản xạ Hering Breuer.
D. Hoạt động của trung tâm hít vào.
C
* Màng hô hấp - Thành của phế nang và thành mao mạch quanh phế nang tạo ra màng hô hấp.
A. đúng
B. sai
A
* Màng hô hấp - Diện tích màng hô hấp trung bình khoảng 70m2.
A. đúng
B. sai
A
* Màng hô hấp - Chất Surfactant có tác dụng giữ cho phế nang không bị xẹp lại.
A. đúng
B. sai
A
* Màng hô hấp - Bề dày trung bình khoảng 0,5mm.
A. đúng
B. sai
B
* Trao đổi khí ở màng hô hấp - Điều kiện cho khí trao đổi liên tục qua màng hô hấp là không khí phế nang phải thường xuyên đổi mới.
A. đúng
B. sai
A
* Trao đổi khí ở màng hô hấp - Khi lao động sự khuếch tán khí qua màng hô hấp tăng thêm là do mở thêm số mao mạch phổi.
A. đúng
B. sai
A
* Trao đổi khí ở màng hô hấp - Hệ số khuếch tán của O2 lớn hơn CO2
A. đúng
B. sai
B
* Trao đổi khí ở màng hô hấp - Các khí qua màng hô hấp bằng cơ chế khuếch tán đơn thuần.
A. đúng
B. sai
A
* Áp suất âm màng phổi: Làm cho máu lên phổi dễ dàng.
A. đúng
B. sai
A
* Áp suất âm màng phổi: Làm cho máu dễ về tim.
A. đúng
B. sai
A
* Áp suất âm màng phổi: Làm cho đường dẫn khí nhỏ luôn mở.
A. đúng
B. sai
B
* Áp suất âm màng phổi: Làm cho phổi khó xẹp lại lúc thở ra.
A. đúng
B. sai
B
* Áp suất khoang màng phổi: Dịch màng phổi được bơm vào mạch bạch huyết không phải nguyên nhân tạo ra áp suất khoang màng phổi.
A. đúng
B. sai
B
* Áp suất khoang màng phổi: Lồng ngực không tham gia tạo áp suất khoang màng phổi.
A. đúng
B. sai
B
* Áp suất khoang màng phổi: Trong hô hấp bình thường có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển.
A. đúng
B. sai
A
* Áp suất khoang màng phổi: Cuối thì thở ra tối đa có giá trị -1 đến 0 mmHg.
A. đúng
B. sai
A
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Phân áp CO2 cao làm tăng phân ly.
A. đúng
B. sai
A
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Nhiệt độ máu tăng làm giảm phân ly.
A. đúng
B. sai
B
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: pH máu giảm làm tăng phân ly.
A. đúng
B. sai
A
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Nồng độ 2.3.DPG không ảnh hưởng.
A. đúng
B. sai
B
* Hoạt động của trung tâm hô hấp: Trung tâm hít vào tự phát xung động đều đặn, nhịp nhàng.
A. đúng
B. sai
A
* Hoạt động của trung tâm hô hấp: Xung động gây động tác hít vào tăng dần.
A. đúng
B. sai
A
* Hoạt động của trung tâm hô hấp: Trung tâm điều chỉnh luôn kích thích trung tâm hít vào.
A. đúng
B. sai
B (ức chế)
* Hoạt động của trung tâm hô hấp: Vùng nhận cảm hoá học luôn ức chế trung tâm hít vào.
A. đúng
B. sai
B
* Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Dạng vận chuyển chính của oxy là dạng hoà tan.
A. đúng
B. sai
B
* Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: HbO2là dạng vận chuyển chủ yếu của oxy.
A. đúng
B. sai
A
* Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Muối kiềm là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2.
A. đúng
B. sai
A
* Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: HbCO2 là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2.
A. đúng
B. sai
B
* Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Dạng hoà tan là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2.
A. đúng
B. sai
B
* Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Hệ sô khuếch tán của CO2 lớn hơn của oxy 20 lần.
A. đúng
B. sai
A
* Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Khả năng khuếch tán của oxy trong phế nang phụ thuộc vào phân áp CO2 trong máu mao tĩnh mạch phổi.
A. đúng
B. sai
B
* Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Sự chênh lệch phân áp khí giữa hai bên của màng hô hấp là yếu tố quyết định cho sự khuếch tán của các chất khí.
A. đúng
B. sai
A
* Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Phân áp oxy ở phế nang là 100mmHg còn ở mao động mạch phổi là 40 mmHg.
A. đúng
B. sai
A
* Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Phân áp CO2 của phế nang là 46mmHg còn phân áp CO2 của mao động mạch phổi là 40mmHg.
A. đúng
B. sai
B (ngược lại)
* Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô là yếu tố quyết định cho sự trao đổi khí.
A. đúng
B. sai
A
* Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Hàm lượng muối kiềm trong máu có tác dụng làm tăng phân ly oxyhemoglobin cung cấp oxy cho mô.
A. đúng
B. sai
B
* Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Lao động nặng, vận cơ nhiều, sản sinh nhiều CO2 làm cho PCO2 tăng cũng làm tăng phân ly oxyhemoglobin để cung cấp nhiều oxy cho mô.
A. đúng
B. sai
A
* Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Diện tích phế nang tăng và lưu lượng máu lên phổi tăng làm tăng quá trình trao đổi oxy từ phế nang vào máu.
A. đúng
B. sai
A
* Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: ở mô pH máu giảm làm tăng quá trình tạo oxyhemoglobin.
A. đúng
B. sai
B
* Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Phân áp CO2 máu tăng có tác động lên trung tâm hô hấp mạnh hơn là sự giảm phân áp oxy.
A. đúng
B. sai
A
* Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: CO2 điều hoà hô hấp thông qua nồng độ ion H+ tác động lên trung tâm hô hấp.
A. đúng
B. sai
A
* Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Dây X đóng vai trò chủ yếu trong điều hoà hoạt động hô hấp.
A. đúng
B. sai
B (ít)
* Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Trung tâm hô hấp không bị ảnh hưởng bởi những kích thích từ vùng hypothalamus (dưới đồi)
A. đúng
B. sai
B
* Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Trung tâm nuốt khi hưng phấn gây ức chế trung tâm hô hấp.
A. đúng
B. sai
A