2018-07-07

Chương 6 - sinh lý điều nhiệt


Chương 6 - sinh lý điều nhiệt

GIỚI THIỆU

Thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) luôn hằng định, không bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường, đảm bảo cho mọi quá trình chuyển hoá trong cơ thể diễn ra bình thường được duy trì nhờ quá trình điều nhiệt, đảm bảo cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt.

Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được các nguyên nhân sinh nhiệt và các phương thức thải nhiệt.
2. Trình bày được cung phản xạ điều nhiệt
3. Trình bày được các cơ chế chống nóng và chống lạnh.
4. Trình bày được các biện pháp điều nhiệt riêng của loài người

THÂN NHIỆT
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt trung tâm đo được ở vùng sâu (trực tràng, miệng, nách) thường ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường
- Thân nhiệt ngoại vị đo được ở vùng vỏ (da), thấp hơn thân nhiệt trung tâm, bị ảnh hưởng bởi môi trường
- Thân nhiệt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh lý và bệnh lý như tuổi, nhịp ngày đêm, chu kỳ kinh nguyệt, vận cơ, nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng…

SINH NHIỆT
Mọi nguyên nhân làm tăng tiêu hao năng lượng đều làm tăng sinh nhiệt như chuyển hoá cơ sở, vận cơ, tiêu hóa, cơ thể đang phát triển, phụ nữ có thai...

CÁC PHƯƠNG THỨC TRAO ĐỔI NHIỆT

● Truyền nhiệt trực tiếp. Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn qua bề mặt tiếp xúc giữa hai vật, tỷ lệ thuận với diện tích, mức chênh lệch nhiệt và thời gian tiếp xúc giữa hai vật.
● Truyền nhiệt đối lưu. Nhiệt được truyền cho lớp không khí tiếp xúc với bề mặt cơ thể, lớp không khí này nóng lên và được thay thế bằng không khí mát hơn, mức độ truyền nhiệt tỷ lệ với căn bậc hai của tốc độ gió.
● Bức xạ nhiệt. Nhiệt được truyền từ vật nóng hơn sang vật kia mà không cần có chất dẫn truyền và ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí. Lượng nhiệt mất theo bức xạ tỷ lệ với mũ 1/4 của nhiệt độ của vật phát nhiệt.
● Bay hơi nước
Đổ mồ hôi qua da: Khi bốc hơi, nước “kéo theo” một lượng nhiệt ~ 580 Kcal/1 lít nước. Lượng nước bay hơi phụ thuộc vào độ ẩm không khí và gió.
Bay hơi nước qua đường hô hấp: là nước do các tuyến tiết nước của niêm mạc đường hô hấp tiết ra để làm ẩm không khí hít vào, phụ thuộc vào thông khí phổi.
● Bilan nhiệt. Cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình thải nhiệt của cơ thể được thể hiện bằng bilan nhiệt:
Bilan nhiệt = Nhiệt chuyển hóa – nhiệt bay hơi nước ± nhiệt bức xạ ± nhiệt truyền

CUNG PHẢN XẠ ĐIỀU NHIỆT
Thân nhiệt luôn được điều hòa đảm bảo sự cân bằng nội môi nhờ phản xạ điều nhiệt, được thực hiện trên cung phản xạ điều nhiệt cũng gồm có 5 bộ phận.
● Bộ phận nhận cảm: các receptor nóng và lạnh ở da
● Đường truyền vào: xung động theo dây thần kinh về sừng sau tuỷ, bắt chéo sang bên đối diện, dừng ở đồi thị rồi lên vỏ não.
● Trung tâm: vùng hạ đồi thị phía trước có các detector phát hiện nhiệt, phần sau tích hợp các thông tin về nhiệt, so sánh với nhiệt độ chuẩn và phát động các đáp ứng thích hợp. Kích thích phần trước vùng dưới đồi gây ra các đáp ứng chống nóng; kích thích phần sau vùng dưới đồi gây ra các đáp ứng chống lạnh.
● Đường truyền ra: gồm cả đường thần kinh và đường thể dịch.
- Đường thần kinh. Từ vùng dưới đồi => các trung tâm giao cảm ở sừng bên tủy sống => co cơ, giãn mạch, tăng chuyển hóa tế bào. Từ vùng dưới đồi => nơron vận động ở sừng trước tủy => trương lực cơ, gây run, thông khí phổi.
- Đường thể dịch. Vùng dưới đồi => thùy trước tuyến yên (TSH, ACTH) => tuyến giáp, tuyến vỏ thượng thận => chuyển hóa ở các mô.
● Cơ quan đáp ứng: là tất cả các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các tế bào cơ, mạch máu, tuyến mồ hôi.


CÁC CƠ CHẾ CHỐNG NÓNG
● Bài tiết mồ hôi.
● Tăng thông khí
● Giãn mạch da
● Giảm sinh nhiệt. Ức chế run cơ và ức chế sinh nhiệt hoá học dưới tác dụng của catecholamin (adrenalin và noradrenalin).

CÁC CƠ CHẾ CHỐNG LẠNH
● Co mạch da.
● Dựng chân lông. dấu vết (“nổi da gà” khi bị lạnh).
● Run cơ.
● Sinh nhiệt hoá học
● Tăng bài tiết hormon thyroxin.

BIỆN PHÁP ĐIỀU NHIỆT RIÊNG CỦA LOÀI NGƯỜI
Loài người còn có những biện pháp để giúp cho việc giữ cho thân nhiệt hằng định, đồng thời đảm bảo cho lao động và sinh hoạt trong môi trường thoải mái hơn như tạo vi khí hậu, chọn quần áo thích hợp, chế độ ăn phù hợp và rèn luyện để tăng khả năng thích nghi.

RỐI LOẠN THÂN NHIỆT.
● Sốt. Sốt là trạng thái thân nhiệt cao hơn bình thường, do nhiều nguyên nhân nên. Các chất gây sốt tác động lên trung tâm điều nhiệt làm tăng “nhiệt độ chuẩn” ở vùng dưới đồi, là phản ứng có lợi làm tăng tốc độ các phản ứng hoá học để bảo vệ cơ thể tuy nhiên nếu sốt cao quá và kéo dài lại gây ra nhiều hậu quả xấu đối với cơ thể nên cần phải dùng thuốc hoặc các biện pháp giảm thân nhiệt như đắp khăn ướt lên trán, bỏ bớt lớp áo quần...
● Say nắng, say nóng. Khi sống trong môi trường quá nắng, nóng cùng với độ ẩm quá cao, cơ thể không thải được nhiệt, gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, da nóng, mê sảng và bất tỉnh, shock tuần hoàn do mất nước và điện giải.

====================
Chương 6 - sinh lý điều nhiệt
* Thân nhiệt
A. Ảnh hưởng gián tiếp đến tốc độ phản ứng hoá học trong cơ thể.
B. Ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản ứng hoá học trong cơ thể.
C. Thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
D. Không thay đổi theo tuổi.
E. Không thay đổi theo nhịp ngày đêm.
B
* Nhiêt độ trung tâm có thể đo ở 1 trong 3 vị trí: trực tràng, nách và …….
A. Cổ
B. Bẹn
C. Bụng
D. Miệng
D
* Vùng thân nhiệt trị số cao nhất là ở:
A. Dạ dày.
B. Ruột.
C. Gan.
D. Phổi.
E. Tất cả đều sai.
C
* Vùng thân nhiệt trị số cao nhất là:
A. Trực tràng.
B. Gan.
C. Nách.
D. Miệng.
E. Da.
B
* Một số bệnh ảnh hưởng đến thân nhiệt:
A. Bệnh nhiễm khuẩn tả thân nhiệt tăng.
B. Các bệnh nhiễm khuẩn nói chung thân nhiệt tăng.
C. Ưu năng tuyến giáp thân nhiệt giảm.
D. Nhược năng tuyến giáp thân nhiệt tăng.
E. Viêm ruột thừa thân nhiệt giảm.
B
* Trong suốt thời kỳ có thai thân nhiệt……………
A. Không đổi.
B. Giảm.
C. Tăng từ 3-4%.
D. Tăng từ 0,5-0,8oC.
D (mức tăng này chỉ xảy ra ở tháng cuối thai kì)
* Động tác chườm mát bằng khăn ướt đắp trán cho một người bị sốt là ví dụ về
A. Truyền nhiệt trực tiếp.
B. Truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.
C. Truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt.
D. Cả A,B,C.
E. Cả A,B.
A
* Mức độ truyền nhiệt tỷ lệ với căn bậc hai của tốc độ gió
A. Đúng
B. Sai
A
* Quá trình toả nhiệt theo phương thức truyền nhiệt được thực hiện bằng hình thức:
A. Truyền nhiệt trực tiếp.
B. Truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.
C. Truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt.
D. Cả A,B,C.
E. Cả A,B.
D
* Trong bức xạ nhiệt, nhiệt được truyền từ vật này sang vật kia không phụ thuộc:
A. Chất dẫn nhiệt giữa hai vật
B. Nhiệt độ của vật phát nhiệt
C. Nhiệt độ của vật nhận nhiệt
D. Khoảng cách giữa hai vật
E. Màu sắc vật nhận nhiệt
A
* Trong phương thức toả nhiệt bằng bay hơi nước:
A. Một lít nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí thu của cơ thể 680 kcal. (580kcal)
B. Bay hơi nước qua đường hô hấp đóng vai trò quan trọng trong cơ chế chống nóng ở người. (ít quan trọng)
C. Nước thấm qua da luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường. (không phụ thuộc)
D. Bài tiết mồ hôi là hình thức toả nhiệt quan trọng nhất ở người
E. Lượng mồ hôi bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. (độ ẩm và gió)
D
* Bilan nhiệt là sự cân bằng giữa ---- với -----
A. Nhiệt chuyển hóa ; Nhiệt bay hơi nước, nhiệt bức xạ, nhiệt truyền
B. Nhiệt bay hơi nước; Nhiệt chuyển hóa , nhiệt bức xạ, nhiệt truyền
C. Nhiệt bức xạ; Nhiệt bay hơi nước, nhiệt chuyển hóa , nhiệt truyền
D. Nhiệt truyền; Nhiệt bay hơi nước, nhiệt bức xạ, nhiệt chuyển hóa
A
* Khi cơ thể cảm nóng hoặc cảm lạnh thì:
A. Trung tâm điều nhiệt vẫn hoạt động bình thường.
B. Trung tâm điều nhiệt bị rối loạn, trung tâm chống nóng bị tê liệt.
C. Lượng mồ hôi bài tiết vẫn bình thường.
D. Thân nhiệt giảm.
B
* Trung tâm phản xạ điều nhiệt:
A. Trung tâm phản xạ điều nhiệt nằm ở cầu não.
B. Nửa trước vùng dưới đồi là trung tâm chống lạnh, nửa sau là trung tâm chống nóng.
C. Nửa trước vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng, nửa sau là trung tâm chống lạnh.
D. Vùng dưới đồi hoạt động điều nhiệt độc lập không chịu sự điều hoà của vỏ não.
E. Các thuốc giảm sốt (aspirin, antipyrin) gây hạ nhiệt bằng cách tác dụng gián tiếp lên trung tâm điều nhiệt. (trực tiếp)
C
* Khi cơ thể cảm nóng hoặc cảm lạnh thì:
A. Trung tâm điều nhiệt vẫn hoạt động bình thường.
B. Trung tâm điều nhiệt bị rối loạn, trung tâm chống nóng bị tê liệt.
C. Lượng mồ hôi bài tiết vẫn bình thường.
D. Thân nhiệt giảm.
E. Các phản xạ chống nóng vẫn bình thường.
B
* Trung tâm điều nhiệt nằm ở…………………
A. Vùng não thất III.
B. Hành não.
C. Cầu não.
D. Vùng dưới đồi.
E. Vùng chẩm.
D
* Lượng mồ hôi chỉ có tác dụng chống nóng khi ………. ngay ở trên da:
A. Tạo thành giọt.
B. Bay hơi.
C. Thoát ra.
D. Tái hấp thu.
B
* Lượng mồ hôi bay hơi phụ thuộc vào …….. không khí và tốc độ gió:
A. Nhiệt độ.
B. Vận tốc.
C. Độ ẩm.
D. Áp suất.
C
* Tăng thải nhiệt không thông qua hình thức:
A. Giảm hoạt động
B. Toát mồ hôi
C. Cởi bớt quần áo
D. Co mạch ngoại vi
D
* Các đáp ứng nhằm mục đích giảm sinh nhiệt khi cơ thể bị sốt không có:
A. Giảm hoạt động cathecholamin
B. Tăng thông khí
C. Giãn mạch da
D. Tăng chuyển hóa cơ bản
D
* Khi vận cơ………. hoá năng tích luỹ trong tế bào cơ chuyển thành công cơ học, …………. bị tiêu hao dưới dạng nhiệt:
A. 35%, 65%.
B. 55%, 45%.
C. 25%, 75%.
D. 75%, 25%.
C
* Thân nhiệt là kết quả của sự điều hoà hai quá trình đối lập nhau trong cơ thể là:
A. Thoái hoá và tổng hợp chất.
B. Sinh nhiệt và toả nhiệt.
C. Truyền nhiệt và hấp thụ nhiệt.
D. Tổng hợp ATP và phân giải ATP.
E. Tổng hợp glucose và thoái hoá glucose.
B
* Trẻ em có khả năng điều nhiệt………..người lớn:
A. Tốt hơn.
B. Bằng.
C. Kém hơn
D. Không có khả năng điều nhiệt.
E. Tất cả đều sai.
C
* Định nghĩa sốt:
A. Là sự tăng thân nhiệt do trung tâm điều nhiệt gây ra.
B. Là sự tăng thân nhiệt do các độc chất của vi khuẩn tác động lên não gây ra.
C. Là một trạng thái thân nhiệt cao hơn mức bình thường do nhiều nguyên nhân gây nên.
D. Là một phản ứng của cơ thể.
E. Là một trạng thái bệnh lý làm tăng thân nhiệt.
C
* Khi điểm chuẩn nhiệt vùng dưới đồi cao hơn thân nhiệt, người ta cảm thấy:
A. Thở hổn hển
B. Giãn mạch da
C. Rùng mình
D. Vã mồ hôi
C
* Khi điểm chuẩn nhiệt vùng dưới đồi thấp hơn thân nhiệt, người ta cảm thấy:
A. Thở hổn hển
B. Giãn mạch da
C. Rùng mình
D. Vã mồ hôi
D