2018-07-07

Chương 1 - nhập môn sinh lý học


Chương 1 - nhập môn sinh lý học

GIỚI THIỆU

Nhim v ca ngành Sinh lý hc là nghiên cu hot động chc năng ca cơ th sng, tìm cách gii thích vai trò ca các yếu t vt lý, hoá hc đối vi hot động chc năng ca cơ th sng t nhng sinh vt đơn giản nhất có cấu tạo đơn bào như amíp cho đến những sinh vật phức tạp nhất là con người.


Mc tiêu hc tp:
1. Nêu được các đối tượng và phạm vi nghiên cứu của môn sinh lý học
2. Trình bày được mối liên quan của môn sinh lý học với các ngành khoa học tự nhiên và các chuyên ngành y học khác
3. Trình bày được phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh lý học

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA SINH LÝ HỌC Y HỌC

Đối tượng nghiên cu môn Sinh lý hc người là chức năng và hoạt động chức năng của từng tế bào, từng cơ quan và hệ thống cơ quan trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa cơ thể với môi trường; nghiên cứu về sự điều hoà chức năng để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và thích nghi của cơ thể với sự biến đổi của môi trường sống.

Kết qu nghiên cu ca các nhà sinh lý học sẽ là cơ sở cho các nhà bệnh lý học giải thích được và xử lý được những rối loạn hoạt động chức năng của cơ thể trong tình trạng bệnh lý, đề xuất những biện pháp nhằm đảm bảo và nâng cao sức khoẻ cho con người.


Để tiến đến kết lun và áp dụng cho con người, nhiều khi các nhà sinh lý học phải nghiên cứu trên các động vật thực nghiệm có mô hình hoạt động chức năng tương đối giống với con người. Kết quả nghiên cứu cũng có khi chưa thể ứng dụng ngay cho người nhưng sẽ là những nghiên cứu cơ bản, cung cấp bằng chứng khoa học cho nghiên cứu hệ thống tổng hợp, phân tích đưa ra những kết luận đâu là thông tin cho việc quyết định một giải pháp can thiệp cho cộng đồng.

VỊ TRÍ CỦA MÔN SINH LÝ HỌC
TRONG CÁC NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ Y HỌC

Trong các ngành khoa học tự nhiên
Trong ngành sinh học liên hệ hai chiều với: sinh lý virus, sinh lý vi khuẩn, sinh lý những động vật ký sinh, sinh lý động vật
Thành tựu nghiên cứu về sinh lý học thường được bắt nguồn từ những thành tựu của các ngành khoa học khác đặc biệt là hoá học, vật lý và toán học và ngược lại.

Trong Y hc
- Sinh lý học là một ngành khoa học chức năng, liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học hình thái như giải phẫu học, mô học. Tuy chức năng quyết định cấu trúc nhưng để hiểu được chức năng cần có những hiểu biết về hình thái, cấu tạo và mối liên quan về giải phẫu giữa chúng với nhau.
- Sinh lý học là môn học có liên quan chặt chẽ với hoá sinh học và lý sinh học. Những hiểu biết về hoá sinh học và lý sinh học sẽ giúp chuyên ngành sinh lý học tìm hiểu được bản chất của các hoạt động sống, hoạt động chức năng và góp phần giải thích các cơ chế của hoạt động chức năng và điều hoà chức năng.
- Sinh lý học là môn học cơ sở rất quan trọng cung cấp kiến thức phục vụ cho các môn bệnh học, là cơ sở để giải thích và phát hiện các rối loạn chức năng trong tình trạng bệnh lý.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN SINH LÝ HỌC
Lịch sử phát triển sinh lý y học song song với lịch sử phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và luôn luôn gắn liền với sự thay đổi về quan niệm triết học. Trải qua 3 thời kỳ khác nhau.

Thi k c xưa
Những luận thuyết huyền bí như linh hồn, giải thích các hiện tượng của tự nhiên người ta dựa vào thuyết âm dương ngũ hành hoặc vạn vật trong vũ trụ đều do thượng đế sinh ra.

Hippocrate – Cha đẻ của ngành Y – Người gốc Hy Lạp từ Thế kỷ thứ V trước Công Nguyên: Người đầu tiên đưa thuyết hoạt khí để giải thích một số hiện tượng như không khí từ bên ngoài vào phổi rồi vào máu và lưu thông trong máu.
Bệnh tật đều có nguyên nhân, không phải do Thượng Đế


Aristotle - Bệnh tật có thể do những nguyên nhân siêu tự nhiên và tự nhiên (sinh lý), những cấu trúc phức tạp trong cơ thể được tạo ra tự những cấu trúc nhỏ, đơn giản hơn

Galen (Thế kỷ thứ II): học giải phẫu từ quan sát và viết sách giáo khoa về Y

Thi k phát trin ca nn khoa hc t nhiên
1511-1553: Tìm ra tuần hoàn phổi nhờ phương pháp giải phẫu của Servet
1587-1657: Phát hiện hệ thống tuần hoàn máu của Harvey


1632-1723: Leeuwenhoek tìm ra kính hiển vi đơn giản

1635-1703: Robert Hooke chế tạo kính hiển vi phức tạp hơn

1628-1694 : Tìm ra tuần hoàn phổi của Malpighi nhờ kính hiển vi.
1614-1798: Boe de Sylvius phát hiện vai trò enzym
1737-1798: Galvani đã tìm ra dòng điện sinh vật
1813-1873: Quan niệm về hằng tính nội môi của Claude Bernard
1859-1947: Nghiên cứu về sinh lý thần kinh của Sherrington, Setchenov (1829-1905), Broca (1861) và Pavlov với những giải thích về điều hoà chức năng.

Cuc Cách mng sinh hc phân tử thế kỷ XX
1940: kính hiển vi điện tử ra đời
1953: Giải thưởng Nobel dành cho phát  minh về cấu trúc xoắn kép của acid deoxyribo nucleic (DNA) của Watson và Crick (1953)
1961: Szent-Gyorgy đã đề cập đến vai trò của các điện tử trong một số bệnh tâm thần, mở đầu cho những nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh ở mức dưới phân tử đã và đang có những phát hiện đáng khích lệ vào những năm đầu thế kỷ XXI.
1965: Jacob và Monod phát minh RNA thông tin, Nirenberg, Holdey, Khorana phát minh về mã di truyền; Sutherland phát minh về cơ chế tác dụng của hormon...

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP SINH LÝ HỌC

Phương pháp nghiên cu
- Trên cơ thể toàn vẹn (in vivo): Cần các phương tiện máy móc hỗ trợ như ghi điện tim, ghi điện não...
- Trên in vitro: Tách rời một cơ quan, cơ thể hoặc tế bào ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ giống như trong cơ thể để nghiên cứu
- Insitu: Tách một phần của cơ quan hay bộ phận ra khỏi mối liên quan với các phần khác để nghiên cứu nhưng vẫn để lại các mạch máu nuôi dưỡng

Phương pháp học tập
- Phải có những kiến thức về giải phẫu và mô học, sinh học, hoá sinh học và lý sinh học.
- Luôn so sánh, liên hệ về những chức năng trong cơ thể thống nhất và đặt chúng trong mối liên quan giữa cơ thể với môi trường.
- Áp dụng các kiến thức sinh lý học để giải thích một số hiện tượng, triệu chứng lâm sàng.

====================
Chương 1 - nhập môn sinh lý học
* Sinh lý học là môn học nghiên cứu về:
A. Chức năng sinh học
B. Cách thức hoạt động của cơ thể
C. Các chuỗi sự kiện mang tính nguyên nhân – hậu quả
D. Những hiện tượng bao trùm lên nhiều ngành khoa học khác
E. A + B + C + D
E
* Nhận xét nào sau đây về môn Sinh lý học không đúng:
A. Đối tượng nghiên cứu môn học là tìm hiểu các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể
B. Những nghiên cứu trên động vật thực nghiệm ít có giá trị ứng dụng trên người
C. Là cơ sở cho việc giải thích các rối loạn chức năng trong bệnh học
D. Có mối liên quan chặt chẽ với môn sinh lý bệnh
B
* Tất cả các quan sát được trong nghiên cứu Sinh lý học cần được:
A. Công bố
B. Tái quan sát được
C. Áp dụng lâm sàng
D. Có tính dự đoán
E. Không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các yêu cầu trên
E
* Mục tiêu nghiên cứu của môn Sinh lý học là:
A. Các quá trình chức năng của cơ thể
B. So sánh các quá trình xảy ra trên người và động vật
A
* Ngành khoa học tự nhiên liên quan nhất với Sinh lý học y học:
A. Vật lý
B. Hóa học
C. Toán học
D. Cả 3 ngành trên
D
* Môn y học cơ sở liên quan nhất với Sinh lý học y học:
A. Giải phẫu
B. Mô học
C. Hóa sinh
D. Lý sinh
E. Cả 4 môn trên
E
* Phương pháp nghiên cứu môn Sinh lý học gồm có:
A. In vivo, Insitu
B. In vivo, In vitro
C. In vivo, In vitro, Insitu
D. In vitro, Insitu
C
* Giai đoạn cần đánh giá tác dụng thuốc trên người (thử nghiệm lâm sàng):
A. phase I
B. phase II
C. phase III
D. phase IV
B