2018-04-13

phương pháp xoa bóp bấm huyệt


phương pháp xoa bóp bấm huyệt

mục tiêu:
1. Trình bày được 18 thủ thuật xoa bóp bấm  huyệt cơ bản: cách làm, tác dụng điều trị
2. Trình bày được một số thủ thuật vận động các khớp

Đại cương:
- XBBH có lịch sử lâu đời hàng nghìn năm.
- TQ: Hoàng đế nội kinh - 722 Tr.CN
- VN:
   + Hồng nghĩa giác tư y thư - Tuệ Tĩnh - TK XIV
   + Hoạt nhân toát yếu - Hoàng Đôn Hòa - TK XVI
   + Vệ sinh yếu quyết - HTLÔ Lê Hữu Trác - TK XVIII

định nghĩa xbbh
+ dùng gan bàn tay, gốc bàn tay, các ngón tay
+ tác động các huyệt trên đường kinh, trên da và cơ
+ cơ sở các học thuyết về khí, huyết, tạng phủ, kinh lạc

Chỉ định:
XBBH có chỉ định rất rộng, đặc biệt đối với các chứng bệnh do rối loạn cơ năng.
Chống chỉ định:
- Bệnh lý ngoại khoa: cấp cứu
- Bệnh truyền nhiễm cấp tính: cách ly
- Nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da toàn thân-vùng
- Bệnh lao giai đoạn hoạt động
- Thấp tim

Chuẩn bị Xoa bóp - bấm huyệt
+ Chuẩn bị tư thế: thuận lợi - theo thứ tự
+ VS sạch sẽ: sau tắm - móng tay - ấm
+ Bộc lộ vùng xoa bóp - tâm lý thoải mái
+ Có thể dùng dầu, bột talc, khăn xoa bóp
+ Căn cứ vào sức khỏe => mạnh - yếu
+ Kiên trì - từ từ tăng dần - đều đặn - dùng sức hợp lý - động tác nhẹ nhàng êm dịu
+ Xoa thuận theo hướng của vân cơ
+ Thủ thuật đa dạng - hiệu quả - trọng tâm
+ Chú ý các động tác vận động: dứt khoát
+ Sau XB: khăn lau - nghỉ ngơi - tránh gió
+ Không nên XB: quá đói - quá no - say rượu
+ Không XB: bệnh dễ xuất huyết - lở loét…
+ PN có thai - KN: không XB bụng - thắt lưng

Các thủ thuật xoa bóp

1. xoa
Cách làm: Dùng vân ngón tay, gốc gan bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau, di chuyển trên da người bệnh.
áp dụng: mềm mại - toàn thân, thường dùng ở vùng bụng, lưng hoặc nơi có sưng nóng đỏ.
Tác dụng: lý khí hòa trung - lưu thông khí huyết - tiêu sưng giảm đau.

2. Xát:
Cách làm: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, hoặc mô ngón tay cái xát lên da theo hướng thẳng (đi lên đi xuống hoặc sang phải sang trái). Tay của thày thuốc (KTV) di chuyển trên da người bệnh, có thể dùng dầu, bột talc để làm trơn da.
áp dụng: toàn thân.
Tác dụng: thông kinh lạc - dẻo gân cốt - lý khí - khu phong tán hàn - kiện tỳ vị - thanh nhiệt - giảm đau - tiêu sưng.

3. Day
Cách làm: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái, hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di động theo đường tròn. Tay thày thuốc (KTV) và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thày thuốc.
áp dụng: chậm mềm mại, mức độ nặng hay nhẹ tùy tình hình bệnh tật, hay dùng ở nơi đau, cơ lớn.
Tác dụng: làm giảm sưng - hết đau - khu phong thanh nhiệt - giúp tiêu hóa.

4. ấn
Cách làm: Dùng ngón tay cái, gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái ấn vào một nơi nào hoặc huyệt nào đó. Tác động chính là sức qua da vào cơ, xương hoặc vào huyệt.
áp dụng: toàn thân
Tác dụng: thông kinh lạc, thông chỗ bế tắc, giảm đau.

5. Miết
Cách làm: Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống, hoặc sang phải sang trái. Tay của thày thuốc (KTV) di động và kéo căng da của người bệnh.
áp dụng: hay dùng ở vùng đầu, bụng.
Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt, trẻ em ăn không tiêu (miết từ trung quản xuống đến rốn).

6. Phân
Cách làm: Dùng vân các ngón tay cái, hoặc mô út của hai tay từ cùng một chỗ phân ra hai bên theo hướng ngược nhau. Tay của thày thuốc có thể chạy trên da người bệnh khi 2 tay phân ra và đi cách nhau xa, có thể dính vào da người bệnh, da người bệnh bị kéo căng ra hai hướng ngược nhau khi 2 tay phân ra và cách nhau không xa lắm.
áp dụng: vùng đầu, ngực, lưng.
Tác dụng: hành khí, tán huyết, bình can, giáng hỏa

7. Hợp
Cách làm: dùng vân các ngón tay, hoặc mô ngón út của 2 tay từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ.
áp dụng: vùng đầu, bụng, lưng.
Tác dụng: bình can giáng hỏa, trợ chính khí,
giúp tiêu hóa

8. Vê
Cách làm: dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ôm lấy các ngón tay, ngón chân rồi vê theo đường thẳng
áp dụng: ở ngón tay, ngón chân và các khớp nhỏ.
Tác dụng: làm trơn khớp, thông khí huyết.

9. Vờn (xe)
Cách làm: hai bàn tay hơi cong, bao lấy một vị trí, rồi chuyển động ngược chiều, kéo theo cả da cơ người bệnh chỗ đó chuyển động theo. Dùng sức nhẹ nhàng vờn từ trên xuống, từ dưới lên.
áp dụng: chân, tay, vai, lưng, sườn.
Tác dụng: bình can, giải uất, thông kinh lạc, điều hòa khí huyết.

10. Véo
Cách làm: dùng ngón tay cái đẩy, phối hợp với ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp làm cho da của người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thày thuốc.
áp dụng: hay dùng ở lưng, trán.
Tác dụng: bình can, giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong, tán hàn, nâng cao chính khí.

11. Bấm
Cách làm: để đốt 1 và đốt 2 ngón cái vuông góc, dùng móng ngón tay cái bấm vào huyệt
áp dụng: dùng ở đầu ngón tay, đầu mặt, nhân trung.
Tác dụng: thông kinh, lý khí, tiêu sưng, chỉ thống.

12. Điểm
Cách làm: dùng ngón tay cái, đốt thứ hai ngón trỏ, ngón cái, ngón nhẫn hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc vị trí nhất định.
áp dụng: thường dùng ở mông, lưng, tứ chi.
Tác dụng: khai thông bế tắc, tán hàn giảm đau.

13. Bóp
Cách làm: Dùng ngón tay cái và các ngón tay kia bóp cơ hoặc gân ở nơi bị bệnh. Có thể bóp bằng 2 ngón tay, 3 ngón tay, 4 ngón tay hoặc 5 ngón, vừa bóp vừa hơi kéo cơ lên, tránh trượt dưới tay gây đau. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy đối tượng.
áp dụng: dùng ở cổ, gáy, vai, nách, tứ chi.
Tác dụng: giải nhiệt, khai khiếu, khu phong tán hàn, thông kinh lạc.

14. Đấm
Cách làm: Nắm bàn tay và các ngón tay: dùng mô ngón út đấm vào chỗ bị bệnh
áp dụng: thường dùng ở nơi nhiều cơ
Tác dụng: thông khí huyết, khu phong tán hàn.

15. Chặt
Cách làm: bàn tay thẳng, xòe các ngón, dùng ngón út chặt vào da người bệnh, các ngón đập vào nhau phát ra tiếng kêu. Có thể dùng 2 bàn tay chặt liên tục hoặc áp 2 bàn tay vào nhau để chặt.
áp dụng: đầu, lưng, mông, vai, chân tay
Tác dụng: thông khí huyết, khu phong tán hàn.

16. lăn
Cách làm:
Cách 1: dùng cạnh trong của ngón út và cạnh bàn ngón 5.
Cách 2: dùng các khớp bàn ngón 2,3,4,5 lăn trên một đường thẳng.
Cách 3: dùng các khớp ngón tay, khớp bàn ngón tay của các ngón út, ngón nhẫn, ngón giữa, ngón trỏ với một lực nhất định, dùng cổ tay lăn các khớp đó trên một đường thẳng

17. Phát
Cách làm: Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm, phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh.
áp dụng: dùng ở vai, thắt lưng, tứ chi.
Tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức nặng.

18. Rung
Cách làm: người bệnh ngồi thẳng, tay buông thõng, thày thuốc đứng hai tay cùng nắm lấy ngón cái và các ngón tay người bệnh, đứng vững, hơi dùng sức rung từ tay lên vai để tay người bệnh rung như làn sóng.
áp dụng: dùng ở tay là chính.
Tác dụng: làm trơn khớp, giảm nhiệt, mềm cơ, giảm mệt mỏi.

Các thủ thuật vận động
1. cột sống cổ
+ Tổng hợp các động tác ở cổ: thày thuốc đứng cạnh người bệnh, một tay để ở xương chẩm, một tay để ở xương hàm dưới, dùng sức nhấc đầu bệnh nhân lên và vận động cổ (quay, nghiêng, ngửa, cúi) vài lần (g kẹt đốt sống).
+ Nghiêng cổ: 1 cẳng tay để trên vai bệnh nhân, 1 bàn tay thày thuốc để trên đầu, sau đó nghiêng cổ 1 vài lần thấy nhẹ đột nhiên làm mạnh 1 cái kêu cục, đổi tay làm phía bên kia.
+ Quay cổ: Một tay thày thuốc để ở cằm, một tay để ở xương chẩm người bệnh, hai tay di chuyển ngược chiều nhau nhẹ nhàng từ từ rồi đột nhiên làm mạnh một cái có thể phát ra tiếng kêu khục ở cổ.

2. cột sống lưng
+ Gập đùi vào ngực: Bệnh nhân nằm ngửa co chân, thày thuốc một tay để trên 2 đầu gối, một tay để dưới mông, 2 tay phối hợp nhịp nhàng ấn đầu gối xuống và nâng mông lên từ từ tăng dần, lúc nào đầu gối sát ngực thì nghiêng mông sang phải sang trái.
+ Vặn cột sống: Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duỗi, chân trên co, tay dưới để trước mặt, tay trên để quặt sau lưng hoặc ngang hông. Một cẳng tay thày thuốc để ở nếp delta ngực, một cẳng tay để ở mông, hai tay vận động ngược chiều nhau nhẹ nhàng, sau đó đột nhiên làm mạnh một cái phát ra tiếng kêu khục, rồi đổi chiều làm phía bên kia.

3. chân
Vận động chân: Bệnh nhân nằm ngửa co chân, một tay thày thuốc nắm cổ chân, một tay để đầu gối, sau đó gập đùi vào bụng rồi kéo duỗi thẳng chân, làm 3 lần khi duỗi thẳng thì giật mạnh một cái.

4. vận động các khớp vai, khuỷu, gối, cổ chân, khớp bàn ngón và các ngón
* khớp vai
- Giơ tay ra trước lên trên
- Giơ tay sang ngang và lên trên
- Khép tay phía trước
- Đưa tay ra sau
- Quay vòng tròn (3-5 vòng), xuôi ngược
* khớp khuỷu
- Gấp duỗi khuỷu tay,
- Quay tròn cẳng tay, xuôi ngược (Một tay giữ khớp khuỷu)
Tác dụng: chống co cứng khớp khuỷu
* khớp gối
- Gấp duỗi cẳng chân
- Quay tròn cẳng chân
- Giật cẳng chân mạnh (Một tay giữ vùng xương bánh chè)
Tác dụng: chống co cứng khớp gối
* khớp cổ chân
1 tay phía trên cổ chân, 1 tay nắm đầu các ngón chân
- Gấp duỗi bàn chân, lắc ngang 2 bên
- Quay tròn bàn chân (Một tay giữ vùng gót chân)
Tác dụng: chống co cứng khớp cổ chân
* khớp bàn ngón và các ngón chân
- 1 tay nắm bàn chân, 1 tay lắc các ngón chân
- Vờn bàn chân
- Bật các ngón chân bằng ngón trỏ và ngón giữa
Tác dụng: chống co cứng khớp bàn ngón và ngón chân

Các thủ thuật tác động:
* trên da là chính
- xát
- xoa
- miết
- phân
- hợp
- véo
- phát
* trên cơ là chính
- day
- đấm
- chặt
- lăn
- bóp
- vờn
- phát
* trên khớp là chính
- vận động
- vê
- rung tay
* trên huyệt là chính
- ấn
- day
- điểm
- bấm

====================
Xoa là thủ thuật tác động trên:
A. Cơ
B. Da
C. Huyệt
D. Xương
B
Bấm huyệt là đốt 1 và đốt 2 ngón cái vuông góc và tạo với da 1 góc:
A. 60o
B. 90o
C. 30o
D. 45o
B
-  ……. và ….. là hai thủ thuật nhẹ nhàng, khởi động của quá trình xoa bóp: xoa, xát
- Không nên xoa bóp lúc cơ thể trong trạng thái quá  …….. hoặc quá ……: đói, no
- Kể tên 5 thủ thuật có thể áp dụng để điều trị đau lưng cấp