I. Mục tiêu
1. Trình bầy được nội dung cương lĩnh biểu, lý, hàn nhiệt.
2. Nêu các triệu chứng của dương chứng, âm chứng, âm hư,
dương hư.
II. Nội dung.
a). Định nghĩa.
Bát cương là 8 cương lĩnhchung nhất để đánh giá vị trí, tính
chất, tình trạng và xu thế chung của bệnh tật, giúp cho việc chẩn đoán nguyên
nhân bệnh để đề ra phương pháp chữa bệnh chính xác.
Tám cương lĩnh gồm: Ngoài, trong (biểu, lý), hàn, nhiệt, hư,
thực, âm, dương.
b). Nội dung của Bát
cương.
1. Biểu và lý:
Tìm vị trí nông sâu của bệnh để người thầy thuốc đánh giá
tiên lượng bệnh và đề ra phương pháp điều trị thích hợp.
- Biểu: Bệnh ở kinh lạc, gân xương khớp, bệnh nhiễm khuẩn
truyền nhiễm giai đoạn khởi phát.
- Lý: Bệnh ở các tạng phủ, bệnh nhiễm khuẩn truyền nhiễm
giai đoạn toàn phát.
- Biểu, lý có quan hệ với các cương lĩnh khác.
+ Biểu hàn, biểu nhiệt.
+ Lý hàn, lý nhiệt.
+ Biểu thực, biểu hư.
+ Lý thực, lý hư.
+ Biểu lý tương kiêm (bệnh ở cả phần biểu và phần lý).
+ Bán biểu bán lý (bệnh ở giữa phần biểu và phần lý).
2. Hàn nhiệt:
Nói lên tính chất của bệnh, để khi sử dụng thuốc, châm cứu
và các phương pháp điều trị khác tùy theo tính chất của bệnh như.
- Hàn chứng dùng thuốc ấm nóng.
- Nhiệt chứng dùng thuốc mát lạnh.
- Bệnh nhiệt thì dùng PP châm, hàn dùng PP cứu.
Biểu hiện của hàn nhiệt cần chú ý các biểu hiện sau:
- Sốt hay không sốt, tay chân lạnh hay nóng.
- Khát hay không khát.
- Đại tiểu tiện.
- Mạch sác hay mạch trì.
- Các triệu chứng thuộc hàn:
+ Sắc mặt trắng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng.
+ Ít nói, hơi thở tanh.
+ Không khát, thích ấm, tiểu tiện nước tiểu trong.
+ Tay chân lạnh, mạch trầm trì nhược hay trầm tế nhược.
Các triệu chứng bệnh thuộc nhiệt:
+ Sắc mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, đen.
+ Hay nói, hơi thở hôi.
+ Khát, tiểu tiện
vàng, đái dắt, táo bón.
+ Tay chân nóng, mạch phù, sác, có lực.
- Biểu, lý có quan hệ với các cương lĩnh khác.
+ Biểu hàn, biểu nhiệt.
+ Lý hàn, lý nhiệt.
+ Thực hàn, thực nhiệt.
+ Hư hàn, hư nhiệt.
- Hiện tượng chân giả: Chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả
hàn.
3. Hư thực:
Nói lên tình trạng của người bệnh (chính khí), thực chất là
sức đề kháng của người bệnh, tác nhân gây bệnh (tà khí) mạnh để đề ra nguyên tắc
chữa bệnh phù hợp như: hư thì bổ, thực thì tả.
- Hư: Chính khí hư gồm các hội chứng lâm sàng: Âm hư, dương
hư, khí hư,huyết hư.
- Thực: Tà khí thực gồm các hội chứng lâm sàng: Khí trệ, huyết
ứ, đàm ẩm…
Các triệu chứng bệnh thuộc hư:
+ Gầy yếu, da xanh nhợt, nằm im, ít hoạt động.
+ Thở yếu, đoản khí, ngại nói, tiếng nói nhỏ.
+ Mệt mỏi, ăn kém, chậm tiêu, tự hãn, đạo hãn, tiểu tiện nhiều
lần.
+ Mạch tế vi nhược.
Các triệu chứng của thực:
+ Bệnh mới mắc, tỉnh táo hoặc mê sảng.
+ Thở, ho tiếng to, phân thối, nước tiểu khai.
+ Sốt hoặc sốt cao, đau dữ dội, sưng, nóng, đỏ, táo bón, đái
buốt, đái rắt.
+ Mạch phù, hồng, có lực.
- Hư thực có quan hệ với các cương lĩnh khác.
+ Biểu thực, biểu hư.
+ Lý thực, lý hư.
+ Thực nhiệt, thực hàn.
+ Hư nhiệt, hư hàn.
- Có khi hư thực lẫn lộn (hư trung hiệp thực).
4. Âm dương:
Là hai cương lĩnh tổng quát (tổng cương) đánh giá xu thế
chung nhất của bệnh.
- Âm chứng và dương chứng.
Âm chứng thường có biểu hiện của hư hàn, dương chứng thường
có biểu hiện của thực nhiệt.
- Âm hư và dương hư.
Âm hư xuất hiện chứng nội nhiệt, dương hư xuất hiện chứng
ngoại hàn.
III. Kết luận
1. Phải đánh giá xu thế chung nhất của bệnh.
2. Phải tìm đúng bản chất của tình trạng bệnh.
3. Vận dụng có sự phối hợp các cương lĩnh với nhau.