mục tiêu
1. Trình bày được định nghĩa thuốc cổ truyền
2. Trình bày được các dạng thuốc YHCT
I.
NGUỒN GỐC
ĐN: Thuốc cổ truyền:
1 vị thuốc, 1 bài thuốc, 1 chế phẩm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên (thực vật,
động vật, khoáng vật) Có tác dụng điều trị bệnh hoặc có lợi cho sức khỏe con
người
II. THU HÁI - BẢO QUẢN
- Gốc, củ, vỏ, rễ:
Mùa đông, đầu xuân cuối thu.
- Mầm, lá: Mùa xuân,
hè.
- Hoa: Lúc ngậm nụ
hoặc bắt đầu nở.
- Quả, hạt: Lúc quả
chín
III. BÀO CHẾ
- Hỏa chế.
- Thủy chế.
- Thủy hỏa hợp chế.
IV. TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
1. Tứ
khí:
Hàn, nhiệt, ôn,
lương, bình
2. Ngũ vị:
- Tân (cay)
- Toan (chua)
- Khổ (đắng)
- Cam (ngọt)
- Hàm (mặn).
- Đạm (nhạt)
3. Thăng, giáng, phù, trầm
- Thăng, phù: đi
lên, ra ngoài.
- Trầm, giáng: đi xuống,
vào trong.
V. QUI KINH
1. Vị trí tác dụng của
thuốc.
2. Căn cứ qui kinh:
- Hệ kinh lạc và tạng
phủ.
- Lý luận ngũ hành:
quan hệ ngũ sắc với ngũ vị và ngũ tạng.
VI. PHỐI NGŨ
* Mục đích: Tăng tác dụng tốt, giảm tác dụng xấu, phù hợp với triệu chứng phức tạp
của bệnh.
* Các cách phối ngũ: thất tình hòa hợp
- Tương tu: Cùng tác
dụng, hỗ trợ nhau.
- Tương sử: Một
chính một phụ, tăng tác dụng.
- Tương úy: Chế ngự
tác dụng xấu. Bán hạ và sinh khương
- Tương sát: Giảm hoặc
mất độc. Ô đầu chế mật ong
- Tương ố: Giảm tác
dụng tốt. Vd: hoàng cầm với sinh khương
- Tương phản: Tăng độc.
Cam thảo chống cam toại, nguyên hoa, hải tảo
VIII. CÁC DẠNG THUỐC YHCT
1. Thuốc thang
- ĐN: Cấu tạo từ
các vị thuốc cổ truyền và được bào chế bằng cách nấu (sắc) với nước sạch ở nhiệt
độ 100 oC.
- ưu điểm:
+ Thông dụng, phù hợp
nhiều thể bệnh, lứa tuổi.
+ Dễ gia giảm cho từng
bệnh nhân và theo diễn biến của bệnh.
+ Dễ hấp thu
- nhược điểm:
+ Mất nhiều thời
gian,
+ Tốn nhiên
liệu
+ Không che dấu được mùi khó chịu
+ Khó uống
- ứng dụng: Bệnh cấp
và mạn tính. Uống, bôi ngoài, ngâm rửa…
2. thuốc tán
- ĐN: Là dạng thuốc bột khô tơi được bào chế từ một hay nhiều vị thuốc (đã
được chế biến cổ truyền) bằng cách tán mịn và trộn đều.
- Ưu điểm: Tiện sử dụng, dễ phân liều.
- Nhược điểm:
+ Không gia giảm được.
+ Khó hoà tan, khó hấp
thu
- UD: bệnh mạn tính
3. thuốc hoàn
- ĐN: Là dạng thuốc rắn hình cầu được bào chế từ bột thuốc, dịch chiết thuốc
và tá dược dính theo khối lượng qui định.
- Tá dược dính: nước, dịch chiết dược liệu, mật ong, hồ tinh
bột.
- Chia 2 loại:
+ Hoàn mềm:
6-9g/viên
+ Hoàn cứng:
0,1-0,5g/viên
- Ưu
điểm:
+ Dễ sử dụng, phân
liều chính xác.
+ Dễ bảo quản.
+ Che giấu được những
mùi vị khó chịu.
- Nhược
điểm: viên hoàn cứng, khó
hoà tan, hấp thu kém, không gia giảm được
- UD: bệnh mạn tính, thuốc kích ứng dạ dày
4. Cao thuốc
- ĐN: Là những chế phẩm thuốc được chiết hoàn toàn
từ dược liệu và cô đến thể chất nhất định.
- Phân loại: Cao lỏng, cao mềm, cao đặc và cao khô.
- Ưu điểm: hấp thu tốt,
tiện sử dụng, dễ chia liều, bảo quản được lâu.
- Nhược điểm: không gia
giảm được, không che giấu được mùi vị.
- ứng dụng: dùng cho
bệnh mạn tính, bệnh cấp dùng thuốc thang trước sau dùng duy trì bằng thuốc cao
5. Rượu thuốc
- ĐN: Là những chế phẩm lỏng được bào chế bằng phương pháp chiết xuất dược
liệu với rượu trắng hoặc cồn.
Thường dùng rượu
20-25o. Có thể uống hoặc dùng ngoài.
- Ưu
điểm: chiết xuất được nhiều
hoạt chất, bảo quản tốt, rượu là dung môi dẫn thuốc tốt.
- Nhược điểm: đối tượng sử dụng hạn chế: phụ nữ, trẻ em, bệnh
nhân viêm loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, bệnh tim mạch
- ứng
dụng: uống, dùng ngoài, rượu
bổ để tăng cường sức khoẻ, rượu thuốc để chữa bệnh mạn tính: thấp khớp
6. Trà thuốc (Chè thuốc)
- ĐN: Là dạng thuốc rắn, gồm một hay nhiều loại dược liệu đã được chế biến cổ
truyền, phân chia đến mức độ nhất định, và sử dụng dưới dạng nước hãm.
- Phân loại:
+ Trà nhúng
+ Trà tan
Trà nhúng (Chè
nhúng)
Xay dược liệu, trộn
đều, đóng trong túi lọc.
ưu điểm: dễ
làm, tiện sử dụng.
Nhược điểm: khả năng
hoà tan hoạt chất kém, hiệu quả
điều trị thấp.
Trà tan
Chiết dược liệu + tá dược, tạo thành dạng hạt, sấy khô, đóng túi.
ưu điểm: khả năng hấp thu tốt.
Nhược điểm: không che giấu được mùi vị.
7. Cốm thuốc
ĐN: Là dạng thuốc rắn
được bào chế từ bột dược liệu, dịch chiết dược liệu và tá dược dính để tạo
thành hạt cốm theo kích cỡ nhất định.
- Ưu điểm: dễ sử dụng,
dễ phân liều.
- Nhược điểm: hấp thu chậm, không gia giảm được.
- ứng dụng lâm sàng: bệnh mạn tính.
8. Thuốc dạng lỏng
Là chế phẩm thuốc lỏng, được bào chế từ dịch chiết của
dược liệu, cô đặc, dùng để uống.
+ Cao lỏng
+ Xiro thuốc: hàm lượng đường cao (>60%), thích hợp
cho TE.
9. Các dạng thuốc khác
- Thuốc viên: được bào
chế từ bột thuốc hay dịch chiết dược liệu với các tá dược để tạo thành các loại
viên: viên nén, viên sủi, viên ngậm,viên nang (mềm, cứng)…
- Thuốc mỡ: được bào
chế từ bột mịn dược liệu với các tá dược tạo thành dạng mỡ hoặc keo để dùng
ngoài.
- Cao dán: cao Thiên
hương
- Thuốc tiêm