2018-04-13

cứu - tiêm thuốc vào huyệt - điện châm - giác hơi - đánh gió


PHÉP CỨU
- Phép cứu là dùng ngải nhung đốt cháy để tạo sức nóng trên huyệt hoặc một nơi nào đó trên cơ thể.
- Ngải nhung được chế từ lá ngải cứu khô, để càng lâu càng tốt.
- Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng thông kinh lạc, trừ hàn thấp, tăng cường chức năng tạng phủ.
Có thể vê thành mồi ngải hoặc cuộn như điếu thuốc lá cỡ lớn – điếu ngải, dài khoảng 20cm, ĐK 1,5cm.
- Có 2 loại cứu:
+ Cứu trực tiếp: Dùng mồi ngải hoặc điếu ngải đốt trực tiếp trên da.
+ Cứu gián tiếp: Dùng mồi ngải đốt qua miếng gừng, tỏi hay cách muối...

1. Chỉ định và chống chỉ định:
Hư hàn thì cứu, thực nhiệt thì châm.
Bệnh mạn tính, BN yếu, sợ lạnh, chân tay lạnh.
Các TH cấp cứu: Trúng hàn, choáng, ngất, trụy tim mạch, đau do lạnh…
Thực nhiệt không được cứu.
Không nên cứu ở mặt, vùng có nhiều gân.

2. Thời gian và mức độ nóng:
Khi bệnh nhân cảm thấy nóng thì lót thêm miếng gừng khác. Tránh động viên chịu nóng đến mức tối đa, sẽ gây bỏng.
Người lớn: Mỗi huyệt cứu 3 mồi, trung bình 15 phút.
Người già, trẻ em cứu ít hơn.

3. Cách cứu gián tiếp:
3.1. Cách chế mồi ngải, điếu ngải:
Lấy một ít ngải nhung, để lên trên miếng ván, lấy 3 đầu ngón tay cái, trỏ, giữa ấn mạnh thành hình tháp, thường nhỏ như hạt ngô.
Cuốn ngải thành điếu ngải.
3.2. Cách cứu:
Châm hương cháy.
Dùng đầu cháy que hương lên đỉnh mồi ngải, thổi cho tắt lửa rồi đặt lên huyệt.
Đốt điếu ngải cháy, hơ sát da, khi bệnh nhân thấy nóng thì đưa ra xa rồi lại đưa vào gần, cứ tiếp tục như vậy.
3.3. Cứu gián tiếp với gừng:
Thái gừng thành lát mỏng 0,2 – 0,4 cm, chọc thủng nhiều lỗ.
Đặt mồi ngải lên trên lát gừng, châm hương vào đỉnh cho cháy rồi đặt lên huyệt. Khi nóng lót thêm miếng gừng khác.
Khi cháy hết mồi ngải, gạt tàn vào khay, lại làm mồi ngải khác trên miếng gừng. Cứ làm thế đến khi mặt da đỏ lên và ướt lấp nhấp.
Mỗi ngày cứu một lần, từ 3 – 5 mồi ngải.
Chỉ định: Nôn mửa, ỉa chảy thuộc hàn, viêm khớp…
3.4. Cứu gián tiếp với tỏi:
Cách làm giống như trên nhưng dùng tỏi thay cho gừng.
Chỉ định: Lao phổi, lao hạch, apxe lạnh ở gđ đầu…
3.5. Cứu gián tiếp với muối:
Chủ yếu áp dụng trên rốn. Cho muối trắng vào lỗ rốn ngang mức với mặt da, đặt trên lớp muối một lát gừng và đốt mồi ngải lên trên.
Chỉ định: thường dùng trong cấp cứu, hôn mê, TBMMN, nôn mửa, ỉa chảy…
3.6. Ôn châm:
Sau khi châm kim, dùng một mẩu điếu ngải lắp vào chuôi kim và đốt cháy.

4. Xử trí tai biến khi cứu:
Bỏng: Do bị nóng quá, thường bỏng độ 1. Bôi thuốc mỡ và băng lại.
Cháy: Do bệnh nhân dãy dụa khi bị bỏng, làm rơi mồi ngải vào chăn hoặc quần áo.
Đề phòng cháy, bỏng bằng cách tránh động viên bệnh nhân chịu nóng, khi nóng lót thêm miếng gừng, không được cứu nhiều huyệt và trên nhiều người cùng một lúc, không được rời bệnh nhân khi cứu.

TIÊM THUỐC VÀO HUYỆT
1. Định nghĩa:
Thủy châm là pp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm.
2. Chỉ định:
Thường dùng để chữa một số bệnh mạn tính như: Viêm khớp mạn, SNTK, đau dạ dày, hạ huyết áp, hen phế quản…
3. Chống chỉ định:
Giống CCĐ của châm cứu.
Không được dùng thuốc tiêm bắp mà bệnh nhân bị phản ứng.
Không dùng các loại thuốc tiêm bắp có tác dụng kích thích gây xơ cứng, hoại tử các vùng có DTK và các cơ.
4. Cách tiến hành:
4.1. Dụng cụ: Bơm tiêm các loại, bông cồn để sát trùng, khay.
4.2. Thuốc:
Chọn các thuốc dễ hấp thu, không có tác dụng phụ và có tác dụng kích thích, tăng cường dinh dưỡng tại chỗ nhằm kéo dài hiệu lực của châm cứu.
Thường dùng: Vitamin B1, B12, vitamin C, Atropin, nọc ong…Không dùng các loại kháng sinh.
4.3. Chọn huyệt và chọn thuốc phù hợp với chẩn đoán. Thao tác châm kim, tiêm thuốc giống tiêm bắp thường quy.
Cần chú ý:
- Độ sâu của kim tùy vị trí huyệt tiêm.
- Hỏi kỹ tiền sử dùng thuốc của người bệnh. Nếu nghi ngờ phải làm Test để kiểm tra.
- Khi châm kim không nên xoay bơm tiêm.
- Không nên tiêm thuốc vào nhiều huyệt một lúc.
- Mỗi huyệt tùy theo vị trí có thể tiêm từ 0,2-1mlthuốc.
4.5. Liệu trình:
- Tiêm mỗi ngày một lần hoặc hai ngày một lần, từ 1-2 tuần.
- Với các thuốc để cắt cơn đau thì không dùng kéo dài, hết cơn đau thì dừng.
5. Tai biến và cách xử trí:
5.1. Choáng:
Do BN sợ hoặc do dị ứng thuốc.
Phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện cấp cứu, nếu bị choáng phải xử trí như cấp cứu dị ứng thuốc.
5.2. Chảy máu, tụ máu:
5.3. Tiêm thuốc vào dây TK, gân cơ: Chỗ đau ít lâu sẽ khỏi nếu không dùng thuốc kích thích mạnh và gây hoại tử.
5.4. Gãy kim: Giải thích cho BN trước khi tiêm, không tiêm khi BN giãy giụa, co cứng cơ vì sợ. Không tiêm lút cán kim.
5.5. Ap-xe: Do tiêm không vô trùng hoặc thuốc bị nhiễm khuẩn…

ĐIỆN CHÂM
1. Định nghĩa:
- Là PP chữa bệnh phối hợp TD chữa bệnh của châm cứu với kích thích điện của các dòng điện.
- Thường dùng máy điện châm phát ra xung điện đều nhịp, nhiều đầu kích thích, tính năng ổn định, an toàn, điều chỉnh, thao tác dễ dàng, đơn giản.
- TD của dòng xung điện: Làm giảm đau, kích thích hoạt động của cơ, tổ chức và tăng cường dinh dưỡng cho tổ chức, làm giảm viêm, xung huyết và phù nề tại chỗ.
2. Chỉ định:
- Giống chỉ định của châm cứu, thủy châm nhưng thường dùng nhất để cắt cơn đau của 1 số bệnh: Đau khớp, đau dây TK, cơn đau nội tạng.
- Chữa đau, tê liệt, teo cơ do di chứng bại liệt, di chứng TBMMN, liệt hoặc đau dây TK ngoại biên…
- Châm tê trong phẫu thuật.
3. Chống chỉ định: Giống CCĐ của châm cứu.
4. Cách tiến hành:
4.1. Chẩn đoán XĐ nguyên nhân bệnh theo YHHĐ và YHCT, đề ra pháp chữa bệnh, chọn huyệt và tiến hành châm kim như châm cứu thông thường.
4.2. Tiến hành kích thích điện trên kim:
- Kiểm tra lại máy trước khi vận hành, tắt máy, tất cả các nút điện ở vị trí số 0.
- Trên các kim đã châm, chọn và lắp cực theo yêu cầu chữa bệnh, nối điện cực vào kim.
- Bật công tắc cho máy chạy, xem đèn báo. Vặn nút điều khiển, tăng từ từ đạt đến mức yêu cầu về điện thế và cường độ tùy từng BN.
- BN có cảm giác dễ chịu hoặc hơi căng tức.
- Tthuốc thấy vùng kích thích điện co nhịp nhàng, giao động kim điều hòa.
- Tránh tăng cường độ kích thích quá nhanh làm cơ co giật mạnh, BN sợ.
- Thời gian kích thích điện tùy theo yêu cầu chữa bệnh: Có thể từ 15ph – 60ph hoặc lâu hơn nữa.
5. Liệu trình:
- Liệu trình chữa bệnh giống châm cứu, thủy châm.
- Ngày châm 1 lần hoặc cách ngày châm 1 lần, 10-15 lần điện châm/ liêu trình. Nghỉ 1-2 tuần rồi lại tiếp tục liêu trình sau tùy theo yêu cầu chữa bệnh.
- Nếu có cơn đau liên tục có thể châm ngày vài lần.
6. Tai biến:
- Các tai biến của châm kim.
- Tai biến của kích thích điện: Rất ít tai biến, nếu BN chóng mặt, khó chịu thì ngừng kích thích điện và rút kim ngay.

GIÁC HƠI
1. Định nghĩa:
- Là PP chữa bệnh bằng cách gây xung huyết hay tụ máu tại chỗ với 1 cái bầu nhỏ, đưa nhiệt vào để tạo ra hiện tượng chân không, sau đó gắn nó hút vào mặt da tại vị trí huyệt đã định.
- Có thể dùng bầu giác hoặc cốc chén thủy tinh, gốm đều có thể dùng được.
2. Chỉ định:
Đau lưng, đau khớp, bong gân, đau các chi, bại liệt, viêm phế quản, hen suyễn.
3. Cách tiến hành:
- Nhúng 1 tăm bông vào cồn 90 độ, đặt vào lòng bầu giác, châm lửa đốt và úp nhanh bầu giác lên mặt da vào vị trí huyệt đã chọn sẵn. Chú ý không thấm nhiều cồn vào bông, sẽ chảy ra ngoài gây bỏng da.
- Dân gian thường dùng 1 mảnh giấy mỏng, bỏ vào lòng bầu giác, úp nhanh lên mặt da.
4. Chú ý:
- Không áp dụng bầu giác cho những bệnh có sốt cao và co giật, có tổn thương trên da, các trường hợp cấp cứu.
- Kích thước của bầu giác tùy thuộc vị trí giác, thời gian cũng tùy theo mức độ cần thiết. Khi đã có hiện tượng xung huyết hoặc tụ máu ở da, phải tháo ngay bầu giác. Cần tránh gây bỏng và phồng rộp da.
- Nếu da bị phồng nhiều, dùng kim chọc và tháo cho dịch thoát ra, cần bôi thuốc sát khuẩn và băng vô trùng để tránh nhiễm trùng.
- Khi tháo bầu giác, không nên dùng sức, phải ấn chỗ da sát mép bầu giác để không khí lọt vào, bầu giác sẽ tự bong ra.

ĐÁNH GIÓ
1. Chỉ định: Cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong nhiệt.
2.Cách tiến hành:
- Có thể dùng dầu gió hoặc đồng bạc hoa xòe để trong lòng trắng trứng chín hoặc lá ngải cứu giã dập bọc trong 1 miếng vải mỏng, sạch…
- Dùng miếng vải đã bọc 1 trong những thứ trên miết dọc cột sống và cơ thang 2 bên nhiều lần. Sau đó dùng chôn bát hoặc miệng chén lành cạo dọc cột sống và cơ thang đến khi đỏ lên là được.
3. Chú ý: Không AD PP này cho BN bị mẩn ngứa hoặc có tổn thương rên da vùng cơ thang và CS.