2015-10-06

giới thiệu môn giải phẫu bệnh học

1. Trình bày  được nội dung và đặc điểm của môn giải phẫu bệnh học
2. Nêu được 5 phương pháp chính của giải phẫu bệnh
3. Nêu được giá trị của phương pháp tế bào họcvà kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ


I. ÐỊNH NGHĨA

Giải phẫu bệnh học là khoa học về các tổn thương, hay nói một cách cụ thể hơn , mổ xẻ phân tích các bệnh tật về mặt hình thái cũng như cơ chế. Do đó ở nhiều nước người ta không gọi là giải phẫu bệnh học mà gọi ngắn gọn là bệnh học gồm cả mô bệnh lẫn tế bào bệnh.
            Tổn thương là những biến đổi gây nên do bệnh tật, biến đổi không chỉ về hình thái mô tả được qua các giác quan, mà cả về hóa học, men học, hiển vi điện tử học, v.v...biểu hiện bằng những rối loạn chức năng.
            Hình thái là những đặc điểm phát hiện và mô tả được qua sự quan sát của các giác quan, căn bản là con mắt, nhưng cũng có thể là những giác quan khác. khi nhìn bằng mắt thường thì gọi là đại thể. Nhìn với kính hiển vi thì gọi là vi thể . Với kính hiển vi điện tử thì gọi là siêu vi thể.
            Giải phẫu bệnh học, như mọi chuyên khoa không thể tách rời khỏi y học trong nước cũng như thế giới.
1. Giai đoạn y học kinh nghiệm ( trước năm 1850) là giải phẫu bệnh chỉ mô tả mà không hiểu ý nghĩa của tổn thương.
2.Giai đoạn giải phẫu bệnh học bệnh căn (từ 1850 -1900) bắt đầu tìm ra nguyên nhân và cơ chế của các tổn thương.
3.Giai đoạn giải phẫu bệnh học kinh điển (1900 -1950) với các phương pháp cắt nhuộm thông thuờng và kính hiển vi quang học.
4.Giai đoạn giải phẫu bệnh học hiện đại (từ 1950 cho đến nay) thăm dò sâu sắc bằng những phương pháp hiện đại như mô hóa học miễn dịch, kính hiển vi điện tử kết hợp với sự định vị, dẫn đường của siêu âm, CT, MRI.

III.NỘI DUNG CỦA MÔN GIẢI PHẪU BỆNH

Kinh điển người ta chia giải phẫu bệnh học ra hai phần:
 học những tổn thương chung cho mọi bệnh tật mọi cơ quan, bao gồm những nhóm bệnh căn:
            -Viêm
            -U hay bướu
            -Chuyển hóa, dinh dưỡng, nội tiết, miễn dịch.
            -Bệnh di truyền, bẩm sinh.
Học những tổn thương riêng của từng cơ quan, bộ máy như bộ máy hô hấp , tiêu hóa, bộ máy thần kinh v.v...mà những bệnh cũng chỉ nằm trong bốn nhóm bệnh căn bản của giải phẫu bệnh đại cương.
            -Tính cụ thể: cơ sở "vật chất" của bệnh tật là những tổn thương được mô tả rõ ràng, đầy đủ.
            -Tính chính xác khó sai lầm, từ vị trí phát hiện do mắt thường đến những chi tiết trông thấy qua kính hiển vi,
            -Tính khách quan: thường ít bị các suy nghĩ chủ quan làm sai lạc.
            -Tính tổng hợp: đầy đủ khi khám nghiệm tử thi một cách toàn diện, hoặc khi phân tích những thông tin vi thể và những thông tin khác của lâm sàng và cận lâm sàng, để đi đến một kết luận dứt khoát.

VI. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP TẾ BÀO HỌC VÀ KỸ THUẬT CHỌC HÚT TẾ BÀO BẰNG KIM NHỎ

Phương pháp  tế bào học là một khoa học về hình thái  tế bào ứng dụng vào việc phát hiện và chẩn đoán bệnh.
            Chẩn đoán  tế bào bệnh học gồm có các phương pháp sau:
Nhằm xét nghiệm  tế bào ở các dịch, chất tiết của cơ  thể  ví dụ  dịch màng phổi, màng tim, màng bụng v.v...Các chất dịch này thường được quay ly tâm, sau đó lấy cặn để phết lên lam kính, sau đó cố định, nhuộm và đọc.
            Thường áp dụng với các tổn thương hở ở da, niêm mạc mà tay có thể tiếp cận được.  ví dụ cổ tử cung, niêm mạc miệng, môi.
            Ðược áp dụng với hầu hết các khối hoặc tổ chức mà kim có thể với tới.
Trong 3 phương pháp nói trên, phương pháp tế bào học chọc thường được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất.
            Ðể đánh giá vấn đề này, hội nghị các chuyên gia hàng đầu thế giới về phát hiện ung thư 1968 tại Genève ghi nhận:
            - Ưu điểm:
            + Ðơn giản: thực hiện được nhanh chóng, dễ dàng với phương tiện tối thiểu, ít gây khó chịu. có thể áp dụng rộng rãi ở bất kỳ tuyến y tế nào với độ an toàn cao.
            + Nhậy: có khả năng phát hiện bệnh sớm với tỷ lệ âm tính giả thấp, kết quả rõ ràng.
             + Ðáng tin cậy: bởi tỷ lệ (+) giả thấp.
             + Có hiệu suất: áp dụng cho nhiều bệnh ở nhiều vị trí khác nhau.
            + Tiết kiệm: ít tốn công , của, thời gian, chi phí( Chỉ bằng 1% của mô bệnh học ), ít tốn bệnh phẩm.
- Nhược điểm: So với sinh thiết thì chọc hút  tế bào bằng kim nhỏ:
+  Rất khó lấy bệnh phẩm ở nhừng tổn thương xơ cứng.
 + Không cho biết đặc điểm cấu trúc mô học của tổn thương.
+ Nếu kỹ thuật không chuẩn xác, những  tế bào dễ bị tổn thương khi ngoáy kim hoặc dàn phiến đồ quá mạnh làm  tế bào bị vỡ, bào tương tan rã tạo ra những hình ảnh thoái hóa giả tạo. Dưới  đây là bảng so sánh giữa các phương pháp:
                                D (+)                             D (± )                              D  sai( -)
Lâm sàng                30-35%                         40-45%                      25-30%
Tế bào học             85-87%                        10-12%                                   3-7%
Mô bệnh học         86-88%                          7-10%                         6-8%
            Trong nghiên cứu khoa học, chẩn đoán của giải phẫu bệnh còn được coi như tiêu chuẩn vàng (gold standard).
Ðây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến ở nước  ta trong khoảng 2 chục năm trở lại đây
Chỉ định chọc hút tế bào bằng kim nhỏ rất rộng rãi cho mọi tổn thương dạng u, viêm ở các cơ quan như mô mềm, xương, khớp, hạch cũng như các cơ quan nội tạng như phổi ,gan, thận v.v...
Hầu như không có chống chỉ định tuyệt đối, chỉ không nên làm khi:
            -bệnh nhân có cơ địa dễ bị chảy máu, máu lâu đông(đối với khối u nội tạng)
            -Bệnh nhân đang ở trạng thái nguy kịch: cao huyết áp nặng, đau thắt ngực, sốt cao do nhiễm trùng, nhiễm độc.
Cần thận trọng trong các trường hợp sau:
            -Bệnh nhân có trạng thái hoặc cơ địa thần kinh nhạy cảm, dễ bị kích thích.
            -Do vị trí đặc biệt của tổn thương dễ gây choáng như: tinh hoàn, đầu núm vú
            -Choáng nhẹ nhất thời: 1%
            -Chảy máu nhẹ 10%( tương đương tiêm bắp) .
            -Di căn ung thư : tương đương với thăm khám thông thường.
            -Bơm tiêm: tốt nhất là loại 20  ml
            -Kim tiêm: chọn độ dài thích hợp vị trí của tổn thương    
Ngoài ra dụng cụ còn có lam kính, pice, bông cồn70 độ, ống nghe, máy đo huyết áp. thuốc trấn tĩnh, thuốc tê.
            -Nghiên cứu kỹ hồ sơ bệnh án, lưu ý đến tuổi, giới.
            -Khám kỹ vùng tổn thương
            -Giải thích tính chất an toàn và nhẹ nhàng của xét nghiệm
            - Khử trùng như thường lệ
            - Gây tê: hầu hết không cần thiết trừ trường hợp cá biệt u ở tinh hoàn, họng. Ðối với trẻ nhỏ không giải thích được, phản ứng mạnh, nên dùng thuốc trấn tĩnh trước 30 phút.    
            Thường chọn đường đi ngắn nhất đi đến tổn thương, chọc vuông góc. Kim đi vào khối u đoạn càng dài càng tốt nhưng không được xuyên qua.
            Khi đi vào trung tâm tổn thương , hút mạnh bơm tiêm 3-4 lần, duy trì ở áp lực âm trong khi đưa kim lên xuống hoặc xoay về các phía để hút bệnh phẩm, khi thấy bệnh phẩm đi vào đốc kim thì giảm dần áp lực bơm tiêm, rút nhanh kim ra.Nếu chọc trắng, thay đổi bơm kim tiêm, chọc lại ở vị trí khác.
            Chất hút ra rất đa dạng: đặc,lỏng, hoặc là dịch lẫn máu và một mảnh tổ chức.û :..Dựa trên bệnh phẩm lấy được, bằng mắt thường, ta có thể hướng về nguyên nhân gây bệnh ở mức độ nhất định.
-Cố định tiêu bản: Tốt nhất bằng dung dịch  50% ethanol và 50 % ether nhưng thông dụng nhật là cố định bằng cồn 96º.
- Nhuộm bệnh phẩm : thông dụng nhất là nhộm bằng dung dịch Giem sa với tỷ lệ: 2 ml dung dịch Giemsa mẹ hòa với 5 ml nước cất. Phủ kín tiêu bản bằng dung dịch này rồi để trong 30 phút,  rửa sạch dưới nước chảy, sấy khô rồi đem đọc kết quả dưới kính hiển vi.