2018-07-08

Chương 18 - sinh lý hệ thần kinh tự chủ


Chương 18 - sinh lý hệ thần kinh tự chủ

GIỚI THIỆU
- Hệ thần kinh tự chủ chi phối những hoạt động không theo ý muốn như co cơ trơn, cơ tim và các tuyến bài tiết, được chia làm hệ giao cảm và phó giao cảm.

- Nhận cảm giác sâu không ý thức từ các receptor hóa học cơ học ở tạng, mạch máu
Trung ương: cấu tạo lưới thân não, hypothalamus, tủy sống, hệ limbic, vỏ não mới trước trán
Đường ly tâm sợi giao cảm, phó giao cảm gồm 2 nơron vận động tiếp nối tại các hạch tự chủ
1st: neuron trước hạch: thân nằm ở thân não hoặc sừng bên chất xám tủy tủy sống, sợi trục là sợi trước hạch
2nd: neuron sau hạch : thân nằm ngay trong hạch, sợi trục (sợi sau hạch) tạo synap với cơ quan đáp ứng
Bộ phận đáp ứng: cơ trơn, tạng, tuyến
- Hệ thần kinh tự chủ tham gia duy trì trương lực nhất định lên các cơ quan bị chi phối

Mục tiêu học tập:
1. Vị trí, vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong hệ thống thần kinh
2. Đặc điểm giải phẫu-chức năng hệ tự chủ
3. Chức năng và điều hòa chức năng hệ thần kinh tự chủ

GIẢI PHẪU
1. So sánh với hệ thần kinh thân thể

2. Tín hiệu truyền ra theo hai đường (giao cảm và phó giao cảm) đi đến cơ trơn, cơ tim, tuyến nội tiết, ngoại tiết
3. Hệ giao cảm và phó giao cảm
Sợi trước hạch: acetycholin
Sợi sau hạch giao cảm bài tiết ra noradrenalin
Sợi sau hạch phó giao cảm ra acetylcholin

CHỨC NĂNG

Chất truyền đạt thần kinh

1. Acetylcholin
Acetylcholin bị phân hủy trong vài giây bởi acetylcholin esterase (AchE). Strichnin,neostigmin ức chế AchE sẽ gây biểu hiện co cứng, Atropin (ức chế M receptor), Thuốc giống phó giao cảm: pylocaprin giãn mạch

2. Norepinerphrin
NE bị phân hủy bởi enzym monoamin oxydase (MAO)
Thuốc giống giao cảm: tác dụng tương tự, tăng giải phóng norepinerphrin
Adrenalin
Phenylephrin (alpha 1)
Isoproterenol (beta)
Albuterol (beta)
Thuốc ức chế giao cảm: giảm giải phóng, tăng phân hủy, ức chế receptor tiếp nhận)
Propanolol (chẹn beta)

Chi phối kép giao cảm và phó giao cảm

Tác dụng giao cảm và phó giao cảm
Cơ quan
Giao cảm
Phó giao cảm
Receptor
Đồng tử
Giãn
Co
a
Cơ thể mi
Giãn nhẹ
Co
Tuyến nước bọt
Bài tiết nhày
Bài biết nước
a, b2
Dạ dày
Giảm
Giảm
a, b2
Tuyến tuỵ
Giảm tiết enzym, insulin
Tăng tiết enzym, insulin
a
Tuyến mồ hôi
Bài tiết cục bộ
Bài tiết toàn thân
a
Cơ tim
Tăng nhịp và lực co
Giảm nhịp và lực co
b1
Mạch
Co, giãn
Giãn, ít tác dụng
a, b2
Phế quản
Giãn
Co
b2
Ruột
Giảm co bóp và trương lực
Tăng co bóp và trương lực
a1, b2
Thận
Tăng tiết renin
Không tác dụng
b1
Tiểu cầu
Tăng
Không tác dụng

Glucose
Tăng
Không tác dụng

Mô mỡ
Tăng phân giải lipid

b
Sinh dục nam
Kích thích phóng tinh
Giao hợp
a
Sinh dục nữ
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt
a, b2

ĐIỀU HÒA

- Trung tâm thần kinh:
Vỏ não (thùy trán)
Hệ limbic (xúc cảm)
Hypothalamus
Hệ thống lưới thân não
Tủy sống

- Hệ nội tiết: hormon tuyến giáp, tuyến tuỷ thượng thận

====================
Chương 18 - sinh lý hệ thần kinh tự chủ
* Hệ thần kinh tự chủ không có tác dụng thường xuyên đối với:
A. Cơ tim
B. Tuyến ngoại tiết
C. Cơ vân
D. Tuyến nội tiết
E. Cơ trơn
C
* Nơron vận động thân thể có thân tế bào ______ hệ thần kinh trung ương , sợi trục đi đến ______; chi phối các hoạt động ______
A. Nằm ngoài; cơ vân; không chủ động
B. Nằm trong; nội tạng; chủ động
C. Nằm ngoài; nội tạng; không chủ động
D. Nằm trong; cơ vân; chủ động
E. Nằm ngoài; nội tạng; chủ động
D
* Nơron thứ 2 của hệ thần kinh tự chủ có thân tế bào ______ hệ thần kinh trung ương , sợi trục đi đến ______; chi phối các hoạt động ______
A. Nằm ngoài; cơ vân; không chủ động
B. Nằm trong; nội tạng; chủ động
C. Nằm ngoài; nội tạng; không chủ động
D. Nằm trong; cơ vân; chủ động
E. Nằm ngoài; nội tạng; chủ động
C
* Trung tâm của hệ phó giao cảm được phân bố ở:
A. Hành não, não giữa, tuỷ cùng.
B. Dọc theo các đốt sống cổ và tuỷ cùng.
C. Dọc theo đốt sống thắt lưng.
D. Hành não và đốt sống thắt lưng.
A
* Phần trung tâm của hệ giao cảm được phân bố ở:
A. Dọc theo đốt sống cổ tới đốt sống thắt lưng.
B. Sừng bên chất xám tuỷ sống từ ngực 1 đến thắt lưng 2.
C. Dọc theo đốt sống lưng tới thắt lưng.
D. Sừng bên chất xám tuỷ sống từ lưng 1 đến thắt lưng 5.
B
* Sợi adrenergic là sợi bài tiết chủ yếu:
A. Acetylcholin.
B. Adrenalin.
C. Noradrenalin.    
D. Adrenalin và noradrenalin.
C
* Sợi thuộc loại adrenergic là:
A. Sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm.
B. Sợi tiền hạch của hệ phó giao cảm và giao cảm.
C. Sợi hậu hạch giao cảm đến tuyến mồ hôi, cơ dựng lông.
D. Sợi hậu hạch giao cảm đi tới các cơ quan.
D
* Sợi thuộc loại cholinergic là các sợi sau, trừ:
A. Sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm.
B. Sợi hậu hạch của hệ giao cảm đi tới các cơ quan.
C. Sợi tiền hạch của hệ phó giao cảm.
D. Sợi tiền hạch của hệ giao cảm.
B
* Acetylcholine không được giải phóng từ:
A. Sợi tiền hạch giao cảm
B. Sợi sau hạch giao cảm
C. Sợi tiền hạch phó giao cảm
D. Sợi sau hạch phó giao cảm
B
* Chất nào sau đây không thuộc nhóm catecholamin
A. acetylcholin
B. epinephrin
C. dopamin
D. norepinephrin
A
* Receptor của acetylcholin là:
A. Alpha
B. Bêta
C. Muscarinic.
D. Nicotinic và muscarinic.
D
* Noradrenalin kích thích mạnh:
A. Receptor alpha.
B. Receptor beta.
C. Receptor muscarinic.
D. Receptor nicotinic và muscarinic.
A
* Receptor alpha có ở:
A. Cơ tim.
B. Thận.
C. Ruột.
D. Gan.
B
* Các mô sau đây có cả receptor alpha và beta, trừ:
A. Tim.
B. Mạch máu.
C. Ruột.
D. Tử cung.
A
* Receptor muscarinic
A. Không tìm thấy ở các hạch tự chủ hoặc ở synap cơ – thần kinh
B. Bị kích thích bởi độc tố của nấm
C. Cùng họ với các receptos b, a
D. Không bị ảnh hưởng của cura (một loại nhựa độc ức chế receptor nicotinic)
C
* Tác dụng của hệ giao cảm và phó giao cảm lên vùng tạo nhịp của tim được gọi là:
A. Đối lập
B. Bổ xung
C. Bổ trợ
A
* Tác dụng của giao cảm và phó giao cảm lên hệ thống sinh sản và tiết niệu là:
A. Đối lập
B. Bổ xung
C. Bổ trợ
B
* Tác dụng của giao cảm và phó giao cảm lên sự bài tiết nước bọt là:
A. Đối lập
B.Bổ xung
C. Bổ trợ
C
* Mô đích chỉ nhận được chi phối của nơron giao cảm:
A. Tủy thượng thận
B. Cơ thể mi
C. Tuyến mồ hôi
D. Tất cả các mạch máu
E. A + B + C + D
A
* Tác dụng của hệ giao cảm.
A. Co đồng tử.
B. Gây bài tiết nhiều mồ hôi.
C. Tăng nhu động ruột.
D. Giãn cơ dựng lông.
B
* Tác dụng của hệ phó giao cảm.
A. Tăng phân giải glycogen ở cơ vân.
B. Tăng phân giải mỡ ở tế bào mỡ.
C. Co đồng tử.
D. Giãn phế quản.
C
* Hệ thần kinh tự chủ có các tác dụng sau đây, trừ:
A. Kích thích giao cảm làm tăng giải phóng glucose ở gan.
B. Kích thích giao cảm làm giảm lưu lượng lọc ở thận.
C. Kích thích phó giao cảm làm co túi mật.
D. Kích thích phó giao cảm làm giãn cơ thể mi.
D
* Tác dụng của hệ phó giao cảm lên bài tiết dịch tiêu hoá:
A. Giảm bài tiết nước bọt.
B. Giảm bài tiết dịch tuỵ.
C. Giảm bài tiết dịch vị.
D. Tăng bài xuất mật.
D
* Tác dụng của hệ giao cảm lên cơ trơn:
A. Giãn tiểu động mạch da.
B. Giãn cơ thắt ruột.
C. Giãn đường mật.
D. Giãn mạch máu phổi.
D
* Vùng não được chỉ phối trực tiếp chủ yếu của nơron tự chủ là:
A. Hành não
B. Tuyến tùng
C. Tiểu não
D. Hypothalamus
E. Các nhân nền
D
* Hệ thống ít bị chi phối nhất của hệ tự chủ là:
A. Tim mạch
B. Hô hấp
C. Nước tiểu
D. Sinh sản
E. Miễn dịch
E
* Vùng hypothalamus không chứa trung tâm điểu hòa sự cân bằng của
A. Thân nhiệt
B. Xúc cảm
C. Cảm giác đói
D. Nhịp thở
E. Cảm giác khát
B