2018-07-08

Chương 19 - chức năng trí tuệ của vỏ não


Chương 19 - chức năng trí tuệ của vỏ não

ĐIỀU KIỆN HÓA (CONDITIONING)

Định nghĩa                                                                    
"Điều kiện hoá" là thuật ngữ chỉ khả năng tạo lập được một quan hệ mới trong một điều kiện nào đó.

Phân loại điều kiện hóa
- Điều kiện hoá đáp ứng (respondant), là điều kiện hoá kiểu Pavlov (điều kiện hoá typ I).
- Điều kiện hoá hành động (operant), là điều kiện hoá kiểu Skinner (điều kiện hoá typ II).

Đặc điểm
- Điều kiện hóa đáp ứng: Phản ứng của đối t­ượng hoàn toàn bị động, không theo ý muốn, phụ thuộc vào tác nhân kích thích.
- Điều kiện hoá hành động: Hành vi đối tượng là chủ động, tìm phương thức sống, không cần kích thích không điều kiện.

TRÍ NHỚ

Định nghĩa
Trí nhớ là khả năng lưu giữ, tái hiện thông tin, sử dụng thông tin trong lĩnh vực ý thức, tập tính, kỹ năng học tập, lao động.

Phân loại trí nhớ

1. Nhớ dương tính và nhớ âm tính. Hệ viền (limbic) quyết định thông tin nào là quan trọng thì thuận hoá, tạo nhớ dương tính, còn thông tin nào không quan trọng thì xoá đi.

2. Nhớ nguyên phát và nhớ thứ phát.
Nhớ nguyên phát là nhớ sự việc ngay lúc xảy ra. Nhớ thứ phát là hồi tưởng lại chuyện đã qua

3. Trí nhớ hình tượng, vận động, cảm xúc, ngôn ngữ logic

4. Trí nhớ tức thời , ngắn hạn, dài hạn

Cơ chế

 
1. Cơ chế của trí nhớ ngắn hạn: tăng cư­ờng giải phóng chất truyền đạt thần kinh và kéo dài thời gian dẫn truyền xung động qua synap.

2. Cơ chế của trí nhớ dài hạn
Thuyết điều kiện hóa: quá trình hình thành trí nhớ có sự thay đổi cấu trúc và chức năng thần kinh.
Thuyết tổng hợp các protein (hoặc peptid) nhớ (Mc Connell - 1962, Ungar - 1972...)

CƠ SỞ SINH LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG CẢM XÚC

Định nghĩa
Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người hay động vật đối với các sự kiện và hiện tượng của môi trường xung quan, là một trong những hoạt động tâm thần được chi phối bởi nhiều cấu trúc thần kinh, nhiều chất hoá thần kinh và một số hormon. Rối loạn hoạt động của những hệ thống này sẽ là cơ sở gây ra một số bệnh tâm thần.

Phân loại
- Hưng cảm (khoái cảm)
- Trầm cảm (giảm khí sắc)

Vai trò của cấu trúc thần kinh trong hoạt động cảm xúc
- Phức hợp amygdal và vùng hippocampus : hình thành các phản ứng cảm xúc và biểu thị cảm xúc.
- Vùng septum (vùng vách): giảm cường độ các phản ứng cảm xúc.
- Vùng septum, hippocampus và vỏ não thuỳ trán tạo thành hệ thống "lưỡng lự và nghi ngờ".

Vai trò của các chất hoá thần kinh và hormon trong hoạt động cảm xúc
Serotonin
ức chế hệ thống hoạt hoá cấu tạo lưới > tham gia tạo giấc ngủ, ức chế dẫn truyền cảm giác đau ở tuỷ sống, ảnh hưởng đến cảm xúc
Noradrenalin
kích thích hệ thống hoạt hoá cấu tạo lưới > tăng hưng phấn tâm thần
Dopamin
gây rối loạn cảm xúc > bệnh tâm thần phân liệt
Acetylcholin
tham gia vào hoạt động trí nhớ, cảm xúc
Endorphin
hưng phấn, khoan khoái, gây nghiện
GABA
gây nên trạng thái lo lắng, bồn chồn
Phenylethylamin
kích thích tâm thần tương tự amphetamin
Betacarbolin
ức chế hoạt động tâm thần
Chất P
gây buồn chán, lo âu và đau khổ
ACTH
gây trạng thái sợ hãi
T3­ - T4 
tăng kích thích thần kinh, gây mất ngủ, xúc động và hay cáu gắt
Testosteron
liên quan tới trạng thái hung hãn

====================
Chương 19 - chức năng trí tuệ của vỏ não
* Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:
A. Có tính chất loài.
B. Di truyền.
C. Có trung tâm nằm ở dưới vỏ.
D. Được hình thành trong đời sống.
D
* Các đặc điểm sau đây là của phản xạ không điều kiện, trừ:
A. Tồn tại suốt đời.
B. Không phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích.
C. Liên quan đến các đáp ứng mang tính bản năng.
D. Có một cung phản xạ cố định.
B
* Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện:
A. Ghép đôi giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
B. Ghép đôi giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện, kích thích không điều kiện đi trước.
C. Ghép đôi giữa kích thích không điều kiện và kích thích có điều kiện kích thích có điều kiện đi trước.
D. Ghép đôi hai loại kích thích có điều kiện và không điều kiện cùng lúc.
C
* Thí nghiệm thành lập phản xạ có điều kiện của Pavlov được thực hiện theo trình tự:
A. Ruốc thịt > chó tiết nước bọt > ruốc thịt + ánh đèn > chó tiết nước bọt > ánh đèn > chó tiết nước bọt.
B. Ruốc thịt + ánh đèn > chó tiết nước bọt > ánh đèn > chó tiết nước bọt > củng cố.
C. Ánh đèn > ruốc thịt > chó tiết nước bọt > ánh đèn > chó tiết nước bọt > củng cố.
D. Ánh đèn > ruốc thịt > chó tiết nước bọt > củng cố > ánh đèn > chó tiết nước bọt.
D
* Tạo thành đường liên lạc tạm thời trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện cần có sự tham gia của các yếu tố sau, trừ:
A. Kích thích có điều kiện.
B. Kích thích không điều kiện.
C. Ghép đôi giữa hai kích thích.
D. Củng cố bằng kích thích có điều kiện.
E. Củng cố bằng kích thích không điều kiện.
C
* Các hành vi sau đây đều là kết quả của phản xạ có điều kiện, trừ:
A. Tiết nước bọt khi ăn chanh.
B. Nhận ra giọng nói của người bạn cũ.
C. Rụt tay khi chạm vào lửa.
D. Bài tiết mồ hôi khi trời nóng.
C
* Điều kiện hoá là:
A. Luôn cần có sự ghép đôi giữa kích thích không điều kiện và có điều kiện.
B. Cần có điều kiện nào đó để thành lập một PXCĐK mới.
C. Cần có một điều kiện đó là phải có đầy đủ 5 thành phần của cung phản xạ.
D. Cần có điều kiện nào đó để thành lập được một quan hệ mới.
C
* Tiêu chí để phân thành điều kiện hoá typ I và typ II dựa vào:
A. Cách tổ chức thí nghiệm.
B. Cách chọn đối tượng thí nghiệm.
C. Cách đáp ứng của đối tượng.
D. Cách chọn tác nhân kích thích.
A
* Ức chế có điều kiện:
A. Bẩm sinh.
B. Di truyền.
C. Tạo nên trong đời sống, có tính cá thể.
D. Trung tâm ở tuỷ sống.
C
* Ức chế dập tắt có đặc điểm:
A. Bẩm sinh, có tính chất loài.
B. Di truyền, có tính cá thể.
C. Tạo nên trong đời sống, có tính cá thể.
D. Tạo nên trong đời sống, có tính loài.
A
* Khi có ức chế ở vỏ não thì:
A. Tạo phản xạ đáp ứng.
B. Tăng phản xạ tủy.
C. Giảm hoặc mất phản xạ.
D. Thành lập phản xạ mới.
B
* Ức chế không điều kiện:
A. Bẩm sinh.
B. Được củng cố bằng kích thích không điều kiện.
C. Hình thành ở vỏ não.
D. Có tính cá thể.
A
* Vùng Wernicke còn gọi là:
A. Vùng cảm thụ nhìn.
B. Vùng cảm thụ đụng chạm.
C. Vùng bổ túc vận động.
D. Vùng nhận thức tổng hợp cấp cao.
D
* Vùng nhận thức tổng hợp (vùng Wernicke):
A. Nhận thông tin trực tiếp từ các vùng cấp I.
B. Hội tụ thông tin thuộc nhiều giác quan, từ nhiều vùng cấp II.
C. Nhận thông tin từ nhiều vùng cấp II.
D. Nhận thông tin trực tiếp từ đường dẫn truyền thị giác, thính giác, xúc giác.
B
* Tổn thương vùng Wernicke:
A. Không đọc, viết được.
B. Vẫn làm tính được.
C. Có khả năng suy nghĩ.
D. Đáp ứng xúc cảm sâu sắc.
A
* Vùng Wernicke có chức năng:
A. Hiểu lời nói.
B. Đáp ứng xúc cảm.
C. Hiểu lời nói, chữ viết.
D. Nhận thức tổng hợp.
C
* Vùng Broca có chức năng:
A. Hiểu lời nói.
B. Vận động lời nói
C. Hiểu chữ viết.
D. Thể hiện cảm xúc.
B
* Tổn thương vùng Broca:
A. Nói được nhưng không hiểu lời nói.
B. Mất nhận thức hoàn toàn.
C. Không viết được, không hiểu chữ viết.
D. Hiểu được nhưng không nói được.
D
* Trí nhớ là:
A. Khả năng lưu giữ thông tin, tái hiện lại thông tin đã lưu giữ và sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức và tập tính.
B. Khả năng lưu giữ thông tin về môi trường bên trong và bên ngoài và tái hiện lại thông tin.
C. Khả năng tái hiện lại các thông tin đã lưu giữ và sử dụng chúng khi cần.
D. Khả năng tái hiện lại các thông tin đã lưu giữ và sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức và tập tính.
A
* Nhớ dương tính và nhớ âm tính:
A. Nhớ dương tính là quá trình lưu giữ các thông tin có lợi và nhớ âm tính là quá trình lưu giữ các thông tin có hại cho cơ thể.
B. Nhớ dương tính và nhớ âm tính là quá trình chọn lọc để lưu giữ các thông tin quan trọng cho cơ thể.
C. Nhớ dương tín là quá trình lưu giữ các thông tin cần thiết và xóa bỏ những thông tin không cần thiết.
D. Nhớ dương tính là quá trình làm tăng hưng phấn các "đường mòn" và lưu giữ những thông tin quan trọng và nhớ âm tính là quá trình xóa bỏ những thông tin không liên quan.
D
* Trí nhớ tức thời:
A. Tồn tại trong vài giây.
B. Tồn tại trong vài giây đến vài phút.
C. Tồn tại trong vài phút.
D. Tồn tại trong vài phút đến vài giờ.
B
* Trí nhớ ngắn hạn:
A. Tồn tại vài tháng đến một năm.
B. Tồn tại vài tuần đến vài tháng.
C. Tồn tại vài ngày đến vài tuần.
D. Tồn tại vài ngày.
C
* Cơ chế của trí nhớ ngắn hạn.
A. Thay đổi cấu trúc nơron và tăng cường giải phóng chất truyền đạt thần kinh.
B. Thay đổi cấu trúc nơron và kéo dài thời gian dẫn truyền xung động qua synap.
C. Tăng cường giải phóng chất truyền đạt thần kinh và hoạt hóa synap.
D. Tăng cường giải phóng chất truyền đạt thần kinh và kéo dài thời gian dẫn truyền xung động qua synap.
D
* Cơ chế của trí nhớ dài hạn:
A. Có sự thay đổi về cấu trúc thần kinh và tổng hợp các "peptid nhớ".
B. Có sự thay đổi cấu trúc thần kinh và kéo dài thời gian dẫn truyền xung động qua synap.
C. Tăng tổng hợp peptid nhớ, kéo dài thời gian dẫn truyền xung động qua synap và có sự thay đổi cấu trúc thần kinh.
D. Tăng tổng hợp "peptid nhớ" và kéo dài thời gian dẫn truyền xung động qua synap.
C
* Chất dẫn truyền thần kinh gây hưng phấn khoan khoái:
A. Noradrenalin.
B. Enkephalin.
C. Acetylcholin.
D. Phenylethylamin.
B
* Chất ức chế hoạt động tâm thần và gây ngủ:
A. GABA.
B. Betacarbolin.
C. Serotonin.
D. Chất P.
C
* Chất gây rối loạn cảm xúc và có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tâm thần phân liệt:
A. Chất P.
B. GABA.
C. Dopamin.
D. Betacarbolin.
C
* Hormon có liên quan đến trạng thái hung hãn:
A. Testosteron.
B. ACTH.
C. T3 - T4.
D. Catecholamin.
A
* Bản ghi điện não của một người bình thường đang thức, ở trạng thái nghỉ ngơi và yên tĩnh chủ yếu xuất hiện:
A. Nhịp alpha và beta.
B. Nhịp theta và delta.
C. Nhịp alpha.
D. Nhịp beta.
C
* Trong tình trạng căng thẳng, trên điện não đồ xuất hiện loại nhịp:
A. Có tần số 1 -3,5 chu kỳ/giây
B. Có tần số 4 - 7 chu kỳ/giây
C. Có tần số 8 -13 chu kỳ/giây
D. Có tần số 14 -35 chu kỳ/giây.
D (sóng beta)