GIỚI THIỆU
Hệ thống cảm giác tiếp nhận được những thông tin từ môi trường
bên ngoài cũng như bên trong cơ thể bao gồm cảm giác khách quan và cảm giác chủ
quan.
Cảm giác chủ quan là cảm giác do bản thân mỗi người cảm thấy,
rất khó cắt nghĩa bằng sự rối loạn hay tổn thương một đường cảm giác riêng biệt
nào.
Cảm giác khách quan là cảm giác do các bác sỹ khám, phát hiện
được bao gồm: (1) cảm giác thân thể (somatic sensory) gồm có xúc giác, nóng lạnh,
đau (cảm giác nông) và cảm giác ở xương, khớp (cảm giác sâu); (2) các giác quan
đặc biệt như vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác
Mọi cảm giác đặc trưng bởi bộ phận nhận cảm, đường dẫn truyền,
trung tâm phân tích, xử lý thông tin trong hệ thần kinh trung ương. Đối với từng
hệ thống cảm giác, mức độ cảm giác phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của tác nhân
kích thích và đặc tính của receptor tiếp nhận và bản thân cảm nhận chủ quan của
từng cá thể.
SINH LÝ RECEPTOR
►Phân loại receptor
Receptor- bộ phận nhận cảm cảm giác có thể là một phân tử, một
tế bào, một đám tế bào, một tập hợp nhiều tế bào tạo thành một cơ quan.
Bảng phân loại receptor
|
|
Theo tính chất giải phẫu
Tận cùng thần kinh tự do: đuôi gai trần Tận cùng thần kinh có vỏ bọc mô liên kết Tế bào, nhiều tế bào: tạo synap với neuron 1 |
Cảm giác đau, nhiệt, xúc giác, ngứa, nhột Xúc giác tinh tế Thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác |
Theo vị trí
Receptor ngoài Receptor trong Receptor bản thể |
Thị giác, vị giác, xúc giác, đau, nhiệt Nhận kích thích áp suất, đau tạng Vị trí cơ thể, cân bằng, chiều dài và sức căng cơ, vị trí các khớp |
Theo nguồn kích thích
|
Cơ học, nhiệt, ánh sáng, hoá học, áp suất thẩm thấu
|
Theo tốc độ thích nghi
Chậm : Trương lực, tư thế Nhanh: Khứu giác, vị giác |
Duy trì điện thế khi vẫn còn kích thích Giảm điện thế khi vẫn còn kích thích |
►Các đặc tính chung của
receptor
Tác nhân kích thích đặc
hiệu với receptor đặc hiệu do
Ngưỡng xuất hiện điện thế hoạt động với kích thích đặc hiệu
là thấp nhất Tính đặc hiệu mang tính hệ thống liên quan đến cả hệ thống cảm
giác: mỗi cảm giác đi theo con đường riêng và tận cùng ở những nơi xác định
trong hệ thần kinh.
Tác nhân kích thích là đặc hiệu còn do nó không được
receptor nào khác tiếp nhận.
Tác nhân kích thích chung (dòng điện): kích thích lên tất cả
các mô chịu kích thích
Tác nhân ít đặc hiệu: cơ học, áp suất: ấn lên receptor lạnh
gây cảm giác lạnh chứ không gây cảm giác về áp suất, ấn lên nhãn cầu gây cảm
giác “nổ đom đóm mắt”
Mức độ cảm giác, phân
biệt được một kích thích tỷ lệ tương đối với sự gia tăng cường độ kích
thích (Định luật Weber – Fechner)
S = a logR + b
Trong đó:
S: Mức độ cảm giác
R: Cường độ kích thích
a, b: Hằng số
Kích thích cơ học,
hóa học, vật lý làm thay đổi điện thế màng của receptor, tạo điện thế receptor.
Cơ chế
- Biến dạng, kéo căng cấu trúc màng chứa receptor làm các
kênh ion mở ra.
- Mở kênh ion do chất gắn hóa học
- Thay đổi nhiệt độ của màng
- Do tác dụng của bức xạ điện từ lên receptor
Biên độ điện thế
receptor thường nhỏ, tỷ lệ với cường độ kích thích, khoảng cách lan truyền ngắn.
Khi tổng cộng các kích thích gây được điện thế receptor ≥
ngưỡng kích thích tại điểm sợi trục nối với receptor gây xuất hiện điện thế hoạt
động lan xuống sợi trục (lúc này, cường độ kích thích tăng làm tăng tần số phát
xung điện thế hoạt động của receptor chứ không tăng biên độ).
Cùng một loại cảm giác nhưng mỗi đuôi gai có ngưỡng xuất hiện
điện thế hoạt động khác nhauà có thể tiếp nhận nhiều mức độ kích thích cảm
giác.
Tương quan giữa điện
thế receptor và tần số điện thế hoạt động
Khả năng thích nghi từng
phần hoặc toàn phần
Khi kích thích liên tục, receptor phát xung với tần số rất
cao và chậm dần rồi cuối cùng không đáp ứng nữa với nhiều mức độ:
Nhanh: tiểu thể Pacini
Chậm: receptor ở khớp và ở suốt cơ
Rất chậm: receptor với áp suất ở động mạch cảnh và ở động mạch
chủ Không thích nghi: receptor đau và receptor hóa học ở các tạng Cơ chế
receptor thích nghi:
o Thay đổi cấu trúc receptor
o Bất hoạt các kênh ion của receptor.
►Các đường dẫn truyền
Bản chất là các bó sợi thần kinh mang thông tin cảm giác từ
các receptor đến trung tâm cảm giác ở vỏ não, đồi thị và tiểu não theo các bó sợi
trục riêng biệt và nguyên vẹn. Cường độ kích thích tăng làm tăng tần số xung động dẫn truyền các điện thế hoạt động,
Tốc độ dẫn truyền trên sợi trục tùy thuộc vào sự myelin hóa và đường kính sợi
trục.
Các
loại sợi cảm giác
|
Đường
kính (mm)
|
Tốc
độ (m/giây)
|
Ia,
Ib
|
22
|
120
|
II
(A beta)
|
13
|
70
|
III
(A delta)
|
5
|
15
|
IV
(C)
|
1
|
<2
|
Bó tủy - đồi thị sau:
dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế, phân biệt hai
điểm, nhận biết hình dạng ba chiều, trọng lượng đồ vật, cảm
giác sâu có ý thức về vị trí, áp suất, cảm giác rung, hướng động.
Neuron 1 đi vào cột sau của tủy tận cùng tại nhân thon và
nhân chêm ở hành não. Trên đường đi nhận thêm các sợi cảm giác từ dây tam thoa
(V) và các sợi xúc giác của vùng đầu – mặt.
Neuron 2 bắt chéo sang bên kia rồi tận cùng ở đồi thị. Chỗ bắt
chéo tạo thành dải Reil giữa ở thân não.
Neuron 3 từ thân não lên trên đổi tên thành bó cung sau
Median Lemniscus tận cùng ở nhân bụng
sau của đồi thị (phức hợp bụng nền)
Đa số sợi trục neuron 3 từ đồi thị đi lên vùng cảm giác thân
thể S-I của vỏ não theo đường bao trong và một số ít sợi tới vùng cảm giác
S-II. Bó tủy - đồi thị sau có tính định hướng cao, đưa thông tin cảm giác của mỗi
nửa cơ thể về đồi thị và vỏ não bên đối diện.
Bó tủy - đồi thị bên: dẫn
truyền cảm giác đau và nhiệt theo 3 neuron
Neuron 1:Từ receptor vào sừng sau tủy
Neuron 2: Bắt chéo trong tủy, theo cột trắng trước – bên đi
lên và tận cùng ở đồi thị
Neuron 3: Từ neuron 2 lên vỏ não: Ngứa, áp lực, rung, thô sơ
Bó tủy - đồi thị trước:
dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ, áp suất, rung, ngứa, nhột theo các sợi có
myelin, đường kính nhỏ, truyền xung động chậm (vài mét – 40 mét/giây), không định
hướng thật rõ nên cho cảm giác không chính xác bằng bó tủy đồi thị sau
Neuron 1: từ receptor vào sừng sau tủy
Neuron 2: bắt chéo trong tủy, theo cột trắng trước – bên đi
lên và tận cùng ở đồi thị
Neuron 3: từ đồi thị lên vỏ não
Bó tủy tiểu não trước
và sau: chuyển tín hiệu cảm giác về tư thế của mỗi nửa cơ thể về tiểu não
cùng bên, thông tin cho tiểu não phối hợp động tác, làm mềm mại, tinh tế các động
tác thuần thục cũng như duy trì tư thế và sự cân bằng
Neuron 1: từ receptor vào sừng sau tủy
Neuron 2: bó tủy tiểu não thẳng, chéo đi lên tiểu não
►Các vùng cảm giác ở vỏ não
theo Brodmann
- Vùng cảm giác thân thể : nằm tại thuỳ đỉnh, sau rãnh trung
tâm bao gồm:
+ Vùng S-I (vùng 1, 2, 3): nhận cảm giác của hầu hết các phần
thân thể + Vùng S-II (vùng 40): ít quan trọng, chỉ nhận cảm giác của cẳng chân,
cánh tay và mặt.
- Vùng thị giác nằm ở thuỳ chẩm: gồm vùng thị giác sơ cấp
(vùng 17) và vùng thị giác thứ cấp (vùng 18, 19).
- Vùng thính giác nằm ở thuỳ thái dương: gồm thính giác sơ cấp
(vùng 41, 42) và vùng thính giác thứ cấp (vùng 22).
- Vùng vị giác nằm ở hồi đỉnh lên (vùng 43)
- Vùng khứu giác (vùng 28)
- Vùng liên hợp cảm giác nhận các tín hiệu từ các vùng cảm
giác sơ cấp và các vùng khác của não. Tích hợp, phân tích, lưu giữ trí nhớ cảm
giác, tạo đáp ứng thích hợp Tổn thương vùng này sẽ mất nhận thức về đồ vật, người,
bản thân mình (mất nhận thức về hình thể, không nhận biết được cảm giác ở nửa
người bên đối diện), gương mặt người quen.
Vùng phối hợp cảm giác thân thể và tích hợp chung: vùng 5,
7, 39, 40
Vùng phối hợp thị giác: vùng 18, 19
Vùng phối hợp thính giác: vùng 22
Vùng Wernicke: nằm ở bán cầu không ưu thế, phân tích ngôn ngữ,
phối hợp lời nói và cảm xúc…
Đặc điểm chung các
vùng cảm giác ở vỏ não là:
Nhận cảm giác của nửa người đối bên.
Mỗi phần cơ thể có hình chiếu tương ứng , diện tích hình chiếu
tỷ lệ với số lượng các receptor của phần đó, các vùng phía trên của vỏ não nhận
cảm giác của các cơ quan, bộ phận ở phần dưới của cơ thể và ngược lại.
CẢM GIÁC XÚC GIÁC
►Receptor xúc
giác
Tiếp nhận sự va chạm, áp suất, rung động, ngứa, nhột.
- Một số đầu dây thần kinh tự do.
- Các tiểu thể Meissner ở đỉnh các gai da, nhiều nhất ở đầu
ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, đầu lưỡi, môi, núm vú.
- Các đĩa Merkel ở dưới lớp biểu bì da.
- Các tận cùng có myelin và không có myelin ở chân lông.
- Các tiểu thể Pacini ngay dưới da, lớp sâu của da, trong mô
liên kết rất nhạy cảm với sự biến dạng và sự rung động.
►Dẫn truyền cảm giác xúc giác
Xem nội dung bài này ở phần Sinh lý receptor => Các đường dẫn truyền
►Trung tâm nhận cảm cảm giác xúc
giác ở vỏ não
Xem nội dung bài này ở phần Sinh lý receptor => Các vùng cảm giác ở vỏ
não theo Brodmann
►Đặc điểm của cảm giác
xúc giác
- Cảm giác xúc giác được tiếp nhận bởi nhiều loại receptor,
phân bố không đều trên cơ thể và có khả năng thích nghi nhanh - chậm khác nhau
- Các cảm giác xúc giác tinh tế được dẫn truyền với tốc độ
nhanh, xúc giác thô sơ được dẫn truyền với tốc độ chậm.
- Luyện tập làm tăng khả năng xúc giác: người mù, diễn viên
CẢM GIÁC NÓNG LẠNH
►Receptor nhiệt
Receptor nhiệt nằm ở lớp nông của da, sâu hơn receptor xúc
giác.
- Các receptor lạnh hoạt động mạnh nhất ở khoảng 24°C –
25°C, ngừng hoạt động ở nhiệt độ 30°C - 40°C, số lượng nhiều gấp 3-10 lần
receptor nóng
- Các receptor nóng nằm ở sâu hơn so với receptor lạnh, hoạt
động mạnh nhất ở khoảng 32°C – 48°C, ngừng hoạt động ở nhiệt độ 20°C - 25°C
►Dẫn truyền cảm giác nóng - lạnh
Xem nội dung bài này ở phần Sinh lý receptor => Các đường dẫn truyền
►Nhận cảm ở vỏ não
Xem nội dung bài này ở phần Sinh lý receptor => Các vùng cảm giác ở vỏ
não theo Brodmann
►Đặc điểm của cảm giác
nóng - lạnh
- Cảm giác tương đối về chênh lệch nhiệt độ của cơ thể với vật
tiếp xúc.
- Mang tính chủ quan, cá thể.
- Mật độ các receptor nhiệt rất thưa thớt nên cần có hiện tượng
cộng kích thích.
CẢM GIÁC ĐAU
Đau là một cảm giác khó chịu, trải nghiệm xúc cảm phối hợp với
tổn thương mô hoặc nguy cơ tổn thương hoặc được mô tả như là do tổn thương đó
gây ra.
Tác dụng: thông báo cho não biết có kích thích có hại và cần
các cơ chế sinh lý và tâm lý để loại trừ kích thích đó.
- Cảm giác đau là một cảm giác phức tạp, mang tính chủ quan,
có liên quan với những kinh nghiệm đã thu được trong cuộc sống và bị chi phối bởi
nhiều yếu tố khác (truyền thống, văn hóa, tôn giáo…). Đau có thể xuất hiện ở mọi
nơi trong cơ thể và có rất nhiều tính chất như đau nông, đau sâu, đau âm ỉ, đau
chói…
- Phân loại đau chủ yếu theo thời gian và cơ chế bệnh sinh
Đau cấp và đau mạn
Đau do thần kinh, tâm lý, hỗn hợp…
►Receptor đau
Receptor đau có là những đầu tự do của dây thần kinh, được phân
bố rộng trên lớp nông của da, niêm mạc và rải rác ở các mô (màng xương, thành động
mạch)...
Có ba loại receptor đau nhạy cảm với kích thích cơ học, nhiệt
hoặc hóa học.
Các receptor đau không có khả năng thích nghi, nếu nguyên
nhân gây đau kéo dài thì các receptor đau còn tăng tính hưng phấn (giảm ngưỡng
kích thích) và truyền cảm giác mạnh hơn.
►Dẫn truyền cảm giác đau
Xem thêm nội dung bài này ở phần Sinh lý
receptor => Các đường dẫn truyền
►Trung tâm nhận thức cảm giác
đau
Cấu trúc lưới của thân não, đồi thị, vùng S-I, S-II,
vùng đỉnh và vùng trán của vỏ não.
- Cấu trúc lưới và vừa có chức năng nhận thức đau vừa
tạo ra các đáp ứng về tâm lý khi đau.
- Vỏ não có chức năng phân tích cảm giác đau tinh vi,
phân biệt vị trí, đánh giá mức độ đau.
Xem thêm nội dung bài này ở phần Sinh lý receptor
=> Các vùng cảm giác ở vỏ não theo Brodmann
►Đặc điểm của cảm giác
đau
- Receptor tiếp
nhận cảm giác đau không có tính thích nghi.
- Cảm giác đau
hay đi kèm với cảm giác xúc giác.
- Cảm giác đau
cấp thường xác định vị trí chính xác hơn cảm giác đau chậm (đau tạng).
- Có nhiều tác
nhân gây đau nhưng dù tác nhân nào thì cũng gây đau do tổn thương mô, do thiếu
oxy mô hoặc do co cơ.
CẢM GIÁC SÂU (CẢM GIÁC BẢN THỂ)
►Receptor cảm giác sâu
- Suốt thần kinh – cơ: nhận cảm về chiều dài và mức độ thay
đổi chiều dài của cơ.
- Thể Golgi (gân): cho biết cảm giác về sức căng của cơ.
►Đường dẫn truyền cảm
giác sâu
Xem nội dung bài này ở phần Sinh lý receptor => Các đường dẫn truyền
►Trung tâm nhận cảm cảm giác
sâu
Xem nội dung bài này ở phần Sinh lý receptor > Các vùng cảm
giác ở vỏ não theo Brodmann
►Đặc điểm của cảm giác
sâu
Cho biết về tư thế, cử động của thân thể. Cảm giác sâu có ý
thức bắt nguồn từ cơ, gân, xương, khớp được dẫn truyền lên vỏ não. Cảm giác sâu
không ý thức dẫn truyền cảm giác về trương lực cơ, sức căng của cơ về tiểu não
cùng bên, tham gia điều hòa động tác, giữ thăng bằng, có tính tự động.
CẢM GIÁC VỊ GIÁC
►Receptor vị giác
Receptor vị
giác là các nụ vị giác nằm trên các nhú vị giác ở lưỡi. Các nụ vị giác phân bố
gồm 40 – 60 tế bào (gồm tế bào vị giác, tế bào biểu mô và các tế bào chống đỡ).
Mỗi nụ vị giác có một lỗ nhỏ cho các phân tử hóa học trong thức ăn đi vào bên
trong nụ vị giác, kích thích các receptor của các tế bào vị giác hướng về các lỗ
nhỏ. Mỗi nụ vị giác có thể đáp ứng với từ hai vị khác nhau trở lên tuy nhiên có
loại chỉ nhạy cảm 1-2 vị.
►Dẫn truyền vị
giác và trung tâm nhận cảm vị giác
►Đặc điểm của cảm giác
vị giác
- Cảm giác vị giác có tính thích nghi rất nhanh, do khả năng
của receptor, hệ thần kinh.
- Sự thích hay không thích một vị nào đó có liên quan đến
nhu cầu, trí nhớ cần có vị đó (ví dụ thèm và ưa vị ngọt khi đường huyết hạ,
thèm và thích vị mặn khi thiếu muối), kinh nghiệm và là phản xạ thần kinh trung
ương.
- Cảm giác vị giác chịu ảnh hưởng của các cảm giác khác: Cảm
giác khứu giác, thị giác làm tăng cảm giác vị giác, cảm giác lạnh làm tăng cảm
giác ngọt, sự có mặt của ít muối làm tăng cảm giác ngọt của glucose. Thức ăn
thô ráp, quá cay gây đau.
CẢM GIÁC KHỨU GIÁC
►Niêm mạc mũi và receptor khứu
giác
Niêm mạc mũi và receptor khứu giác: Các tế bào khứu giác (tế
bào Schultz) là những neuron song
cực có 50 loại receptor tiếp nhận các mùi cơ bản. Các phân tử mùi hoà tan trong
lớp niêm dịch, gắn với receptor làm mở kênh ion gây khử cực màng receptor.
►Dẫn truyền cảm giác khứu giác
và trung tâm cảm giác khứu giác
Neuron 1: sợi trục tế bào khứu xuyên qua xương sàng lên hành
khứu tạo synap với tế bào mũ ni ở hành khứu (tiểu cầu khứu).
Sợi trục các tế bào mũ ni tạo bó khứu (cổ, cũ, mới) >
vùng khứu giác (giữa, bên, vỏ não) tạo các phản xạ khứu giác sơ cấp, thứ cấp,
giúp nhận biết và phân biệt một
cách có ý thức các mùi khác nhau.
►Đặc điểm của cảm giác
khứu giác
Cảm giác khứu giác có ngưỡng kích thích rất thấp, tính thích
nghi cao, mang tính chủ quan, tâm lý, giới, bệnh lý tại chỗ và toàn thân.
Cách khám: Dùng
các chất có mùi rõ ràng, quen thuộc, không gây hại như nước hoa, xà phòng, dầu
chanh ... Có thể phát hiện giảm, mất khả năng ngửi, loạn cảm, ảo khứu do viêm màng
nhện vùng xương sàng, u xương sàng, chấn thương, giang mai thần kinh, bệnh
phong.
CẢM GIÁC THỊ GIÁC
Chức năng: Thu nhận
hình ảnh từ môi trường để truyền về vùng thị giác ở vỏ não tại thùy chẩm. -
Nhìn là sự phối hợp của cả hai cơ chế hoá học và vật lý có sự tham gia của nhiều
bộ phận như hệ thống thấu kính hội tụ của mắt, đồng tử, các receptor ở võng mạc,
đường dẫn truyền thần kinh và trung tâm nhận cảm thị giác ở vỏ não.
►Giải phẫu mắt, nhãn cầu
Nhãn cầu có 3 lớp: (1) Màng xơ (củng mạc và giác mạc); (2)
Màng mạch (đám rối, mống mắt, thể mi); (3) Màng thần kinh (võng mạc có biểu mô
sắc tố hấp phụ ánh sáng, receptor nhận cảm ánh sáng là tế bào que và tế bào
nón.
Mắt là cơ quan ngoại vi của thị giác quan gồm 2 nhãn cầu
(màng xơ, màng mạch, màng thần kinh) với các môi trường triết quang (thủy tinh
thể, thủy dịch, dịch kính) và các bộ phận phụ thuộc như mi mắt, kết mạc, bộ lệ.
Mắt có thể được ví với một cái máy quay phim có khả năng thay đổi, điều chỉnh
sao cho ảnh của vật nằm trên võng mạc. Hình ảnh từ bên ngoài đi vào võng mạc
qua một hệ thống kính hội tụ (giác mạc, thủy dịch, nhân mắt-thủy tinh thể, dịch
kính) và một khe có thể điều chỉnh được độ rộng (đồng tử) theo cường độ ánh
sáng.
Hình. Sơ đồ cắt ngang của mắt
Hệ thống thấu kính hội
tụ của mắt giúp ánh sáng tập trung vào một điểm trên võng mạc
Các giao diện khúc xạ
Ánh sáng được tạo ra do những bước sóng khác nhau kích thích
các photoreceptor qua các lượng tử ánh sáng. Mắt người chỉ nhìn thấy ánh sáng nằm
trong dải 400-700nm.
Bước sóng tỷ lệ nghịch với năng lượng ánh sáng và tỷ lệ thuận
với khả năng hấp phụ ánh sáng
Các tia sáng đi từ vô cực thẳng và song song với tốc độ
300.000 km/giây sẽ bị chặn lại bởi những vật không trong suốt và đi vào mắt
chính qua bốn giao diện khúc xạ với các hệ số khúc xạ riêng. Gọi hệ số khúc xạ
của không khí là 1 thì giác mạc là 1,38, thủy dịch và thủy tinh dịch là 1,33 thủy
tinh thể là 1,4. Đường đi của tia sáng phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ và bán kính
giao diện khúc xạ. Khoảng cách từ điểm hội tụ ánh sáng trên võng mạc đến trung
tâm giao diện khúc xạ gọi là tiêu cự được tính bằng diop (D). 1D là khả năng
khúc xạ của một thấu kính có tiêu cự 1m, nếu khoảng cách là 2m thì cường độ
khúc xạ là 0,5D…
Khả năng điều tiết
để nhìn xa – gần chủ yếu do co-giãn cơ thể mi và thay đổi kích thước đồng tử.
- Thủy tinh thể
Khi nhìn xa, các sợi cơ thể mi giãn làm căng dây chằng, thủy
tinh thể dẹt, độ hội tụ giảm.
Khi nhìn gần, các sợi cơ thể mi co, làm các sợi dây chằng
chùng xuống và thủy tinh thể phồng lên, độ hội tụ tăng.
Sự co-giãn sợi cơ thể mi chịu sự chi phối của thần kinh phó
giao cảm. Kích thích phó giao cảm làm cơ thể mi co.
- Đồng tử.
Lượng ánh sáng qua đồng tử có thể tăng hoặc giảm 30 lần nhờ
thay đổi bán kính đồng tử do hoạt động các cơ co, giãn đồng tử thuộc cấu trúc nền
mống mắt, nhạy cảm với lượng ánh sáng và độ dài tiêu cự. Đồng tử càng nhỏ thì
các tia sáng đều qua phần trung tâm của hệ thấu kính và các tia đều rơi vào
tiêu điểm nên ảnh của vật càng rõ; võng mạc ra trước hay ra sau tiêu điểm cũng
ít ảnh hưởng. Nếu đồng tử giãn to thì ngược lại, sự di chuyển của võng mạc ảnh
hưởng rất lớn lên độ nét của ảnh trên võng mạc.
Thị lực. Thị lực
của mắt là khả năng phân biệt các nguồn sáng nằm sát nhau. Trong điều kiện được
chiếu sáng đủ, mắt bình thường có thể phân biệt được hai điểm mà các tia sáng từ
hai điểm này đến mắt tạo thành góc a = 1 phút (1phút = 1/60o).
Các tật khúc xạ của mắt
Rối loạn khả năng điều tiết của mắt gây các tật khúc xạ (cận
thị, viễn thị, lão thị, loạn thị).
Lão thị: giảm khả
năng đàn hồi của thủy tinh thể, chỉ có một tiêu cự ứng với một khoảng cách tùy
theo từng cá thể, mắt không thích nghi với nhìn gần cũng như với nhìn xa và phải
dùng các thấu kính hội tụ hai tròng hoặc có độ hội tụ tăng dần từ trên xuống dưới
để nhìn được rõ.
Viễn thị: Do nhãn
cầu ngắn hoặc do độ hội tụ của mắt kém nên bệnh nhân nhìn rõ vật ở xa, không
nhìn rõ vật ở gần, ảnh của vật rơi ra phía sau võng mạc. Để sửa tật này cần đeo
thấu kính hội tụ.
Cận thị: Do nhãn
cầu dài hoặc do độ hội tụ của mắt tăng hơn bình thường; bệnh nhân nhìn rõ vật ở
gần, không nhìn rõ vật ở xa, ảnh của một vật ở xa rơi trước võng mạc. Muốn nhìn
rõ vật ở xa thì phải dùng kính phân kỳ. Phương pháp dùng lazer làm căng nhẹ
giác mạc có thể chữa được cận thị
Loạn thị: Do độ
cong của giác mạc hoặc của hệ thấu kính của mắt không đều làm cho độ hội tụ của
hệ thấu kính không đồng đều theo các trục, vì vậy các tia sáng không cùng rơi
vào một điểm. Mắt chỉ có khả năng điều chỉnh độ hội tụ chung chứ không có khả
năng đồng thời điều chỉnh độ hội tụ theo từng trục. Bệnh nhân không thể nhìn rõ
toàn bộ vật, nhìn rõ được chỗ này lại thấy mờ chỗ khác tùy theo trục. Để sửa tật
này, cần đeo thấu kính lăng trụ đặc biệt để điều chỉnh độ hội tụ theo trục bị rối
loạn. Tật này có thể đi kèm với một tật khúc xạ khác, ví dụ vừa loạn thị vừa cận
thị và được điều trị bằng kính làm cho từng mắt, từng người.
Đục thủy tinh thể
là một bệnh do nhiều nguyên nhân và rất hay gặp ở người cao tuổi. Các protein sợi
bị thoái hóa, sau đó đông đặc lại tạo nên một vùng đục ở thủy tinh thể hoặc làm
đục cả nhân mắt, cản trở tia sáng đi qua. Để điều trị phải mổ, lấy đi thủy tinh
thể bị đục và thay thế bằng bằng thủy tinh thể nhân tạo. Sau khi thay nhân mắt,
thị lực trở về mức trước khi bị đục.
Các dịch của mắt.
Thủy dịch. Thủy dịch
do thể mi bài tiết theo cơ chế tích cực.
Nước mắt. Nước mắt
do các tuyến lệ nằm ở góc ngoài mi mắt trên sản xuất. Nước mắt chảy trên bề mặt
của mắt và đổ vào khoang mũi qua ống lệ và túi lệ. Chớp mắt giúp dàn trải nước
mắt. Nước mắt có tác dụng lấp các chỗ không đều trên giác mạc, ngăn khô giác mạc,
làm sạch bụi, khí độc, ngăn nhiễm khuẩn (nhờ có lysozym và immunoglobulin A)…
Chảy nước mắt nhiều là một đáp ứng nhằm bảo vệ mắt và còn là một biểu hiện cảm
xúc.
Võng mạc
Cấu trúc võng mạc gồm có 10 lớp do nhiều tế bào xếp với nhau
(tế bào biểu mô hắc tố, tế bào nón và que cảm nhận ánh sáng, tế bào ngang, tế
bào hai cực, tế bào Amacrine, tế bào hạch…)
Hình - Các lớp tế bào võng mạc & Tế bào
que
Lớp biểu mô sắc tố chứa nhiều melanin, ngăn không cho ánh
sáng phản xạ trong nhãn cầu. Vitamin A trong lớp sắc tố được trao đổi với các tế
bào nón và tế bào que.
Phần trung tâm võng mạc chỉ có tế bào nón, càng ra ngoài rìa
võng mạc thì mật độ tế bào que càng dày. Điểm vàng là nơi tập trung nhiều tế
bào nón nằm trên trục quang học của mắt nên nhìn vật rõ nhất. Điểm mù là nơi tụ
hợp sợi trục các tế bào hạch nên không nhìn thấy vật
Đáy mắt là hình ảnh võng mạc quan sát được bằng đèn soi đáy
mắt. Gai thị có màu hồng nhạt hơi ngả sang màu da cam, nổi bật trên màu hồng
tươi của võng mạc hình tròn, bờ rõ nét nhất là phía thái dương. Từ giữa trung
tâm của gai thị có hai nhánh động mạch trung tâm võng mạc đi ra, tỏa phân nhánh
ra khắp võng mạc, đồng thời có hai tĩnh mạch thu máu từ các nhánh tĩnh mạch võng
mạc đi vào. Trong trường hợp tăng áp lực nội sọ (u, áp xe não, máu tụ...), gai
thị sẽ có hình ảnh mờ, phù gai, xuất huyết võng mạc, teo .
►Receptor ánh sáng
Mỗi võng mạc có khoảng 100 triệu tế bào que và 3 triệu tế
bào nón. Trung bình có khoảng 60 tế
bào que và 2 tế bào nón hội tụ về một sợi thần kinh.
Tế bào que nhận cảm
ánh sáng đen trắng, giúp nhìn được vật có cường độ ánh sáng từ mạnh đến mờ và
nhìn được vật trong bóng tối.
Dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng, rhodopsin phân giải
thành scotopsin và retinal 11-trans. Retinal 11-trans => retinal 11-cis. Retinal 11-cis +
scotopsin để tạo thành rhodopsin.
Vitamin A =>
retinol 11-trans. Thiếu vitamin A => thiếu retinal => gây bệnh quáng gà, khô giác mạc làm giác mạc dễ bị tổn
thương, dẫn đến mù loà. Độ nhạy cảm của tế bào que tỷ lệ thuận với logarit của
nồng độ rhodopsin. Ở chỗ sáng lâu, rhodopsin bị phân giải nhiều, tế bào que kém
nhậy cảm; đó là sự thích nghi với sáng. Ngược lại, ở trong bóng tối lâu thì sự
kết hợp giữa retinal và scotopsin tăng, vitamin A tăng chuyển thành retinal nên
chất nhận cảm ánh sáng trong tế bào que tăng, độ nhạy cảm của tế bào que tăng
lên; đó là sự thích nghi với tối. Giúp cho nhìn rõ vật ở chỗ sáng, chỗ tối còn
do sự điều tiết đường kính đồng tử, sự thích nghi của các tế bào trong các lớp
của võng mạc.
Tế bào nón nhạy cảm
với ánh sáng màu có cường độ mạnh, giúp nhìn rõ các đường nét và màu sắc của vật.
Retinal và các photopsin hấp phụ 3 loại bước sóng – 3 màu cơ
bản
445 nm: màu lam
535 nm: màu lục
570 nm: màu đỏ
Mù màu là do thiếu một hay hai loại tế bào nón khiến cho
không nhận cảm được màu tương ứng với bước sóng đặc hiệu của tế bào nón bị thiếu.
Bệnh này là bệnh di truyền gen lặn thể nhiễm sắc X.
Hưng phấn ở receptor
thị giác:
Ánh sáng gây hiện tượng ưu phân cực (do số ion natri đi vào
ít hơn số ion natri đi ra), bóng tối gây hiện tượng khử cực các tế bào nhận cảm
ánh sáng. Sự biến đổi điện thế ở các receptor thị giác tỷ lệ thuận với logarit
cường độ ánh sáng =>
mắt có khả năng phân biệt độ sáng hơn kém nhau hàng nghìn lần.
►Dẫn truyền cảm giác thị giác
Dẫn truyền tín hiệu
trong võng mạc. Từ receptor nhận cảm ánh sáng là tế bào que và tế bào nón. => tế bào hai cực => tế bào hạch => dây II.
Dẫn truyền tín hiệu
trong hệ thần kinh trung ương. Trường nhìn bị mất ở bệnh nhân bị tổn thương
đường dẫn truyền thị giác phụ thuộc vào vị trí của tổn thương.
Hình - Sơ đồ đường dẫn truyền thị giác.
►Nhận cảm cảm giác thị giác
trên vỏ não
- Vùng thị giác sơ cấp ở thuỳ chẩm (vùng 17 trên bản đồ vỏ
não của Brodman) nhận biết về độ tương phản, màu và chiều sâu. Tổn thương vùng
này làm mất cảm giác thị giác có ý thức nhưng vẫn còn những đáp ứng vô thức đối
với thay đổi cường độ ánh sáng, chuyển động của ánh sáng như quay mắt, quay đầu,
tránh nguồn sáng mạnh...
- Vùng thị giác thứ cấp (còn được gọi là vùng thị giác liên
hợp) nằm ở phía trên, trước và dưới vùng thị giác sơ cấp (vùng 18 trên bản đồ vỏ
não của Brodman). Vùng này nhận các tín hiệu từ vùng 17 và có chức năng phân
tích ý nghĩa của cảm giác thị giác (hình thể, hình dạng 3 chiều, chuyển động của
vật; chi tiết và màu sắc của vật...) và từ các tính chất đó nhận thức được vật
là vật gì và ý nghĩa của nó. Vùng thị giác thứ cấp có liên quan đến việc nhận
biết chữ viết, đọc.
Hình - Các vùng thị giác trên vỏ não.
Vỏ não còn tham gia chi phối cử động các cặp cơ vận nhãn (cơ
thẳng giữa, cơ thẳng bên, cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ chéo trên, cơ chéo
dưới) thông qua các dây thần kinh sọ số II, IV, VI.
►Đặc điểm của cảm giác
thị giác
- Cơ chế quang hoá học do tế bào que đảm nhận thông qua phân
giải chất rhodopsin và scotopsin và retinal.
- Cơ chế nhìn màu do tế bào nón đảm nhận qua phức hợp của
retinal và các photopsin.
- Cơ chế hoá học phối hợp vật lý với sự tham gia của hệ thống
thấu kính hội tụ của mắt, đồng tử, võng mạc, các receptor, đường dẫn truyền thần
kinh và trung tâm nhận cảm cảm giác của vỏ não.
- Sự kết hợp hình ảnh của vật trên hai võng mạc và trên hai
vùng chẩm của vỏ não giúp nhận cảm được hình ảnh nổi của vật.
- Sự phối hợp giữa nhìn - sờ và cử động của nhãn cầu giúp nhận
biết khoảng cách và sự chuyển động của các vật.
CẢM GIÁC THÍNH GIÁC
Cơ quan nhận cảm cảm giác thính giác gồm 3 phần : phần ngoại
vi là tai, phần dẫn truyền và trung ương. Tai được chia làm tai ngoài, tai giữa
và tai trong. Tai ngoài giúp định hướng, thu nhận âm thanh. Tai giữa truyền âm,
tai trong bắt đầu nhận cảm, phân
tích âm thanh.
►Dẫn truyền và khuếch đại sóng
âm
Kích thích thính giác có bản chất vật lý (sóng âm). Tai người
nhận cảm được các âm có tần số từ 16 đến khoảng 20.000 Hz. Giới hạn trên có thể
bị giảm xuống còn 5000 Hz ở người có tuổi.
Sóng âm qua ống tai ngoài vào tới màng nhĩ, làm rung màng
nhĩ. Vành tai và ống tai ngoài tạo thành một cái phễu có tác dụng định hướng
nguồn âm và khuếch đại sóng âm do cộng hưởng. Rung động của màng nhĩ được chuỗi
xương nhỏ trong hòm màng nhĩ (tai giữa) truyền tới cửa sổ bầu dục. Tai giữa đảm
bảo truyền âm từ môi trường khí (cản âm kém) sang môi trường dịch (cản âm nhiều).
Năng lượng của sóng âm không bị giảm vì âm được truyền từ màng nhĩ có diện tích
lớn (50 mm2) sang cửa sổ bầu dục có diện tích nhỏ hơn (3 mm2) và nhờ các xương
nhỏ hoạt động như một hệ thống đòn bẩy (khuếch đại lên 1,3 lần). Hai cơ căng
màng nhĩ và cơ căng xương bàn đạp ở tai giữa có tác dụng điều chỉnh việc truyền
các âm có tần số thấp, bảo vệ tai khỏi các âm có cường độ lớn, giảm các tạp âm,
giảm sự cộng hưởng trong tai giữa và làm các âm trầm không che lấp các âm cao.
Từ cửa sổ bầu dục vào trong là tai trong (hay mê cung). Tai
trong có tiền đình tai nhận cảm thăng bằng và ốc tai nhận cảm âm. Ốc tai gồm ba
ống nằm chồng lên nhau: Trên cùng là thang tiền đình (chứa ngoại dịch), ở giữa
là thang giữa (chứa nội dịch có nhiều kali hơn ngoại dịch) và dưới cùng là
thang hòm nhĩ (chứa ngoại dịch). Thang tiền đình và thang giữa được ngăn cách bởi
màng tiền đình (màng Reissner); thang giữa và thang hòm nhĩ được ngăn cách bởi
màng đáy.
►Receptor nhận cảm thính giác
Receptor âm là các
tế bào Corti ở tai trong có hệ thống lông rất nhạy cảm với
các kích thích cơ - điện.
Âm thanh theo tai ngoài > màng nhĩ > hệ thống xương > cửa sổ bầu dục > chuyển động dịch trong ốc tai > rung màng tiền đình và màng đáy > chuyển động sợi lông và màng mái trái chiều > khử cực màng tế bào lông > giải phóng glutamat > gây điện thế hoạt động tế bào hai cực/hạch xoắn > dây ốc tai về trung ương.
các kích thích cơ - điện.
Âm thanh theo tai ngoài > màng nhĩ > hệ thống xương > cửa sổ bầu dục > chuyển động dịch trong ốc tai > rung màng tiền đình và màng đáy > chuyển động sợi lông và màng mái trái chiều > khử cực màng tế bào lông > giải phóng glutamat > gây điện thế hoạt động tế bào hai cực/hạch xoắn > dây ốc tai về trung ương.
Khi các tế bào lông nghiêng về thang tiền đình thì các kênh kali mở ra và tế bào bị khử cực; khi nghiêng về hướng ngược lại thì các kênh kali đóng lại và tế bào bị ưu phân cực.
►Dẫn truyền tín hiệu từ
receptor về hệ thần kinh trung ương
Neuron 1 là neuron 2 cực của hạch xoắn, cực 1 từ cơ quan
Corti, cực 2 các sợi trục dây VIII chui qua rãnh hành-cầu tạo synap với neuron
2 của nhân ốc tai trước và sau ở cầu não. Các sợi trục neuron 2 đi lên trên
theo hai đường. Đường thính trung ương một tai do các sợi từ nhân ốc tai sau bắt
chéo sang nhân trám trên cầu não đối diện theo bó cung bên đi lên neuron 3 là củ
não sinh tư dưới/não giữa cả hai bên (tạo các phản xạ định hướng âm thanh).
Neuron 3 từ củ não sinh tư dưới lên thể gối trong/đồi thị. Neuron 4 từ đồi thị
lên vùng nghe sơ cấp (41) và thứ cấp (42) ở thùy thái dương/ vỏ não. Đường
thính từ nhân ốc tai trước đi lên các trạm dừng ở cả hai bên.
Trên đường đi lên não, đường dẫn truyền thính giác cho các
nhánh bên tới hệ thống lưới kích thích truyền lên vỏ não, có nhánh bên tới tiểu
não, xuống tuỷ sống và kích thích toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương khi có
kích thích âm mạnh.
►Trung tâm nhận cảm giác thính
giác ở vỏ não
Vùng nghe trên vỏ não nằm chủ yếu ở hồi thái dương trên
- Vùng nghe sơ cấp là vùng nhận tín hiệu từ thể gối giữa tới;
tổn thương vùng này thì không nhận cảm được âm mặc dù cơ quan nghe là bình thường.
- Vùng nghe liên hợp nhận các thông tin từ vùng nghe sơ cấp và từ các vùng của
đồi thị, gần thể gối trong. Tổn thương vùng nghe liên hợp thì vẫn nhận cảm được
âm nhưng không nhận thức tính chất, ý nghĩa của âm.
Từ các vùng nghe của vỏ não có các đường đi xuống ốc tai, ức
chế cơ quan Corti, có tác dụng hướng
sự chú ý vào các âm nhất định nào đấy mà bỏ qua các âm khác.
Các vùng chức năng
trên vỏ não
►Đặc điểm của cảm giác
thính giác
- Tai có thể nhận biết các tính chất của âm như cường độ, độ
cao, âm sắc, hoà âm, phản âm trong dải tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz .
- Nghe có bản chất là truyền âm và khuếch đại âm của ống tai
ngoài, màng nhĩ, chuỗi xương nhỏ, cửa sổ bầu dục, tai trong, đường dẫn truyền
và trung tâm cảm giác thính giác…
- Sự chênh lệch về thời gian, cường độ âm đến từng tai rồi đến
hai trung tâm thính giác khác nhau ở vỏ não nên có thể xác định được nguồn âm
và âm thanh nổi.
- Ngoài tai ra, hệ thống xương cũng dẫn truyền âm ở một mức
độ nhất định, nhất là các xương đầu mặt.
- Cảm giác thính giác và thị giác có sự bù trừ về chức năng,
liên quan chặt chẽ với chức năng phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ.
====================
Chương 16 - sinh lý hệ
thần kinh cảm giác
* Các
receptor tiếp nhận cảm giác nông và cảm giác bản thể được phân loại theo các
cách sau, trừ:
A. Theo vị
trí.
B. Theo bản
chất hoá học.
C. Theo nguồn
kích thích.
D. Theo cảm
giác được tiếp nhận.
E. Theo tốc
độ thích nghi.
B
* Receptor
không có khả năng thích nghi là receptor tiếp nhận cảm giác:
A. Nóng - lạnh.
B. Đau
C. Vị giác.
D. Xúc
giác.
B
* Tính đặc
hiệu của một cảm giác phụ thuộc vào các yếu tố sau, trừ:
A. Tính đặc
hiệu của kích thích.
B. Tính đặc
hiệu của receptor.
C. Tổ chức
của hệ thống cảm giác.
D. Ngưỡng
kích thích của receptor cao.
D (thấp)
* Tăng cường
độ kích thích gây:
A. Tăng điện
thế hoạt động ở neuron sau synap.
B. Tăng điện
thế hoạt động ở cơ quan cảm giác.
C. Tăng tần
số xung ở receptor.
D. Tăng điện
thế receptor.
D
* Điện thế
receptor lớn hơn ngưỡng gây tăng:
A. Điện thế
hoạt động trên sợi thần kinh.
B. Tần số
điện thế hoạt động trên sợi thần kinh.
C. Điện thế
hoạt động ở cơ quan cảm giác.
D. Điện thế
hoạt động ở thân neuron.
B
* Receptor
có các đặc tính chung sau đây, trừ:
A.Có tính
đáp ứng với kích thích đặc hiệu.
B. Có mối
tương quan giữa lượng cảm giác và lượng kích thích.
C. Có mối
tương quan giữa lượng cảm giác và thời gian kích thích.
D. Có sự biến
đổi kích thích thành xung động thần kinh.
E. Có khả
năng thích nghi với các kích thích.
C
* Receptor
không nhận cảm về hóa học
A. Nụ vị
giác
B. Biểu mô
khưú
C. Receptor
nóng, lạnh
D. Receptor
quai động mạch chủ và xoang cảnh
E. A + B +
C + D.
C
* Loại
receptor không nhận cảm về cơ học
A. Xúc giác
B. Đau
C. Áp suất
D. Tế bào
lông tai trong (nghe)
E. Tế bào
lông tiền đình (cân bằng)
B
* Loại
receptor không nhận cảm giác bản thể
A. Suốt cơ
B. Cơ quan
Golgi ở gân
C. Receptor
xúc giác và áp suất
D. Receptor
ở khớp
C (cảm giác nông)
* Hệ thống
cảm giác nông không có:
A. Receptor
xúc giác
B. Receptor
khớp
C. Receptor
đau
D. Receptor
nhiệt
E. A + B +
C + D
B
* Tính đặc
hiệu của cảm giác không phải là:
A. Kích
thích mỗi sợi cảm giác chỉ tạo ra một cảm giác như xúc giác, đau, nóng-lạnh...
B. Mỗi
nơron cảm giác chỉ đáp ứng với một kích thích bình thường phù hợp.
C. Dòng điện
có thể gây đáp ứng như một kích thích đặc hiệu thông thường.
D. Ấn vào
receptor cảm giác lạnh sẽ gây lạnh
E. Cả A + B
+ C + D đều đúng
E (đều
không diễn tả đúng tính đặc hiệu của cảm giác)
* Tiểu thể
pacini hay những tận cùng có vỏ bọc nhận cảm giác về:
A. Nóng
B. Lạnh
C. Xúc giác
D. Áp suất
E. Đau
D
* Sự phân
biệt giữa một kích thích mạnh và một kích thích yếu do kích thích mạnh tạo ra:
A. Nhiều điện
thế hoạt động trong một đơn vị thời gian
B. Biên độ
điện thế hoạt động lớn hơn
C. Diện
tích cảm giác ở vỏ não lớn hơn
D. Thời
gian duy trì điện thế hoạt động lớn hơn
A
* Đặc điểm
điện thế receptor:
A. Tạo ra
do sự khử cực tới ngưỡng
B. Tất cả đều
được dẫn truyền từ ngoại vi về não
C. Khoảng
cách lan truyền ngắn
D. Tăng cường
độ kích thích làm tăng tần số xuất hiện điện thế hoạt động
E. Là sự khử
cực tới ngưỡng và tạo điện thế hoạt động dẫn truyền về não
C
* Sợi A
delta có tốc độ dẫn truyền nhanh vì các lý do sau, trừ:
A. Đường
kích sợi trục to.
B. Là sợi
có myelin.
C. Chất
truyền đạt thần kinh là glutamat.
D. Ngưỡng
tiếp nhận của receptor thấp.
C
* Bó cung
giữa (bắt chéo từ nhân thon, nhân chêm lên đồi thị) là những sợi cảm giác của
nơron thứ hai dẫn truyền thông tin đến:
A. Đồi thị
B. Hành não
C. Tủy sống
D. Vỏ não
E. Không phải
các vùng trên
A
* Những rối
loạn cảm giác của hội chứng Brown- Séquard (đứt ngang nửa tuỷ):
A. Bên lành
còn cảm giác sâu, mất cảm giác nông. Bên tổn thương còn cảm giác nông và xúc
giác thô sơ, mất cảm giác sâu và xúc giác tinh tế.
B. Mất mọi
cảm giác ở phần cơ thể dưới chỗ bị cắt.
C. Bên lành
còn cảm giác nông, mất cảm giác sâu và xúc giác tinh tế. Bên tổn thương còn cảm
giác sâu, mất cảm giác nông.
D. Bên lành
còn mọi cảm giác. Bên tổn thương mất mọi cảm giác.
A
* Đồi thị
là:
A. Trung
tâm của mọi cảm giác và giác quan.
B. Trạm dừng
của mọi cảm giác và giác quan.
C. Trung
tâm của các giác quan và các cử động có liên quan đến cảm xúc.
D. Trạm dừng
của mọi cảm giác , giác quan, trung tâm dưới vỏ của cảm giác đau.
E. Trạm dừng
của các cảm giác, giác quan, là trung tâm dưới vỏ của cảm giác đau; tham gia điều
hoà các vận động có liên quan đến cảm xúc.
E
* Đứng trước
một bệnh nhân bị mất hoặc giảm mọi cảm giác ở một nửa người, có rối loạn giác
quan và vận động, tăng cảm giác đau. Anh (chị) có thể nghĩ đến nguyên nhân sau:
A. Tổn
thương tuỷ sống.
B. Kích
thích tiểu não mới.
C. Tổn
thương vùng dưới đồi.
D. Tổn
thương đồi thị.
E. Hội chứng
Brown- Séquard.
D
* Nhận thức
cảm giác thân thể xảy ra ở
A. Đồi thị
B. Hành não
C. Cầu não
D. Vỏ não
vùng sau rãnh trung tâm
D
* Ngón trỏ
rất nhạy cảm vì
A. Kích thước
mỗi vùng tiếp nhận rất nhỏ
B. Mật độ
receptor lớn
C.Vùng đại
diện trên vỏ não có diện tích lớn
D. A + B +
C
C
* Vùng S-I
của vỏ não không có chức năng nhận cảm:
A. Sự thay
đổi áp suất tác động lên cơ thể.
B. Hình dạng,
tính chất bề mặt của vật.
C. Tính chất,
cường độ và vị trí của cảm giác nóng-lạnh và đau.
D. Cảm giác
nóng-lạnh và đau.
A
* Một bệnh
nhân bị mất hoặc giảm mọi cảm giác ở một nửa người, tăng cảm giác đau. Anh chị
có thể nghĩ đến nguyên nhân sau:
A. Tổn
thương tuỷ sống.
B. Tổn
thương vùng dưới đồi.
C. Tổn
thương đồi thị.
D. Tổn
thương thuỳ đỉnh ở vỏ não đối bên.
D
* Tổn
thương vùng 18,19 (thùy chẩm) cả hai bên vỏ não sẽ gây hậu quả:
A. Bị điếc.
B. Mất cảm
giác vị của thức ăn.
C. Nhìn thấy
vật nhưng không biết là vật gì.
D. Mất cảm
giác mùi.
C
* Receptor
xúc giác có ở khắp nơi trên da, trừ:
A. Quanh lỗ
chân lông.
B. Đầu ngón
tay.
C. Đầu mũi.
D. Vành
tai.
D
* Cảm giác
xúc giác tinh tế được dẫn truyền:
A. Theo bó
tủy - đồi thị trước và bên.
B. Theo bó
tủy - đồi thị trước.
C. Theo bó
tủy - đồi thị sau.
D. Theo bó
tủy - đồi thị trước và sau.
C
* Ngón trỏ
rất nhạy cảm vì những lý do sau, Trừ
A. Kích thước
mỗi vùng tiếp nhận rất nhỏ
B. Mật độ
receptors lớn
C. A+ B
D. Vùng đại
diện trên vỏ não có diện tích lớn
C
* Receptor
nhận cảm lạnh:
A. Được
phân bố rộng rãi trên cơ thể.
B. Nằm sâu
hơn receptor nhận cảm nóng.
C. Bị kích
thích ở nhiệt độ 12-15oC.
D. Ngừng hoạt
động ở 25oC.
A
* Receptor
nhận cảm nóng hoạt động mạnh nhất ở nhiệt độ:
A. 37 - 40
oC.
B. 37 - 43
oC.
C. 32 - 48
oC.
D. 38 - 45
oC.
C
* Các
receptor đau được hoạt hóa khi nhiệt độ quá cao
A. đúng
B. sai
A
* Các
receptor đau được hoạt hóa khi pH rất acid
A. đúng
B. sai
A
* Cảm giác
đau có các đặc điểm sau, trừ:
A. Receptor
không có tính thích nghi.
B. Mức độ
đau chỉ phụ thuộc vào tác nhân gây đau.
C. Vị trí của
cảm giác đau nhanh được xác định chính xác hơn.
D. Đường dẫn
truyền hay đi kèm với cảm giác xúc giác.
B
* Receptor
không có khả năng thích nghi với kích thích là:
A. Nhiệt độ
B. Cảm giác
sờ
C. Đau
D. Ánh sáng
E. A+ B + C
+ D
C
* Receptor
nhận cảm về trương lực cơ bị kích thích khi:
A. Cơ co ngắn
lại.
B. Sức căng
của cơ tăng lên.
C. Sợi cơ bị
kéo dài ra.
D. Hai đầu
sợi nội suốt giãn ra.
C
* Cảm giác
sâu có ý thức được dẫn truyền:
A. Theo bó
Flechsig.
B. Theo bó
Gowers.
C. Theo bó
Goll và Burdach.
D. Theo bó
Goll.
C
* Cảm giác
bản thể là:
A. Cảm giác
về trương lực cơ xuất phát từ suốt thần kinh - cơ.
B. Cảm giác
về tư thế và cử động của thân thể hoặc một phần thân thể.
C. Cảm giác
gân xuất phát từ thể golgi.
D. Cảm giác
có ý thức xuất phát từ gân, cơ, xương, khớp.
E. Cảm giác
không ý thức xuất phát từ suốt thần kinh - cơ và thể Golgi.
B
* Receptor
tiếp nhận cảm giác vị giác là:
A. Các phân
tử protein nằm trên bề mặt lưỡi.
B. Các tế
bào vị giác nằm ở lưỡi.
C. Các nụ vị
giác nằm ở lưỡi.
D. Các gai
vị giác nằm ở lưỡi.
C
* Cảm giác
vị giác có các đặc điểm sau, trừ:
A. Ngưỡng
kích thích của các cảm giác vị giác giống nhau.
B. Có tính
thích nghi nhanh.
C. Ưa thích
hay ghét một vị nào đấy liên quan đến nhu cầu và sự trải nghiệm trong đời sống.
D. Cảm giác
vị giác chịu ảnh hưởng của nhiều cảm giác khác.
A
* Nụ vị
giác không có đặc tính sau:
A. Phía
trên có các vi nhung mao dài, mở ra phía ngoài
B. Là những
receptor trong
C. Đáp ứng
vơí các chất hóa học hòa tan trong nước bọt
D. Được chi
phối bới dây VII, IX
E. Dù không
phải là neuron nhưng có khả năng khử cực và giải phóng hóa chất trung gian
B
* Bốn vị cơ
bản được nhận biết là:
A. Đắng,
cay, mặn, ngọt
B. Chua,
cay, mặn, ngọt
C. Mặn, ngọt,
chua, chát
D. Cay, đắng,
chua, ngọt
E. Mặn, ngọt,
chua, đắng
E
* Khứu giác
không có đặc điểm:
A. Receptor
là nơron hai cực
B. Trung
tâm nhận cảm là vùng limbic của vỏ não
C. Liên
quan đến trí nhớ
D. Liên
quan đến cảm xúc
E. Các
nơron cảm nhận không có khả năng tái tạo
E
* Cơ chế chủ
yếu kích thích các tế bào khứu giác là:
A. Cơ chế
thần kinh vì phân tử mang mùi phải kích thích vào receptor rồi truyền về trung
tâm.
B. Cơ chế
thể dịch vì phân tử mang mùi phải hoà tan trong lớp niêm dịch rồi mới tác động
vào tế bào khứu.
C. Cơ chế vật
lý vì chỉ có những chất bay hơi được hít vào mũi mới nhận biết được mùi.
D. Cơ chế
hoá học vì phân tử mang mùi phải gắn vào receptor làm mở kênh ion và gây khử cực
tế bào khứu.
D
* Ngửi là cảm
giác duy nhất không có synap ở đồi thị mà được dẫn truyền trực tiếp về vỏ não
A. đúng
B. sai
A
* Trong quá
trình nhận biết mùi, tín hiệu từ các tiểu cầu khứu được dẫn truyền về sẽ giảm
đi do hiện tượng ức chế bên
A. đúng
B. sai
A
* Trong quá
trình nhận biết mùi, tín hiệu từ các tiểu cầu khứu được dẫn truyền về sẽ tăng
lên do hiện tượng ức chế bên
A. đúng
B. sai
B
* Khứu giác
không nhận biết được các mùi cơ bản như vị giác nhận biết 4 vị cơ bản
A. đúng
B. sai
A
* Khả năng
phân biệt đến 10.000 mùi khác nhau của con người là do tìm được 10.000 gen mã
hóa cho 10.000 receptor mùi
A. đúng
B. sai
B
* Các phân
tử hóa học về mùi, vị sẽ gắn trực tiếp vào receptor đặc hiệu gây cảm giác về
mùi, vị
A. đúng
B. sai
B
* Cơ chế cảm
thụ ánh sáng:
A. Là cơ chế
hoá học.
B. Là cơ chế
quang hoá học.
C. Là cơ chế
cơ học.
D. Là cơ chế
quang học.
B
* Sử dụng
kính phân kỳ trong bệnh:
A. Cận thị.
B. Viễn thị.
C. Lão thị.
D. Loạn thị.
A
* Sử dụng
kính hội tụ trong bệnh:
A. Cận thị.
B. Viễn thị.
C. Lão thị.
D. Loạn thị.
B
* Tế bào
que ở võng mạc:
A. Có khả
năng phân biệt các đường nét của vật.
B. Có khả
năng phân biệt màu sắc của vật.
C. Có khả
năng nhận biết được các ánh sáng đen trắng.
D. Chỉ mẫn
cảm với ánh sáng có cường độ mạnh.
C
* Cơ quan
nhận cảm âm thanh:
A. Có khả
năng nghe được các âm có tần số tối thiểu là 3-4 Hz.
B. Có khả
năng nghe được các âm có tần số tối đa là 30.000Hz.
C. Có khả
năng nhận biết được các tính chất của âm.
D. Không có
khả năng xác định được nguồn âm.
C
* Độ
mau-thưa của âm thanh liên quan trực tiếp đến ______ của sóng âm , có đơn vị đo
là ______.
A. biên độ;
hertz
B. tần số;
hertz
C. biên độ;
decibels
D. tần số;
decibels
B
* Sự to-nhỏ
của âm thanh liên quan trực tiếp đến biên độ của sóng âm có đơn vị đo là
decibel
A. đúng
B. sai
A
* Vòi
Eustachian là một con đường thông giữa tai trong và mũi-hầu
A. đúng
B. sai
B (tai giữa)
* Vòi
Eustachian là một con đường thông giữa tai giữa và mũi-hầu
A. đúng
B. sai
A
* Tổn
thương màng mái hay hệ thống xương con tai giữa trong viêm tai giữa hay xơ
xương tai gây ra điếc dẫn truyền.
A. đúng
B. sai
A
* Ống ốc
tai dẫn truyền áp suất của sóng âm chứa nội dịch, chất dịch này bao phủ các tế
bào lông của cơ quan Corti
A. đúng
B. sai
A
* Âm càng lớn,
sự rung chuyển màng đáy và mức độ đổ của tế bào lông tiết càng lớn càng tăng tần
số xuất hiện điện thế hoạt động
A. đúng
B. sai
A
* Âm có tần
số cao tạo ra sự rung chuyển đỉnh phía gần màng đáy hơn âm có tần số thấp
A. đúng
B. sai
A
* Cấu trúc
không phải là thành phần chức năng của riêng ốc tai (cơ quan Corti) là:
A. Màng
Reissner
B. Màng đáy
C. Màng mái
D. Tế bào
lông trong và ngoài với sợi cảm giác
A
* Cường độ
âm thanh càng cao thì càng tăng
A. Biên độ
điện thế hoạt động tạo ra từ tế bào lông
B. Tần số
điện thế hoạt động tế bào lông
C. Sự biến
động của màng đáy
D. A + C
đúng
E. B + C
đúng
E
* Trong lúc
phân biệt tính chât âm thanh của cơ quan Corti không có hiện tượng:
A. Tế bào
lông ngoài ngắn lại và đổ về phía màng đáy bị kích thích nhiều nhất
B. Tần số
âm cao hơn sẽ tạo ra sự biến đổi gần hơn ở màng đáy
C. Sự chuyển
động của lông tiết cứng bởi áp lực sóng âm trong nội dịch gây khử cực tế bào
lông dẫn đến giải phóng chất truyền đạt thần kinh (có thể là glutamat)
D. Nơron hệ
thần kinh trung ương có thể hoạt động theo kiểu ức chế bên để phân biệt rõ tính
chất âm thanh
E. A + B+ C
+ D đều xảy ra
E
* Sự to-nhỏ
của âm thanh liên quan trực tiếp đến cường độ của sóng âm có đơn vị đo là
decibel
A. đúng
B. sai
A
* Vòi
Eustachian là một con đường thông giữa tai trong và mũi-hầu
A. đúng
B. sai
B
* Vòi
Eustachian là một con đường thông giữa tai giữa và mũi-hầu
A. đúng
B. sai
A
* Tổn
thương màng mái hay hệ thống xương con tai giữa trong viêm tai giữa hay xơ
xương tai gây ra điếc dẫn truyền.
A. đúng
B. sai
A
* Ống ốc
tai dẫn truyền áp suất của sóng âm chứa nội dịch, chất dịch này bao phủ các tế
bào lông của cơ quan Corti
A. đúng
B. sai
A
* Âm càng lớn,
sự rung chuyển màng đáy và mức độ đổ của tế bào lông tiết càng lớn càng tăng tần
số xuất hiện điện thế hoạt động
A. đúng
B. sai
A
* Âm có tần
số cao tạo ra sự rung chuyển đỉnh phía gần màng đáy hơn âm có tần số thấp
A. đúng
B. sai
A
* Điếc thần
kinh có thể do viêm tai giữa gây ra
A. đúng
B. sai
B
* Điếc dẫn
truyền có thể do viêm tai giữa gây ra
A. đúng
B. sai
A
* Trong đường
dẫn truyền âm thanh về não để phân tích không có:
A. Sự cảm
nhận của các tế bào lông của cơ quan Corti
B. Củ não
sinh tư dưới ở não giữa
C. Thần
kinh VIII
D. Đồi thị
E. A + B +
C + D đều tham gia
E
* Trong điếc
dẫn truyền
A. Giảm sức
nghe ở mọi tần số âm thanh.
B. Là kết
quả của giảm dẫn truyền sóng âm theo đường khí từ tai giữa đến tai trong.
C. Có thể
do nguyên nhân viêm tai giữa hay xơ xương tai.
D. Có thể
liên quan đến tuổi như hiện tượng giảm thính lực tuối già.
E. A + B +
C + D.
E
* Tổn
thương vỏ não thái dương bên phải gây
A. Điếc bên
trái
B. Điếc bên
phải
C. Điếc chủ
yếu tai trái
D. Điếc chủ
yếu tai phải
E. Điếc cả
hai tai
E
* Đặc điểm
nào sau không phải là của cảm giác thính giác
A. Nghe có
bản chất là truyền âm và khuếch đại âm
B. Sự chênh
lệch về thời gian, cường độ âm đến từng tai rồi đến trung tâm thính giác bên đối
diện của vỏ não giúp xác định được nguồn âm và âm thanh nổi
C. Âm thanh
còn được dẫn truyền theo đường xương
D. Có sự bù
trừ với cảm giác thị giác
B