2018-05-11

Nghiệm pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường cho người bệnh đột quỵ não theo thang điểm GUSS


Nghiệm pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường cho người bệnh đột quỵ não theo thang điểm GUSS

GUSS = GUGGING SWALLOWING SCREEN
Trắc nghiệm này gồm có hai phần đánh giá là “gián tiếp” và “trực tiếp”

1 Đánh giá gián tiếp khả năng nuốt: số điểm tối đa là 5 và số điểm tối thiểu là 0
2 Đánh giá trực tiếp khả năng nuốt: số điểm tối đa là 15 và số điểm tối thiểu là 0

Tổng số điểm cho cả hai phần của trắc nghiệm: tối đa là 20 điểm và tối thiểu là 0 điểm

1. Đánh giá gián tiếp khả năng nuốt:
Cho người bệnh tự làm sạch họng bằng cách nuốt nước bọt thành công hoặc tự nuốt trôi 1ml nước lọc, nếu thành công chuyển tiếp sang lần 2
TT
CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
KHÔNG
1
Độ cảnh tỉnh
(Người bệnh phải tỉnh táo ít nhất trong15 phút)
1
0
2
Ho và làm sạch họng
Người bệnh phải ho và làm sạch họng chủ động hai lần
1
0
3
Nuốt nước bọt
- Bình thường
1
0
4
- Chảy dãi
0
1
5
- Thay đổi giọng nói, nói khan sau nuốt nước bọt
0
1

TỔNG SỐ ĐIỂM
5 điểm
1-4: cần làm thêm các thăm dò khác
5: tiếp tục làm phần 2 của nghiệm pháp

2. Đánh giá trực tiếp khả năng nuốt:
theo thứ tự (1) => (2) => (3)
dụng cụ: nước, thìa, bánh mì
TT
CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

THỨC ĂN
Đặc (1)
Lỏng (2)
Rắn (3)
1
NUỐT
Không nuốt được
0
0
0
Chậm
 chất lỏng:>2 giây
thức  ăn rắn: >10
1
1
1
Bình thường
2
2
2
2
HO
(trong khoảng 3 giây vào các thời điểm: trước/ trong/ sau khi
nuốt) 
0
0
0
Không
1
1
1
3
CHẢY DÃI
0
0
0
Không
1
1
1
4
THAY ĐỔI GIỌNG
(nghe và đánh giá giọng nói của NB trước và sau khi nuốt (Yêu cầu NB nói "Oh”)
0
0
0
Không
1
1
1

CHO ĐIỂM
1-4 điểm: dừng
1-4 điểm: dừng
1-4 điểm: dừng
5 điểm: tiếp bước 2
5 điểm: tiếp bước 3
5 điểm: bình thường

TỔNG SỐ ĐIỂM

15 điểm

* Tổng điểm tối đa sau 2 lần đánh giá: 20 điểm


Hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm nuốt trực tiếp
(1) Thử nghiệm nuốt đồ đặc:
Cho người bệnh nuốt 1/3-1/2 thìa cà phê nước tinh khiết và thức ăn có khả năng tạo độ quánh (giống như bánh pudding). Nếu không có dấu hiệu khó nuốt, cho người bệnh nuốt tiếp 3-5 thìa pudding nữa. Đánh giá sau khi thử nghiệm nuốt thìa thứ 5.
Dừng ngay thửnghiệm nếu có một trong bốn dấu hiệu rối loạn nuốt.
(2) Thử nghiệm uống dịch lỏng
Uống 3, 5, 10, 20ml nước tinh khiết. Nếu không có dấu hiệu khó nuốt uống tiếp 50ml
Đánh giá và dừng ngay thử nghiệm nếu có một trong bốn dấu hiệu của rối loạn nuốt.
(3) Thử nghiệm nuốt đồ cứng


Cho ăn bánh mỳ khô:
Thực hiện tại giường bệnh: thử nghiệm có thể được lặp lại nhiều lần, mỗi lần nuốt đồ cứng thường mất 10 giây – bao gồm cả thời gian nhai trong miệng.
Hoặc có thể sử dụng:
Nội soi ống mềm + ăn bánh mỳ khô nhúng vào dung dịch màu

Nếu người bệnh không đạt được số điểm tối đa trong các nội dung làm trắc nghiệm thì có thể đánh giá thêm bằng một trong các thăm dò như: đánh giá rối loạn nuốt bằng nội soi gắn camera (VFES), nội soi ống mềm (FEES) (nếu thực sự cần thiết).
Dừng ngay thử nghiệm khi có một trong bốn dấu hiệu của rối loạn nuốt.

ĐÁNH GIÁ NGHIỆM PHÁP GUSS
KẾT QUẢ
MỨC ĐỘ RỐI LOẠN
KHUYẾN CÁO
20


Nuốt Chất đặc/lỏng/rắn bình thường
Không hoặc rối loạn nuốt nhẹ, ít nguy cơ bị hít dị vật
- Ăn bình thường
- Tiếp tục uống nước, lần đầu có sự giám sát của chuyên gia trị liệu ngôn ngữ (SLT) hoặc Điều dưỡng đột quỵ!
15-19
Nuốt Chất đặc/lỏng bình thường, không nuốt được chất rắn
Rối loạn nuốt nhẹ với nguy cơ hít dị vật thấp
- Chế độ ăn của rối loạn nuốt (thức ăn mịn)
- Uống nước chậm, một ngụm nhỏ/ lần
- Làm thêm nội soi ống mềm (FEES) hoặc nội soi gắn camera (VFES)
- Khám thêm SLT
10-14
Nuốt được chất đặc, không nuốt được chất lỏng
Rối loạn nuốt trung bình đi kèm nguy cơ hít dị vật
- Ăn chất đặc như của trẻ em và bổ sung nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
- Tất cả nước phải làm đặc lại!
- Thuốc phải nghiền ra và pha với nước thành dịch đặc
- Không dùng thuốc dạng nước!!
- Khám thêm FEES hoặc VFES, SLT

Cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày hoặc nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
0-9

Không nuốt được nước bọt hoặc chất đặc
Rối loạn nuốt nặng với nguy cơ cao hít dị vật
- Không ăn bằng miệng
- Khám thêm FEES hoặc VEFS, SLT

Cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày hoặc nuôi dưỡng đường tĩnh mạch

This tool was translated by Le Dinh Tung MD, PhD. Head of Physiology Department, Hanoi Medical Universityand Associate Professor. Tran Viet Luc MD, PhD. Vietnam National Geriatric Hospital.