Mục tiêu:
1. Trình bày được định nghĩa, mục
tiêu và các đối tượng can thiệp của HĐTL
2. Mô tả được các kỹ thuật được sử dụng
trong HĐTL
1.
Định nghĩa HĐTL:
Là những hoạt động hàng ngày, việc
làm, hay hoạt động vui chơi nhằm cải thiện những khiếm khuyết vận động, giác
quan hoặc nhận thức giúp người bệnh độc lập tối đa trong mọi lĩnh vực của đời sống.
2.
Đối tượng của HĐTL là người lớn hoặc trẻ em có những vấn đề sau:
*
Các khiếm khuyết vận động thô- vận động tinh:
Các dị tật hoặc bệnh lý bẩm sinh
Bại não, xơ cứng tủy, xơ cứng rải
rác, các bệnh lý mạn tính khác
Chấn thương: chấn thương tủy sống,
chấn thương sọ não, gãy xương hoặc vấn đề chỉnh hình xương: mỏm cụt co rút, lệch
vẹo chi thể, chấn thương nặng ở chi trên...
Di chứng sau phẫu thuật / bỏng
Viêm khớp thiếu niên, bệnh khớp do
viêm
*
Các rối loạn giác quan: khiếm thị, khiếm thính, rối loạn
giác quan khác: mất cảm giác
*
Chậm phát triển trí tuệ
*
Người bị các vấn đề về tâm thần và hành vi / Tự kỷ / các rối loạn phát triển
lan tỏa khác
3.
Mục tiêu của HĐTL
• Sử dụng các hoạt động tự chăm sóc,
việc làm và vui chơi để tăng cường và duy trì SK
• Ngăn ngừa thương tật thứ phát
• Tăng cường khả năng độc lập chức
năng
• Thúc đẩy sự phát triển ( trẻ em)
• Nhằm phát triển kỹ năng, tự nuôi sống
bản thân và đóng góp cho XH.
4.
Lượng giá nhu cầu HĐTL:
4.1. Nhận thức:
4.2. Lượng giá cảm giác:
4.3. Đo tầm vận động khớp:
4.4. Thử cơ: từ bậc 0-5
4.5. Đánh giá trương lực cơ: Thang
điểm Ashworth cải tiến
4.6. Lượng giá thăng bằng: ngồi- đứng-
đi
4.7. Lượng giá chức năng sinh hoạt
hàng ngày: di chuyển – tự chăm sóc
5.
Các phương pháp – kỹ thuật can thiệp trong HĐTL
5.1.
Dùng hoạt động để trị liệu
Gồm các hoạt động như: tự chăm sóc /
nội trợ / nghề nghiệp / hoạt động nghệ thuật / thủ công / sáng tạo / thể thao /
giải trí, nhằm:
*
Tăng cường và duy trì sức mạnh cơ / sức bền và tầm vận động
*
Tạo nên các cử động tự chủ, tự động nhằm tạo một mẫu VĐ:
Nhặt các hạt đỗ từ rổ bên trái bỏ
sang rổ bên phải
Đặt các miếng gỗ vào các ô cho sẵn...
*
Bài tập cho phần cơ thể bị tổn thương:
*
Hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề:
*
Sử dụng máy tính...
*
Cải thiện giác quan và nhận thức:
Cho bệnh nhân bị các khiếm khuyết
giác quan như mất cảm giác về vị trí cơ thể trong không gian, về kích thước
hình dạng vật, về bề mặt, mật độ vật...
*
Cải thiện điều hợp và phối hợp tay- mắt:
*
Phát triển kỹ năng xã hội
5.2.
Dùng các hoạt động hàng ngày
• Các hoạt động tự chăm sóc, di chuyển,
giao tiếp và nội trợ
• Hoạt động tự chăm sóc thay quần
áo, ăn uống, vệ sinh, tắm giặt VS
* Hoạt động di chuyển gồm lăn trở tại giường, dùng xe lăn,
di chuyển bằng phương tiện công cộng và dùng xe cá nhân.
*
Sử dụng các dụng cụ trợ giúp
*
Giao tiếp gồm khả năng viết, đọc, dùng điện thoại và máy tính
5.3.
Sử dụng nẹp chỉnh hình và nẹp trợ giúp
Nẹp chỉnh hình nhằm đỡ cơ thể ở một
vị trí, hoặc cố định/ chỉnh một phần cơ thể bị biến dạng, hoặc trợ giúp các cơ
yếu hay hồi phục chức năng cánh tay- bàn tay
Có
hai loại nẹp trợ giúp
Nẹp
cố định: cho phần cơ thể không cử động, ngăn ngừa vận động và
đỡ chắc chắn, giúp phần cơ thể tổn thương được nghỉ ngơi
Nẹp
linh hoạt: giúp phần cơ thể cử động được phép,
kiểm soát và
phục hồi cử động
5.4.
Dụng cụ thay thế
Cho phần cơ thể bị mất do chấn
thương, tai nạn hoặc bẩm sinh
HĐTL giúp tái tạo các chức năng,
tăng khả năng chịu đựng và huấn luyện các dụng cụ thay thế, và cả khía cạnh tâm
lý đối với các dụng cụ này
5.5.
Xe lăn và di chuyển bằng xe lăn
• Xe lăn là phương tiện di chuyển hiệu
quả đối với người bị mất khả năng đi lại. BN cần học cách di chuyển bằng xe
lăn.
• KTV HĐTL đo kích thước người bệnh
để thiết kế xe lăn, tư vấn cho họ kiểu loại xe,các phụ kiện, dạy họ cách di
chuyển và an toàn
5.6.
Phản hồi sinh học và trị liệu hỗ trợ
Phản hồi sinh học là sử dụng máy móc
nhằm tạo cho BN khả năng hoạt động chức năng: dùng robot/ hệ thống vận động tự
động bằng máy tính.
Nhờ trang thiết bị điện tử, BN có thể
thấy được tình trạng co cơ tự chủ hoặc khộng tự chủ, HA, nhịp tim, và hoạt động
của não... BN chủ động tham gia vào quá trình tập Bên cạnh sự cải thiện một chức
năng, BN tăng được sự cảm nhận / sự tự chủ / tự tin của họ.
5.7.
Vận động trị liệu
Cơ sở của VĐTL dựa trên việc tạo cho BN các mẫu vận động trong quá
trình hồi phục (VD tập cho BN LNN). Mẫu đồng vận động / các phản xạ và mẫu vận
động bất thường được coi là các mẫu bình thường xảy ra trong quá trình vận động
chủ ý bình thường (Brunstrom)
5.8.
Phương pháp điều trị phát triển thần kinh cơ của Bobath:
Mục tiêu đầu tiên của PP phát triển
thần kinh cơ là tái huấn luyện các cử động
bình thường: lăn trở, ngồi dậy, đứng dậy...
Kỹ thuật được áp dụng:
Đặt tư thế đúng / chịu trọng lực /
xoay thân và khuyến khích sử dụng cả hai phía cơ thể. Các cử động, các phản ứng
kèm theo, kiểm soát các điểm chủ chốt (đai vai và đai hông);
KT ức chế co cứng.
5.9.
Phương pháp của Rood trong điều trị các rối loạn thần kinh cơ
Phối
hợp các kích thích giác quan có kiểm soát và chuỗi cử động đặc trưng của loài nhằm đạt một đáp ứng co cơ
ở trẻ tổn thương não. Kích thích sờ chạm dưới dạng chải, châm chích nhẹ, chườm
đá nhanh, đè ép khớp bằng vật nặng. Kỹ thuật ức chế gồm: ép nhẹ khớp và vận động
chậm đều đặn/ Kỹ thuật này áp dụng cho BN bị giảm trương lực cơ, tăng trương lực
cơ và đa cử động
5.10.
Kỹ thuật tạo thuận bản thể thần kinh cơ (PNF)
Kích thích hoặc tạo thuận các đáp ứng
thần kinh cơ nhờ kích thích các cảm thụ bản thể để điều trị bệnh lý thần kinh. Kỹ
thuật tạo thuận hoặc ức chế gồm: kéo căng, kéo giãn, co lại, dùng kháng trở tối
đa, co cơ lặp lại, xoay.
Các KT này áp dụng trong LNN, liệt tứ
chi, thất điều, viêm dính khớp...
5.11.
Kỹ thuật cưỡng bức cử động tay liệt
Loại bỏ vận động hỗ trợ của tay lành
Chỉ sử dụng tay liệt ( một khoảng thời
gian nhất định trong ngày)
6.
Các dụng cụ và trang bị của phòng HĐTL