2018-05-11

giáo dục trẻ khuyết tật


Giáo dục trẻ khuyết tật
PGSTS. Vũ Thị Bích Hạnh

Mục tiêu: Sau khi học bài này học viên có thể
1. Kể mục tiêu giáo dục và các hình thức giáo dục trẻ khuyết tật
2. So sánh ưu nhược điểm của hai hình thức giáo dục đặc biệt và giáo dục hoà nhập
3. Kể mục tiêu, nguyên tắc và nội dung giáo dục đặc biệt cho các dạng trẻ khuyết tật

1. Nhu cầu giáo dục của trẻ tàn tật
Hiện nay ở Việt nam có gần 1 triệu trẻ em tàn tật, trong đó có tới 85% bị tàn tật ở mức độ vừa và nhẹ, có thể đến trường học hòa nhập.
Trẻ tàn tật không được tiếp thu nền học vấn, không được học nghề, không có cơ hội tự làm việc để nuôi sống bản thân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc giáo dục có thể gồm 3 lĩnh vực:
+ Phục hồi chức năng
+ Dạy văn hóa
+ Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề
Có thể thấy lĩnh vực phục hồi chức năng được đặt ở vị trí hàng đầu, nó hỗ trợ và tạo cho trẻ điều kiện cơ bản để tiếp thu nền giáo dục. Ngoài ra, vấn đề hướng nghiệp cũng cần quan tâm giúp trẻ có đầu ra khi đến tuổi lao động.

2. Mục tiêu của giáo dục đối với trẻ tàn tật
Các mục tiêu cơ bản của giáo dục cho trẻ tàn tật là:
• Phát triển các kỹ năng tâm thần và vận động, các kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày
• Tiếp thu kiến thức văn hoá
• Phát triển các mối quan hệ xã hội, giao tiếp ứng xử
• Trở thành một thành viên của cộng đồng, cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm.

3. Các hình thức giáo dục cho trẻ tàn tật
3.1. Giáo dục đặc biệt:
Là hình thức giáo dục theo nội dung, phương pháp riêng biệt dành cho trẻ em tàn tật nặng.
Là hình thức giáo dục tiền hoà nhập, giúp cho trẻ có những kỹ năng cần thiết để tiếp nhận giáo dục hoà nhập.
Ưu điểm:
Có chất lượng vì có quy trình chặt chẽ
Giáo viên được đào tạo kỹ càng
Có phương tiện dạy học đầy đủ.
Nhược điểm:
số lượng trẻ được hưởng ít
Phải đầu tư xây dựng trường sở
Cần có ngân sách thêm cho hoạt động này.
Trẻ sau khi được đào tạo hội nhập xã hội khó khăn hơn

3.2. Giáo dục hoà nhập:
Là hình thức giáo dục trẻ khuyết tật cùng với trẻ bình thường, dành cho trẻ khuyết tật nhẹ và vừa. Mục đích là tăng khả năng hội nhập xã hội, gắn bó với cộng đồng.
Ưu điểm:
số lượng trẻ được hưởng lớn
không tốn kinh phí xây dựng trường lớp, và đào tạo giáo viên.
Tăng khả năng hòa nhập CĐ
Nhược điểm:
chất lượng hoà nhập chưa cao
Giáo viên của các lớp hoà nhập thiếu kỹ năng dạy trẻ.

Cần phối hợp giữa hai hình thức giáo dục này để khắc phục những điểm tồn tại trên.

4. Giáo dục cho trẻ có tật thính giác (khó khăn về nghe):
Mục đích:
Tăng khả năng giao tiếp
Có trình độ học vấn
Học nghề và có cơ hội việc làm để độc lập, bình đẳng trong xã hội.
Biện pháp PHCN – GDDB:
Trẻ nghe kém:
máy trợ thính và học hòa nhập
Vị trí ngồi trong lớp, hỗ trợ giao tiếp và học tập.

Trẻ điếc nặng:
• Học lớp chuyên biệt để chuẩn bị vào lớp hoà nhập.
• Máy trợ thính hoặc điện cực ốc tai hỗ trợ khả năng nghe của trẻ.
• Ngôn ngữ trị liệu / kết hợp giao tiếp không lời: dấu, chữ cái ngón tay
• Học văn hóa và hướng nghiệp


5. Giáo dục trẻ có khó khăn về nhìn:
Mục tiêu: kỹ năng định hướng, tự chăm sóc, sử dụng chữ nổi, học văn hóa, nhận biết tiền bạc, học nghề và việc làm
Biện pháp PHCN và GD ĐB:
- Định hướng: di chuyển bằng gậy, tay để trước ngực. Đi đất bằng, lên xuống cầu thang. Đi lại trong làng và ra phố


- Tự chăm sóc:
- Nhận biết tiền bạc
- Chữ nổi Braille và sách nói



- Dạy nghề và việc làm
Trẻ mù cần được học lớp chuyên biệt từ 1-2 năm, sau đó có thể chuyển sang các lớp hoà nhập.

6. Giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ (khó khăn về học)
Mục tiêu:
Tự chăm sóc bản thân
Vui chơi
Giao tiếp được với mọi người
Hành vi thích hợp
Nội trợ, việc nhà
Học một nghề nghiệp đơn giản:
Biện pháp:
Động viên khen thưởng
Nhắc đi nhắc lại
Dạy từ dễ đến khó
Giảm dần trợ giúp
Phân tích hoạt động thành chuỗi hoạt động nhỏ :
dạy tự chăm sóc
Dạy làm việc nhà
Dạy vui chơi:

Hướng nghiệp và việc làm: chọn công việc phù hợp