2018-04-13

học thuyết tạng tượng


HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG

MỤC TIÊU
Trình bày được chức năng sinh lý của ngũ tạng trong YHCT
Phân tích được những chức năng sinh lý của các tạng.
Xác định được những triệu chứng xuất hiện tương ứng với chức năng, tạng phủ bị rối loạn.

ĐẠI CƯƠNG

Cơ thể con người:
+ ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận
+ lục phủ:  tiểu trường, đại trường, đởm, vị, bàng quang, tam tiêu
+ phủ kỳ hằng:  não, tuỷ, bào cung
+ ngũ thể: da, lông, gân, cơ, móng
+ cửu khiếu: mắt, mũi, tai, miệng, tiền âm, hậu âm
+ kinh lạc: 12 kinh, 15 lạc, 8 mạch

Cơ sở hình thành học thuyết tạng tượng:
- Giải phẫu cổ xưa
- Biểu hiện HĐ chức năng
- Tạng: Tạng phủ, cơ quan
- Tượng: Hiện tượng chức năng

Tạng: các tổ chức cơ quan ở trong cơ thể.
Tượng: hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài của chức năng sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài.
=> Tạng tượng: quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hđộng và sự biểu hiện của nội tạng.

- Theo HT tạng tượng, cơ thể người có 5 tạng: Tâm, can, tỳ, phế, thận; 6 phủ: Đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu, đởm, vị.
- Tạng hay phủ không chỉ cụ thể 1 bộ phận hay 1 cơ quan nào về mặt giải phẫu, nó là đại diện của cả 1 nhóm chức năng trong cơ thể.
- Những nhóm chức năng có nhiệm vụ tàng trữ chuyển hóa vật chất là tạng, nhóm chức năng vận chuyển, truyền tống vật chất là phủ.
- Dựa vào những hoạt động được thể hiện ra bên ngoài, người xưa sắp xếp những nhóm chức năng vào thành Tạng Phủ.

- Mỗi tạng, phủ:
* Là cơ quan theo ý nghĩa giải phẫu học
* Bao gồm chức năng và vai trò của tạng phủ đó.

CHỨC NĂNG CỦA NGŨ TẠNG
Ngũ tạng: Cơ thể con người có 5 tạng:
-  Bao gồm: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận
-  Đặc điểm chung: tàng trữ và chuyển hoá tinh, khí, thần, huyết, tân dịch.

I. TẠNG TÂM
Tâm là tạng đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc che chở bảo vệ bên ngoài, có các chức năng:
Tâm ở Thượng tiêu, thuộc hành Hoả
Tâm chủ thần minh (tàng thần), là quân chủ của lục phủ ngũ tạng
Tâm chủ huyết mạch và biểu hiện chính ở mặt
Tâm khai khiếu ra lưỡi
Tâm quan hệ biểu lý với tiểu trường
Tâm Hoả sinh Tỳ thổ, khắc Phế kim
1. Tâm chủ thần minh (Tâm tàng thần):
Phụ trách hoạt động về tinh thần (thần chí): bao gồm tư duy, sáng suốt, tri giác, tình cảm…
Khi có bệnh hay rối loạn thường dẫn đến mất ý thức, rối loạn ý thức, hồi hộp, hoảng sợ, mất ngủ, nói sảng, lơ mơ, hôn mê, cười vô cớ….
2. Chủ về huyết mạch, vinh nhuận ra ở mặt:
 -  Tâm chủ huyết mạch: Huyết là do tâm làm chủ, mạch là đường ống của huyết lưu hành, tâm với huyết mạch hợp tác chặt chẽ với nhau, thúc đấy huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân và tuần hoàn không ngừng…
Khi Tâm có bệnh: vận hành huyết bị trở ngại, huyết dịch  bị ứ trệ.
- Vinh nhuận ra mặt: Sự đầy đủ, sung túc của tâm phản ánh ra ở mặt, nên theo sự biến đổi sắc mặt có thể biết sự thịnh, suy, hư thực của tâm.
Nếu công năng của tâm thần được kiện toàn, huyết mạch thịnh vượng, thông suốt, thì sắc mặt hồng hào, tươi sáng linh lợi, có thần, trái lại thì lờ đờ, chậm chạp, tím tái hoặc không tươi tắn.
3. Tâm khai khiếu ra lưỡi:
Lạc mạch của Tâm đi ra lưỡi để duy trì sự hoạt động của lưỡi.
Khi tâm có bệnh sẽ có những biểu hiện ra ở lưỡi: sốt cao (tâm nhiệt) thì lưỡi đỏ, nếu thiếu máu (tâm huyết hư) thì lưỡi nhạt màu, nếu huyết ứ thì lưỡi tím, có chấm ứ huyết.
4. Quan hệ biểu lý: Tâm có mối quan hệ biểu lý (trong, ngoài) với phủ Tiểu trường.
5. Tâm có Tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài: bệnh lý của tâm bào lạc giống bệnh của Tâm.
6. Quan hệ Ngũ hành:
- Tâm thuộc hành Hoả
- Tâm hoả sinh Tỳ thổ, khắc Phế kim.
* Tóm lại:
Chức năng của Tâm - Tâm bào lạc có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn.
Những biểu hiện chủ yếu khi Tâm bị rối loạn công năng: rối loạn tri giác, rối loạn huyết động.

II. TẠNG CAN
Can ở hạ tiêu, thuộc hành Mộc
Can chủ tàng huyết
Can chủ sơ tiết
Can chủ cân, vinh nhuận ở móng
Can khai khiếu ra mắt
Can quan hệ biểu lý với đởm
Can mộc sinh Tâm hoả, khắc Tỳ thổ
1. Can chủ tàng huyết: Can huyết chủ tàng huyết:
Điều tiết lượng huyết trong cơ thể đến cơ quan tạng phủ tùy theo nhu cầu hoạt động: khi hoạt động và khi nghỉ ngơi.
Phụ trách hoạt động của kinh nguyệt
Nuôi dưỡng cân, cơ…
Khi có bệnh: can không tàng được huyết gây các chứng hoa mắt, chóng mặt, tay chân co quắp, run, kinh nguyệt ít, bế kinh…
2. Can chủ sơ tiết
Can khí chủ về sơ tiết, giúp cho sự vận hành của tạng phủ được thông suốt, thăng giáng được điều hòa.
Can khí uất gây ra ngực sườn đầy tức, u uất, thở dài, cáu gắt, nóng tính, hoa mắt, chóng mặt…
3. Can chủ cân, vinh nhuận ra móng chân móng tay
Can chủ cân: Can (Can huyết) đưa huyết đến nuôi dưỡng cho cân. Can huyết tổn thương có hiện tượng run chân tay, liệt cứng, co duỗi khó khăn hoặc co quắp, co giật.
Vinh nhuận ra móng: Can chủ cân, móng tay móng chân là phần thừa của cân => màu sắc hình thái của móng tay có quan hệ mật thiết đến can và cân.
Can huyết tốt móng tay chân hồng nhuận, can huyết hư móng khô mỏng dễ gãy.
4. Can khai khiếu ra mắt:
Can khai khiếu ra mắt:  kinh can có nhánh đi lên mắt để nuôi dưỡng.
Nếu can huyết hư mắt mờ, giảm thị lực, can thực nhiệt thì đau mắt đỏ.
5. Quan hệ biểu lý:
Can có quan hệ biểu lý với phủ Đởm
6. Quan hệ ngũ hành: 
Can thuộc hành Mộc.
Can mộc sinh Tâm hỏa, khắc Tỳ thổ
* Tóm lại:
Chức năng của Can có liên quan mật thiết với chức năng vận động của cơ thể như gân cơ, (cơ vân), hệ thần kinh (có ý thức và thực vật), kinh nguyệt.
Những biểu hiện chủ yếu khi Can bị rối loạn công năng: tinh thần căng thẳng, tình trạng tăng trương lực cơ vân, co cứng, run, hoa mắt, RLKN

III. TẠNG TỲ
Tỳ ở Trung tiêu, thuộc hành Thổ
Tỳ chủ vận hóa (chuyển hóa, hấp thu đồ ăn và thủy thấp)
Tỳ chủ thống nhiếp huyết (Không cho huyết chạy ra ngoài mạch)
Tỳ chủ cơ nhục và tứ chi (Tỳ chủ vận động tay chân)
Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi
Tỳ quan hệ biểu lý với vị
1. Tỳ chủ vận hóa (chuyển hóa, hấp thu đồ ăn và thủy thấp)
Vận hóa đồ ăn: là tiêu hóa vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn thành khí huyết để đi nuôi cơ thể.
Nếu công năng vận hóa kém dẫn đến: Ăn kém, đầy bụng, chướng bụng, chậm tiêu, ỉa chảy, sống phân, gầy sút…
Vận hóa thủy thấp: tỳ đưa nước và tinh hoa của đồ ăn lên phế, đến các tổ chức cơ thể nuôi dưỡng sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang rồi bài tiết ra ngoài.
Sự vận hóa kém gây phù thũng, ỉa chảy, cổ trướng…
2. Tỳ thống nhiếp huyết
Tỳ quản lý huyết đi trong mạch
Tỳ hư sẽ gây xuất huyết: rong huyết, đại tiện ra huyết...
3. Tỳ chủ cơ nhục và tứ chi
Tỳ đem chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cho cơ nhục, tứ chi, làm cho cơ nhục rắn chắc, tứ chi linh hoạt.
Tỳ khí hư thì cơ nhục nhẽo, tứ chi mệt mỏi, gây ra các chứng sa: sa sinh dục, sa trực tràng, sa dạ dày (Tỳ chủ thăng)….
4. Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi
Kinh Tỳ có nhánh đi lên miệng
Tỳ mạnh thì ăn uống ngon miệng, môi hồng tươi nhuận
Tỳ hư thì chán ăn, miệng nhạt, môi nhợt.
5. Quan hệ biểu lý
Tỳ có mối quan hệ biểu lý với vị
6. Quan hệ ngũ hành
Tỳ thổ sinh phế kim và khắc Thận thủy
* Tóm lại
Chức năng của Tỳ có liên quan mật thiết với chức năng tiêu hóa trong cơ thể.
Những biểu hiện chủ yếu khi Tỳ bị rối loạn công năng: triệu chứng của tiêu hóa, xuất huyết, giảm trương lực cơ, teo cơ.

IV. TẠNG PHẾ
Phế ở Thượng tiêu, thuộc hành Kim
Phế chủ khí, hô hấp
Phế chủ tuyên phát và túc giáng, thông điều thủy đạo (phế khí túc giáng đưa thủy dịch theo đường thủy đạo xuống tam tiêu)
Phế chủ bì mao (biểu hiện ở da, lông)
Phế khai khiếu ra mũi
Phế quan hệ biểu lý với đại trường
1. Phế chủ khí, chủ hô hấp
Phế hít thanh khí và thải trọc khi (hô hấp)́:
Khí là vật chất trọng yếu để duy trì sự sống: 
tinh khí trong đồ ăn uống (Tỳ) + khí trời hít vào (Phế)  Tông khí phân bố khắp toàn thân. Toàn bộ khí của cơ thể khắp trên dưới trong ngoài đều do phế làm chủ.
Khi phế khí hư thì khó thở, thở nhanh, hơi thở ngắn, tiếng nói nhỏ, yếu.
2. Phế chủ tuyên phát và túc giáng, thông điều thuỷ đạo
Sự tuyên phát của phế là thúc đẩy khí huyết tân dịch phân bố khắp toàn thân.
Nếu phế khí không tuyên phát thì sinh chứng: tức ngực, ngạt mũi, khó thở…
Túc giáng là đưa phế khí đi xuống.
Nếu phế khí không túc giáng, khí nghịch lên gây khó thở, hen suyễn…
Thông điều thủy đạo:
- Nhờ TD tuyên phát: nước được đưa ra phía ngoài cơ thể và bài tiết ra ngoài bằng đường mồ hôi
- Nhờ TD túc giáng phế đưa nước xuống thận, bàng quang bài tiết ra ngoài.
- Nếu phế khí hư ko tuyên phát, túc giáng được, thuỷ đạo ko thông gây ứ nước ở phần trên cơ thể.
3. Phế chủ bì mao
Lạnh: đóng
Nóng: mở
Nếu Phế chức năng đóng mở bì mao ko tốt: hay bị ngoại tà xâm phạm: cảm mạo
4. Phế khai khiếu ra mũi:
Mũi là nơi thở của phế, mũi thở và ngửi thông qua tác dụng hô hấp của phế khí.
Nếu phế khí bị trở ngại do ngoại tà gây ngạt mũi, chảy nước mũi,…
5. Quan hệ biểu lý
Phế có  mối liên hệ biểu lý với đại trường
6. Quan hệ ngũ hành
Phế kim sinh Thận thủy và khắc can mộc
* Tóm lại:
Nhiệm vụ chủ yếu của Phế: đảm bảo cung cấp cấp năng lực hoạt động của cơ thể, năng lực chống đỡ với bệnh tật, đảm bảo chức năng hô hấp.
Những biểu hiện chủ yếu khi Phế rối loạn công năng: triệu chứng của hô hấp, thiếu sức, giảm sức đề kháng, cảm cúm.

V. TẠNG THẬN
Thận ở Hạ tiêu, thuộc hành Thuỷ
Thận chủ tàng tinh, chủ sinh dục, phát dục
Thận chủ thủy (Thận chủ khí hoá nước)
Thận chủ cốt tủy, vinh nhuận ra ở tóc
Thận chủ nạp khí
Thận khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm
Thận quan hệ biểu lý với bàng quang
1. Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục
Tàng tinh: tinh tiên thiên và tinh hậu thiên được tàng trữ ở thận gọi là thận tinh (thận âm). Tinh biến thành khí nên có thận khí (thận dương).
=> Thận là gốc tiên thiên, gốc của sự sống: rối loạn c/năng này liên quan đến những bệnh có tính di truyền, những bệnh bẩm sinh.
Chủ sinh dục. và phát dục: sự phát triển trưởng thành và sinh con cái do thận tinh và thận khí quyết định.
2. Thận chủ thuỷ (Thận khí hoá nước)
Thận đem nước do đồ ăn uống do tỳ vận hóa và hấp thu đưa tới nuôi dưỡng các tổ chức cơ thể và bài tiết ra ngoài.
Nếu thận hư ảnh hưởng tới chức năng khí hoá nước sẽ gây phù thũng…
3. Thận chủ nạp khí
Không khí do phế khí hít được túc giáng xuống Thận và giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận.
Thận hư không nạp được khí  thì làm khí nghịch lên gây ho, hen suyễn, tức ngực, khó thở….
4. Thận chủ cốt tủy, thông với não và vinh nhuận ra tóc.
Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy vào xương nuôi dưỡng xương nên gọi là thận chủ cốt, sinh tủy.
Tủy sinh huyết, tóc là phần thừa của huyết, do huyết nuôi dưỡng, do đó thận vinh nhuận ra tóc.
Tủy lên não, nên thận thông với não.
5. Thận khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm
Thận hư thì tai ù, tai điếc.
Tiền âm  là nơi bài tiết nước tiểu. Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, do tỳ đảm nhiệm nhưng phải nhờ khí hóa của thận….
5. Quan hệ biểu lý
Thận có mối quan hệ biểu lý với bàng quang.
6. Quan hệ ngũ hành
Thận thuỷ sinh Can mộc, khắc Tâm hỏa.
* Tóm lại:
Tạng Thận có liên quan đến các chức năng cơ bản của cơ thể như di truyền, sinh dục, phát triển, thần kinh – nội tiết.
Những biểu hiện chủ yếu khi Thận bị rối loạn công năng: hoạt động sinh dục, rối loạn nước điện giải, hoạt động nội tiết.