1. chào, hỏi tên, giới
thiệu, mục đích, đề nghị đồng ý và hợp tác.
2. đánh giá tình trạng
chân của BN: bắt mạch mu chân, chày sau, yêu cầu vận động, khám cảm giác.
3. chuẩn bị dụng cụ:
- 3 nẹp dài, bản rộng 8-10cm, dày 0.8cm: nẹp 1 dài từ cổ
chân đến nách, nẹp 2 dài từ cổ chân đến quá mào chậu, nẹp 3 dài từ cổ chân đến
dưới nếp bẹn.
- 5 cuộn băng.
- bông độn các điểm tỳ đè.
4. đặt nẹp:
- người phụ 1 đứng phía dưới chân, kéo và nâng chân nhẹ
nhàng.
- người phụ 2 đứng bên đối diện với chân tổn thương, vòng
tay qua người BN, nhẹ nhàng kéo BN về phía mình để nâng nửa người bên tổn
thương lên.
- người chính nhẹ nhàng luồn
nẹp phía sau, phía dưới qua khớp cổ chân, phía trên qua mào chậu, lót bông
vào vị trí xương gót và ụ ngồi.
- sau khi đặt xong nẹp, 2 người phụ nhẹ nhàng hạ BN xuống,
người phụ 1 vẫn giữ chân BN ở tư thế cơ năng.
- người chính đặt nẹp mặt
trong đùi từ dưới nếp bẹn đến dưới cổ chân, lót bông vào vị trí mắt cá
trong và lồi cầu trong xương đùi. Người phụ 2 giữ nẹp.
- người chính đặt nẹp mặt
ngoài đùi từ dưới nách đến dưới khớp cổ chân, lót bông vào mắt cá ngoài, lồi
cầu ngoài, mấu chuyển lớn xương đùi.
5. băng bất động nẹp lần
lượt:
- hai người phụ nâng chân cùng với 3 nẹp, người chính băng
vòng quanh khớp cổ chân, sau đó băng vòng ngay dưới gối, tiếp đến là ngang đầu
trên của nẹp phía trong (dưới nếp bẹn).
- người phụ 1 hạ chân BN, người phụ 2 phối hợp với người
chính để nâng người bệnh và luồn các vòng băng cố định ngay đầu trên của nẹp
phía sau (trên mào chậu), sau đó là băng cố định ngang ngực.
6. kiểm tra tình trạng
bất động và tình trạng chi sau bất động:
- lay nhẹ nhàng nẹp bên trong và bên ngoài để kiểm tra độ lỏng
chặt.
- bắt mạch mu chân.
- yêu cầu BN vận động ngón chân về phía mu chân và gan chân.
- kiểm tra cảm giác mu chân và gan chân.