2015-11-09

18 bất động chấn thương cột sống cổ

18 bất động chấn thương cột sống cổ
1. chào, hỏi tên, giới thiệu, mục đích, đề nghị đồng ý và hợp tác.
2. đánh giá:
-. Tình trạng vận động, cảm giác tứ chi, sơ bộ xác định vị trí tổn thương.
-. Hô hấp: thở nhanh nông (>24 lần/phút), thở bụng (khi liệt cơ liên sườn phải thở bằng cơ hoành, là dấu hiệu tiên lượng nặng).
-. Tuần hoàn: nhịp tim chậm (<50), huyết áp thấp (<90/60mmHg) là dấu hiệu sốc tuỷ.
3. chuẩn bị dụng cụ: nẹp collier đúng kích thước, cáng cứng, 5 cuộn băng.
4. đặt nẹp collier:
- người chính dùng 2 tay giữ đầu và hàm BN, kéo hàm ra lên trên và ra sau làm ưỡn cổ tối đa.
- người phụ 1 luồn 2 tay vào hai vai, cùng người chính nâng cổ và vai lên để tạo không gian cho người phụ 2 đặt nẹp.
- người phụ 2 đưa nửa vòng sau collier luồn ra sau cổ BN, đặt khít vào gáy, đầu dài ôm khít vai, đầu ngắn ôm sát chẩm. Sau đó đặt tiếp nửa vòng phía trước, đầu dài ôm sát ngực, đầu ngắn ôm sát hàm dưới. Lắp collier đủ chặt để cố định, đảm bảo không chèn đường thở.
5. người chính kiểm tra hô hấp sau khi đặt nẹp.
- đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở và môi BN.
- nếu BN thở nhanh, khò khè, khó chịu, môi tím --> nới lỏng collier.
6. đặt BN lên cáng cứng:
Người chính giữ phần đầu, phối hợp với 3 người phụ nâng đầu, vai, ngực, hông, chân lên cao 30cm, người phụ khác luồn cáng cứng phía dưới. Sau đó đặt bệnh nhân lên cáng.
Yêu cầu: trong quá trình thao tác, đầu, cổ, vai, hông, chân BN phải nằm trên cùng đường thẳng.
7. cố định BN: buộc 5 vòng băng cuộn quanh trán, vai, khung chậu, đùi, cẳng chân.
--> tránh di lệch trong khi vận chuyển.
8. kiểm tra độ chặt lỏng của băng, kiểm tra vận động và cảm giác.

9. thông báo kết thúcchào và cảm ơn BN.