2015-11-10

21 cầm máu vết thương mạch máu

21 cầm máu vết thương mạch máu
BĂNG ÉP
1. chào, hỏi tên, giới thiệu, mục đích, đề nghị đồng ý và hợp tác.
2. xác định vị trí vết thương và động mạch bị tổn thương.
3. dùng tay ép mạnh lên đường đi của động mạch bị tổn thương để cầm máu tạm thời.
4. chuẩn bị dụng cụ:
- nhiều gạc hoặc bông sạch (tốt nhất là vô trùng)
- 1 kẹp để cặp bông/gạc
- 3-4 cuộn băng, kích cỡ tuỳ theo loại chi bị tổn thương.
- dung dịch lau vết thương: cồn 70 độ, bétadin (povidin) hoặc huyết thanh rửa hay nước sạch.
Một số thay đổi do hoàn cảnh:
- bông/gạc --> vải sạch gấp lại.
- Băng --> vải sạch
5. lau sạch quanh mép vết thương:
Dùng kẹp cặp bông/gạc, thấm dung dịch lau vết thương, lau quanh mép bết thương.
--> giúp loại bỏ bớt chất bẩn.
Không được đổ dung dịch vào rửa bên trong vết thương.
Chú ý: nếu không có nước sạch hoặc vết thương khá sạch --> không nhất thiết phải lau chùi quanh vết thương trước khi băng ép.

6. đặt thật nhiều bông/gạc sạch lên trên vết thương thành một lớp dày, lưu ý chiều dài và chỗ dày nhất nhất của khối bông/gạc nên đặt dọc theo đường đi của động mạch qua vết thương.
--> tạo điểm chèn ép lên động mạch bị tổn thương để cầm máu.
7. băng cuộn nhiều vòng trên khối bông/gạc.
--> cố định lớp bông/gạc chèn ép, cầm máu vết thương.
Băng chặt tay, sử dụng kỹ thuật băng phù hợp từng đoạn chi bị thương như: băng vòng tròn, băng chữ nhân, băng số 8…
8. thả tay đang đè ép phía trên vết thương.
9. đáng giá kết quả băng vết thương: hết chảy máu qua vết thương, băng không quá chặt gây thiếu máu chi: chi tím, tĩnh mạch nông nổi căng.
10. cố định chi ở tư thế duỗi thẳng hoặc tư thế cơ năng.
11. thông báo kết thúc kỹ năng, chào và cảm ơn BN.

GARÔ
1. chào, hỏi tên, giới thiệu, mục đích, đề nghị đồng ý và hợp tác.
2. xác định vị trí tổn thương, chỉ định garo đúng.
3. đè ép vào động mạch phía trên vết thương để cầm máu tạm thời.
Thường chọn những điểm có nền xương cứng: vùng gân cơ nhị đầu, mặt trong xương cánh tay, hõm khoeo, tam giác scarpa.
4. chuẩn bị dụng cụ:
- băng cao su to bản: 100x4cm (chi trên), dài 150x6cm (chi dưới).
- mảnh gạc (hoặc vải): 30x5cm (chi trên), 50x7cm (chi dưới).
5. quấn vòng lót bằng gạc để cách ly bề mặt da.
6. thực hiện garo cầm máu:
- vòng 1 quấn vừa phải, vòng 2 chặt hơn, vòng 3 chặt hơn nữa, quan sát vết thương thấy ngừng chảy máu là được.
- đặt ngón tay cái lên vòng cao su trên đường đi của động mạch bị thương tổn.
- quấn tiếp vòng 4.
- nâng ngón cái lên và dắt phần còn lại của cuộn băng vào vị trí đó.
7. đặt gạc và băng bó vết thương.
8. đánh giá tình trạng chi sau garo:
garo vừa đủ để cầm máu vết thương, không làm tổn thương nặng thêm.
9.cố định chi ở tư thế cơ năng.
10. viết phiếu garo, cài phiếu vào trước ngực nạn nhân.
11. thông báo kết thúc kỹ năng, chào và cảm ơn BN.

THÔNG TIN BỔ SUNG:

Vết thương mạch máu có nhiều hình thức:
-. Vết thương bên: chảy máu nhiều, khó cầm bằng băng ép.
- Vết thương đứt rời --> co tụt vào tổ chức phần mềm, dễ cầm máu bằng băng ép.
- Vết thương phần mềm rộng --> máu còn chảy ra từ các thương tổn phần mềm quanh mạch máu. --> khó cầm máu bằng băng ép.

BĂNG ÉP:
Nguyên lý băng ép: ép vào động mạch phía trên vết thương --> giảm lượng máu chảy ồ ạt qua vết thương, vẫn đảm bảo tương đối hệ thống mạch bên và tĩnh mạch nuôi chi phía dưới.

GARO:
Vì garo làm cản trở phần lớn tuần hoàn phụ nên chi bị thiếu máu nặng nề hơn, chỉ định garo cần rất hạn chế, phải do bác sĩ đưa ra.
7 nguyên tắc garo:
1. không garo trực tiếp lên da BN.
2. garo vừa đủ chặt.
3. garo trên vết thương 5cm.
4. nới garo trong vòng 1-2 phút sau mỗi 30-60 phút.
5. tổng thời gian garo không quá 6 giờ, nếu quá 6 giờ thì không được tháo garo ra nữa, chi hoại tử sẽ bị cắt cụt.
6. trong khi di chuyển phải theo dõi sát, ghi chép chi tiết trên phiếu garo, phải có người hộ tống.
7. người bệnh đặt garo là ưu tiên số 1 trong vận chuyển và điều trị.

Một số thay đổi do hoàn cảnh:
- dây garo --> săm xe đạp rọc đôi, khăn mùi xoa, 1 đoạn vải, băng cuộn, 1 đoạn dây to bản…
- que nhỏ(đũa, bút chì, thước kẻ…)
- mảnh vải nhỏ.
Kỹ thuật garo lúc này sẽ là:
-. Buộc 1 vòng hơi lỏng trên vị trí định garo.
- đặt một cuộn băng hay một vật tròn trên đường đi của động mạch.
- luồn que vào vòng dây, xoắn que cho dây chặt dần, quan sát thấy vết thương ngừng chảy máu thì dừng.
- dùng mảnh vải cố định que vào chi.

Phiếu garo mẫu:
Cấp cứu số 1
Họ tên nạn nhân:…………………..Tuổi……………….
Vết thương (chẩn đoán):…………………………………
Tên người đặt garo:………………………………………
Garo lúc:……giờ……phút, ngày……tháng……năm……
Nới garo lần 1 lúc: ……giờ……phút
Nới garo lần 2 lúc: ……giờ……phút
Nới garo lần 3 lúc: ……giờ……phút
Nới garo lần 4 lúc: ……giờ……phút
Nới garo lần 5 lúc: ……giờ……phút