2015-10-06

viêm phổi thuỳ

Mục tiêu học tập

1.Phân tích được đặc điểm vi thể trong viêm phổi thùy qua các giai đoạn phổi xung huyết, gan hóa đỏ, gan hóa xám
2.Ðối chiếu giữa tổn thương Giải phẫu bệnh đại thể- vi thể với các giai đoạn lâm sàng

I. ÐỊNH NGHĨA
            Viêm phổi thùy là một bệnh viêm cấp tính của phổi gây nên những tổn thương lan rộng và đồng đều thường trên một thùy phổi.
II. MỘT VÀI ÐẶC ÐIỂM VỀ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TỬ VONG
            Viêm phổi thùy có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là 2 cực của đời sống là trẻ sơ sinh và người trên 60 tuổi lớn hơn Bệnh có nguy cơ cao ở những người buộc phải nằm lâu vì trạng thái bệnh lý như tai biến mạch máu não, gãy cột sống, gãy xương đùi v.v...ở những lứa tuổi khác, nhất là thanh niên, bệnh  có thể  xảy ra nhanh chóng trên những cơ thể khỏe mạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột tỷ lệ tử vong hiện nay là 0,5%.
III. GIẢI PHẪU BỆNH 
Các GÐBL
Ðại thể
Vi thể
Lâm sàng
GÐ xung huyết (phổi lách hóa)
Phổi căng, hơi chắc, nặng, màu đỏ tím chứa nhiều dịch phù màu hồng lẫn bọt, bóp phổi có tiếng kêu lép bép, thả vào nước chưa chìm.
Là viêm phế nang phù có nhiều tơ huyết và  tế bào, mạch máu quanh phế nang giãn ứ đầy hồng cầu 
GÐ khởi phát:1-3 ngày, Sốt cao, rét run, đau ngực, nghe phổi có ít ran ẩm.
Gan hóa đỏ
Phổi căng chắc nặng hơn, màu đỏ sẫm, nhu mô phổi đặc lại như gan, dễ mủn nát, khi bóp không còn tiếng lép bép, thả vào nước chìm.
Là một viêm  phế nang tơ huyết có nhiều hồng cầu, ít bạch cầu đa nhân
gđ toàn phát:3-7 ngày, BN tiếp tục sốt cao 39-40 độ, khó thở, đau ngực, khạc đờm màu rỉ sắt, h/c đông đặc điển hình
Máu: VS tăng, bạch cầu tăng.
Gan hóa xám
Phổi có màu xám, mặt cắt khô, cắt ngang không có dịch chảy ra, bóp có thể nghe tiếng kêu lép bép -giai đoạn này xuất hiện bọt khí trở lại.

Viêm phế nang mủ, lòng phế nang chứa nhiều BCÐN thoái hóa, tơ huyết, xác tế bào, vi khuẩn.

Giai đoạn này có 2 khả năng:
-Lui bệnh: BN bớt sốt tỉnh táo, khạc mủ nhiều (khỏi)
- Nặng lên:BN sốt cao li bì, nhiễm trùng, nhiễm độc, tím tái ® tử vong .
Hầu hết là khỏi nếu sức đề kháng cơ thể tốt, điều trị kịp thời. Một tỷ lệ nhỏ bị áp xe phổi.
            Tử vong thường xảy ra ở cụ già, bệnh nhân đái tháo đường, nghiện rượu và ma túy.