1.Nắm vững các nguyên nhân gây tổn thương tế bào
2.Nêu được các biểu hiện của tổn thương tế bào và mô
I. TÁC NHÂN GÂY TỔN THƯƠNG TẾ BÀO
Tác nhân gây tổn thương tế bào có thể là nội sinh hoặc ngoại sinh.
1. Tác nhân nội sinh
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: thiếu men gluco-6- phosphates trong bệnh Von Gierke gây nên tích tụ glycogen quá mức trong tế bào gan thận...
- Rối loạn nội tiết: cường tuyến vỏ thượng thận: hội chứng Cushing gây nên phệ, cao huyết áp, mất vôi ở xương.
- Dị dạng bẩm sinh: teo ống mật gây ứ mật tế bào gan.
- Chất hóa học: acid, kiềm...
- Tác nhân vật lý: phóng xạ, nhiệt...
- Sinh vật: vi rus, vi khuẩn, ký sinh trùng ...
Tế bào gọi là nở to khi khi thể tích của tế bào lớn hơn bình thường nhưng vẫn lành mạnh. Cần phân biệt rõ nở to với phù thũng, tế bào phù thũng cũng tăng thể tích nhưng
không còn lành mạnh. tế bào nở to, các bào quan cũng nở to một cách cân đối. tuy nhiên , bào tương thường có chiều hướng nở to nhiều hơn nhân. nhân sẽ giầu nhiễm sắc thể hơn. các tiểu vật và ribosome cũng có thể nở to hơn và tăng số lượng.
Tế bào nở to vì tăng chuyển hóa , tăng trao đổi chất với môi trường bên ngoài.
Có thể gặp tế bào nở to trong nhiều trường hợp sinh lý hoặc bệnh lý, thường do tác nhân cơ giới hoặc nội tiết gây nên.
-Trạng thái sinh lý: ở các lực sĩ, do năng vận động, luyện tập, các cơ bắp nở to vì các tế bào cơ nở to mà không tăng số lượng.
Ơí phụ nữ có mang , do tác dụng của hormon thai nghén , tế bào cơ tử cung dài ra hơn 10 lần ( từ 20mm dài ra tới 208mm).
2. Teo đét
Gọi là tế bào teo đét khi thể tích của tế bào giảm sút và các bào quan cũng nhỏ lại. Teo đét là một hiện tượng phức tạp hơn nở to, tế bào nở to thường là tế bào lành mạnh,
trái lại tế bào teo đét không mấy khi lành mạnh hẳn. Ngoài việc giảm kích thước của tế bào , các bào quan và các thành phần cấu tạo của tế bào nhiều khi còn bị giảm sút cả về lượng và chất.
- Nguyên nhân và cơ chế.
Teo đét tế bào trước hết là do kết quả của sự giảm sút trao đổi chất ,đặc biệt là sự đồng hóa. thường gặp ở:
+ Người già nua
+ Giống vật bị đói ăn kéo dài cả về số lượng.
+ Liệt dây thần kinh vận động.
+ Chèn ép
+ Thiếu oxy.
Thay hình là sự biến đổi về hình thái và chức năng từ một tế bào này sang
một tế bào khác, cáo hình thái và chức năng không giống tế bào cũ. Hiện tượng này xuất hiện ở tế bào biểu mô nhiều hơn ở tế bào liên kết.
Ví dụ:
- Sự xuất hiện tế bào biểu mô dạng thượng bì thay thế cho tế bào biểu mô trụ đơn ở niêm mạc phế quản và niêm mạc ống túi mật.
- Sự thay thế tế bào biểu mô trụ ở niêm mạc dạ dày bằng tế bào biểu mô ruột và tế bào hình chén.
Biệt hóa là một quá trình, trong đó tế bào từ trạng thái non sẽ dần dần chuyển thành tế bào trưởng thành với đầy đủ chức năng sinh lý.
Ví dụ về độ biệt hóa qua các tế bào thượng bì ở da: các tế bào chưa biệt hóa thường tròn, có tỷ lệ N/NSC lớn, nhân kiềm tính, có hạt nhân lớn; bào tương ít và kiềm tính, các bào quan cũng ít hơn các tế bào đã biệt hóa ( H 4). Người ta thường phân chia thành 3 mức độ biệt hóa:
--Tế bào biệt hóa rõ ( biệt hóa cao)
- Tế bào biệt hóa vừa
-Tế bào không biệt hóa hoặc kém biệt hóa
Khi bị tổn thương, tế bào bị thoái hóa bị giảm sút về và cả chất lượng khiến nó không đảm bảo chức năng bình thường .
Nếu thoái hóa nhẹ, tế bào có khả năng hồi phục hoàn toàn cả về hình thái và chức năng. Nhưng nếu thoái hóa nhẹ, tế bào có khả năng tiến tới hoại tử . ví dụ bỏng ở các mức độ.
Sự thoái hóa tế bào có liên quan chặt chẽ với rối loạn chuyển hóa protid vì nó là thành phần cơ bản của sự sống, thành phần cấu tạo nên các bào quan, các màng tế bào, các men nội bào.
Thoái hóa tế bào được hoại tử thể hiện dưới nhiều hình thái tổn thương khác nhau.
-Hiển vi quang học cho thấy những hình ảnh: tế bào sưng đục, thoái hóa hạt, thoái hóa nước,thoái hóa toan tính , thoái hóa hyaline, thoái hóa mỡ, thoái hóa đường.
cho đến nay, ý nghĩa và cơ chế của những tổn thương thoái hóa còn chưa rõ ràng.
Quá tải là sự hiện diện quá mức của một chất có sẵn trong tế bào.
chất không sẵn có trong tế bào.
Những chất quá tải và xâm nhập sẽ tích đọng trong nhân hoặc bào tương hoặc cả hai nơi.
Những chất này có thể là chất ngoại sinh hoặc nội sinh. Những chất ngoại sinh chỉ tham gia và quá trình
Những chất nội sinh như đường, mỡ, sắc tố... có thể tham gia cả 2 quá trình xâm nhập và quá tải.
Sự xuất hiện chất nội sinh trong tế bào thường kèm theo những tổn thương thoái hóa ít nhiều của các bào quan
Bình thường, tế bào gan vẫn chứa một lượng glucogen nhất định, khi xuất hiện nhiều glucogen thường được coi là quá tải
Thận vốn không có glycogen, nay có ứ đọng nhiều glycogen thì coi là xâm nhập. Xung quanh một ổ hoại tử , các tế bào chứa nhiều glycogen được coi là những tế bào thoái hóa glycogen.
Trên thực tế người ta rất khó phân biệt sự khác nhau về hình thái của 3tổn thương kể trên.
-Nhân đông: nhân co rúm thành một khối đặc, rất kiềm tính, không còn thấy hình ảnh lưới của chất nhiễm sắc.
-Nhân vỡ: Nhân bị vỡ ra thành nhiều mảnh, rơi vãi ra trong bào tương
-Nhân tiêu: đến sau nhân vỡ, nuclein bị phân giải. protein và a.nucleicđược giải phóng
sẽ tan biến vào trong bào tương
Các bào quan và nguyên sinh chất đều bị tổn thương thoái hóa ở mức độ nặng.
Các biểu hiện của hoại tử tế bào
-Hoại tử nước: đây là quá trình diễn biến dần dần từ thoái hóa nhẹ đến thoái hóa nặng dẫn tới hoại tử làm cho tế bào nở to, ranh giới mờ nhạt, nhân vỡ hoặc tiêu đi.
-Hoại tử đông: quá trình diễn biến
nhanh chóng, bào tương đông đặc và toan tính cùng với nhân đông và nhân vãi.
Lúc này mọi hoạt động chuyển hóa của tế bào đều đình chỉ. Thông thường tế bào chết vẫn giữ nguyên hình thái tế bào trước đó. trong trường hợp tế bào chết rất nhanh có thể vẫn giữ nguyên hình thái của tế bào lành mạnh. Ví dụ khi cố định tiêu bản, cố định mô.
Gọi là dị sản khi có sự biến đổi về hình thái và chức năng từ một mô này sang một mô khác. Dị sản xảy ra do phản ứng của mô trước những kích thích sinh
lý hay bệnh lý.
Sinh lý:
- Sự biến đổi từ nang trứng chín nang tuyến vàng.
- Sự biến đổi từ lớp tế bào đệm của nội mạc tử cung thành lớp tế bào rụng khi
đã thụ tinh.
Bệnh lý :
-Dị sản Malpighi xuất hiện sau nhiễm virus: xuất hiện muộn dưới tác dụng của khói thuốc lá .Dị sản làm đảo lộn chức năng sinh lý, dị sản Malpighi niêm mạc phế quản làm cho tế bào biểu mô phế quản không còn lông đập để đẩy bụi ra ngoài.Trong lĩnh vực ung thư , dị sản là yếu tố thuận lợi cho ung thư hóa.
Loạn sản là sự sinh sản ra một mô bất thường, quái dị do sự rối loạn quá trình phát triển của bào thai hoặc của tế bào mô đang trưởng thành,
đang tái tạo.
Loạn sản là sự quá sản và thay đổi phần nào chất lượng của tế bào và mô nhưng vẫn nằm trong sự điều chỉnh của cơ thể. Loạn sản có thể chia thành 2 loại:
+ Tế bào quá sản vừa phải
+Sự xếp lớp của tế bào nguyên vẹn
+Nhân tế bào đều nhau
+Biệt hóa tế bào rõ ràng
-Loạn sản trầm trọng (cần theo dõi):
+ Tế bào quá sản mạnh
+ Nhân tế bào không đều nhau
+ Nhiều tế bào non, kiềm tính