2019-05-16

khám thai - quản lý thai nghén - chăm sóc thai nghén


khám thai - quản lý thai nghén - chăm sóc thai nghén

====================
9 BƯỚC KHÁM THAI
1.Hỏi:
Hành chính: tên, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá...
Tiền sử sản khoa PARA, phụ khoa, nội khoa, gia đình...
Tình hình thai nghén hiện tại: KCC, triệu chứng nghén, triệu chứng bất thường

2. Khám toàn thân:
Đo chiều cao, cân nặng, M, HA
Khám da, niêm mạc, phù
Nghe tim phổi
Phát hiện bướu giáp

3. Khám sản khoa:
Nắn đáy tử cung trên xương mu CCTC
Khám 4 thủ thuật xác định ngôi , thế
Nghe tim thai
Số thai, tình trạng ối
Khám trong khi có triệu chứng bất thường

Đo chiều cao tử cung:

Đo vòng bụng:

Sờ nắn ngoài xác định tư thế thai:

Nghe tim thai:


4. Xét nghiệm:
XN máu: CTM, Đông máu
HbsAg, HIV, đường máu
XN nước tiểu tìm Protein
Siêu âm thai
Tuỳ bệnh cho xét nghiệm chuyên khoa

Xét nghiệm máu:

Siêu âm thai:

5.Tiêm phòng uốn ván: 2 mũi
6. Cung cấp sắt và acid folic
7. Hướng dẫn vệ sinh thai nghén, nuôi con bằng sữa mẹ
8. Ghi chép hồ sơ, phiếu theo dõi
9. Hẹn tái khám

====================
Vệ sinh thai nghén
+ thai => sức đề kháng giảm => vệ sinh hơn
+ vệ sinh thân thể:
- tắm bằng nước sạch hằng ngày
- mùa lạnh => tắm nước ấm
- không nên tắm quá lâu và ngâm mình trong nước
- lau rửa âm hộ, hậu môn sau khi đi vệ sinh
- thay quần áo lót thường xuyên
- vú: lau rửa núm vú thường xuyên, xoa cho 2 vú mềm

+ mặc:
- quần áo rộng rãi, thoáng, đủ ấm
- nên mặc áo ngực rộng
- tránh đi giày cao gót

+ tập thể dục nhẹ nhàng, tránh tập các môn mạnh
+ đi xa: nên hạn chế từ tháng thứ 8

+ ăn uống:
- tăng số lượng và chất lượng
- không: rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện

+ giao hợp: cần nhẹ nhàng, nên kiêng trong 2 tháng cuối

+ lao động: tránh việc làm nặng

====================
quản lý thai nghén
- Quản lý, theo dõi được số người có thai trong địa phương thông qua khám thai định kỳ nhằm đảm bảo cuộc thai nghén bình thường và cuộc đẻ an toàn.
- Tối thiểu khám 3 lần / thai
3 tháng đầu: khám 1 lần
3 tháng giữa: khám 1 lần
3 tháng cuối: mỗi tháng khám 1lần

mục đích:
- Biết thai phát triển bình thường không
- Phát hiện và xử trí những bất thường xảy ra trong thai nghén, thai nghén nguy cơ
- Tiêm phòng uốn ván cho mẹ
- Hướng dẫn bà mẹ vệ sinh thai nghén, tự chăm sóc thai, nuôi con sữa mẹ
- Chọn nơi đẻ an toàn nhất.

Lần khám 1 (3 tháng đầu):
- Xác định đúng có thai
- Xác định tuổi thai
- Tiến hành đăng ký quản lý thai
- Xem thai có gì bất thường ở giai đoạn đầu
- Phát hiện các bệnh lý của người mẹ nếu có

Lần khám 2 (3 tháng giữa):
- Xem thai có phát triển bình thường không
- Cơ thể mẹ thích nghi tốt với thai nghén
- Tiêm phòng uốn ván mũi 1
- Thử Protein niệu

Lần khám 3 (3 tháng cuối):
- Xác định ngôi thai
- Phát hiện những nguy cơ của mẹ: phù, CHA, thiếu máu...
- Tiêm phòng uốn ván mũi 2
- Thử Protein niệu
- Hướng dẫn những điều cần cho cuộc đẻ
- Chọn nơi đẻ an toàn

- Khám thai định kỳ là quan trọng nhất trong chăm sóc trước đẻ
- Dặn sản phụ tái khám khi có một trong những triệu chứng bất thường: phù nhiều, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, ra máu ra nước âm đạo...

Công cụ quản lý thai nghén:
- Sổ khám thai
- Phiếu khám thai
- Hộp phiếu hẹn
- Bảng theo dõi quản lý thai

Làm thế nào quản lý thai nghén tốt?
- Cần đăng ký thai sớm ngay từ quý đầu
- Cần phát hiện những trường hợp không đi khám thai
- Vận động sản phụ đến khám thai đầy đủ
- Phát hiện thai nghén nguy cơ, thai nghén bất thường chuyển tuyến kịp thời

====================
chăm sóc thai nghén
+ Vệ sinh cá nhân:
- Chú ý đề phòng nhiễm trùng đường hô hấp , đường sinh dục
- Mặc áo quần rộng rãi thoáng mát, giữ ấm mùa đông
- Không tiếp xúc bệnh lây lao

+ Chế độ ăn uống:
- Nhu cầu 2500-3000 kcal / ngày,
- Tăng 10-12kg
- Protid 1, 5g /kg/ngày
- Glucid 300g /ngày
- Lipid 70-80g /ngày
- Các Vitamin
- Hạn chế bia rượu, thuốc lá...

+ Các chất vô cơ:
- Calci tăng 30% 1200mg /ngày
- Phospho tăng 20% 1500mg /ngày
- Magie
- Sắt
- Muối không nên ăn nhiều dễ phù

+ Thuốc và thai nghén:
- Thuốc có thể vào thai nhi qua bánh rau
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, đúng chỉ định
- Chú ý những thuốc chống chỉ định trong mang thai

+ Vận động và nghỉ ngơi:
- Lao động phù hợp với sức khỏe
- Nên tập đi bộ và thở sâu
- Không nên đi xa vào 3tháng đầu và 3 tháng cuối
- Giữ cuộc sống thoải mái về tinh thần, chuẩn bị tâm lý cho cuộc đẻ
- Sinh hoạt tình dục