2018-05-09

vật lý trị liệu


Vật lý trị liệu
ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Các phương pháp vật lý trị liệu
Bao gồm:
- Nhiệt trị liệu
- Ánh sáng trị liệu: tia hồng ngoại, tử ngoại, laser…
- Điện trị liệu: điện thấp tần, điện trung tần, điện cao tần
- Siêu âm trị liệu
- Thuỷ và nhiệt trị liệu
- Vận động và xoa bóp trị liệu

NHIỆT TRỊ LIỆU
định nghĩa: nhiệt trị liệu (thermotherapy) là một phương pháp điều trị của vật lý trị liệu, trong đó sử dụng các tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị.
- Nhiệt nóng: 37°C đến khoảng 45-50°C
- Nhiệt lạnh: dưới 15°C

NHIỆT NÓNG
Tác dụng:
- Dãn mạch tại chỗ, tăng tuần hoàn, dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ phục hồi mô tổn thương
- Dãn cơ
- Giảm đau:
   + Do tăng cường tuần hoàn tại chỗ làm nhanh chóng hấp thu các chất trung gian hóa học gây đau như bradykinin, prostaglandin...
   + Kích thích nhiệt nóng được dẫn truyền theo các sợi Aβ sẽ ức chế cảm giác đau được dẫn truyền theo các sợi C và Aδ
   + Do làm thư giãn cơ.
Chỉ định:
- Bệnh lý cấp, bán cấp: <45 độ
- Bệnh lý mạn tính: 45-50 độ
- Các bệnh lý cơ xương khớp (trừ viêm khớp dạng thấp) , thần kinh nhằm giảm đau, dãn cơ, tái lập tuần hoàn nuôi dưỡng
Chống chỉ định:
- Viêm cấp, chấn thương cấp.
- Bệnh máu
- Tổn thương đang chảy máu
- Bộ phận sinh dục nam
- Đang mang thai
- Ung thư…
các phương pháp điều trị nhiệt nóng:
- Hồng ngoại
- Siêu âm
- Sóng ngắn
- Tắm, ngâm nước nóng
- Nhiệt dẫn truyền
Nhiệt dẫn truyền:
1. Chườm nóng: Các loại túi nhiệt (hot pack)
Là các túi cao su hoặc polime bên trong đựng các chất tạo nhiệt dùng để chườm đắp vào vị trí đau. Người ta thường dùng các chất tạo nhiệt như sau:
- Túi paraffin
- Túi nước
- Túi silicat
- Túi gel đặc biệt
2. Paraffin:
Paraffin có nhiệt dung cao, nhiệt độ của khối paraffin nóng giảm rất chậm, nên có thể truyền nhiệt cho cơ thể một lượng nhiệt lớn trong thời gian tương đối dài (20-30 phút)
Nhiệt do paraffin cung cấp là nhiệt ẩm do đọng mồ hôi
Paraffin nóng chảy ở nhiệt độ 52-53°C tiếp xúc với da ngay lập tức lớp paraffin tiếp xúc sẽ đông lại và giảm nhiệt độ tạo thành một lớp màng ngăn cách giữa paraffin nóng với da nên không gây bỏng.
Các phương pháp sử dụng parafin:
- Đắp paraffin: đổ paraffin nóng chảy vào khay, để cho nguội tự nhiên đến khi miếng paraffin đông mềm đều bên trong không còn lỏng, lúc đó nhiệt độ miếng paraffin khoảng 43-45°C , đắp trực tiếp lên da vùng cần điều trị, lót một lớp nylon rồi phủ chăn ra ngoài để giữ nhiệt. Thời gian điều trị mỗi lần 20 phút.
- Nhúng paraffin: thường dùng cho ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân. Nhúng 3-4 lần để lớp paraffin phủ ngoài dày lên như một khối, sau đó dùng khăn ủ 20-30 phút.




NHIỆT LẠNH
Tác dụng:
- Mạch máu: co mạch – dãn mạch phản xạ - co mạch kéo dài, có thể gây hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng
- Dãn cơ: do ức chế dẫn truyền thần kinh
- Giảm đau: do tăng ngưỡng cảm giác, ức chế dẫn truyền
chỉ định:
- Viêm, chấn thương cấp
- Giảm đau, Giảm viêm, giảm phù nề tổ chức, giảm xung huyết chảy máu trong giai đoạn cấp
- Hạ thân nhiệt trong sốt cao
- Dãn cơ, giảm trương lực cơ, giảm co cứng trong các bệnh lý thần kinh trung ương
phương pháp điều trị:
- Nhiệt độ: 4 – 15 độ, thời gian 10 -15 phút, ngắt quãng hoặc xen kẽ nóng – lạnh
- Chườm lạnh: tại chỗ tổ thương
- Ngâm nước lạnh: chân hoặc tay
- Chà xát bằng đá: giảm đau, co cứng cơ
- Bình xịt thuốc tê lạnh Kelen: chấn thương thể thao

THỦY TRỊ LIỆU
tác dụng:
- Cơ học: áp dụng định luật Archimede tạo lực nâng đỡ hoặc kháng trở, lực áp suất
- Nước ở trạng thái động: masage, kích thích thụ cảm thể giảm đau, lưu thông tuần hoàn, làm bong các lớp mô chết, lành các tổn thương da.
- Nhiệt: nước nóng hoặc lạnh
- Yếu tố hóa học: chất khoáng
các phương pháp điều trị:
- Bồn tắm
- Bể bơi
- Bồn nước xoáy và bồn Hubbard
- Ngâm nươc nóng, lạnh xen kẽ….

ÁNH SÁNG TRỊ LIỆU:
HỒNG NGOẠI
- Là ánh sáng không nhìn thấy, có bước sóng trên 750 nm.
- Tác dụng:
nhiệt nóng, nông
Tại chỗ:
   + Gây giãn mạch
   + Tác dụng trên cảm giác: nóng vừa làm giảm đau
   + Tác dụng lên mô cơ: làm giãn cơ
   + Làm sạm da
Tác dụng toàn thân:
   + Gia tăng thân nhiệt: máu ngoại vi nhận nhiệt lượng đi khắp cơ thể, kích thích trung tâm thân nhiệt.
   + Giãn mạch toàn hệ thống ngoại biên => gia tăng hoạt động của tuyến mồ hôi => tăng thải chất cặn bã.

SIÊU ÂM TRỊ LIỆU
Đại cương:
Bản chất của sóng âm:
Bất kỳ một dao động nào cũng tạo thành sóng âm – sóng dọc, lan truyền theo chiều dọc, cùng hướng với phương truyền sóng.
Sự lan truyền là sự dịch chuyển của mỗi lượng nhỏ vật chất khỏi vị trí cân bằng của nó theo phương truyền sóng.
Sóng âm chỉ truyền đi trong môi trường vật chất,có sự đàn hồi để cho những phần tử có thể bị nén lại hay dãn ra để duy trì chuyển động qua lại.
Chia ra:
- Hạ âm: < 20Hz (chu kỳ/giây)
- Âm nghe thấy: 20 - 20.000
- Siêu âm: >20.000 Hz
Điều trị: SA: 0.7 - 3MHz (700.000 đến 3.000.000)
Chẩn đoán: 10MHz
Tác dụng sinh lý của siêu âm:
Tác dụng cơ học: do sự lan truyền của sóng SA gây nên những thay đổi về áp lực (dãn nở hoặc nén ép) trong môi trường vật chất - hiện tượng "xoa bóp vi thể".
- Thay đổi thể tích tế bào.
- Thay đổi tính thấm màng tế bào.
- Tăng chuyển hóa.
- Mềm sẹo, lỏng sợi Cholagen, phá vớ tổ chức liên kết
Tác dụng cơ học phụ thuộc vào cường độ SA (W/cm2) và chế độ liên tục hay xung.
Tác dụng nhiệt: do năng lượng cơ học chuyển sang năng lượng nhiệt.
Tác dụng tới các tổ chức ở sâu 3-8 cm, tùy thuộc cường độ (CĐ lớn hơn 1,5w/cm2 có thể đưa nhiệt vào sâu 8cm)
Mức độ nhiệt: tùy thuộc thời gian và cường độ, chế độ xung hay liên tục . SA liên tục 1,5w/cm2 sau 5 phút thấy tổ chức phần mềm tăng 3,3 oC, bao khớp háng tăng 6,3 oC, xương tăng 9,3 oC.
Liều điều trị:
- Tần số càng cao thì năng lượng càng lớn.
- Cùng một thời gian, nếu chế độ liên tục thì liều sẽ lớn hơn chế độ xung. Chế độ xung có thể tính theo 1:5 (20%)
- Cường độ SA là năng lượng SA truyền qua một đơn vị diện tích môi trường (W/cm2), còn công suất SA là tích của cường độ với diện tích vùng điều trị (W).
- Với chế độ liên tục cường độ SA không nên vượt quá 0,6w/cm2.
- Với chế độ xung, có thể sử dụng các liều:
   + < 0,3 w/cm2 là liều nhẹ.
   + 0,3-1,2 w/cm2 là liều trung bình.
   + 1,2-3 w/cm2 là liều mạnh.
   + > 4w/cm2 có thể dẫn tới hiện tượng tạo lỗ, phá hủy cấu trúc TB, tổn thương màng xương, sụn khớp.
Thời gian điều trị càng lâu thì liều càng lớn, tối đa 15 phút tuỳ diện tích và chế độ.
Đợt điều trị: 1 lần / ngày, trung bình 10-15 lần một đợt.
Chỉ định:
- Giảm đau
- Co rút cơ, cứng khớp
- Giảm viêm giai đoạn bán cấp và mạn tính
- Rối loạn tuần hoàn: phù nề, bệnh Raynaud, hội chứng Sudeck, phù nề.
- Các vết thương, vết loét, sẹo xấu, sẹo lồi.
- Siêu âm dẫn thuốc.
Chống chỉ định:
- Không điều trị SA các cơ quan dễ tổn thương: mắt, tim, thai nhi, não, tủy, tinh hoàn.
- Không siêu âm vào cột sống ở vùng mới mổ cắt cung sau đốt sống.
- Vùng da mất cảm giác.
- Bệnh lý da liễu, vết thương cấp, chảy máu, viêm nhiễm khuẩn…

SÓNG NGẮN TRỊ LIỆU
Khái niệm sóng ngắn:
- SN là những bức xạ điện từ có bước sóng tính bằng mét (còn gọi là sóng radio cao tần, hay điện trường cao tần).
- SN dùng trong điều trị có bước sóng 11m (tương đương tần số 27,12KHz) và 22m (tần số 13,56KHz)
- Nguồn gốc: cho dòng điện siêu cao tần chạy trong các điện cực kim loại (điện cực cứng hình đĩa, điện cực mềm, điện cực cáp, điện cực kim...), các điện cực này sẽ phát ra các bức xạ điện từ có tần số đúng bằng tần số của dòng điện trong mạch.
Tác dụng vật lý của sóng ngắn
Phương thức tụ điện:
- Nối hai bản điện cực với máy cao tần thì hai điện cực này tạo với nhau thành một tụ điện, và ở giữa chúng xuất hiện một điện trường cao tần có tần số bằng tần số của dòng điện.
- Nếu đặt tổ chức cơ thể vào trong điện trường này thì tổ chức sẽ nóng lên.
- Nhiệt sinh ra do phương thức tụ điện ở tổ chức mỡ nhiều hơn tổ chức cơ và tạng.
Phương thức cảm ứng:
Khi cho dòng điện cao tần chạy qua một dây dẫn (điện cực cáp) hay một cuộn dây cảm ứng (điện cực đơn) thì xung quanh sẽ xuất hiện một từ trường cao tần.
Nếu đặt tổ chức vào từ trường này, tổ chức mô cũng sẽ nóng lên.
Nhiệt sinh ra do phương thức cảm ứng ở tổ chức nhiều nước và điện giải (cơ và tạng) nhiều hơn ở tổ chức mỡ.
Tác dụng sinh nhiệt:
Do các phân tử lưỡng cực trong cơ thể (phân tử nước) sẽ xoay theo sự đảo chiều của dòng điện với tần số rất cao bằng tần số dòng điện, động năng của các phân tử này sẽ chuyển thành nhiệt năng làm tổ chức nóng lên.
Nhiệt do SN tạo ra là nhiệt sâu. Nếu tổ chức có nhiều nước và điện giải thì khả năng sinh nhiệt càng cao, ngược lại tổ chức có hàm lượng nước và điện giải thấp thì khả năng sinh nhiệt kém.
VD: khi dùng dòng cao tần 2450MHz: nhiệt mô cơ là 50-52 oC, mô gan là 43-45 oC, mô da là 40-43 oC.
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Ung thư, Bệnh máu
- Có kim loại trong cơ thể, đang mang máy tạo nhịp.
- Lao chưa ổn định.
- Mang thai
- Viêm khớp dạng thấp vì tăng nhiệt ở khớp gây tăng hoạt tính của men collagenase phá hủy sụn.
- Rối loạn cảm giác, mất cảm giác, suy phủ tạng nặng
- Viêm tắc tĩnh mạch...
- Nhiễm trùng cục bộ chỉ dùng liều thấp.
- Quá mẫn với sóng ngắn.

Điều trị máy kéo dãn cột sống:

Tác dụng cơ học:
- Làm giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy bệnh lý đau.
- Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm, làm áp lực nội đĩa đệm giảm, tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm quá trình thoái hóa của đĩa đệm, có thể giúp khối thoát vị xơ teo đi.
- Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống
- Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị… từ đó làm giảm kích thích rễ và giảm đau.
- Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.
- Chú ý nếu kéo với lực quá lớn, thời gian quá dài làm áp lực nội đĩa đệm giảm quá nhiều dẫn đến tăng thẩm thấu dich vào đĩa đệm có thể gây phù nề đĩa đệm làm đau tăng.
Chỉ định:
- Thoái hóa đốt sống chèn ép thần kinh gây đau lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ vai cánh tay.
- Thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ.
- Sai khớp đốt sống nhẹ.
- Đau lưng do các nguyên nhân khác
- Viêm cột sống dính khớp ở GĐ chưa dính khớp.
Chống chỉ định:
- Có tổn thương và chèn ép tủy, bệnh ống tủy.
- Lao cột sống, u ác tính, viêm tấy áp xe vùng lưng.
- Bệnh loãng xương, tăng huyết áp.
- Chấn thương cột sống có gãy xương biến dạng.
- Phụ nữ có thai
- Hội chứng đuôi ngựa.
- Thoái hóa cột sống, bệnh viêm cột sống dính khớp có các cầu xương nối các đốt sống
Kéo dãn cột sống cổ:
Lực kéo: 10%-30% trọng lượng cơ thể. phải căn cứ vào thể trạng BN để chọn lực kéo phù hợp
Lực nền =1/2 - 2/3 lực kéo tối đa
Chế độ kéo: liên tục hoặc ngắt quãng
Thời gian một lần kéo 15-20 phút, mỗi đợt 15-20 ngày
Kéo dãn cột sống thắt lưng:
Lực kéo: 1/2 - 2/3 trọng lượng cơ thể. phải căn cứ vào thể trạng BN để chọn lực kéo phù hợp
Lực nền =1/2 - 2/3 lực kéo tối đa
Chế độ kéo: liên tục hoặc ngắt quãng
Thời gian một lần kéo 15-20 phút, mỗi đợt 15-20 ngày

ĐIỆN TRỊ LIỆU
Điện thấp tần: tấn số từ 0 đến 5000Hz bao gồm dòng Galvanic, điện phân, điện xung
Điện trung tần từ 5000 Hz -300000 Hz
Điện cao tần từ >300000Hz bao gồm: sóng ngắn, sóng cực ngắn
Điều trị bằng dòng điện một chiều đều:
Dòng điện một chiều đều (còn gọi là dòng Galvanic) là dòng điện có cường độ và chiều không đổi theo thời gian
Tác dụng của dòng Galvanic:
Tác dụng sinh lý:
- Tác dụng điện ly:
Trong tổ chức cơ thể: nước và các chất điện giải dưới dạng các ion (Na+, K+, Cl-...).
Hiện tượng điện ly: ion (-) sẽ di chuyển về cực (+) và ion (+) thì di chuyển về cực (-)
Thay đổi tính thấm màng TB, chuyển hóa TB.
- Tác dụng tại các điện cực:
+ Cực dương: có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, giảm trương lực cơ.
+ Cực âm: có tác dụng kích thích, làm tăng trương lực cơ.
Điện cực kim loại tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây ra bỏng hóa học:
   + Tại cực (+) là bỏng do acid HCl gây ra, có đặc điểm bỏng sâu và sẹo cứng.
   + Tại cực (-) là bỏng do kiềm NaOH gây ra, có đặc điểm bỏng nông và sẹo mềm.
Tác dụng giãn mạch do dòng điện tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh vận mạch.
Tại vùng da đặt điện cực và giữa hai điện cực và có thể kéo dài hàng giờ.
Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng, tăng chuyển hóa, chống viêm.
Tác dụng phản xạ thần kinh: khi đặt điện cực trên vùng đốt đoạn thần kinh của tủy sống, dòng điện có thể gây phản ứng ở những cơ quan nội tạng cùng đốt đoạn thần kinh chi phối như: làm tăng tuần hoàn, tăng trao đổi chất, tăng vận động bài tiết…
Chỉ định:
- Giảm đau trong các hội chứng đau, hội chứng viêm.
- Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng tại chỗ hoặc toàn thân, làm tăng tái sinh tổ chức trong các bệnh lý: loét lâu lành, teo cơ, sẹo xơ cứng, viêm dính…
- Tạo phản xạ điều hòa tuần hoàn ở các bộ phận sâu như: rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tuần hoàn vành, rối loạn bài tiết và vận động đường tiêu hóa, sinh dục…
- Đưa một số ion thuốc vào cơ thể (điện di thuốc), và lấy một số ion ra khỏi cơ thể (tiêm Ca++ vào tổ chức).
Chống chỉ định:
- Viêm da nhiễm khuẩn: không đặt điện cực vào.
- U ác tính.
- Đang chảy máu.
- Sốt cao.
- Rối loạn cảm giác
- Tâm thần kích động mạnh.
- Dị ứng dòng Galvanic.
Điện xung trị liệu:
Xung điện là một dòng xung không liên tục trong một thời gian ngắn có xung sau đó là khoảng nghỉ. Dòng điện xung là dòng điện có nhiều xung điện liên tiếp tạo ra. Chia ra dòng điện xung một chiều và xoay chiều.
Các đặc trưng của dòng điện xung:
- Hình dạng xung: xung tam giác, xung chữ nhật, và xung hình sin. Ngoài ra còn có các xung cải biên như: xung hình thang, hình lưỡi cày…
- Tần số xung (F): là số chu kỳ xung trong một giây, đơn vị là Hz.
Dòng ĐX dùng trong điều trị là dòng xung thấp tần (dưới 1000Hz) và trung tần (1000-10000Hz). Với tần số 50Hz thì gây co cơ kiểu răng cưa, còn với tần số >1000Hz thì không gây co cơ.
- Cường độ xung (I): là điểm biên độ xung đạt cao nhất.
Tác dụng sinh lý của dòng ĐX:
Tác dụng ức chế: giảm đau và giảm trương lực cơ.
Dùng các dòng điện xung có cường độ tăng từ từ, tần số cao, loại dòng như Diadynamic, Trọbert, TENS... có tác dụng giảm đau rõ rệt, giảm trương lực cơ, thư giãn cơ.
Tác dụng kích thích thần kinh cơ.
Các dòng điện xung có tần số thấp, cường độ tăng nhanh, loại dòng như dòng tam giác, chữ nhật, AMF, giao thoa, kiểu Nga... có tác dụng kích thích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền thần kinh, tăng trương lực cơ, tăng khối lượng cơ.
Chỉ định và chống chỉ định:
Chỉ định:
- Giảm đau: đau lưng, đau cổ vai, đau cơ, đau TK ngoại vi, đau khớp, đau chấn thương.
- Một số bệnh TK vận mạch, loạn dưỡng Sudeck, hội chứng Raynaud, TK ngoại vi.
- Kích thích TK cơ: liệt cơ, kích thích cơ trơn bị liệt...
- Viêm mạn, làm lành vết thương.
Chống chỉ định:
- Người mang máy tạo nhịp, mất cảm giác vùng điều trị, các khối u, đang đe doạ chảy máu.
- Không để dòng ĐX đi qua tim, bào thai, vùng có kim loại (đinh, nẹp...).
- Thận trọng khi điều trị qua não.
- Người không chịu được dòng điện xung.