TS. BS. Nguyễn Thị Kim Liên
Mục tiêu:
1. Trình bày nguyên nhân của tổn thương tủy sống.
2. Chăm sóc và PHCN tổn thương tủy sống các giai đoạn
Đại cương:
- Bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngày càng gia tăng
ở các nước phát triển, Việt Nam.
- Năm 2004, tại Mỹ tỉ lệ mới mắc là 11.000 người, tỉ lệ hiện
mắc là 250.000 người, trong đó nam chiếm 80%, độ tuổi TB là 37,7 (16 - 59 chiếm
60%).
- BV ĐD-PHCN (TP Hồ Chí Minh) 1996 có 150 bệnh nhân SCI,
trong đó lứa tuổi từ 21- 40 chiếm 50%.
- BV Việt Đức (1/1996-9/1997) có 63 trường hợp chấn thương
tủy, nhưng 2002-2003 chỉ riêng chấn thương tuỷ lưng-thắt lưng có 106 bệnh nhân
- 2008 đến nay: hơn 2000 bệnh nhân
- TTTS gây rối loạn trầm trọng chức năng của nhiều cơ quan
như: liệt hoặc giảm vận
động hai chi dưới hoặc tứ chi kèm theo giảm hoặc mất cảm giác, rối loạn
hô hấp, tiểu tiện, rối loạn hoạt động ruột, dinh dưỡng…
- Chăm sóc và PHCN cho BN bị CTTS là phòng ngừa các biến
chứng sớm, giảm tâm lý bi quan, tăng cường vận động và ĐLT
sinh hoạt hàng ngày, hoà nhập gia đình, cộng đồng.
Nguyên nhân:
* Do chấn thương: 65%
- Tai nạn giao thông: nguyên nhân hàng đầu SCI
Mỹ: gần 50% mắc/năm
- Tai nạn lao động.
- Tai nạn thể thao.
- Tai nạn sinh hoạt: sau 65 tuổi, ngã.
- Chiến tranh
- Hành hung, tự tử
* Các bệnh tủy sống:
- Ung thư,
- Viêm tủy, xơ tủy rải rác.
- Nhiễm trùng.
* Các biến dạng cột
sống: Gù, vẹo, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống…
* Bệnh mạch máu hay
huyết khối mạch tủy.
* Bệnh do thầy thuốc
gây nên:
- Phẫu thuật tim mạch.
- Chụp Xquang có cản quang.
- Do sơ cứu ban đầu thiếu kinh nghiệm.
Chức năng của cột sống:
- Nâng đỡ cấu hình đầu, cổ, vai, thân
- Tạo cử động cúi, ngửa, nghiêng, xoay
- Bảo vệ cơ quan nội tạng
- Nền tảng nơi bám rễ thần kinh, cơ và dây chằng.
Cơ chế chấn thương
tuỷ sống:
1. CÚI
- Thường thấy trong tai nạn xe gắn máy, cúi quá mức cổ so
với tầm độ hoạt động bình thường.
- Phần lớn ngang C5 - C6
2. NGỬA
- Thường té khi đầu ngửa ra sau hay bị xe gắn máy đụng phía
sau
- Đứt dây chằng chéo trước
3. LÚN
- Lực nén dọc trục cơ thể
- Chấn thương theo trục do té cao, lặn
- Tổn thương tủy sống nặng
- Tầng C5-C6
Bệnh cảnh SCI phụ
thuộc vào:
. Vị trí tổn thương
. Mức độ tổn thương
Dựa vào phân loại ASIA
Khám thần kinh
Mức cảm giác (SL), Mức vận động (ML) => Mức tổn thương
thần kinh (NLI)
. Điểm cảm giác
. Điểm vận động
. Tổn thương hoàn toàn
. Tổn thương không hoàn toàn
. Vùng bảo
tồn cảm giác (ZPP)
Định nghĩa
* Mức tổn thương thần kinh (NLI): Khoanh tủy thấp nhất còn có chức
năng vận động và cảm giác bình thường ở cả 2 bên cơ thể
- Mức cảm
giác (SL) (P/T)
- Mức vận
động (ML) (P/T)
* Tổn thương hoàn toàn và không hoàn toàn
- Tổn
thương hoàn toàn: Không có chức năng của vận động và cảm giác ở đoạn tủy cùng
thấp nhất
- Tổn
thương không hoàn toàn: Nếu còn bảo tồn 1 phần chức năng cảm giác và/hoặc vận
động bên dưới mức thần kinh và bao gồm đoạn tủy cùng thấp nhất
Vùng tủy cùng
. Cảm giác ở nơi tiếp hợp da niêm hậu môn
. Cảm giác sâu hậu môn
=> Chức
năng vận động là sự hiện diện của sự co cơ tự ý của cơ thắt hậu môn ngoài khi
khám bằng ngón tay
Khám
Vùng bảo tồn cảm giác
(ZPP)
- Chỉ sử
dụng trong tổn thương hoàn toàn
- Đề cập
tới những khoanh da và myotomes nằm bên dưới mức thần kinh mà vẫn được chi phối
thần kinh một phần.
- Ví dụ:
Mức cảm giác bên phải là C5, và một ít cảm giác kéo dài đến C8, thì
"C8" được ghi vào ô ZPP cảm giác bên phải
Khám cảm giác
Kiểm tra 1điểm chính trong mỗi 28 khoanh da bên phải và bên
trái cơ thể
=> Điểm
cảm giác: P56 / T56. Tổng cộng 112
0 = mất
1 = rối loạn (1 phần hoặc biến đổi, bao gồm tăng cảm giác)
2 = Bình thường
NT = Không kiểm tra được
Đau
Sờ chạm
Khám vận động: 0-5
10 cơ chính: 5 cơ ở chi trên hai bên, 5 cơ ở chi dưới hai
bên
Bậc: 0
(liệt hoàn toàn) - 5 (bình thường)
Điểm vận động: P 50 T50. Tổng: 100
Các cơ
khác: Cơ hoành Cơ Delta, Cơ bụng (Dấu hiệu Beevor), Cơ tam đầu đùi, Cơ khép
háng
Mức vận động (ML)
* Nếu một cơ có có bậc thử cơ ít nhất là 3 thì nó được xem
là vẫn chi phối bình thường bởi khoanh tủy bên tủy.
* Để xác định mức vận động, cơ chủ yếu bên trên kế tiếp phải
có số điểm kiểm tra là 5.
Ví dụ: C5 =5, C6 =5, C7 =3, C8 =0 => Mức vận động = C7
Thang điểm ASIA
A = Hoàn toàn: Không có chức năng vận động và/ hoặc cảm giác
được bảo tồn ở các khoanh tuỷ cùng S4-S5
B = Không hoàn toàn: Chức năng cảm giác còn nhưng chức năng
vận động không còn bên dưới mức thần kinh và bao gồm các khoanh tủy S4-5.
C = Không hoàn toàn: Chức năng vận động được bảo tồn bên
dưới mức thần kinh và hơn một nửa số cơ chính bên dưới mức thần kinh có điểm cơ
< 3 (điểm 0-2)
D = Không hoàn toàn: Chức năng vận động được bảo tồn bên
dưới mức thần kinh, và lớn hơn hoặc bằng một nửa số cơ chính bên dưới mức thần
kinh có điểm cơ ≥ 3
E = Bình thường. Chức năng vận động và cảm giác bình thường
Các bước đánh giá
ASIA
. 1. Khám 10 cơ chính hai bên
. 2. Khám 28 khoanh da cảm giác bằng cảm giác đau và sờ.
. 3. Khám trực tràng để đánh giá cảm giác và vận động.
. 4. Xác định mức vận động bên trái và phải.
. 5. Xác định mức cảm giác bên trái và phải.
. 6. Đánh giá mức vận động và mức cảm giác cuối cùng.
. 7. Xác định mức tổn thương thần kinh.
. 8. Phân loại tổn thương hoàn toàn hay không hoàn toàn bằng
thang điểm ASIA (A, B, C, D, E).
. 9. Tính điểm vận động và điểm cảm giác.
. 10. Xác định vùng bảo tồn nếu là tổn thương hoàn toàn.
Liệt tứ chi
(quadriplegia) và Liệt hai chân (paraplegia)
Liệt tứ chi: tổn thương từ hoặc trên T1
Liệt hai chân: tổn thương dưới T1
(!) Không
dùng: Yếu tứ chi (Tetraparesis)/Yếu hai chân (Paraparesis)
Dấu hiệu lâm sàng SCI
* Hội chứng liệt tủy:
- Liệt vận động: mất
hoặc giảm vận động dưới mức thương tổn
. Liệt tứ chi: có thể kèm liệt cơ hô hấp và cơ hoành. Khó
khăn khi thở, ho, và khạc đờm.
. Liệt hai chân: kèm liệt cơ thân mình.
- Rối loạn cảm giác:
+ Rối loạn cảm giác nông: đau, sờ mó, cảm giác nóng lạnh.
+ Rối loạn cảm giác sâu: vị trí, tư thế, rung âm thoa
+ Rối loạn dị cảm: tê bì, kiến bò
- Rối loạn cơ tròn: đại tiểu tiện
không tự chủ. Mất khả năng kiểm soát bàng quang và đường ruột.
- Thay đổi trương lực cơ: Mất, giảm,
tăng hoặc co cứng.
- Giảm khả năng tình dục: Rối loạn
cương dương.
- Mất điều hòa thân nhiệt
* Giai đoạn choáng tủy:
- Liệt mềm nhẽo hoàn toàn dưới mức thương tổn
- Mất hoàn toàn cảm giác nông và sâu dưới mức thương tổn
- Mất các phản xạ gân xương.
- Dấu hiệu Babinski không đáp ứng hai bên
- Đại tiểu tiện không tự chủ
* Giai đoạn sau choáng tủy:
Bắt đầu khi có sự xuất hiện trở lại của bất kỳ dấu hiệu thần
kinh nào bao gồm:
. Phản xạ
. Vận động, cảm giác ở dưới mức thương tổn.
Phản xạ hành - hang xuất hiện sớm nhất. Đây là dấu hiệu
chứng tỏ đã chuyển từ giai đoạn choáng tủy sang giai đoạn hồi phục. Cách khám:
một ngón đặt hậu môn, bóp đầu dương vật thì thấy hậu môn thắt lại.
* Hội chứng tủy trung tâm:
- Hay gặp ở người lớn tuổi
- Xảy ra chủ yếu ở vùng tủy cổ
- Còn cảm giác tủy cùng
- Yếu chi trên hơn chi dưới
- Mất chức năng bàng quang: bí tiểu
- Hồi phục: chi dưới, bàng quang, chi trên (gốc đến ngọn)
* Hội chứng Brown-Sequard (Tổn thương nửa tủy)
- Mất vận động và cảm giác cảm thụ bản thể cùng bên.
- Mất cảm giác (đau và nhiệt) bên đối diện
* Hội chứng sừng trước tủy (Anterior cord
syndrome)
- Mất chức năng vận động
- Mất cảm giác đau và nhiệt
- Còn cảm giác cảm thụ bản thể
* Hội chứng nón tủy cùng (Conus
medullaris syndrome)
- Tổn thương tủy cùng và các rễ thắt lưng trong ống sống:
Mất phản xạ chi dưới và bàng quang, ruột (B).
- Tổn thương cao (A): Còn phản xạ hành hang, tiểu tiện.
Biến chứng SCI:
1. hệ da
- Loét do đè ép: Sự phối hợp giữa bất động và giảm cảm giác
rất dễ gây loét do đè ép.
- Tỉ lệ loét: 25-66%.
* Những yếu
tố gây loét gồm:
. Áp lực đè lên da
. Lực xé
. Chấn thương tại chỗ
. Ma sát
. Ẩm ướt da
. Phỏng do nhiệt hay do hóa chất bôi vào da....
- vị trí
gây loét:
(!) Luôn
luôn ghi nhớ: phòng bệnh hơn trị bệnh
các giai đoạn của
loét
loét độ 1: Vùng
đỏ da không mất kéo dài trên 30 phút
loét độ 2: Da
nổi phỏng nước, mất lớp biểu bì và da
loét độ 3: Phá
hủy tổ chức dưới da
loét độ 4: Phá
hủy tổ chức sâu đến tận cân, cơ, xương hoặc khớp
2. hệ tiết niệu
- Nhiễm trùng tiết niệu
- Sỏi thận, sỏi bàng quang
- Viêm đài bể thận.
- Suy thận
3. hệ hô hấp
- Biến chứng về hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sau chấn thương tủy
sống.
- Do yếu cơ thành bụng và ngực là cho hô hấp khó khăn vì vậy những bệnh nhân tổn thương
tủy sống cổ thể bị viêm phổi do
suy hô hấp.
4. hệ tiêu hoá
- BN rối loạn cả đường tiêu hóa (GI) trên và dưới
- Loét dạ dày: 22% trong giai đoạn cấp do Stress, steroids, NSAD và dinh dưỡng
- Trào ngược dạ dày thực quản: Biểu hiện nóng rát, trào ngược 1 phần thức ăn đã tiêu hóa,
khó nuốt, nấc, chua miệng.
- Táo bón, trĩ, nứt kẽ hậu môn (anal fissure).
- Sỏi túi mật (đặc biệt
>T6), viêm tụy, viêm ruột thừa.
Khó phát hiện nếu giảm cảm giác.
Xn: TB máu (CBC), điện giải đồ, chức năng gan, men tụy. CT Scanner ổ bụng
- Hội chứng ĐM mạc treo tràng trên
SMA (superior mesenteric
artery syndrome)
- Nôn tái phát do tá tràng bị ép giữa ĐM chủ bụng và SMA
5. hệ tim mạch
- Huyết áp giảm và mạch chậm
- Rối loạn giao cảm phản xạ (Autonomic dysreflexia)
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
- Phù chi dưới
6. huyết áp giảm,
mạch chậm
* Mạch chậm : Xảy ra trong 2 tuần sau chấn thương
* Hạ huyết áp tư thế
- Mất chi phối của TK giao cảm đến cơ trơn thành mạch ảnh hưởng đến khả năng tự điều hòa HA
- Giảm HATĐ 20mmHg, HATTr 15mmHg
- Đa số BN có HATĐ <90mmHg
- Giảm HA khi thay đổi tư thế
7. rối loạn giao cảm
phản xạ
- AD: hội chứng cấp tính đặc trưng bởi sự tăng HA quá mức đột ngột do hệ TKGC bị mất
kiểm soát ở bệnh nhân SCI (từ D6
trở lên)
* Xảy ra: Khi kích thích , đau dưới mức tổn thương sẽ truyền thông tin lên não, tạo ra
phản xạ làm co mạch máu.
* Triệu chứng:
- THA
- Đau đầu dữ dội
- Đỏ mặt, toát mồ hôi
- Nổi gai ốc
- Nghẹt mũi, buồn nôn
- Chậm nhịp tim.
- Thường xảy ra lần đầu tiên sau 3 tháng bị tổn thương.
- Thường xuất hiện ở BN liệt tứ chi.
8. huyết khối tĩnh
mạch sâu (DVT), tắc mạch phổi
(PE)
- 9,8% DVT, 2,6% PE ở giai đoạn cấp
- 2,1 và 1% ở 1 năm, 2 năm sau chấn thương
- Tỉ lệ cao nhất vào ngày thứ 7-10 sau tổn thương
- BN tổn thương hoàn toàn có nguy cơ cao hơn không hoàn toàn
- 3
tác nhân dễ gây DVT:
+ Bất động
+ Tổn thương nội mạc
+ Tình trạng tăng đông
- Tắc mạch phổi (PE) là
nguyên nhân đứng hàng thứ
3 gây tử vong trong những năm
đầu tiên sau tổn thương.
9. co cứng
- Chiếm 67% BN
- Thiếu sự ức chế bó trên gai (supraspinal) làm co cơ liên tục
- Yếu tố tăng co cứng:
+ Nhiễm trùng
+ Căng thẳng
+ Thay đổi thời tiết
+ Nằm ngửa kéo dài
+ Kích thích dưới tổn thương (loét do đè ép)
10. đau
- Do SCI hoặc cơ thể trong khi bị tai nạn.
- Thường xuất hiện ở vùng có rất ít, hoặc không có cảm giác.
- 66 - 94% SCI (30 - 40% đau nặng)
- 23 - 37% đánh đổi sự PHCN đường ruột, BQ hoặc tình dục cho việc giảm đau.
11. cốt hóa lạc chỗ
- Chiếm 20% SCI
- Hay gặp:
+ Ở nam nhiều hơn nữ
+ Tổn thương tủy cổ và lưng;
+ Tổn thương hoàn toàn.
- Vị trí hay gặp: Háng, gối, vai
- Biểu hiện:
+ Sưng chi
+ Mất ROM
+ Tăng co cứng
+ Sốt nhẹ
- Chẩn đoán ban đầu:
+ Chụp XQ
+ XNo: Phosphatase kiềm, CPK
12. tâm lý
- 25% nam, 47% nữ SCI
- Tỉ lệ tự sát gấp 5 lần so với cùng tuổi, cao nhất sau
1- 5 năm SCI
13. cân nặng
- Thường bị giảm cân
và teo cơ.
14. tổn thương mới
- Bỏng
- Cắt phải ở những vùng
cơ thể bị mất hoặc giảm cảm giác mà không biết…
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Điều trị SCI tập trung vào:
- Ngăn ngừa tổn thương
- Khả năng BN có thể trở về sinh hoạt hằng ngày
- Hạn chế tối đa tàn tật.
Chính vì vậy cần quan tâm chăm sóc bệnh nhân ngay từ khi cấp
cứu ban đầu và chăm sóc liên tục.
PHCN GIAI ĐOẠN ĐẦU
1. mục tiêu
- Tìm và giải quyết nguyên nhân
- Phòng ngừa các thương tật thứ cấp
- Chăm sóc đường tiết niệu
- Chăm sóc đường tiêu hóa
* tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân:
. Nguyên nhân nội khoa => Giải quyết theo nguyên nhân.
. Nguyên nhân ngoại khoa => Phẫu thuật hoặc không phẫu thuật
* phòng ngừa loét do đè ép
loét độ 1
- Vùng da đỏ phải được
giữ thoáng và không bị chèn
ép, cọ xát.
- Đệm gối các vùng nhô
xương của tư thế nằm đó
- Xoa bóp nhẹ
- Thay đổi tư thế thường
xuyên! (2h/lần)
loét độ 2
- Rửa bằng NaCl 0.9% +
Betadin
- Dùng thuốc mỡ có tính
chất khử trùng và giữ độ ẩm của
vết thương
- Thay đổi tư thế và đệm
gối
loét độ 3
- Băng thấm ướt lên vùng da hoại tử cho tới khi vùng này mềm mới cắt lọc. Khi cắt lọc tránh để
chảy máu nhiều
- Rửa vết thương bằng NaCl 0.9% + Betadine
- Bôi các thuốc kích thích mọc mô hạt, kháng viêm, kháng khuẩn mạnh trên Gr dương và yếu trên Gr
âm
- Băng vết loét mà vẫn giữ được độ ẩm của vết loét
- Thay băng: Khi băng cũ thấm quá nhiều dịch. Băng ướt phải được đặt trong lòng vết loét,
không được chạm vào các vùng da
tốt xung quanh
loét độ 4
- Trường hợp hoại tử ăn sâu và nhiễm trùng => phẫu thuật (nạo xương, ghép da…)
- Khi vết loét sâu hoặc có đường hầm => nên nhét meche. Không nên nhét quá chặt sẽ ngăn sự phát
triển của mô hạt từ đáy vết loét
đồng thời gây tì đè vào mô mềm nằm trong
lòng vết loét làm cho vết loét bị rộng ra.
* chăm sóc hệ tiêu hoá
- Sau TTTS, các thành phần TK điều khiển việc bài tiết bị tổn hại.
- Tổn thương trên T12 => cảm giác ruột đầy (đại tiện tự chủ) mất, tuy nhiên cơ thắt hậu môn
vẫn đóng kín => việc đẩy phân
ra ngoài xảy ra bằng phản xạ (Khi ruột
đầy, phản xạ được kích thích, tự đẩy phân ra) => Dạng ruột phản xạ
- Tổn thương dưới T12 => bài tiết bằng phản xạ mất đi + cơ thắt hậu môn giãn => Dạng ruột liệt => Tháo phân bằng ngón tay hoặc rặn ở tư thế ngồi.
Giai đoạn cấp tính
- Cần theo dõi các dấu hiệu tắc ruột (liệt ruột) như: Bụng chướng, nôn mửa, dấu hiệu mất
nước, khó thở
- Xử trí : Tháo phân, không được ăn các thức ăn rắn hoặc lỏng qua đường miệng cho đến khi
có âm thanh nhu động ruột.
chăm sóc hệ tiêu hoá
cụ thể:
- 2 ngày đầu: ăn bằng đường TM, qua sonde dạ dày
- Những ngày sau: ăn bằng đường miệng, thức ăn giàu đạm, dễ hấp thu, ít chất bã. Cung cấp đủ nước.
- Tập thói quen đi đại tiện được đúng giờ.
- Nếu BN không đi đại tiện được:
+ Dùng tay xoa dọc theo khung đại tràng từ phải sang ngang
rồi qua trái.
+ Dùng tay móc phân ra ngoài
+ Thụt tháo phân
+ Sử dụng thuốc nhuận tràng
quy trình thụt tháo
phân:
*Tư thế
- BN ngồi sử dụng trọng luợng của cơ thể để giúp đẩy phân
xuống
- BN nằm nghiêng trái
* Kỹ thuật
- Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ (từ phải sang trái)
- Kích thích đại tràng: đưa 2/3 ngón tay có đeo găng và chất
bôi trơn vào hậu môn, ngoáy ngón
tay khoảng 1 phút để kích thích cơ thắt hậu
môn mở ra => phân ra ngoài dễ dàng hơn.
- Người lớn tuổi hoặc người mới bị tổn thương ngoáy ngón tay
phải làm trong 2 phút. Lặp lại 3
lần, mỗi lần cách nhau 5-15 phút
- Trường hợp BN bị đại tràng giãn kèm theo táo bón: BN nằm nghiêng trái, hai đầu gối co lên
ngực. Đẩy nhẹ ngón tay đã được bôi
trơn vào trực tràng, xoay từ từ, tiếp đến rút ra cùng với phân. Giữa hai lần móc cần có thời gian
nghỉ tạo điều kiện cho ruột tự co
bóp. Tiếp tục đến khi lấy hết phân
* chăm sóc hệ tiết niệu:
- Hàng ngày: vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài.
- Nếu BN bí tiểu: Đặt sông ID, IC
- Chăm sóc sonde hàng ngày
- Theo dõi đánh giá số lượng, màu sắc nước tiểu. Lấy nước tiểu làm xét nghiệm
- Cho BN uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C
* phòng teo cơ cứng khớp
- Đặt tư thế đúng cho BN và tập thụ động
- Tư thế đầu và CS phải thuận lợi tránh gây tổn thương thêm
- Những vùng tì đè có đệm lót
- Tập thụ động:
+ Càng sớm càng tốt, thường xuyên
+ Cố định CS trước mỗi lần tập
+ Tập từ đơn giản đến phức tạp
+ Khối lượng luyện tập tăng dần.
- Khi tình trạng BN khá hơn bắt đầu tập chủ động
* chăm sóc đường hô hấp
- Vệ sinh vùng mũi họng sạch sẽ
- Dẫn lưu tư thế
- Vỗ rung
- Dạy bệnh nhân tập thở, tập ho khạc
- Chú ý các thì thở ra
* phòng ngừa tắc mạch huyết khối
- Theo dõi màu sắc, tình trạng nuôi dưỡng ở vùng nguy cơ tắc mạch
- Thuốc phối hợp.
- Xoa bóp toàn thân: đặc biệt hai chi dưới
- Kê cao chân lúc nghỉ ngơi
PHCN GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC
mục tiêu
. Bệnh nhân bắt đầu:
- Tự chăm sóc bản thân
- Học cách thích nghi với cơ thể bệnh tật
Hướng dẫn BN tự độc lập trong SHHN
* tự chăm sóc da
. Lau chùi sạch sẽ và kiểm tra phát hiện nguy cơ loét hàng ngày
* tự chăm sóc hệ tiết niệu
- Hướng dẫn làm vệ sinh sạch sẽ, khô ráo bộ phận sinh dục, tự đặt ống thông tiểu, phòng
nhiễm trùng.
- Nhìn chung các tổn thương tủy sống sẽ gây khó khăn cho việc tiểu tiện do cảm giác mót
đái và phản xạ co bóp bàng quang
bị mất.
- Người có tổn thương tủy sống cần được hướng dẫn để biết cách đặt ống thông nước
tiểu và đeo túi nước tiểu.
* chăm sóc hệ tiêu hoá:
- Đưa ra một chương trình tập ruột
- Vai trò của chương trình tập ruột
+ Nhằm giảm thiểu những hoạt động của ruột tại những thời điểm không thích hợp
+ Ngăn ngừa các tình huống bất lợi về đường ruột
+ Tạo thuận cho BN tái hội nhập vào môi trường sinh hoạt xã hội và làm việc bình thường.
- Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định.
- Ăn nhiều chất xơ, uống
nhiều nước.
- Nếu không tự đi ngoài:
+ Móc phân
+ Thụt tháo
* tập vận động
- Tập tăng cường sức mạnh cơ và bắt đầu di chuyển
- Tập thụ
động với nhóm cơ liệt
- Tập chủ động với nhóm cơ không liệt
Tập chủ động có trợ giúp, kháng trở
Quá trình tập luyện tốt sẽ giúp bệnh nhân sớm phát huy khả năng còn lại của mình.
- tập lăn
từ vị thế nằm ngửa sang bên:
- tập
chuyển từ tư thế nằm sang ngồi:
- Tập ngồi dậy:
- Tập luyện với xe lăn:
Xe lăn là một phương tiện cần thiết cho BN SCI. Xe lăn có thể tự chế hoặc mua xe lăn chế sẵn.
* Các bài tập với xe lăn gồm:
. Tập nâng mình, thăng bằng trên xe lăn
. Tập chuyển từ xe lăn sang giường và ngược lại
. Di chuyển từ xe lăn xuống bồn vệ sinh và ngược lại
. Di chuyển từ xe lăn xuống nền nhà và ngược lại
. Di chuyển từ xe lăn sang xe hơi và ngược lại
PHCN GIAI ĐOẠN TÁI
HÒA NHẬP
. Tuổi trung bình: 37,7
. Quan trọng cho đội PHCN bắt đầu hướng nghiệp và giải trí cho BN.
. 63% BN SCI đang làm việc hoặc đang đi học
. Tỉ lệ đi làm lại sau khi bị SCI là 31,8% (liệt hai chân), 26,4% (liệt tứ chi), những người
có trình độ cao trước SCI thì dễ
kiếm việc làm hơn.
. Đây là giai đoạn quay trở lại với cộng đồng
. Mục tiêu:
- Bằng mọi cách tạo cho họ một môi trường thích nghi với gia đình và cộng đồng
*Tạo thuận lợi cho việc di chuyển bằng xe lăn: đường bằng phẳng, qua mương rãnh có cầu an
toàn, nhà cao tầng có giá đỡ, cầu
thang, xây thanh song song quanh
nhà.
- Chiều cao giường phù hợp với xe lăn
- Các vật xung quanh nhà vừa tầm với nhà bếp
- Nhà vệ sinh bố trí phù hợp với xe lăn.
- Tư vấn tạo điều kiện cho BN tham gia LĐ: có thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình
- Hướng nghiệp