2018-05-09

quá trình tàn tật, phòng ngừa, tổng quan phục hồi chức năng


quá trình tàn tật và các biện pháp phòng ngừa
ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền

mục tiêu
1. Trình bày được các khái niệm về quá trình tàn tật
2. Trình bày được các biện pháp phòng ngừa tàn tật
3. Trình bày định nghĩa PHCN và mục đích PHCN


sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu
ĐN: sức khoẻ là tình trạng hoàn chỉnh về thể chất, tinh thần, xã hội, đồng thời không có bệnh và khuyết tật.
Các yếu tố liên quan đến chăm sóc sức khoẻ
- Giáo dục, nâng cao SK cho mọi người.
- Phòng ngừa bệnh, tai nạn, khuyết tật, hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ, các thương tổn thứ cấp.
- Điều trị sớm, đúng bệnh, đặc biệt phát triển y học cơ sở, y học gia đình, tổ chức tuyến y tế cơ sở thích hợp, cung cấp thuốc thiết yếu, kiểm soát giá hợp lý.
- Phát hiện sớm khuyết tật và can thiệp phục hồi chức năng sớm cho người khuyết tật.
nội dung chăm sóc sk ban đầu
- Giáo dục sức khoẻ.
- An toàn thực phẩm, lương thực.
- Cung cấp đủ nước sạch.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường cơ bản.
- Tiêm chủng đầy đủ, đúng các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu.
- Đảm bảo chăm sóc SK bà mẹ và trẻ ss
- Phòng, khống chế các bệnh địa phương.
- Điều trị các bệnh và chấn thương thông thường.
- Cung cấp đủ thuốc thiết yếu.
- Lập hồ sơ sức khoẻ.
- Thống kê báo cáo định kỳ.

bệnh và quá trình tàn tật
Bệnh: khi có một bệnh nguyên (vật lý, hoá học, sinh học, di truyền) làm thay đổi về sinh lý, sinh hoá của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý và dẫn đến bệnh
Bệnh là quá trình của bệnh nguyên, bệnh sinh tác động vào tế bào, cơ quan bộ phận của cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của con người.

* khiếm khuyết (khuyết tật - impairment)
ĐN: khiếm khuyết là tình trạng mất một phần cơ thể hoặc bất thường về cấu trúc giải phẫu, tâm lý, sinh lý, chức năng của 1 phần cơ thể.
Khiếm khuyết thường do quá trình bệnh lý gây ra hoặc bẩm sinh
Ví dụ:
Cụt chân, cụt tay
Tổn thương não do TBMMN
Đục thủy tinh thể mắt
Chậm phát triển trí tuệ
Điếc, câm bẩm sinh
các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết
Bao gồm các biện pháp phòng ngừa tàn tật cấp 1:
- Đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt
- Phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh đúng, kịp thời
- Phát hiện sớm, can thiệp sớm khiếm khuyết

* giảm chức năng (disability)
ĐN: giảm chức năng là tình trạng hạn chế hoặc mất khả năng thực hiện một hoạt động nào đó (thường do tình trạng khiếm khuyết gây nên)
Ví dụ:
- Cụt chân => đi lại khó khăn.
- Đục thủy tinh thể => khó khăn nhìn.
- tai biến mạch máu não: liệt vận động, không đi lại được
- Chậm phát triển trí tuệ: khó khăn về học
- Điếc, câm: khó khăn về giao tiếp
Phòng ngừa giảm chức năng: ngăn ngừa người bị khiếm khuyết trở thành giảm chức năng gọi là phòng ngừa tàn tật cấp 2:
- Các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết (cấp 1)
- Giáo dục đặc biệt (giáo dục hòa nhập hoặc giáo dục chuyên biệt cho trẻ bị khiếm khuyết)
- Phát triển ngành phục hồi chức năng đặc biệt các chuyên khoa ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình chi giả, hoạt động trị liệu (hướng nghiệp), vật lý trị liệu, vận động trị liệu…

* tàn tật (handicap)
ĐN: tàn tật là tình trạng của một cá thể do khiếm khuyết, giảm chức năng không được phục hồi tạo nên, cản trở người đó tham gia các hoạt động, thực hiện vai trò của mình trong xã hội trong khi những người khác cùng tuổi, giới, hoàn cảnh xã, văn hóa thực hiện được.
Ví dụ:
- Người cụt chân không đi được, không có việc làm, thu nhập
- Đục thủy tinh thể không nhìn được, không đọc được, không có việc làm…
- chậm phát triển trí tuệ: không học được, không lao động được....
nguyên nhân:
- Do khiếm khuyết, giảm chức năng gây nên
- Do thái độ thành kiến xã hội, do môi trường, do nền y học quá lạc hậu hoặc phát triển cao cứu sống nhiều người bệnh nặng, tuổi thọ tăng
- Môi trường tự nhiên: nha cửa, đường sá, cầu cống, trường học… không phù hợp với người tàn tật.
- Môi trường xã hội: thái độ, sự quan tâm của gia đình, của mọi người trong cộng đồng đối với người tàn tật.
- Bản thân người tàn tật không vượt qua được các rào cản của bản thân, gia đình và xã hội.
phân loại:
- Tàn tật thể chất: tổn thương các cơ quan vận động như não, tủy sống, thần kinh ngoại biên, xương cơ khớp, tổn thương các cơ quan cảm giác, nội tạng.
- Tàn tật về tầm thần tâm lý, các dạng rối loạn tâm thần rất phổ biến như chậm phát triển trí tuệ, tâm thần phân liệt, tự kỷ...
- Đa tàn tật: người có hai khuyết tật trở lên, thường do tổn thương não như sau đột quỵ, chấn thương sọ não, viêm não, bại não.

- Các dạng tàn tật về vận động:
   + Các bệnh khớp, xương: viêm khớp, chấn thương, thoái hoá, gãy xương.
   + Các bệnh cơ: viêm cơ, teo cơ tiến triển…
   + Các bệnh về thần kinh: bại não, bại liệt, liệt nửa người, tổn thương thần kinh ngoại biên…
   + Cắt cụt chi trên, chi dưới.
- Các dạng tàn tật về giao tiếp:
   + Không thể nghe, nói nhưng có thể hiểu (điếc câm hoàn toàn).
   + Có thể nghe, có thể hiểu nhưng không nói được (câm).
   + Chỉ nghe được một phần (điếc không hoàn toàn).
- Các dạng tàn tật về nhìn:
   + mù toàn thể.
   + khó khăn khi nhìn vật quá gần.
   + khó khăn khi nhìn vật quá xa.
   + khó khăn khi phân biệt màu sắc.
   + khó khăn khi nhìn vùng mờ hay tối.
   + nhìn hình đôi.
   + mất thần kinh thị giác.
- Chậm phát triển trí tuệ, khó khăn về học:
   + Hội chứng down.
   + Hội chứng ngu đần (cretinism).
- Mất cảm giác (bệnh phong)
- Hành vi xa lạ (tâm thần)
- Động kinh
- Các dạng khuyết tật khác: không thuộc 7 nhóm trên như khuyết tật do các cơ quan nội tạng: suy tim, suy thận, suy hô hấp…
Hu quả:
- Với gia đình và xã hội: là gánh nặng về chăm sóc PHCN, kinh tế, tinh thần tâm lý…
- Với bản thân người tàn tật:
+ Chết sớm.
+ Mắc bệnh cao.
+ Ít có cơ hội vui chơi học tập, đào tạo.
+ Thất nghiệp cao, thu nhập thấp, ít có cơ hội xây dựng gia đình.
+ Thường bị xã hội lãng quên.
phòng ngừa:
 - Phòng ngừa tàn tật cấp 3 bao gồm các biện pháp phòng ngừa cấp 1,2.
 - giáo dục đặc biệt, hướng nghiệp, dạy nghề.
 - Cần chú ý đến cải thiện môi trường và thái độ của xã hội, phát hiện tàn tật sớm ngay tại cộng đồng và can thiệp sớm.
 - Sự tham gia của đa ngành, đa thành phần trong xã hội giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Định nghĩa: PHCN là dùng các biện pháp y học, kinh tế học, giáo dục học, xã hội học và kỹ thuật PHCN nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật tái hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng như những người khác trong cộng đồng
Mục đích:
 - phục hồi lại một các tối đa thể chất, tinh thần và nghề nghiệp
 - Phòng ngừa các biến chứng, thương tật thứ phát
 - Tăng cường khả năng còn lại của người khuyết tật
 - Thay đổi tích cực suy nghĩ, thái độ của xã hội, chấp nhận người khuyết tật
 - Cải thiện môi trường cho người khuyết tật
 - Động viện toàn xã hội phòng ngừa khuyết tật
Các phương thức và kỹ thuật PHCN:
 - Vật lý trị liệu
 - Vận động trị liệu
 - Hoạt động trị liệu
 - Âm ngữ trị liệu
 - Dụng cụ PHCN
 - Giáo dục đặc biệt và giáo dục hòa nhập
 - Hướng nghiệp (PHCN lao động)
Các hình thức PHCN:
 - PHCN tại trung tâm
 - PHCN ngoài viện/trung tâm
 - PHCN dựa vào cộng đồng
Khái niệm nhóm phục hồi:
 - Lấy người bệnh làm trung tâm
 - Nhóm phục hồi: bác sĩ PHCN, các chuyên gia y học, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, chỉnh hình, âm ngữ trị liệu, điều dưỡng, nhà tâm lý học, nhân viên xã hội, tư vấn viên đồng đẳng, gia đình, bản thân bệnh nhân.

Vai trò của điều dưỡng:
 - Lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cho BN tại các giai đoạn bệnh và trong toàn bộ quá trình PHCN
 - Hợp tác với các thành viên khác trong nhóm phục hồi
 - Động viên, khuyến khích BN tham gia vào quá trình PHCN
 - Hướng dẫn gia đình cùng tham gia PHCN

Công việc thường quy:
 - Làm việc nhóm
 - Nhận định, lượng giá BN (tất cả các chức năng)
 - Đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng
 - Lập kế hoạch
 - Triển khai, can thiệp, hoạt động
 - Đánh giá kết quả