2018-05-09

vận động trị liệu

VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU

Mục tiêu:
1. Mục đích, tác dụng sinh học của vận động trị liệu
2. Chỉ định, chống chỉ định các bài tập vận động
3. Mục đích các bài tập vận động chức năng

ĐẠI CƯƠNG:
Vận động trị liệu là môn học nghiên cứu các mẫu vận động của cơ thể, áp dụng các kiến thức vận động vào trong công tác điều trị, phòng bệnh và PHCN
Mục đích:
- Duy trì, phục hồi tầm vận động khớp
- Làm mạnh cơ
- Điều hợp các động tác, duy trì các mẫu vận động, rèn luyện thăng bằng
- Đề phòng các thương tật thứ cấp
Tác dụng sinh học:
- Tăng cung lượng tim
- Tăng cung cấp máu cho hệ thống mao mạch
- Tăng cường đào thải chất cặn bã và chuyển hoá vật chất, đốt cháy hoàn toàn các chất hữu cơ thành nước và CO2.
Các loại co cơ:
- Co cơ đẳng trường (co cơ tĩnh): co cơ mà chiều dài cơ không thay đổi, không gây ra sự chuyển động của khớp
- Co cơ hướng tâm: co cơ tạo nên sức căng và rút ngắn cơ, gây ra sự chuyển động của khớp
- Co cơ ly tâm: cơ co mà chiều dài cơ lại dài ra
Vai trò của co cơ:
- Cơ chủ vận
- Cơ đồng vận (cơ trung hòa)
- Cơ đối vận
- Cơ làm vững
các bài tập vận động:
1. Tập vận động thụ động
2. Tập chủ động có trợ giúp
3. Tập chủ động
4. Tập có kháng trở
5. Tập kéo giãn

1. tập  vận động thụ động
Là động tác do kỹ thuật viên tập hoặc dụng cụ trợ giúp, BN không có sự co cơ chủ động
Mục đích:
- Duy trì sự mềm dẻo cơ
- Ngăn ngừa co rút, dính khớp, biến dạng
- Tăng cảm giác cảm thụ bản thể
- Phòng huyết khối TM
Chỉ định:
- Rối loạn ý thức, rối loạn nhận thức
- Liệt hoàn toàn hoặc rất yếu, cơ lực 0 -1/5
Chống chỉ định:
- BN gãy xương, mới phẫu thuật cố định
- Huyết khối tĩnh mạch

2. tập chủ động có trợ giúp
- Là động tác tập do người bệnh tự co cơ, nhưng có sự trợ giúp của người điều trị hoăc dụng cụ để đạt hết tầm vận động khớp
- Là bước đầu tiên trong tái rèn luyện cơ
Lưu ý:
- trợ giúp lực vừa đủ
- Giảm dần lực khi cơ lực tăng tiến
Chỉ định: cơ lực bâc 2

3. tập chủ động
Là động tác do chính bệnh nhân hoàn tất không cần có trợ giúp và kháng cản
Lưu ý: kiểm soát để tránh các cử động thay thế
Chỉ định: Cơ lực bậc 3
Mục đích:
- Giúp BN duy trì và tăng cường sức mạnh cơ
- Cải thiện tuần hoàn, hô hấp, chuyển hóa…

4. tập kháng trở
Là động tác tập do chính BN hoàn tất cùng với sức cản của kỹ thuật viên hoặc dụng cụ
Áp dụng: đối với cơ lực bậc 4, 5
Lưu ý: Lực cản ở đầu và cuối tầm VĐ là ít nhất, khi có cử động giật cục là lực quá mạnh. Sức cản vừa phải và cố định tốt để tránh các cử động thay thế
Mục đích: tăng cường sức manh, sức bền của cơ

5. tập  kéo giãn
- Kéo dãn là một kỹ thuật được sử dụng để kéo dài cấu trúc mô mềm bị co ngắn do giảm hay mất tính mềm dẻo, tính đàn hồi, làm gia tăng tầm vận động khớp
- Do kỹ thuật viên, dụng cụ, hoặc chính BN thực hiện.
Chỉ định:
- tầm vận động bị hạn chế do co rút, dính khớp và hình thành sẹo tổ chức
- Phòng ngừa các biến dạng cấu trúc, co rút phần mềm
- Co cứng
CCĐ:
- Khi có khối xương làm hạn chế tầm vận động khớp, chấn thương phần mềm, tụ máu, gãy xương mới
- Khi có đau cấp: do viêm, nhiễm trùng khớp, quanh khớp
- Khi sự co cứng hoặc co ngắn của các mô mềm tạo nên sự ổn định khớp
- Khi co cứng hoặc co ngắn các mô mềm là cơ sở để tăng các khả năng chức năng, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị liệt nặng.

vận động trị liệu chức năng
Là các bài tập vận động gắn vi chức năng sinh hoạt hàng ngày, bao gồm:
1. Tập trên đệm
2. Tập trong thanh song song
3. Tập đi với nạng, gậy
4. Tập di chuyển

1. tập trên đệm
Các bài tập:
- Thay đổi tư thế: ngửa, sấp, ngồi
- Thăng bằng ngồi động và tĩnh
- Di chuyển trên giường tư thế nằm và ngồi
- Tập sự điều hợp và khéo léo
- Tập với bóng

2. tập trong thanh song song
Mục đích:
- Tập dồn trọng lực lên chân
- Kiểm soát thăng bằng, kiếm soát khung chậu
- Tập mạnh cơ chi trên
- Tập dáng đi cơ bản
- Tập sử dụng chân giả

3. tập với nạng, gậy
Mục đích:
- Tập thăng bằng bên, trước, sau
- Kiểm soát khung chậu, cơ lưng
- Tập đặt nạng, gậy theo các hướng
- Tập sử dụng nẹp, chân giả

4. tập di chuyển
- Tập dáng đi cơ bản
- Tập các kỹ thuật di chuyển khi sử dụng xe lăn, gậy, nạng
- Tập đi nhanh, chậm, vượt chướng ngại vật.
- Tập lên, xuống cầu thang