2018-05-09

Phục hồi chức năng cho trẻ bị bại não


Phục hồi chức năng cho trẻ bị bại não

Mục tiêu:
1. Trình bày được định nghĩa và nguyên nhân gây nên bại não.
2. Mô tả được các thể lâm sàng của bại não
3. Trình bày được các nguyên tắc và nội dung phục hồi chức năng cho các thể bại não

Định nghĩa: Một nhóm các rối loạn của thần kinh trung ương không tiến triển, do các nguyên nhân trước, trong và sau khi sinh, với những hậu quả biến thiên: rối loạn vận động, giác quan, tâm thần, hành vi, động kinh...
Tỷ lệ 2/1000 trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây nên bại não
1. Nguyên nhân trước khi sinh:
+ Mẹ bị cúm, sốt cao khi mang thai
+ Nhiếm độc thai nghén nặng
+ Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường, các bệnh chuyển hoá khác
+ Bất đồng nhóm máu Rh
+ Chấn thương
+ Không rõ nguyên nhân
2. Các nguyên nhân trong khi sinh:
+ Trẻ đẻ non, dưới 6th
+ Cân nặng dưới 2,5kg
+ Đẻ ngạt
+ Có can thiệp sản khoa: forceps, giác hút
+ Các dị tật bẩm sinh: não bé, não úng thuỷ...
3. Sau khi sinh:
+ Trẻ bị sốt cao co giật
+ Bị ngạt nước, ngạt hơi
+ Chấn thương vào đầu
+ U não
+ Các bệnh nhiếm trùng thần kinh: viêm não, MN
+ Nguyên nhân khác

Các dấu hiệu phát hiện sớm bại não
- Đẻ ra không khóc ngay
- Ngạt tím, ngạt trắng
- Mềm nhẽo, hoặc cứng đờ, khó bế ẵm
- Phát triển chậm
- Liệt một hay nhiều chi
- Nghe kém, nhìn kém
- Có cử động bất thường
- Có thể bị động kinh
- Hành vi bất thường.


Chẩn đoán xác định trẻ bại não
- Có yếu tố nguy cơ
- Chậm phát triển vận động theo mốc bình thường
- Tư thế/ trương lực cơ bất thường
- Khiếm khuyết vân động: nửa người/ tứ chi hoặc 1 chi
- Có các phản xạ bệnh lý:
   +thắt lưng cổ ko đối xứng

   +Mê đạo thắt lưng sấp

   +Phản xạ nâng đỡ hữu hiệu: nhón gót khi cho đứng

Thể lâm sàng
Thể co cứng:
- Trương lực cơ luôn tăng
- Hai chân duỗi chéo
- Tay co cứng, gập khuỷu, hoặc duỗi, xoay trong vai
- Cổ ưỡn mạnh hoặc rủ
- Bàn chân thuổng - Phản xạ gân xương tăng mạnh


Thể múa vờn:
+ Trương lực cơ lúc tăng lúc giảm
+ Kiểm soát đầu cổ kém
+ Vận động không tự chủ toàn thân
+ Liệt tứ chi: lúc cứng đờ, lúc mềm nhẽo
+ Mồm há, chảy nhiều dãi
+ Hay điếc ở tần số cao.


Thể thất điều:
+ Trương lực cơ luôn giảm, nhẽo
+ Rối loạn thăng bằng
+ Dáng đi như say rượu


Thể lâm sàng khác
- Thể mềm nhẽo
- Thể cứng đờ
- Thể phối hợp: co cứng và múa vờn

Các dấu hiệu khác của bại não:
- Chậm phát triển vận động thô: lẫy, bò, ngồi, đứng đi.
- Chậm phát triển vận động tinh: tự chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày
- Chậm phát triển trí tuệ
- Chậm phát triển ngôn ngữ, khó khăn về giao tiếp
- Rối loạn cảm giác
- Khiếm khuyết giác quan: mù điếc...
- Cong vẹo cột sống

Phân loại theo mức độ nặng:
Loại nhẹ: Tự chăm sóc
Loại vừa: Di chuyển
Nặng: Giao tiếp/ nhận thức, Giáo dục, Hòa nhập xã hội

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não
1. Nguyên tắc PHCN:
- Càng sớm càng tốt
- Phối hợp nhiều kỹ thuật PHCN
- Phải tuỳ thuộc vào các thể lâm sàng
- Theo mốc phát triển của trẻ.
2. Mục đích:
- Kiểm soát trương lực cơ và giữ tư thế đúng
- Tạo các mẫu vận động chủ yếu: kiểm soát đầu, lăn, ngồi dậy, quỳ, đứng và phản xạ thăng bằng.
- Phòng ngừa co rút và biến dạng.
- Dạy các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, vui chơi, và các hoạt động khác.
3. Các kỹ thuật PHCN cho trẻ BN:
Vận động trị liệu:
+ Kiểm soát trương lực cơ và ức chế co cứng:
Duỗi cứng đầu-cổ:

Vai và khuỷu tay:
Cổ tay - bàn ngón tay:
Duỗi cứng hai chân:
Sai:
Đúng:

+ Tạo thuận mẫu vận động bình thường
Tư thế nằm:
kiểm soát đầu cổ - lẫy:

Nâng đầu có gối đỡ:
Tạo thuận lẫy:

Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa:
Kích thích trương lực cơ cổ và thân mình - thể nhẽo:

Tư thế ngồi:
Ngồi thăng bằng:

Đứng dậy từ tư thế ngồi:
Đứng đi:
Tập thăng bằng đứng:

Quỳ thăng bằng có trợ giúp:
Quỳ đứng dậy:
Đứng bàn nghiêng:
Đi thanh song song:

Hoạt động trị liệu: các hoạt động hàng ngày
Bế ẵm (co cứng):
Tạo thuận vận động tay:
Cho ăn:
Cách thay quần áo:
Cho trẻ ăn uống:
Ngôn ngữ trị liệu:
cách giao tiếp với trẻ: mặt ngang mặt
Nếu trẻ khó nói hoặc không nói được: Dùng bảng tranh để giao tiếp
Bảng tranh chủ đề: Đồ ăn, Đồ uống, Phương tiện đi lại, Đồ chơi …
Nếu có thể tập nói:
+Tập thở ra dài: thổi nến, lông chim, giấy,thổi bóng hoặc thổi còi
+Tập tạo âm thanh: aaaa/ oooo…uuuuu..
+Tập nói từ đơn giản: mẹ, bà,
+ Nói cậu ngắn và chậm: 1-2 từ

Một số dụng cụ PHCN cho trẻ bại não:
Nẹp dưới gối:

Bàn đứng:

Ghế bại não:

4. PHCN cho các thể bại não
Thể co cứng
Giảm trương lực cơ: Tư thế đúng, kỹ thuật ức chế co cứng, Rung lắc khi vận động thụ động, Tập thụ động tầm vận động khớp
Tạo mẫu vận động chức năng: Tập lăn trở, bò, quỳ…; hoạt động trị liệu: ăn uống, vs, mặc quần áo...; Kích thích vận động qua chơi đùa; Tập mạnh cơ; dụng cụ trợ giúp: tay cầm, nẹp …
Thăng bằng và điều hợp: Tập thăng bằng ngồi đứng đi
Ngăn ngừa thương tật thứ phát: khuyến khích di chuyển, Chăm sóc và chơi đùa; Tư thế đúng; Tập tầm vận động khớp thụ động; dụng cụ: nẹp, máng
Thể múa vờn
Kiểm soát múa vờn: Tư thế đúng khi bế ẵm. Có thể dùng nẹp cổ tay, cổ chân. Cố định đầu thân khi ngồi. Giảm vận động các khớp ở gốc chi. Buộc vật nặng ở ngọn chi
Tạo mẫu vận động chức năng: Tập lăn trở, bò, quỳ… hoạt động trị liệu: ăn uống, vệ sinh, mặc quần áo... Kích thích vận động qua chơi đùa.Tập mạnh cơ chọn lọc. Dụng cụ trợ giúp: tay cầm, nẹp …
Thể thất điều
Kích thích trương lực cơ: Tư thế đúng có trợ giúp bằng dụng cụ: ghế, bóng, nẹp... Kỹ thuật kích thích trương lực cơ
Tạo mẫu vận động chức năng: Di chuyển với dụng cụ trợ giúp: nẹp trên gối, nẹp qua háng. Các hoạt động Chăm sóc và chơi: ở tư thế có đỡ ở bàn
Thăng bằng và Mạnh cơ: Giữ đầu cổ, thân thẳng khi ngồi nhờ đai cổ, đai ngang ngực. Thăng bằng ngồi, đứng, giảm dần trợ giúp. Tạo thuận các vận động chủ động của cơ nhờ vận động trị liệu và hoạt động trị liệu, chơi.