1. chào, hỏi tên, giới
thiệu, mục đích, đề nghị đồng ý và hợp tác.
2. chuân bị:
- phòng khám kín đáo, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp, có giường
khám, ghế ngồi khám bên phải BN.
- tư thế BN: nằm
ngửa, hai chân co, hai tay xuôi theo thân mình, thở đều, thả lỏng cơ bắp
- tư thế người khám:
đứng hoặc ngồi bên phải BN.
3. bộc lộ vùng bụng
rộng rãi: trên ngang vú và dưới đến trên khớp mu.
4. nhìn bụng:
- sự mềm mại / giãn chướng…
- sự di động theo nhịp thở
- thương tổn trên bề mặt da (sẹo, màu sắc, mụn, loét…)
- chỗ lồi lõm bất thường khi nhìn nghiêng
5. sờ nắn bụng:
Nguyên tắc: dùng
toàn bộ bàn tay với lòng bàn tay đặt nhẹ nhàng lên từng vùng của thành bụng, di
động tay theo nhịp thở để cảm nhận
thành bụng (phản ứng thành bụng) và các tạng mềm thể hiện qua thành bụng (túi mật
căng to), hoặc là cố gắng sờ nắn qua thành bụng để kiểm tra các vùng sâu phía
trong ổ bụng, các tạng hoặc u có biểu hiện rắn chắc.
Khám đủ 9 phân vùng
ổ bụng, chú ý giải phẫu và các cơ quan phía dưới, nếu bệnh nhân đau bụng thì phải
khám từ nơi không đau trước, tìm điểm đau cố định của BN.
Khi không xác định được mức độ đau hoặc co cứng thành bụng,
có thể so sánh 2 bên đối diện qua đường
giữa.
Dấu hiệu ngoại khoa quan trọng nhất khi sờ bụng là phản ứng thành bụng (biểu hiện của viêm
phúc mạc): ấn sâu xuống khi thành bụng đi xuống theo nhịp thở, cơ thành bụng co
mạnh dần đẩy tay ngược lại, đồng thời BN cảm giác đau tăng dần.
6. gõ thành bụng:
Phân biệt ranh giới từng vùng đặc, chứa nước (giảm âm,vd: bụng
có dịch cổ trướng tự do) hoặc chứa hơi (tăng âm).
7. nghe bụng:
- nghe tiếng nhu động: bình thường, tăng, giảm hoặc mất.
- các tiếng thổi trong phình mạch hoặc có khối u tăng sinh mạch.
8. kiểm tra các điểm
đau đặc trưng:
*các điểm đau niệu quản:
là những chỗ niệu quản hẹp và dễ bị tắc bởi sỏi.
- điểm đau niệu quản trên
(chỗ hẹp nối bể thận với niệu quản): giao điểm của đường ngang rốn với bờ ngoài
cơ thẳng to (hoặc điểm cách rốn 3 khoát ngón tay của BN, ứng với đốt L2).
- điểm đau niệu quản giữa
(chỗ niệu quản vắt ngang động mạch chậu): 2 đầu đoạn thẳng 1/3 giữa của đoạn nối
2 gai chậu trước trên (ngang L4-5).
- điểm niệu quản dưới
(chỗ niệu quản đổ vào bàng quang): chỉ thăm khám được khi qua đường âm đạo hoặc
trực tràng.
*điểm đau ruột thừa: 1/3
ngoài đoạn nối từ rốn tới gai chậu trước trên.
*điểm túi mật
(Murphy): giao điểm của bờ dưới gan (bờ dưới sườn phải) với đường giữa đòn
phải.
9. Kiểm tra các lỗ bẹn
và bìu hai bên để phát hiện khối thoát vị.
10. tiến hành một
nghiệm pháp theo yêu cầu (rung gan, Murphy, …)
11. thông báo kết thúc khám, chào và cảm ơn BN.
12. ghi kết quả
theo trình tự như khi khám.