2015-11-10

20 khám và sơ cứu vết thương bụng

20 khám và sơ cứu vết thương bụng
1. chào, hỏi tên, giới thiệu, mục đích, đề nghị đồng ý và hợp tác.
2. hỏi bệnh:
Có thể hỏi người nhà hoặc người đi cùng về:
-. Tác nhân gây ra vết thương: do vật sắc nhọn đâm, do đạn bắn, do chất nổ…
-. Hoàn cảnh xảy ra vết thương, tư thế người bệnh để góp phần định hướng tổn thương.
-. Thời gian xảy ra vết thương
3. khám toàn thân:
- đánh giá các dấu hiệu sinh tồn, nếu mạch nhanh, huyết áp hạ nghĩ tới chảy máu trong thì phải chuyển BN mổ cấp cứu.
- khám toàn diện phát hiện các cấp cứu toàn thân khác như vết thương ngực hở, vết thương tim, vết thương mạch máu ngoại vi…để xử trí cấp cứu ngay.
4. khám vết thương bụng:
*khám đặc điểm vết thương bụng:
- xác định vị trí vết thương: lưu ý có thể lỗ vào của vết thương không nằm ở thành bụng trước mà có thể ở thành bụng sau, ngực, tầng sinh môn… Tìm lỗ ra của vết thương.
- đánh giá số lượng, kích thước, hướng đi của vết thương cho phép dự kiến khả năng thấu bụng và thương tổn tạng trong ổ bụng.
*khám lòi tạng qua vết thương bụng:  xác định có lòi tạng trong ổ bụng qua vết thương (mạc nối lớn, ruột…) hoặc chảy dịch tiêu hoá, thức ăn… qua vết thương.
*khám tác nhân gây vết thương bụng: nếu tác nhân gây vết thương còn nằm lại vết thương (dao, kiếm…) thì chỉ băng cố định và chuyển phòng mổ ngay, chỉ rút tác nhân gây vết thương trong phòng mổ vì có thể đâm ào mạch máu lớn và đang cầm máu tạm thời. việc rút bỏ ngay có thể gây chảy máu nguy hiểm cho BN.
5. khám bụng
*tìm hội chứng viêm phúc mạc (do thủng tạng rỗng)
 - Co cứng thành bụng ( khu trú hoặc toàn thể )
 - Gõ bụng đục ở vùng thấp, vùng đục trước gan mất
 - Thăm trực tràng: Tức vùng Douglas phồng và đau
 - Đau bụng: Tự nhiên hoặc do kích thích (Gõ, sờ nắn)
 - Nhiệt độ cao, bụng chướng căng (Dấu hiệu nặng).
*tìm hội chứng chảy máu trong ổ bụng
­--> phát hiện sớm dấu hiệu vết thương tạng hoặc mạch máu lớn trong ổ bụng.
Bụng chướng
Mất máu--> sốc, lạnh, nhợt nhạt…
Gõ đục vùng thấp.
Thăm trực tràng, âm đạo: túi cùng Douglas phồng.
Cảm ứng phúc mạc.
* Lưu ý: các dấu hiệu đau bụng (phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc, co cứng thành bụng) ở xa vị trí vết thương rất có giá trị chẩn đoán vì bản thân vết thương thành bụng cũng gây đau khi thăm khám.
6. sơ cứu vết thương bụng có lòi tạng:
- lau rửa vết thương, tạng lòi bằng dung dịch NaCl 0.9% vô khuẩn.
- dùng hộp hay bát sạch (vô trùng càng tốt) che bọc phía ngoài tạng bị lộ, sau đó băng ép lên trên để tránh tạng tiếp tục lòi ra ngoài, tránh nguy cơ hoại tử tạng trong thời gian chuyển tới tuyến chuyên khoa.
7. thông báo kết thúc kỹ năng, chào và cảm ơn BN.
Chuyển sớm BN đến cơ sở ngoại khoa.

Chú ý: giảm đau tốt để tránh gây sốc do đau, tiêm phòng uốn ván và dùng kháng sinh dự phòng cho BN.