2018-07-08

Chương 14 - sinh lý sinh dục và sinh sản


Chương 14 - sinh lý sinh dục và sinh sản

GIỚI THIỆU

Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được đặc điểm cấu trúc chức năng của hệ thống sinh dục và sinh sản nam (tinh hoàn, dương vật, tuyến sinh dục phụ, tinh dịch).
2. Trình bày được chức năng sinh lý của hệ thống sinh dục – sính sản nam (sản sinh tinh trùng, đáp ứng hệ thống sinh dục nam, điều hòa chức năng tinh hoàn và vai trò của testosteron).
3. Trình bày được đặc điểm cấu trúc chức năng của hệ thống sinh dục và sinh sản nữ (buồng trứng, tử cung, âm đạo, tuyến vú).
4. Trình bày được chức năng sinh lý của hệ thống sinh dục – sính sản nữ (sản sinh noãn, phóng noãn, chu kỳ kinh nguyệt, đáp ứng hệ thống sinh dục nữ và vai trò của estrogen, progesteron).
5. Trình bày được nguyên nhân và những thay đổi trong giai đoạn dậy thì, mãn kinh.
6. Trình bày được quá trình thụ tinh, mang thai và sự phát triển thai nhi.
7. Kể tên, nêu cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai.

Hình thành giới tính
Hệ thống sinh dục - sinh sản có chức năng sinh ra, kết hợp tinh trùng và noãn tạo thành hợp tử rồi phát triển thành cơ thể con.
Bộ nhiễm sắc thể của người có 46 nhiễm sắc thể. Sự di truyền giới tính phụ thuộc vào cặp nhiễm sắc thể số 23 (nam là XY, nữ là XX)
Các đặc điểm hình thái giới tính bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 7-8 của thời kỳ bào thai với vai trò của gen TDF (tạo ra yếu tố biệt hóa mầm sinh dục trung tính thành tinh hoàn)
Tế bào Leydig bài tiết testosteron phát triển ống Wolff thành ống sinh dục phụ, cơ quan sinh dục ngoài. Tế bào Sertoli bài tiết chất ức chế ống Muller ức chế hình thành tử cung, âm đạo trong, ống Fallop
Một số cấu trúc thuộc cơ quan sinh dục ngoài của nam và nữ có ý nghĩ tương đương như dương vật ~ âm vật; bìu ~ môi lớn…

Tuần thứ 28 tinh hoàn được đưa xuống bìu

Từ sơ sinh đến trước dậy thì: không hoạt động

Dậy thì                         
- Là thời kỳ biến động lớn về thể chất, tâm lý và hoạt động chức năng của hệ sinh sản.
Nam:
- Xuất hiện đặc tính sinh dục thứ phát:
Phát triển nhanh về chiều cao cân nặng, cơ thể cứng cáp, cơ bắp, khung chậu hẹp
Vỡ giọng, mọc ria mép, lông nách, mu… Tâm lý mạnh mẽ, libido
- Hoạt động của tuyến sinh dục (tinh hoàn)
Mốc đánh dấu tuổi dậy thì bắt đầu: thể tích tinh hoàn, bìu tăng, xuất hiện tinh trùng trưởng thành trong tinh dịch đồ, lần xuất tinh đầu tiên là mốc dậy thì hoàn toàn
- Cơ chế:
Thần kinh: vùng limbic trưởng thành hay “chín” sẽ kích thích vùng dưới đồi bài tiết đủ lượng GnRH và phát động hoạt động trục: vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục dẫn đến dậy thì.

Nữ:
- Phát triển nhanh về chiều cao cân nặng, cơ thể cân đối, mềm mại, thân hình có đường cong do lớp mỡ dưới da phát triển đặc biệt ở ngực, mông, khung chậu nở rộng hơn.
- Xuất hiện đặc tính sinh dục thứ phát
Hệ thống lông mu, lông nách phát triển. Giọng nói trong hơn. Tâm lý cũng có những biểu hiện như hay tư lự và thường ít nghịch ngợm hơn, ý tứ hơn trong cách cư xử...
- Hoạt động của tuyến sinh dục (buồng trứng)
+ Sinh giao tử và bắt đầu có khả năng sinh con.
Tuyến vú phát triển. Dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên

Sinh sản: Khác biệt giữa hai giới
Nam: Không có chu kỳ
Nữ: Có chu kỳ

Hậu sinh sản
Nam: Tiếp tục hoạt động nhưng giảm dần
Nữ: Ngừng hoạt động: Mãn kinh
- Mãn kinh là hiện tượng người phụ nữ ở tuổi 40-50 hết kinh, không phóng noãn.
- Nguyên nhân : Giảm chức năng buồng trứng, giảm estrogen, không phóng noãn.
- Biểu hiện: Buồng trứng teo nhỏ, thoái hoá; tử cung, cổ tử cung teo nhỏ, không có kinh nguyệt; âm đạo mỏng, hẹp, ngắn, kém đàn hồi, ít tiết dịch nên giao hợp khó và đau, pH ít acid hơn do vậy dễ chấn thương, dễ nhiễm khuẩn; ngực trở nên phẳng và nhẽo do teo các mô đệm và ống dẫn sữa; giảm mô mỡ ở vùng xương mu, lông thưa hơn; dáng người không nhanh nhẹn, lớp mỡ dưới da phát triển mạnh ở vùng bụng làm tỷ lệ vòng eo/mông tăng; tính tình dễ thay đổi, hay buồn bực cáu gắt; có cơn bốc nóng lên mặt hoặc vã mồ hôi vào ban đêm do rối loạn thần kinh tự chủ; tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, viêm âm đạo, bàng quang, xơ vữa động mạch.

SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN NAM

Giải phẫu chức năng bộ máy sinh sản nam
Hình. Cấu tạo bộ máy sinh dục nam

1. Bìu

Tinh hoàn
Chia thành nhiều thuỳ bằng các vách xơ, mỗi thuỳ có nhiều ống sinh tinh nhỏ ngoằn ngoèo, thành ống được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là tế bào Sertoli và các tế bào dòng tinh tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng.
Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là các tế bào Leydig sản xuất testosteron và các mạch máu

2. Dương vật
Dương vật có chức năng bài xuất nước tiểu, giao hợp và phóng tinh. Phần gốc dính vào bìu-mu háng, tận cùng là quy đầu. Bên trong chứa ống phóng tinh , hai thể hang và một thể xốp. Thể xốp cấu tạo bởi mô cương (mô liên kết-cơ, chứa những hốc máu, động mạch lò xo, tiểu động mạch và tĩnh mạch có các cấu trúc hãm tạo thành các van). Thể hang có nhiều hốc máu.

3. Hệ thống ống sinh sản nam: ống mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, ống xuất tinh, niệu đạo
Ống mào tinh là hệ thống ống dài 6m, cấu tạo bởi biểu mô trụ giả tầng, các lông tiết cứng bề mặt giúp cho việc hấp thu dịch thừa từ tinh hoàn và vận chuyển chất dinh dưỡng, giúp tinh trùng có khả năng di động. Khi có kích thích, co cơ trơn đẩy dịch từ mào tinh vào ống dẫn tinh. Nếu tinh trùng ở quá lâu >20 ngày sẽ bị thực bào tiêu hủy.
Ống dẫn tinh và ống xuất tinh: từ mào tinh hoàn chui qua lỗ bẹn, vòng trước xương mu rồi thành được cấu tạo bởi lớp sợi chun, cơ trơn sinh tinh, tinh trùng sống vài tuần nhưng khi phóng ra ngoài, sống tối đa từ 24-48 giờ.

4. Các tuyến sinh dục phụ

Tuyến tiền liệt
Bài tiết dịch tiền liệt tuyến có pH = 6,5, nhiều acid amin, ion calci, enzym, phosphatase, tác dụng vào fibrinogen làm đông nhẹ tinh dịch ở đường sinh dục nữ, giữ tinh trùng nằm sát cổ tử cung.

5. Tinh dịch
Tinh dịch đồ
Nguồn gốc
Chức năng
Tinh trùng
Ống sinh tinh
Thụ tinh với noãn, mật độ >20 x 106/ml, hình thái bình thường >= 30%
tỉ lệ di động tiến tới nhanh >=25%.
Fructose
Túi tinh
Cung cấp năng lượng cho di chuyển tinh trùng
VitaminC
Túi tinh
Thành phần dinh dưỡng
Acid citric
Tuyến tiền liệt
Thành phần dinh dưỡng, tạo pH
Chất nhày
Tuyến hành niệu đạo
Làm trơn
Fibrinogen
Tuyến tiền liệt
Làm đông tinh dịch
Enzym đông
Tuyến tiền liệt
Chuyển fibrinogen thành fibrin, tinh dịch đông dính vào cổ tử cung và âm đạo
Prostaglandin
Túi tinh
Tăng co bóp nhu động của đường sinh dục nữ để đẩy tinh trùng về phía loa vòi tử cung
giảm độ quánh của chất nhày cổ tử cung
Fibrinolysin

Tan fibrin
Hệ đệm
Tuyến tiền liệt
tuyến hành niệu đạo
Tạo pH 7,2-7,6 trung hòa với pH acid của âm đạo, bảo vệ tinh trùng
Nước
Tất cả các tuyến


Sinh lý sinh sản nam

● Giao hợp và phóng tinh
Giai đoạn hưng phấn: kích thích cơ học (sờ, nắn, đụng chạm tại chỗ) hoặc tâm lý (nghĩ, nghe, nhìn) > hoạt hóa hệ thần kinh trung ương đến tủy cùng, sợi phó giao cảm đi ra kích thích giải phóng NO > gây giãn mạch, cơ trơn, thể hang căng đầy máu > ép vào tĩnh mạch > máu ứ lại > dương vật to, dài ra, cương, cứng. Tuyến hành niệu đạo bài tiết dịch.
Giai đoạn cao nguyên-duy trì khoái cảm, cương cứng trong khoảng vài giây đến vài phút, nhịp tim, huyết áp, hô hấp duy trì ở mức cao.
Giai đoạn cực khoái-phóng tinh (15 giây), trung tâm phản xạ nằm ở đoạn L1-S4, sợi giao cảm đi ra gây tăng nhu động ống dẫn tinh, tinh dịch được đẩy vào ống xuất tinh. Tuyến tiền liệt bài tiết dịch. Cơ thắt ống niệu quản, giữ nước tiểu trong bàng quang, cơ dương vật co, đẩy dịch từ các ống, tuyến sinh dục phụ qua lỗ niệu đạo.
Giai đoạn mềm trở lại: Sau phóng tinh, động mạch và các bó cơ co lại, đẩy máu ra khỏi mô cương theo đường tĩnh mạch và dương vật mềm trở lại.

● Sự sản sinh tinh trùng
Các giai đoạn của quá trình sản sinh tinh trùng : xảy ra chủ yếu ở ống sinh tinh trong thời gian khoảng 64 ngày
Hình. Các giai đoạn sản sinh tinh trùng

Giai đoạn đầu: tinh nguyên bào A phân chia 4 lần thành tinh nguyên bào B. Là tế bào biểu mô của thành ống sinh tinh. Có 2-3 lớp. Tăng sinh liên tục.

Sự phân chia giảm nhiễm:
Tinh nguyên bào --> tinh bào I --> tinh bào II --> tiền tinh trùng.

Sự phát triển của tiền tinh trùng:
Mất một ít bào tương, tổ chức lại chromatin của nhân để tạo ra đầu tinh trùng
Phần bào tương và màng tế bào còn lại thay đổi hình dạng để tạo đuôi tinh trùng.

Cấu tạo vi thể của tinh trùng gồm đầu, cổ, và đuôi:

Đầu: chứa nhân nằm sát với cổ, túi cực đầu phủ 2/3 nhân chứa hyaluronidase (phân giải proteoglycan của mô) và enzym phân giải protein, giúp tinh trùng đi vào bào tương, thụ tinh với noãn.
Cổ: có 9 sợi cột chia đoạn, trung thể
Đuôi: có 9 sợi đặc tiếp nối cột chia đoạn được quấn quanh bởi các ti thể

Sự thành thục của tinh trùng ở mào tinh hoàn
Ở mào tinh hoàn 18-24 giờ, tinh trùng mới có khả năng vận động mạnh nhờ đuôi và lấy năng lượng từ ATP.

Dự trữ tinh trùng
- Một lượng nhỏ trong mào tinh hoàn
- Phần lớn ở ống dẫn tinh: Hệ thống ống bài tiết chất ức chế giữ tinh trùng không hoạt động và duy trì khả năng thụ tinh ít nhất 1 tháng. Nếu hoạt động tình dục quá mức, thời gian dự trữ chỉ vài ngày.

Điều hoà sản sinh tinh trùng: Inhibin , FSH, LH.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng

* Hormon
- GnRH tác dụng thông qua LH và FSH.
- LH kích thích tế bào Leydig bài tiết testosteron, testosteron kích thích sản sinh tinh trùng
- FSH:
+ Kích thích phát triển ống sinh tinh.
+ Kích thích tế bào Sertoli
+ Bài tiết dịch chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tinh trùng thành thục.
+ Bài tiết androgen binding protein (ABP), vận chuyển testosteron vào lòng ống sinh tinh giúp tinh trùng trưởng thành.
- GH kiểm soát chức năng chuyển hoá của tinh hoàn, thúc đẩy sự phân chia các tinh nguyên bào.

Các yếu tố khác

- Nhiệt độ: Cơ Dartos của bìu co giãn nhằm đảm bảo nhiệt độ tối thuận cho sự sản sinh tinh trùng (thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 - 2 độ).
Khi tinh hoàn không xuống bìu, các tế bào dòng tinh sẽ bị phá huỷ.
Nhiệt độ cao (ở đường sinh dục nữ): tinh trùng tăng chuyển hoá, tăng hoạt động.
Nhiệt độ thấp: giảm chuyển hoá, giảm hoạt động (bảo quản tinh trùng ở -175°C).

- Độ pH:
Môi trường trung tính hoặc hơi kiềm: hoạt động mạnh
Môi trường acid: giảm hoạt động hoặc bị giết chết.

- Kháng thể: có thể tiêu diệt tinh trùng. Nhờ tế bào Sertoli mà kháng thể không xâm nhập vào dịch ống sinh tinh. Phụ nữ có kháng thể cố định tinh trùng dễ thụ thai. Một số có kháng thể tiêu diệt tinh trùng nên dễ vô sinh.

- Rượu, ma tuý, căng thẳng kéo dài làm giảm khả năng sinh tinh trùng.

- Tia X, phóng xạ hoặc virus quai bị làm tổn thương tế bào dòng tinh.

● Chức năng nội tiết của tinh hoàn
Tinh hoàn bài tiết các androgen (testosteron, dihydrotestosteron, androstenedion) và inhibin.

Testosteron
1. Nguồn gốc: do tế bào Leydig bài tiết
2. Bản chất hóa học: hợp chất steroid có 19C, tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl-CoA.
3. Vận chuyển và chuyển hoá:
-97% gắn lỏng lẻo với albumin huyết tương hoặc gắn chặt hơn với bêta globulin
- Lưu hành trong máu khoảng 30 -60 phút.
- Đến mô đích hoặc thoái hoá thành dạng bất hoạt rồi bài xuất khỏi cơ thể.
4. Tác dụng
- Thời kỳ bào thai
Từ tuần thứ 7 thời kỳ bào thai : Kích thích phát triển cơ quan sinh dục ngoài và trong theo kiểu nam (dương vật, bìu, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh, ống dẫn tinh).
2-3 tháng cuối của thai kỳ, đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu. Nếu không đủ testosteron, tinh hoàn nằm ở ổ bụng sẽ khó sản sinh tinh trùng vì yếu tố nhiệt độ.
- Từ tuổi dậy thì
Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát (phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh; mọc lông mu, lông nách, mọc râu; gây hói đầu; giọng nói trầm do thanh quản mở rộng; da dày thô; mọc trứng cá).

+ Kích thích sản sinh tinh trùng
. Kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và sự phân chia giảm nhiễm lần hai
. Kích thích sự tổng hợp protein và bài tiết dịch từ tế bào Sertoli.

+ Tác dụng lên chuyển hoá protein và cơ:
Đồng hoá protein: khối cơ tăng, tăng lắng đọng protein ở da làm da dày hơn, phì đại niêm mạc thanh quản, phì đại dây thanh âm làm giọng nói trầm hơn nữ.

+ Tác dụng lên xương
Tăng tổng hợp khung protein của xương.
Phát triển và cốt hoá sụn liên hợp ở đầu xương dài.
Làm dày xương.
Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh của xương.
Làm hẹp đường kính, tăng chiều dài và tăng sức mạnh của khung chậu (khung chậu nam có hình ống khác với khung chậu mở rộng của nữ).
Tăng chuyển hoá cơ sở từ 5-10%
Tăng sinh hồng cầu
Tăng nhẹ sự tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa.

Điều hoà bài tiết testosteron
Thời kỳ bào thai : HCG do rau thai bài tiết.
Thời kỳ trưởng thành : LH do tuyến yên bài tiết.

Inhibin
Là glycoprotein, do tế bào Sertoli bài tiết.
Khi số lượng tinh trùng tăng, kích thích bài tiết inhibin, tạo feedback (-) ức chế bài tiết FSH và GnRH.

Rối loạn hoạt động chức năng sinh sản

● Suy giảm chức năng sinh dục nam
Sinh lý:
Tuổi càng cao, hoạt động chức năng của tinh hoàn càng giảm. Từ tuổi 40-50, sự bài tiết testosteron bắt đầu giảm nhưng chậm. Không có giai đoạn suy giảm hoàn toàn như nữ.



Bệnh lý:          
- Bẩm sinh: tinh hoàn không hoạt động ở thời kỳ bào thai hoặc không có các receptor tiếp nhận androgen ở các mô đích do rối loạn di truyền nên các cơ quan sinh dục phụ của nữ tạo thành thay cho các cơ quan sinh dục phụ của nam

- Trước tuổi dậy thì: Mất hoặc tinh hoàn không hoạt động nên không xuất hiện đặc tính sinh dục nam thứ phát, đặc tính giới tính trẻ em tồn tại suốt đời (xương mỏng, cơ không phát triển, cơ quan sinh dục giống trẻ con, không mọc râu, giọng nói thanh và cao như nữ, cao hơn người bình thường).
- Sau tuổi dậy thì: Cơ quan sinh dục giảm kích thước nhưng không trở về tình trạng trẻ con. Ham muốn tình dục giảm nhưng không mất hoàn toàn. Có hiện tượng cương dương nhưng ít khi có hiện tượng phóng tinh.

● Cường sinh dục

- U tế bào Leydig (hiếm gặp): bài tiết testosteron gấp 100 lần bình thường.
+ Ở trẻ em: cơ xương phát triển nhanh, cốt hoá sớm nên lúc trưởng thành thấp hơn bình thường. Cơ quan sinh dục phát triển mạnh. Đặc tính sinh dục thứ phát xuất hiện sớm.
+ Ở nam giới trưởng thành: khó chẩn đoán vì các đặc tính giới tính đã có.

- U quái tế bào mầm chứa nhiều loại mô như mô rau thai, tóc, răng, xương, da... Thường không bài tiết hormon nhưng nếu chứa một lượng rau thai đáng kể khối u sẽ bài tiết lượng lớn HCG, estrogen và gây chứng u to ở đàn ông.

SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN NỮ

Đặc điểm cấu trúc bộ máy sinh lý sinh sản nữ

● Buồng trứng
Các noãn nang chứa các noãn bào nguyên phát hoặc thứ phát được bao quanh bởi lớp tế bào hạt
Các tế bào hạt nguyên thủy
=> Nang trứng nguyên phát
=> Nang trứng thứ phát
=> Nang trứng trưởng thành (Nang Graaf)
=> Hoàng thể
=> Sẹo hoàng thể

● Tử cung
Gồm: thân tử cung, cổ tử cung và chỗ thắt là eo tử cung. Có 3 lớp: vỏ ngoài, cơ, niêm mạc (nội mạc tử cung) là nơi trứng được thụ tinh làm tổ và phát triển thành bào thai, gồm :
- Lớp biểu mô đơn, có chỗ lõm sâu xuống lớp đệm tạo ra các tuyến là lớp chức năng, biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt
- Lớp đệm (lớp nền) giàu tế bào liên kết, nhiều tuyến, tế bào lympho, ít biến đổi, tái tạo ra lớp chức năng.

Cơ quan sinh dục ngoài : Âm đạo, tầng sinh môn

Tuyến vú
Các tế bào nang tuyến sản xuất sữa chịu ảnh hưởng của prolactin
Các tế bào cơ biểu mô gây bài xuất sữa chịu ảnh hưởng của oxytocin

Hệ thống cấp máu

Đáp ứng tình dục nữ
                                                              
Quá trình tạo noãn

Các hormon của buồng trứng

● Estrogen

1. Bản chất hoá học
Là hợp chất steroid,được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzym A.

Nguồn gốc:

- Khi không có thai:
+ buồng trứng ( là chủ yếu):
nửa đầu CKKN: tế bào hạt của lớp áo trong của nang noãn
nửa sau CKKN: hoàng thể
+ tuyến vỏ thượng thận (một lượng rất nhỏ)

- Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen.

2. Vận chuyển và thoái hoá
Gắn lỏng lẻo với albumin huyết tương hoặc gắn đặc hiệu với globulin.
Máu vận chuyển và giải phóng estrogen cho mô đích trong khoảng 30 phút.
Tại gan, estrogen kết hợp với glucuronid, sulphat rồi bài tiết theo mật (1/5) và nước tiểu (4/5). Gan chuyển dạng estrogen mạnh (estradiol và estrol) thành dạng estriol yếu. Nếu chức năng gan yếu, hoạt tính estrogen tăng, gây cường estrogen.

3. Tác dụng của estrogen

- Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổi dậy thì (phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong, dáng mềm mại...)

- Tác dụng lên tử cung
+ Tăng kích thước ở tuổi dậy thì và khi có thai.
+ Kích thích phân chia lớp nền
+ Lớp chức năng: tăng tạo các mạch máu mới và động mạch xoắn, tăng lưu lượng máu.
+ Kích thích phát triển các tuyến niêm mạc. Tăng tạo glycogen chứa trong tuyến nhưng không bài tiết.
+ Tăng khối lượng tử cung, đặc biệt là thời kỳ có thai.
+ Tăng co bóp tử cung. Tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin.

- Tác dụng lên cổ tử cung
Làm niêm mạc bài tiết dịch: nhày loãng mỏng, kéo thành sợi dài khi đặt vào lam kính, khi để khô có hiện tượng tinh thể hoá và soi kính hiển vi thấy hình ảnh ‘‘dương xỉ’’.

- Tác dụng lên vòi tử cung: giúp trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung.
+ Làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng.
+ Làm tế bào biểu mô lông rung tăng sinh, hoạt động một chiều hướng về tử cung.

- Tác dụng lên âm đạo
+ Biểu mô khối chuyển thành dạng tầng vững chắc hơn, tăng khả năng chống đỡ với các chấn thương và nhiễm khuẩn.
+ Kích thích các tuyến của âm đạo bài tiết dịch có độ pH acid.

- Tác dụng lên tuyến vú
+ Phát triển hệ thống ống tuyến
+ Phát triển mô đệm ở vú
+ Tăng lắng đọng mỡ ở vú

- Tác dụng lên chuyển hoá
+ Làm tăng tổng hợp protein ở các mô đích như tử cung, tuyến vú, xương.
+ Làm tăng nhẹ quá trình sinh tổng hợp protein của toàn cơ thể.
+ Tăng lắng đọng mỡ ở dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ.
+ Tăng nhẹ tốc độ chuyển hoá, tác dụng này chỉ bằng 1/3 tác dụng của testosteron.

- Tác dụng lên xương
+ Tăng hoạt động của tế bào tạo xương (osteoblast).
+ Kích thích gắn đầu xương vào thân xương (mạnh hơn testosteron)
+ Tăng lắng đọng muối calci-phosphat ở xương (yếu hơn testosteron).
+ Nở rộng xương chậu.
Thiếu estrogen ở người già gây loãng xương, xương dễ biến dạng và dễ gãy (cột sống).

- Tác dụng lên chuyển hoá muối nước: Giữ ion natri và tăng giữ nước
                                       
4. Điều hoà bài tiết: LH của tuyến yên.

● Progesteron

1. Bản chất hoá học
Là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl-coenzym A.
Bình thường, nửa sau CKKN hoàng thể bài tiết là chủ yếu, còn nửa đầu noãn nang và tuyến vỏ thượng thận bài tiết rất ít. Khi có thai rau thai bài tiết nhiều progesteron.

2. Vận chuyển và chuyển hoá
Gắn với albumin huyết tương và globulin đặc hiệu. Sau vài phút, ở gan progesteron thoái hoá thành các steroid khác không có hoạt tính và được đào thải ra nước tiểu.

3. Tác dụng của progesteron

- Tác dụng lên tử cung
+ Kích thích sự bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau CKKN: Các tuyến dài ra, cuộn lại cong queo và bài tiết glycogen, chuẩn bị sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
+ Giảm co bóp cơ tử cung, ngăn đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường yên ổn cho bào thai phát triển.

- Tác dụng lên cổ tử cung: bài tiết dịch nhày, quánh, dày.

- Tác dụng lên vòi tử cung: bài tiết chất dinh dưỡng để nuôi trứng đã thụ tinh

- Tác dụng lên tuyến vú
+ Làm phát triển thuỳ tuyến
+ Kích thích các tế bào bọc tuyến vú tăng sinh, to lên và trở nên có khả năng bài tiết.

- Tác dụng lên thân nhiệt: làm tăng nhiệt độ (nửa sau CKKN cao hơn 0,3 – 0,5°C).

4. Điều hoà bài tiết: LH của tuyến yên.

● Rối loạn bài tiết hormon buồng trứng

1. Nhược năng
- Bẩm sinh: lúc dậy thì, đặc tính sinh dục thứ phát không xuất hiện, cơ quan sinh dục giống trẻ con, thời gian phát triển của xương dài kéo dài nên cao hơn trẻ trai cùng tuổi.
- Phụ nữ bị cắt buồng trứng: cơ quan sinh dục nhỏ lại, âm đạo hẹp hơn, biểu mô mỏng, ít tiết dịch hơn nên dễ bị chấn thương và nhiễm khuẩn. Ngực teo nhẽo, lông mu thưa giống phụ nữ mãn kinh.

2. Ưu năng
Chỉ gặp trong u buồng trứng (u tế bào hạt) nhưng ít xảy ra, gặp ở phụ nữ mãn kinh nhiều hơn, estrogen được bài tiết nhiều gây tăng sinh nội mạc tử cung. Trên lâm sàng, chảy máu là hiện tượng đầu tiên và duy nhất để chẩn đoán khối u này.

Chu kỳ kinh nguyệt
● Định nghĩa
Là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng dẫn tới sự chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc tử cung. Ở phụ nữ Việt Nam độ dài CKKN là 28-30 ngày, tính bằng khoảng thời gian giữa hai ngày chảy máu đầu tiên của hai chu kỳ kế tiếp nhau.

● Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

1. Giai đoạn tăng sinh (Giai đoạn estrogen)

- Bài tiết hormon và biến đổi ở buồng trứng.
Cuối chu kỳ trước, progesteron và estrogen giảm đột ngột tạo ra cơ chế điều hoà ngược âm tính, tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH. FSH tăng trước LH vài ngày.
Do FSH và LH, đặc biệt là FSH, có 6-12 noãn nang nguyên thuỷ phát triển: tế bào hạt tăng sinh tạo ra lớp vỏ (chia thành hai lớp: lớp áo trong có những tế bào biểu mô cấu tạo giống tế bào hạt có khả năng bài tiết hormon, lớp áo ngoài có nhiều mạch máu).
Do LH, lớp áo trong bài tiết dịch nang chứa estrogen, tạo ra một hốc và đẩy noãn cùng một số tế bào hạt về một cực của nang để tạo ra gò trứng.Noãn lớn nhanh từ 3-4 lần.

- Biến đổi ở niêm mạc tử cung
Nhờ estrogen, tế bào mô đệm và biểu mô sót lại tại đáy tuyến tăng sinh nhanh, biểu mô hoá hoàn toàn trong 4-7 ngày. Niêm mạc dày dần, các tuyến dài, mạch máu phát triển, tuyến cổ tử cung tiết dịch nhày kéo thành sợi dọc tạo kênh dẫn tinh trùng đi vào.

- Hiện tượng phóng noãn
Sau 7-8 ngày phát triển, có một nang bắt đầu phát triển nhanh, kích thước tăng lên, lượng estrogen được bài tiết nhiều hơn hẳn, còn các nang khác thoái triển dần.
Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng cao gây điều hoà ngược dương tính lên tuyến yên làm tăng bài tiết FSH và LH.
Nhờ FSH và LH, tế bào hạt và lớp áo trong tăng sinh mạnh, bài tiết estrogen, làm nang tăng kích thước. LH rất cần cho nang chín và phóng noãn (cần có đỉnh LH).
2 ngày trước khi phóng noãn, LH tăng 6-10 lần và cao nhất vào 16 giờ trước khi phóng noãn, FSH tăng 2-3 lần, làm nang căng phồng lên. Estrogen bắt đầu giảm trước phóng noãn một ngày. LH kích thích tế bào hạt và lớp áo trong tăng tiết progesteron nên:
+ Lớp ngoài của nang trứng giải phóng các enzym tiêu protein từ các bọc lysosom làm thành nang bị phá huỷ, mỏng và yếu hơn.
+ Tăng sinh các mạch máu ở thành nang, prostaglandin được bài tiết làm các mao mạch giãn ra tăng tính thấm, huyết tương thấm vào trong nang làm nang căng phồng.
=> nang vỡ ra và giải phóng noãn (hình 14.10) (13-14 ngày trước khi có kinh lần sau). Thông thường mỗi chu kỳ chỉ có một nang trứng vỡ và xuất noãn ở cả hai buồng trứng.

2. Giai đoạn bài tiết (Giai đoạn progesteron)

- Bài tiết hormon và biến đổi ở buồng trứng
FSH và LH tiếp tục được bài tiết. Nhờ LH, tế bào hạt còn lại ở vỏ nang vỡ trương to, chứa đầy hạt mỡ trong bào tương, có màu vàng nhạt (nhìn buồng trứng tươi, không nhuộm) và tăng sinh trở thành các tế bào hoàng thể, bài tiết nhiều progesteron và estrogen, đồng thời mạch máu phát triển mạnh trong hoàng thể. Sau phóng noãn 7-8 ngày, hoàng thể bắt đầu giảm dần chức năng bài tiết.

- Biến đổi của niêm mạc tử cung
Estrogen làm tăng sinh lớp niêm mạc tử cung nhưng yếu hơn nhiều so với progesteron. Nhờ progesteron, niêm mạc tử cung dày nhanh (5-6 mm) và bài tiết dịch (sữa tử cung); tuyến dài ra, cong queo, chứa đầy chất tiết; mạch máu phát triển, xoắn lại, lưu lượng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
- Hiện tượng kinh nguyệt            
2 ngày cuối chu kỳ, hoàng thể thoái hoá, estrogen và nhất là progesteron giảm xuống rất thấp: niêm mạc tử cung thoái hoá và bài tiết prostaglandin làm co thắt động mạch xoắn gây thiếu máu nên niêm mạc chức năng bị hoại tử, mạch máu tổn thương và máu chảy đọng lại bên dưới. Vùng chảy máu lan rộng nhanh trong 34-36 giờ, đến 48 giờ toàn bộ lớp niêm mạc chức năng bong ra, nhờ tác dụng co cơ tử cung của prostaglandin mà bị đẩy ra ngoài qua âm đạo cùng với dịch máu gây nên hiện tượng kinh nguyệt.
Máu kinh nguyệt là máu không đông. Khi cường kinh có thể có những cục máu đông.
Thời gian chảy máu trung bình mỗi chu kỳ là 3-5 ngày.
Hình. Diễn biến của hormon, buồng trứng trong CKKN

Thụ thai, mang thai

● Sự thụ tinh
Xảy ra ở 1/3 ngoài của vòi tử cung. Tinh trùng phải xuyên qua lớp tế bào hạt để tiến tới vỏ ngoài của noãn, sau đó gắn và xuyên qua màng trong suốt. Cơ chế:
Trong tinh dịch, lớp cholesterol làm bền vững màng bọc quanh đầu tinh trùng và ngăn giải phóng enzym. Sau phóng tinh, lớp này bị mất, màng trở nên yếu và tăng tính thấm với calci làm tăng hoạt động của tinh trùng và giải phóng các enzym từ đầu tinh trùng:
Hyaluronidase phá huỷ chất liên kết giữa các tế bào hạt. Nhờ enzym phân giải protein tinh trùng chọc thủng màng trong suốt để tiếp cận vỏ noãn. Vỏ noãn có receptor cố định màng trước của tinh trùng làm nó bị tiêu đi, giải phóng enzym và mở đường để vật chất của đầu tinh trùng xâm nhập vào noãn gây ra hiện tượng thụ tinh. Thường chỉ có một tinh trùng xâm nhập vào noãn.
Bào tương của tinh trùng và noãn hoà lẫn với nhau. Nhân của noãn (tiền nhân cái), và nhân của tinh trùng (tiền nhân đực) chứa 1n DNA nên phải tăng lượng DNA lên gấp đôi rồi màng nhân mất đi, thể nhiễm sắc xoắn lại, ngắn và dày lên, giải phóng vào bào tương, sắp xếp lại tạo ra một đường xích đạo cách đều hai cực. mỗi thể nhiễm sắc con tiến về một cực tế bào. Trên bề mặt trứng xuất hiện một rãnh phân chia ngày càng rõ.

1. Tinh trùng đang vượt qua lớp tế bào hạt bao quanh noãn.
2. Tinh trùng đang vượt qua màng trong suốt.
3. Tinh trùng đang vượt qua vỏ tế bào noãn.
4. Đầu tinh trùng đã xâm nhập vào bào tương của noãn
Hình - Sự xâm nhập của tinh trùng vào noãn.
Hình - Quá trình thụ tinh của noãn
1. Noãn trưởng thành được bọc bởi màng trong suốt
2. Tinh trùng chọc thủng màng trong suốt
3. Tinh trùng chọc thủng màng tế bào noãn để chui vào noãn
4. Hình thành tiền nhân đực và tiền nhân cái
5. Tổ chức lại bộ nhiễm sắc thể và bắt đầu phân chia

● Trứng đã thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung
Nhờ dịch vòi tử cung, hoạt động của tế bào lông rung ở vòi tử cung và tác dụng giãn vòi tử cung ở đoạn sát với tử cung của progesteron.
Trứng được nuôi dưỡng bằng dịch vòi tử cung và tiến hành phân chia. Khi tới tử cung trứng được gọi là phôi bào (blastocyst) và có khoảng 100 tế bào.
Nếu chửa ngoài dạ con (tại vòi tử cung hoặc ổ bụng) không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ làm giãn, vỡ gây chảy máu làm nguy hiểm đến tình trạng người mẹ.

● Phôi làm tổ và phát triển trong buồng tử cung
Thường xảy ra vào ngày thứ 5-7 sau khi phóng noãn, lúc niêm mạc tử cung được chuẩn bị sẵn sàng để đón phôi vào làm tổ.
Tế bào lá nuôi trên bề mặt túi phôi bài tiết enzym phân giải protein làm tiêu huỷ biểu mô và thực bào dinh dưỡng, phát triển làm cho túi phôi vùi sâu vào niêm mạc tử cung.
Tế bào lá nuôi và niêm mạc tử cung tăng sinh nhanh tạo ra rau thai và màng thai.
Hai tuần đầu, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng của dịch niêm mạc tử cung. Sau đó mạch máu của bào thai phát triển và lấy dinh dưỡng từ máu mẹ qua rau thai.

● Chức năng của rau thai

1. Cung cấp chất dinh dưỡng
Nhờ sự khuếch tán và phụ thuộc vào diện tích bề mặt và tính thấm của màng rau.
Tổn thương màng rau ít gặp, nếu có thì tế bào máu mẹ và con sẽ qua được màng này.
- O2 và CO2 khuếch tán qua màng rau như qua màng phế nang nhờ chênh lệch áp suất.
- Glucose: qua màng bằng khuếch tán thuận hoá nhờ các chất tải có ở màng tế bào.
- Acid béo: tốc độ khuếch tán chậm hơn glucose.
- Ion kali, natri, clo và thể ceton.

2. Bài tiết các sản phẩm chuyển hoá của thai
CO2, các nitơ phi protein (urê, acid uric, creatinin) khuếch tán từ máu con sang máu mẹ qua rau thai, phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ và khả năng khuếch tán của từng chất.

3. Bài tiết hormon

- Estrogen
Do các tế bào lá nuôi bài tiết, nồng độ tăng dần, vào cuối thời kỳ có thai gấp bình thường 30 lần. Estrogen do rau thai bài tiết hoàn toàn khác buồng trứng:
+ Hầu như là estriol – loại có hoạt tính estrogen rất yếu.
+ Không tổng hợp từ cholesterol mà chuyển từ androgen có nguồn gốc vỏ thượng thận của mẹ và của thai ở tế bào lá nuôi.
+ Tác dụng của estrogen trong thời kỳ có thai là giúp thai nhi phát triển và dễ sổ thai.
Tăng kích thước và trọng lượng cơ tử cung.
Phát triển ống tuyến vú và mô đệm.
Phát triển đường sinh dục ngoài: giãn và làm mềm âm đạo, mở rộng lỗ âm đạo.
Giãn khớp mu, giãn dây chằng.
Tăng tốc độ sinh sản tế bào ở các mô của thai.

- Progesteron (hormon dưỡng thai)
Hoàng thể bài tiết trong 10-12 tuần đầu, sau đó rau thai bài tiết khoảng 0,25 mg/ngày.
Làm cho quá trình có thai xảy ra bình thường:
+ Phát triển tế bào màng rụng để nuôi dưỡng thai trong thời gian đầu.
+ Giảm co bóp cơ tử cung khi có thai do đó ngăn cản sảy thai.
+ Tăng tiết dịch vòi tử cung và niêm mạc tử cung để cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi.
+ Ảnh hưởng đến quá trình phân chia của trứng đã thụ tinh.
+ Phát triển thuỳ và bọc tuyến vú.

4. Những biến đổi của cơ thể người mẹ khi có thai

Giải phẫu
Âm đạo rộng hơn, lỗ âm đạo mở rộng hơn, màu sắc thẫm hơn
Tuyến vú to gấp đôi, tăng sinh mạch máu, hệ thống ống tuyến và mô đệm
Da mặt, cổ nhiều vết xạm
Tăng khối lượng và kích thước tử cung, phát triển cơ tử cung, tăng sinh mạch máu, bụng to dần, tăng áp lực ổ bụng, giảm kích thước lồng ngực gây khó thở, chèn vào dây thần kinh, thay đổi trọng lực đè lên cột sống…
Tăng trọng lượng cơ thể Vào tháng cuối, trọng lượng cơ thể mẹ tăng tới 12kg trong đó trọng lượng thai khoảng 3kg, 2kg dịch và rau, 1 kg tử cung, 1 kg tuyến vú, dịch ngoại bào 3 kg, mỡ 1-2kg.

Chuyển hóa

- HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
Là glycoprotein nặng 39.000, có cấu trúc và chức năng rất giống LH.
Do các tế bào lá nuôi bài tiết, thấy trong máu hoặc nước tiểu của mẹ 8-9 ngày và cao nhất vào 10-12 tuần sau phóng noãn. Sau đó giảm dần, đến 16-20 tuần nồng độ còn rất thấp và duy trì ở mức này trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.
+ Ngăn cản sự thoái hoá của hoàng thể ở cuối CKKN.
+ Kích thích hoàng thể bài tiết nhiều progesteron và estrogen trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên đã ngăn cản hiện tượng kinh nguyệt, làm cho niêm mạc tử cung tiếp tục phát triển và dự trữ chất dinh dưỡng để phôi làm tổ và phát triển ở đó.
+ Kích thích tế bào Leydig của tinh hoàn thai nhi bài tiết testosteron cho đến lúc sinh, làm phát triển các cơ quan sinh dục đực và chuyển tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu.

- HCS (Human Chorionic Somatomamotropin)
Là protein nặng 38.000, có cấu trúc và chức năng rất giống GH nhưng yếu hơn 100 lần
Được bài tiết vào tuần thứ 5, nồng độ trong máu cao hơn tổng lượng các hormon khác gộp lại.
+ Phối hợp với E và P trong chức năng tạo sữa
+ Tăng giải phóng và acid béo, giảm tiêu thụ glucose ở cơ thể mẹ, tiết kiệm glucose, cung cấp năng lượng cho thai phát triển.
+ Giải phóng acid béo ở mô mỡ của mẹ để cung cấp năng lượng cho thai phát triển.

- Human chorionic thyrotropin (hCT)
Là glycoprotein, tác dụng giống TSH, làm tăng chuyển hóa của mẹ trong thời gian mang thai.

Các chức năng sinh lý

- Chuyển hóa chất
Nhu cầu dinh dưỡng tăng vì phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai đặc biệt trong 3 tháng cuối vì thai lớn nhanh. Các chất dinh dưỡng cần thiết là protein, carbohydrat, lipid đặc biệt là calci, phosphat, sắt, vitamin như vitamin D, vitamin K. Nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng, thai sẽ kém phát triển và gây thiếu hụt dinh dưỡng ở mẹ.

- Bài tiết hormon
Để tăng cường chuyển hoá trong cơ thể mẹ với mục đích cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai, mặt khác phát triển cơ thể mẹ, chuẩn bị cho khả năng sinh con và nuôi con, tăng hoạt động bài tiết hormon, tăng chuyển hóa ACTH, TSH, PRL, T3-T4, cortisol, aldosteron, parahorrmon, estrogen, progesteron, giảm FSH và LH.
- Relaxin: hoàng thể và rau thai bài tiết, là polypeptid nặng 9.000.
+ Giãn dây chằng khớp mu ở lợn và chuột. Ở người,chủ yếu do estrogen đảm nhận.
+ Làm mềm cổ tử cung của phụ nữ lúc sinh con.

Tuần hoàn
- Thể tích dịch cơ thể tăng, thể tích tuần hoàn tăng, nhịp tim tăng, lưu lượng tim tăng 25% - 40%, huyết áp tăng phù hợp chức năng mang thai và ngăn ngừa tình trạng mất máu, hạ huyết áp khi đẻ.
- Giãn tĩnh mạch chậu hông những tháng cuối do thai to gây chèn ép lưu thông

Hô hấp
- Ngạt mũi, chảy máu cam do tác dụng tăng sinh niêm mạc mũi của estrogen phối hợp tăng lưu lượng máu.
- Nhu cầu O2 tăng khoảng 20%, lượng CO2 tăng kích thích tăng hô hấp. Tử cung tăng kích thước đẩy cơ hoành lên gây khó thở, tăng thể tích khí lưu thông nhưng giảm thể tích cặn

Tiêu hóa
Giai đoạn đầu có cảm giác nghén, kém ăn, buồn nôn, nôn do cơ thể chưa thích nghi kịp với sự tăng nồng độ của E và P. Giai đoạn sau do kích thước tử cung tăng ép vào ổ bụng gây sự trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ợ chua. Nhu động ruột giảm gây táo bón

Tiết niệu
Tăng số lượng và tần số bài xuất nước tiểu do tăng nhu cầu đào thải chất chuyển hóa của cả mẹ và thai nhi. Sự chèn ép của tử cung vào cổ bàng quang gây hiện tượng đái dắt, đái són...

Sổ thai

Là quá trình sinh đứa bé. Sau 270 - 290 ngày phát triển của thai, tử cung bị kích thích, bắt đầu có những cơn co giúp thai và rau sổ ra ngoài.

● Nguyên nhân gây cơn co tử cung

1. Vai trò của hormon

- Tỷ lệ giữa estrogen và progesteron
Trong khi progesteron ức chế thì estrogen lại làm tăng co cơ tử cung. Cả hai đều được bài tiết tăng dần nhưng từ tháng thứ 7 estrogen tiếp tục tăng còn progesteron không tăng hoặc giảm và sự thay đổi tỷ lệ giữa hai hormon này đã làm tăng co cơ tử cung.

- Tác dụng của oxytocin
Làm tăng co cơ tử cung. Nồng độ estrogen tăng cao càng làm tăng tính nhậy cảm của cơ tử cung với oxytocin. Oxytocin cần thiết cho giai đoạn sổ thai:
+ Số lượng receptor tiếp nhận oxytocin trong cơ tử cung tăng trong vài tháng cuối.
+ Oxytocin không phải là yếu tố quyết định nhưng nếu thiếu, cuộc đẻ sẽ kéo dài.

2. Vai trò của các yếu tố cơ học
- Căng cơ tử cung: thai lớn lên và tăng vận động vào cuối thời kỳ có thai nên cơ tử cung bị kéo căng đến mức tối đa. Chính sự căng cơ đã kích thích cơ tử cung co.
- Căng cổ tử cung: khi màng ối rách, đầu đứa trẻ thúc xuống sẽ kích thích cổ tử cung, gây tác dụng điều hoà ngược dương tính làm cơn co của thân tử cung càng mạnh hơn.

● Sổ thai

Cơn co tử cung bắt đầu từ đáy rồi xuống thân và yếu dần khi đến vùng tiếp giáp với cổ tử cung. Vì vậy thai có xu hướng được đẩy xuống cổ tử cung.
Nhờ cơ chế điều hoà ngược dương tính mà cơn co tử cung ngày càng dày và mạnh theo hướng từ đáy đến thân và cổ tử cung, kết hợp với rặn gây co cơ thành bụng dồn phủ tạng ép vào đáy tử cung tạo lực để đẩy đứa trẻ ra ngoài.
Cơ tử cung co ép vào mạch máu gây thiếu máu, thiếu oxy kếp hợp với sự căng cổ tử cung, căng phúc mạc, căng thành âm đạo đã gây đau đớn cho người phụ nữ khi đẻ.


Bài tiết sữa

● Sự phát triển tuyến vú
Estrogen và progesteron kích thích phát triển ống tuyến, thuỳ tuyến, bọc tuyến, mô đệm và lớp mỡ từ tuổi dậy thì.
GH, prolactin, hormon vỏ thượng thận, insulin cũng kích thích phát triển ống tuyến vú.

● Bài tiết sữa
Khi có thai, prolactin (gấp 10 lần bình thường) và HCS cùng kích thích bài tiết sữa.
Do estrogen và progesteron ức chế nên mỗi ngày chỉ có vài mililit. Sữa non được bài tiết vài ngày đến vài tuần trước khi đẻ, giống sữa sau khi sinh nhưng lượng lipid ít hơn.
Sau khi sinh, estrogen giảm nên đã làm tăng tác dụng bài tiết sữa của prolactin.

● Bài xuất sữa
Sữa được đẩy vào ống tuyến nhờ oxytocin rồi chảy vào miệng đứa trẻ khi bú.
Người mẹ cần cho con bú ngay sau khi sinh vì động tác mút núm vú tạo xung động truyền về vùng dưới đồi và thuỳ sau tuyến yên gây bài tiết oxytocin để kích thích bài tiết sữa và giúp co hồi tử cung sau đẻ nhanh hơn.
Vuốt ve âu yếm con, nghe tiếng con khóc làm tăng bài xuất sữa. Kích thích giao cảm mạnh, căng thẳng kéo dài sẽ ức chế bài xuất sữa.

● Thành phần và tính ưu việt của sữa mẹ

Sữa mẹ có lactose cao hơn 50% nhưng protein thấp hơn sữa bò 2-3 lần. Lượng calci và các ion khác chỉ bằng 1/3 trong sữa bò. Sữa mẹ có kháng thể nên những đứa trẻ bú mẹ thường có sức đề kháng cao hơn những đứa trẻ ăn sữa bò.
Mẹ sản xuất 1,5 lít sữa/ngày và cần 50g mỡ, 100g lactose, 2-3g calci phosphat. Không đủ dinh dưỡng cho mẹ thì ảnh hưởng đến sự phát triển của con và sức khoẻ của mẹ.

Các biện pháp phòng tránh thai

Các biện pháp cơ học hoặc hoá học nhằm ngăn cản phóng noãn, không cho noãn di chuyển vào vòi tử cung, không cho tinh trùng vào đường sinh dục nữ hoặc ngăn cản hiện tượng gắn và làm tổ trong niêm mạc tử cung.

● Các biện pháp tránh thai tạm thời

- Dùng thuốc tránh thai

+ Viên thuốc kết hợp : gồm estrogen và progestin (là chủ yếu) đóng trong vỉ 28 viên, 21 viên có thuốc với hàm lượng giống nhau, 7 viên còn lại không chứa thuốc tránh thai.
Tác dụng: ức chế tuyến yên bài tiết FSH và LH do đó ức chế phóng noãn, làm tiết dịch nhầy cổ tử cung ít và đặc, niêm mạc tử cung biến đổi thành niêm mạc chế tiết giả. Có hiệu quả tránh thai cao nhưng gây phiền phức vì phải sử dụng hằng ngày.

+ Viên progestin liều thấp:
Tác dụng: làm giảm tiết dịch nhày tử cung, ngăn cản tinh trùng di chuyển vào trong tử cung, làm teo mỏng niêm mạc tử cung nên ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng.

+ Viên thuốc khẩn cấp: chứa ethyl estrogen (EE) liều cao 50mg/ngày. Uống ngay trong vòng 48 giờ sau giao hợp, 5 ngày liền. Tác dụng: gây phù nề mô đệm, các tuyến không có khả năng chế tiết do đó ngăn cản quá trình làm tổ ở niêm mạc tử cung. Dùng trong trường hợp giao hợp không được bảo vệ, giao hợp không đồng tình.

+ Có loại tiêm bắp hoặc cấy dưới da, chỉ định và liều dùng thích hợp tuỳ thuốc.

- GnRH tổng hợp: có tác dụng ức chế phóng noãn với liều thích hợp. Có tác dụng tránh thai cao và ít có các tác dụng phụ của loại thuốc tránh thai steroid.

- Tránh giao hợp vào ngày phóng noãn: thời gian an toàn là khoảng 1 tuần trước ngày có kinh lần sau, chắc chắn không có hiện tượng phóng noãn.

- Biện pháp cơ học cho nam giới: dùng bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo (còn phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV/AIDS, viêm gan virus).

- Dùng dụng cụ cho nữ giới: màng ngăn âm đạo, mũ tử cung.

- Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai): được đưa vào buồng tử cung, kích thích bạch cầu đến và thực bào phôi hoặc kích thích các bạch cầu lympho sản xuất kháng thể tại chỗ chống lại phôi, kích thích tế bào biểu mô bài tiết prostaglandin làm tăng co bóp cơ tử cung, do vậy phôi không gắn và làm tổ được trong niêm mạc tử cung. Làm bằng chất dẻo, có tráng một lớp đồng, ion đồng khuếch tán vào lòng tử cung gây hiện tượng viêm teo niêm mạc tử cung, khiến phôi không làm tổ được.
Có hiệu quả tránh thai cao và không gây phiền phức hàng ngày cho người dùng nên phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta.

● Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn
Thắt ống dẫn tinh và thắt ống dẫn trứng: noãn rụng hàng tháng nhưng không vào ống dẫn trứng, tinh trùng sản sinh hàng ngày nhưng không phóng vào âm đạo khi giao hợp.
Đơn giản, không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết ở phụ nữ cũng như nam giới do vậy nhu cầu và hoạt động tình dục vẫn bình thường.

Thuật ngữ lâm sàng
Abortion: Xảy thai
Ectopic pregnancy : Chửa ngoài tử cung
Physiological jaundice: Vàng da sinh lý
Placenta abruptio: Rau bong non
Ultrasonography : Siêu âm

====================
Chương 14 - sinh lý sinh dục và sinh sản
* Phân chia giảm nhiễm xảy ra trong giai đoạn:
A. Từ tinh nguyên bào nhóm A thành tinh nguyên bào nhóm B.
B. Từ tinh nguyên bào nhóm B thành tinh bào I.
C. Từ tinh bào I thành tinh bào II.
D. Từ tinh bào II thành tiền tinh trùng.
C
* Enzym hyaluronidase được chứa ở:
A. Đầu tinh trùng.
B. Cổ tinh trùng.
C. Cực đầu tinh trùng.
D. Bộ Golgi của cực đầu tinh trùng.
D
* Tinh trùng có khả năng di động và thụ tinh khi ở:
A. Phần đầu ống mào tinh ngay khi vừa rời khỏi ống sinh tinh.
B. Trong ống mào tinh sau 24h kể từ khi rời ống sinh tinh.
C. Trong dịch ống phóng tinh.
D. Bất kỳ nơi nào khi tinh trùng đã được sản sinh và có đủ đầu, cổ, đuôi.
C
* Các yếu tố sau đây đều làm giảm sản sinh và hoạt động của tinh trùng, trừ:
A. Nhiệt độ 37-38oC
B. pH môi trường hơi kiềm.
C. Nhiễm virus quai bị.
D. Nhiễm chất phóng xạ.
B
* Mỗi lần thụ tinh thường chỉ có một tinh trùng thâm nhập vào noãn là vì những lý do sau đây, trừ:
A. Khi có một tinh trùng thâm nhập vào noãn, tế bào vỏ noãn sẽ tiết một enzym giết hết các tinh trùng còn lại.
B. Khi có một tinh trùng thâm nhập vào noãn, tế bào vỏ noãn tiết ra một chất thấm vào tất cả các phần của vùng trong noãn và ngăn cản tinh trùng khác thâm nhập tiếp tục.
C. Khi có một tinh trùng thâm nhập vào noãn nó sẽ tiếp xúc với noãn gây khử cực màng đẩy xa các tinh trùng khác.
D. Tốc độ di chuyển của các tinh trùng khác nhau do vậy sẽ có một tinh trùng khoẻ nhất di chuyển nhanh nhất đến trước để thâm nhập vào noãn.
A
* Các tác dụng sau đây là do testosteron gây ra trong thời kỳ bào thai, trừ:
A. Biệt hoá trung tâm hướng sinh dục của vùng dưới đồi theo kiểu nam.
B. Phát triển ống sinh dục trung tính thành đường sinh dục trong của giới nam.
C. Phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nam.
D. Kích thích tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu.
C
* Nơi bài tiết testosteron chủ yếu là:
A. Tuyến vỏ thượng thận.
B. Tế bào Leydig của tinh hoàn.
C. Tế bào lớp áo trong noãn nang.
D. Tế bào hạt của hoàng thể.
B
* Các tác dụng sau đây đều là của testosteron, trừ:
A. Tăng tổng hợp protein của cơ.
B. Tăng tổng hợp protein của các phủ tạng.
C. Tăng tổng hợp protein của khung xương.
D. Tăng chuyển hoá cơ sở.
B
* Tác dụng của testosteron đối với cơ quan sinh dục là:
A. Làm phát triển cơ quan sinh dục từ bào thai.
B. Làm phát triển cơ quan sinh dục từ sau khi sinh.
C. Làm phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục từ tuổi dậy thì.
D. Làm phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục từ tuổi trưởng thành.
C
* Tác dụng của testosteron lên đặc tính sinh dục nam thứ phát:
A. Làm xuất hiện đặc tính sinh dục nam từ tuổi dậy thì.
B. Làm xuất hiện đặc tính sinh dục nam từ tuổi trưởng thành.
C. Làm xuất hiện và duy trì đặc tính sinh dục nam từ tuổi trưởng thành.
D. Làm xuất hiện và duy trì đặc tính sinh dục nam từ tuổi dậy thì.
D
* Tác dụng của testosteron lên xương:
A. Tăng hoạt động của tạo cốt bào.
B. Tăng lắng đọng calci ở xương.
C. Tăng chiều dài của xương.
D. Tăng bề dày của xương.
E. Cả A, B, C, D.
E
* FSH có các tác dụng sau đây, trừ:
A. Kích thích ống sinh tinh phát triển.
B. Kích thích sản sinh tinh trùng ở giai đoạn đầu.
C. Kích thích tế bào Leydig bài tiết hormon.
D. Kích thích tế bào Sertoli bài tiết chất dinh dưỡng cho tế bào dòng tinh.
C
* LH có tác dụng:
A. Kích thích tinh hoàn phát triển và bài tiết hormon.
B. Kích thích tế bào Leydig phát triển và bài tiết hormon.
C. Kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng.
D. Kích thích tế bào Sertoli phát triển và bài tiết chất dinh dưỡng.
B
* Tinh hoàn hoạt động từ:
A. Thời kỳ bào thai cho đến hết đời.
B. Sau khi sinh cho đến hết đời.
C. Tuổi dậy thì cho đến hết đời.
D. Thời kỳ bào thai và tuổi dậy thì cho đến hết đời.
D
* Testosteron được bài tiết từ:
A. Tế bào Sertoli của tinh hoàn.
B. Tế bào Leydig của tinh hoàn.
C. Tế bào mầm của ống sinh tinh.
D. Tế bào lớp bó của tuyến thượng thận.
E. Tế bào áo trong của nang noãn phát triển.
B
* Nơi có khả năng sản xuất tinh trùng:
A. Tuyến kẽ của tinh hoàn.
B. Ống dẫn tinh.
C. Ống sinh tinh.
D. Mào tinh hoàn.
E. Tuyến tiền liệt.
C
* Vai trò testosteron trong thời kỳ bào thai:
A. Tạo feedback âm điều hoà bài tiết testosteron.
B. Kích thích ống Wolf phát triển thành đường sinh dục nam.
C. Biệt hoá tinh trùng giai đoạn cuối.
D. Làm xuất hiện đặc tính sinh dục thứ phát.
E. Dinh dưỡng thai.
B
* Tác dụng chính của testosteron sau dậy thì:
A. Phát triển cơ quan sinh dục.
B. Thúc đẩy biệt hoá tinh trùng giai đoạn cuối.
C. Thúc đẩy biệt hoá tinh trùng giai đoạn đầu.
D. Đưa tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu.
E. Làm xuất hiện và duy trì đặc tính sinh dục nam thứ phát.
E
* Hormon nào điều hoà bài tiết testosteron sau dậy thì:
A. HCG.
B. FSH.
C. LH.
D. Prolactin.
E. Progesteron.
C
* Hormon điều hoà sản sinh tinh trùng:
A. FSH.
B. LH.
C. GnRH.
D. Inhibin.
D
* Tế bào Sertoli có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tinh trùng do có các tác dụng sau, trừ:
A. Bài tiết inhibin có tác dụng kích thích tuyến yên bài tiết FSH.
B. Bài tiết các chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình sản sinh tinh trùng.
C. Sản xuất ra một protein có có khả năng gắn và vận chuyển testosteron vào lòng ống sinh tinh.
D. Tạo thành sườn chống đỡ cho các tế bào dòng tinh và tránh sự xâm nhập của các kháng thể vào ống sinh tinh.
A
* Các hormon sau đây ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng, trừ:
A. LH.
B. FSH.Testosteron.
C. GH
D. T3 - T4
D
* Sản sinh tinh trùng: Tinh nguyên bào nhóm A phân chia 2 lần tạo thành 8 tinh nguyên bào nhóm B.
A. đúng
B. sai
B
* Sản sinh tinh trùng: Tinh nguyên bào nhóm A phân chia giảm nhiễm để thành tinh nguyên bào nhóm B.
A. đúng
B. sai
B
* Sản sinh tinh trùng: Tinh bào I được tạo thành từ tinh nguyên bào nhóm B.
A. đúng
B. sai
A
* Sản sinh tinh trùng: Từ tinh bào I thành tinh bào II có hiện tượng phân chia giảm nhiễm.
A. đúng
B. sai
A
* Sản sinh tinh trùng: Quá trình phân chia từ tinh bào II thành tinh trùng là quá trình phân chia giảm nhiễm.
A. đúng
B. sai
B
* Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: FSH kích thích phát triển ống sinh tinh.
A. đúng
B. sai
A
* Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: LH kích thích sản sinh tinh trùng ở giai đoạn đầu.
A. đúng
B. sai
B
* Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: FSH kích thích tế bào Sertoli bài tiết chất dinh dưỡng cho tế bào dòng tinh.
A. đúng
B. sai
A
* Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: Testosteron cần cho sự phát triển và phân chia tinh nguyên bào để tạo tinh trùng.
A. đúng
B. sai
A
* Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: Inhibin làm tăng sản sinh tinh trùng.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt: Túi tinh chỉ là nơi chứa đựng tinh trùng.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt: Túi tinh bài tiết dịch quánh chứa chất dinh dưỡng.
A. đúng
B. sai
A
* Chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt: Túi tinh đổ dịch vào ống phóng tinh trong giai đoạn phóng tinh.
A. đúng
B. sai
A
* Chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt bài tiết dịch có độ pH acid.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt bài tiết dịch chứa men đông đặc và tiền fibrinolysin.
A. đúng
B. sai
A
* Tinh trùng di chuyển vào đường sinh dục nữ nhờ: Dịch chứa men đông đặc tiết từ tuyến tiền liệt để giữ tinh trùng tập trung quanh cổ tử cung.
A. đúng
B. sai
A
* Tinh trùng di chuyển vào đường sinh dục nữ nhờ: Prostaglandin có trong dịch tuyến tiền liệt làm tăng nhu động tử cung và vòi tử cung.
A. đúng
B. sai
B (prostaglandin từ túi tinh)
* Tinh trùng di chuyển vào đường sinh dục nữ nhờ: pH kiềm của dịch tuyến tiền liệt làm trung hoà dịch acid của âm đạo.
A. đúng
B. sai
A
* Tinh trùng di chuyển vào đường sinh dục nữ nhờ: Fibrinolysin của tuyến tiền liệt làm tiêu fibrinogen làm dịch loãng ra và tinh trùng hoạt động trở lại.
A. đúng
B. sai
A
* Tinh trùng di chuyển vào đường sinh dục nữ nhờ chất dinh dưỡng từ dịch tuyến tiền liệt.
A. đúng
B. sai
B
* Những biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục nữ: Trở nên hoạt động mạnh hơn.
A. đúng
B. sai
A
* Những biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục nữ: Mất các lớp cholesterol bọc cực đầu.
A. đúng
B. sai
A
* Những biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục nữ: Phần cổ tinh trùng giải phóng enzym hyaluronidase.
A. đúng
B. sai
B
* Những biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục nữ: Ion calci thấm qua màng của phần cổ tinh trùng.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng sản xuất tinh trùng: FSH có tác dụng điều hoà sản sinh tinh trùng.
A. đúng
B. sai
A
* Chức năng sản xuất tinh trùng: Tế bào Leydig vừa có khả năng dinh dưỡng tinh trùng vừa có khả năng bài tiết testosteron.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng sản xuất tinh trùng: Cả chất lượng và số lượng tinh trùng đều có ý nghĩa quyết định trong thụ thai.
A. đúng
B. sai
A
* Chức năng sản xuất tinh trùng: Thân nhiệt bình thường (36,8oC) là điều kiện tối thuận cho quá trình tạo tinh trùng.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng sản xuất tinh trùng: Testosteron là hormon duy nhất ảnh hưởng tới sự biệt hoá tinh trùng.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: Bình thường mỗi lần xuất tinh chứa 35- 200 triệu tinh trùng.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: LH có tác dụng chính trong điều hoà sinh sản tinh trùng.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: Thể tích tinh dịch mỗi lần xuất tinh là 2-3 ml.
A. đúng
B. sai
A
* Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: Tế bào mầm của ống sinh tinh được biệt hoá thành tinh trùng từ cuối thời kỳ bào thai.
A. đúng
B. sai
B
* Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: Tế bào Sertoli vừa có tác dụng dinh dưỡng tinh trùng vừa có tác dụng bài tiết inhibin để điều hoà sản sinh tinh trùng.
A. đúng
B. sai
A
* Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: Vùng dưới đồi ở nam giới không có hai trung tâm điều hoà chức năng sinh sản.
A. đúng
B. sai
A
* Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: HCG có tác dụng kích thích tế bào Leydig tiết progesteron từ tuổi dậy thì.
A. đúng
B. sai
B
* Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: GnRH có tác dụng gián tiếp điều hoà bài tiết testosteron trong thời kỳ bào thai.
A. đúng
B. sai
B
* Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: Testosteron cũng có tác dụng điều hoà bài tiết testosteron.
A. đúng
B. sai
A
* Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: LH của tiền yên có tác dụng chính điều hoà bài tiết của tế bào Leydig.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của testosteron: Testosteron được bài tiết trong thời kỳ bào thai có tác dụng đưa tinh hoàn xuống bìu.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của testosteron: Hiện tượng trứng cá ở nam và nữ lúc dậy thì là do tăng bài tiết androgen.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của testosteron: Testosteron do tế bào kẽ bài tiết từ tuổi dậy thì có tác dụng biệt hoá phương thức điều hoà chức năng sinh sản.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của testosteron: Làm xuất hiện và duy trì đặc tính sinh dục thứ phát từ tuổi sơ sinh.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của testosteron: Tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng.
A. đúng
B. sai
A
* Các tác dụng sau đây đều là của HCG, trừ:
A. Dinh dưỡng hoàng thể trong 4 tháng đầu của thời kỳ có thai.
B. Kích thích hoàng thể sản xuất estrogen và progesteron.
C. Kích thích buồng trứng thai nhi bài tiết estrogen.
D. Kích thích tinh hoàn thai nhi bài tiết testosteron.
C
* HCG được bài tiết:
A. Từ lúc trứng được thụ tinh, nồng độ tăng dần và cao nhất vào tháng cuối rồi giảm trước khi đẻ.
B. Từ ngày thứ 8 kể từ ngày rụng trứng, nồng độ tăng dần, cao nhất vào tháng thứ 2-3 sau đó giảm dần cho đến khi đẻ.
C. Từ ngày thứ 8 kể từ ngày rụng trứng, nồng độ tăng dần, cao nhất vào tháng thứ 4-5 sau đó giảm dần cho đến khi đẻ.
D. Từ ngày thứ 8 kể từ ngày rụng trứng, nồng độ tăng dần, cao nhất vào tháng thứ 2-3 sau đó giảm dần đến tháng thứ 4-5 nồng độ còn rất thấp và mất đi ít ngày trước khi đẻ.
D
* Đặt dụng cụ tử cung có tác dụng tránh thai vì các tác dụng sau đây, trừ:
A. Tập trung bạch cầu để thực bào trứng đã thụ tinh.
B. Kích thích sản xuất prostaglandin làm tăng co bóp cơ tử cung và vòi tử cung do đó ngăn cản trứng đã thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung.
C. Kích thích sản xuất prostaglandin làm tăng co bóp cơ tử cung do đó trứng không gắn được vào tử cung và bị đẩy ra ngoài.
D. Có vật lạ làm thay đổi cấu trúc- chức năng của niêm mạc tử cung do đó niêm mạc tử cung không chấp nhận trứng làm tổ.
E. Gây hiện tượng viêm teo niêm mạc tử cung do ion đồng khuếch tán vào niêm mạc tử cung.
B
* Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein là:
A. Tăng tổng hợp DNA ở các mô của cơ thể.
B. Tăng quá trình sao chép RNAm ở các mô của cơ thể.
C. Tăng tổng hợp protein ở các mô của cơ thể.
D. Tăng tổng hợp protein ở một số cơ quan đích.
D
* Estrogen làm phát triển cơ quan sinh dục từ:
A. Thời kỳ bào thai.
B. Sau khi sinh đến tuổi trưởng thành.
C. Tuổi dậy thì đến mãn kinh.
D. Tuổi dậy thì và khi có thai.
C
* Sau đây là các tác dụng của estrogen lên cơ tử cung, trừ:
A. Tăng co bóp cơ tử cung.
B. Tăng hàm lượng actomyosin ở cơ tử cung.
C. Tăng lưu lượng máu đến cơ tử cung.
D. Giảm tính nhậy cảm của cơ tử cung với oxytocin.
D
* Estrogen là một steroid có:
A. 17 carbon.
B. 18 carbon.
C. 19 carbon.
D. 21 carbon.
B
* Tác dụng của estrogen trên xương là:
A. Tăng hoạt tính của huỷ cốt bào.
B. Tăng hoạt tính của tạo cốt bào.
C. Tăng nồng độ ion Ca++ trong máu.
D. Tăng hấp thu ion Ca++ ở ruột.
B
* Tác dụng của estrogen trên tuyến vú:
A. Phát triển hệ thống ống tuyến.
B. Phát triển mô đệm và lớp mỡ.
C. Phát triển bọc tuyến.
D. A+B.
E. A+B+C.
D
* Tác dụng của estrogen lên tuyến cổ tử cung làm tăng bài tiết:
A. Dịch nhày kiềm.
B. Dịch nhày loãng, mỏng.
C. Dịch nhày quánh, kiềm.
D. Dịch nhày loãng, kiềm.
B
* Receptor tiếp nhận estrogen nằm ở:
A. Trên màng tế bào đích.
B. Trong bào tương.
C. Trên màng nhân.
D. Trên chuỗi DNA.
B
* Cơ chế tác dụng của estrogen tại tế bào đích là:
A. Hoạt hoá adenylcyclase.
B. Hoạt hoá phospholipase C.
C. Hoạt hoá kênh Ca++.
D. Hoạt hoá sao chép RNAm.
D
* Hormon có tác dụng kích thích trực tiếp bài tiết estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt là:
A. FSH.
B. LH.
C. HCG.
D. GnRH.
B
* Bản chất hoá học của progesteron là steroid có:
A. 17 carbon.
B. 18 carbon.
C. 19 carbon.
D. 21 carbon.
D
* Progesteron là hormon dưỡng thai vì:
A. Kích thích tuyến phát triển dài và sát gần nhau.
B. Kích thích mạch máu phát triển dài, xoắn.
C. Kích thích bài tiết niêm dịch và glycogen.
D. Có khả năng gây phản ứng màng rụng.
E. A+B+C+D.
E
* Tác dụng của progesteron lên tuyến vú:
A. Phát triển ống tuyến vú.
B. Phát triển nang tuyến, thuỳ tuyến.
C. Phát triển mô đệm.
D. Phát triển mô mỡ.
E. Phát triển ống tuyến, nang tuyến.
B
* Progesteron có các tác dụng sau đây, trừ:
A. Tăng thoái hoá protein.
B. Tăng thân nhiệt.
C. Tăng tổng hợp lipid.
D. Tăng tái hấp thu ion Na+ ở ống lượn xa khi nồng độ cao.
C
* Tác dụng của progesteron lên cổ tử cung:
A. Tăng bài tiết dịch nhày loãng, mỏng.
B. Tăng bài tiết dịch nhày kiềm.
C. Tăng bài tiết dịch nhày quánh.
D. Tăng bài tiết dịch nhày quánh, dày.
D
* Ở người phụ nữ bình thường, nơi bài tiết progesteron chủ yếu là:
A. Nang noãn.
B. Hoàng thể.
C. Rau thai.
D. Vỏ thượng thận.
B
* Trong chu kỳ kinh nguyệt hormon trực tiếp kích thích bài tiết progesteron là:
A. GnRH.
B. HCG.
C. FSH.
D. LH.
D
* Độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ bình thường là:
A. 25-28 ngày.
B. 25-30 ngày.
C. 28-30 ngày.
D. 28-32 ngày.
C
* Chu kỳ kinh nguyệt 35 ngày thì noãn sẽ được phóng vào ngày thứ:
A. 14.
B. 16.
C. 18.
D. 21.
D
* Trước lúc phóng noãn nồng độ các hormon đều tăng cao, trừ:
A. Estrogen.
B. Progesteron.
C. FSH.
D. LH.
B
* Cơ chế dậy thì:
A. Vùng dưới đồi và tuyến yên phát triển hoàn thiện và có khả năng bài tiết hormon.
B. Tuyến sinh dục và tuyến yên có các receptor để tiếp nhận hormon tuyến yên và vùng dưới đồi.
C. Hệ limbic trưởng thành có khả năng kích thích vùng dưới đồi bài tiết GnRH và phát động hoạt động của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục.
D. Vùng dưới đồi giảm tính nhậy cảm với tác dụng ức chế của hormon sinh dục do tuyến thượng thận bài tiết.
C
* Dấu hiện thể hiện dậy thì hoàn toàn ở nữ là:
A. Tuyến vú phát triển.
B. Lớn nhanh.
C. Kinh nguyệt.
D. Mọc lông mu, lông nách.
C
* Dấu hiệu chính thể hiện thời kỳ mãn kinh là:
A. Hết kinh nguyệt.
B. Teo tuyến vú.
C. Loãng xương.
D. Tính tình thay đổi.
A
* Dấu hiệu thể hiện tuổi dậy thì bắt đầu ở nữ là:
A. Lớn nhanh.
B. Tuyến vú bắt đầu phát triển.
C. Mọc lông nách, lông mu.
D. Kinh nguyệt.
B
* Chẩn đoán có thai dựa vào sự xuất hiện của:
A. Relaxin.
B. HCS.
C. HCG.
D. Progesteron.
E. Estrogen.
C
* Các biện pháp tránh thai sau đây đều là biện pháp tạm thời, trừ:
A. Bao cao su.
B. Thắt ống dẫn trứng.
C. Thuốc tránh thai.
D. Dụng cụ tử cung.
B
* Biện pháp tránh thai can thiệp vào giai đoạn làm tổ của trứng đã thụ tinh là:
A. Thuốc tránh thai dạng viên kết hợp.
B. Viên prostaglandin đặt tại âm đạo.
C. Dụng cụ tử cung.
D. Nạo thai.
C
* Sự hình thành và hoàn thiện về giới tính của thai phụ thuộc vào các yếu tố sau, trừ:
A. Nhiễm sẵc thể giới tính của noãn.
B. Nhiễm sắc thể giới tính của tinh trùng.
C. Sự kết hợp giữa nhiễm sắc thể giới tính của noãn và tinh trùng.
D. Sự có mặt của testosteron trong máu của bào thai 7 - 8 tuần tuổi.
A
* Estrogen được bài tiết chủ yếu từ:
A. Tế bào lớp cầu của tuyến thượng thận.
B. Tế bào ở nang noãn chưa phát triển.
C. Tế bào hạt lớp áo trong của nang noãn và hoàng thể.
D. Tế bào tuyến kẽ của tinh hoàn.
C
* Mô bài tiết progesteron chủ yếu là:
A. Nang noãn.
B. Hoàng thể.
C. Tinh hoàn.
D. Lớp lưới của vỏ thượng thận.
B
* Estrogen có tác dụng:
A. Kích thích tuyến niêm mạc tử cung bài tiết niêm dịch.
B. Làm xuất hiện trứng cá lúc dậy thì.
C. Phát triển tầm vóc và đặc tính sinh dục thứ phát.
D. Phát triển nang tuyến vú.
C
* Progesteron có tác dụng:
A. Tăng kích thước tử cung.
B. Phát triển lớp niêm mạc nền của tử cung.
C. Làm giảm co bóp cơ tử cung đang mang thai.
D. Phát triển hệ thống ống dẫn sữa.
C
* Hormon kích thích bài tiết estrogen:
A. FSH.
B. Relaxin.
C. Prolactin.
D. LH.
D
* Sự thụ tinh xảy ra tại:
A. Buồng tử cung.
B. Sừng tử cung.
C. 1/3 ngoài ống dẫn trứng.
D. 1/3 trong ống dẫn trứng.
C
* Rau thai bài tiết hormon:
A. LH.
B. HCG.
C. Gonadotropin.
D. Oxytocin.
E. Testosteron.
B
* Các hormon sau đây đều do rau thai bài tiết, trừ:
A. Estrogen
B. Progesteron
C. HCG
D. Gonadotropin.
D
* Nguyên lý chẩn đoán thai là tìm:
A. LH trong máu và nước tiểu.
B. FSH trong máu và nước tiểu.
C. HCG trong máu và nước tiểu.
D. Prolactin trong máu và nước tiểu.
C
* Hormon có tác dụng tới hoạt động của tuyến vú:
A. Estrogen.
B. Testosteron.
C. Progesteron.
D. Prolactin.
E. HCG.
D
* Progesteron là hormon dưỡng thai vì:
A. Phát triển niêm mạc tử cung trong phù hợp để trứng đã thụ tinh dễ làm tổ ở niêm mạc tử cung.
B. Phát triển mạch máu do đó làm tăng lượng máu đến nuôi thai.
C. Giảm co bóp cơ tử cung.
D. Bài tiết dịch có nhiều chất dinh dưỡng nuôi thai.
C
* Estrogen có tác dụng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt:
A. Tạo feedback dương dẫn tới chín và phóng noãn.
B. Làm giảm co bóp cơ tử cung.
C. Tái tạo và phát triển lớp niêm mạc nền tử cung.
D. Gây hiện tượng tăng thân nhiệt.
A
* Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
A. Uống progesteron để ngăn cản phóng noãn.
B. Tiêm progesteron để ngăn cản biệt hoá tinh trùng.
C. Giao hợp tránh xa ngày rụng trứng.
D. Ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
E. Thắt (cắt) ống dẫn trứng hay ống dẫn tinh.
D
* Estrogen được bài tiết từ: Buồng trứng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt (CKKN).
A. đúng
B. sai
A
* Estrogen được bài tiết từ: Noãn nang trong suốt CKKN.
A. đúng
B. sai
B
* Estrogen được bài tiết từ: Hoàng thể trong suốt CKKN.
A. đúng
B. sai
B
* Estrogen được bài tiết từ: Lớp áo trong của noãn nang trong nửa đầu CKKN.
A. đúng
B. sai
A
* Estrogen được bài tiết từ: Hoàng thể trong nửa sau CKKN.
A. đúng
B. sai
A
* Progesteron được bài tiết với lượng cao từ: Buồng trứng trong suốt CKKN.
A. đúng
B. sai
B
* Progesteron được bài tiết với lượng cao từ: Tuyến thượng thận.
A. đúng
B. sai
B
* Progesteron được bài tiết với lượng cao từ: Lớp áo trong của noãn nang và hoàng thể.
A. đúng
B. sai
B
* Progesteron được bài tiết với lượng cao từ: Hoàng thể ở nửa sau CKKN.
A. đúng
B. sai
A
* Progesteron được bài tiết với lượng cao từ rau thai trong thời kỳ có thai.
A. đúng
B. sai
A
* Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progesteron với lượng cao ngay từ những ngày đầu và duy trì nồng độ đó cho tới lúc sinh.
A. đúng
B. sai
B
* Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progesteron với lượng tăng dần và cao nhất vào tháng thứ 9.
A. đúng
B. sai
B
* Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progesteron ngay từ tuần thứ nhất tuổi thai và lượng bài tiết tăng dần cho tới ngày sinh.
A. đúng
B. sai
B
* Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progesteron từ tháng thứ 4 với lượng tăng dần và cao nhất vào tháng thứ 9.
A. đúng
B. sai
B
* Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progestreron từ tháng thứ 4 với lượng tăng dần, cao nhất vào tháng thứ 9, gần đến ngày sinh lượng progesteron giảm trước.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển các cơ quan sinh dục trong thời kỳ bào thai.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển các cơ quan sinh dục trong thời kỳ sau khi sinh đến tuổi trưởng thành.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển cơ quan sinh dục từ tuổi dậy thì đến hết đời.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển cơ quan sinh dục trong thời kỳ dậy thì.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển cơ quan sinh dục trong thời kỳ có thai.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen lên tử cung: Phát triển niêm mạc tử cung trong nửa đầu CKKN.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen lên tử cung: Làm cho động mạch xoắn phát triển ngoằn nghoèo.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen lên tử cung: Làm cho các tuyến niêm mạc tử cung bài tiết.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen lên tử cung: Làm co cơ tử cung.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen lên tử cung: Làm dày cơ tử cung khi mang thai.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng tổng hợp DNA ở tất cả các mô.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng quá trình sao chép RNAm ở tất cả các mô.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng tổng hợp protein ở tử cung, vú, khung xương.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng tổng hợp protein ở một số cơ quan đặc hiệu.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng tổng hợp protein ở toàn thân.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng hoạt tính của huỷ cốt bào.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng hoạt tính của tạo cốt bào.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng nồng độ ion Ca++ trong máu.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng lắng đọng calci ở xương.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng hấp thu calci ở ruột.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Phát triển ống tuyến vú.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Phát triển mô đệm và lớp mỡ.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Phát triển bọc tuyến vú.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Gây bài tiết sữa.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Gây bài xuất sữa.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen trên tử cung: Phát triển cơ tử cung trong CKKN.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen trên tử cung: Phát triển cơ tử cung khi có thai.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen trên tử cung: Tăng lượng máu đến tử cung.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của estrogen trên tử cung: Giảm co bóp cơ tử cung khi mang thai.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của estrogen trên tử cung: Giảm tính nhậy cảm của cơ tử cung với oxytocin.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của progesteron lên tử cung: Phát triển niêm mạc tử cung trong suốt CKKN.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của progesteron lên tử cung: Bài tiết niêm dịch và glycogen trong suốt CKKN.
A. đúng
B. sai
B
* Tác dụng của progesteron lên tử cung: Phát triển tuyến niêm mạc dài ra và ngoằn nghoèo.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của progesteron lên tử cung: Bài tiết niêm dịch và glycogen trong nửa sau CKKN.
A. đúng
B. sai
A
* Tác dụng của progesteron lên tử cung: Gây phản ứng màng rụng ở niêm mạc.
A. đúng
B. sai
A