2018-03-10

test răng hàm mặt HMU - đa khoa


Phương pháp giáo dục nha khoa được lựa chọn tùy thuộc vào:
a. mục đích cần giáo dục
b. đối tượng được giáo dục
c. lứa tuổi cần giao dục
d. trình độ văn hóa
e. tín ngưỡng tôn giáo
f. tất cả các yếu tố trên
f

ai làm công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng ban dầu:
a. mọi người dân
b. cán bộ y tế cơ sở
c. bác sĩ nha khoa tuyến tỉnh
d. tất cả các đối tượng trên
a

nhân viên làm công tác giáo dục nha khoa là:
a. nha sĩ
b. cán sự nha
c. giáo viên
d. các nhân viên y tế khác
e. tất cả các đối tượng trên
e

Triệu chứng chính của u lợi xơ kẽ răng 44/45 là:
a. u nhẵn, màu đỏ, chảy máu
b. u màu đỏ, chắc, không chảy máu
c. u chảy máu, nhẵn, không có cuống
d. u màu hồng nhạt, chắc, có cuống
d

Triệu chứng chính của u bạch mạch thể đơn giản ở vùng mang tai:
a. da đỏ, mềm, ranh giới không rõ
b. da bình thường, mềm, ranh giới không rõ, hay nhiễm trùng phụ
c. nhiễm trùng phụ, bóp xẹp, mềm, ranh giới không rõ
d. mềm, da bình thường, không nhiễm trùng phụ
b

Triệu chứng của bệnh cần hỏi bệnh nhân có viêm nhiễm vùng hàm mặt nghi ngờ do răng:
a. bệnh viêm tủy không hồi phục
b. viêm quanh cuống răng mạn tính
c. viêm quanh cuống răng cấp tính
d. viêm quanh răng
b

nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm nhiễm vùng hàm mặt:
a. bệnh lý cấp tính quanh răng
b. chấn thương rách phần mềm
c. chấn thương gãy xương
d. bệnh lý tuyến nước bọt
c

theo IM. Friedman (1973) u máu vùng đầu mặt cổ / u máu toàn thân:
a. 20/80
b. 30/70
c. 40/60
d. 50/50
d

triệu chứng đúng nhất của gãy cổ lồi cầu một bên:
a. chảy máu lỗ tai, đau chói, hàm lệch về bên đau
b. hõm chảo rỗng, hàm dưới đưa ra trước, không ngậm được miệng
c. hàm dưới lệch sang bên không đau, hõm chảo rộng, hạn chế há miệng
d. đau chói, cử động lồi cầu giảm, hàm lệch về bên đau.
d

đặc điểm sai của gãy xương hàm trên:
a. gãy ngang nhiều hơn gãy dọc
b. chảy máu nhiều, phù nề lớn, liền xương nhanh
c. thường liên quan đến chấn thương sọ não, mắt, tai mũi họng
d. khả năng chống nhiễm khuẩn kém vì nhiều hốc tự nhiên
d

cấu tạo lợi gồm:
a. bờ lợi
b. nhú lợi
c. lợi dính
d. cả 3 thành phần trên
d

số lượng răng sữa ở trẻ em được tính theo công thức 6/4 có nghĩa là:
a. trẻ 6 tháng mọc 4 răng sữa
b. trẻ 4 tháng mọc 6 răng sữa
c. số răng sữa của trẻ = số tháng tuổi - 4
d. trẻ mọc 4 răng sữa cứ mỗi 6 tháng tuổi.
d

men răng dày nhất ở:
a. cổ răng
b. núm răng
c. rãnh nhai
d. mặt bên thân răng
b

triệu chứng chính của u máu:
a. da đỏ, chắc, bẩm sinh
b. bẩm sinh, chắc, bóp xẹp
c. bẩm sinh, da đỏ, bóp xẹp
d. mềm, da bình thường, bẩm sinh
c

tổn thương của khe hở tiên phát toàn bộ:
a. cơ vòng môi tách toàn bộ, cánh mũi không biến dạng, răng bình thường
b. cơ vòng môi tách toàn bộ, cánh mũi bè, khe hở cung hàm răng qua răng 51/52
c. cánh mũi bè, cơ vòng môi tách một phần, khe hở cung hàm qua răng 52/53
d. cung hàm tách qua kẽ răng 52/53, cơ vòng môi tách toàn bộ, cánh mũi bè
b

dấu hiệu khác biệt giữa sâu ngà sâu với sâu ngà nông là:
a. chỉ buốt khi có kích thích
b. thử lạnh
c. lỗ sâu rộng
d. chiều sâu, lỗ sâu
d

bệnh hay gặp nhất ở trẻ bị khe hở môi + vòm miệng là:
a. suy dinh dưỡng
b. nhiễm trùng đường hô hấp trên
c. thông liên thất
d. rối loạn tiêu hóa
b

dấu hiệu cơ năng chung cho sâu ngà là:
a. buốt răng khi hít gió
b. buốt sau kích thích còn buốt thoáng qua
c. chỉ buốt khi có kích thích lạnh, chua, ngọt
d. buốt răng khi ăn nóng lạnh.
c

viêm quanh răng ở bệnh nhân HIV có đặc điểm:
a. xung huyết và loét lợi, đau
b. dây chằng bị phá hủy nhanh
c. túi quanh răng không sâu
d. răng lung lay nhiều
e. tất cả các tếu tố trên
e

dấu hiệu cơ năng chung cho tủy viêm:
a. chỉ buốt khi có kích thích
b. có cơn đau kéo dài
c. sau kích thích còn buốt 3 - 5 phút
d. cơn đau tự nhiên dữ dội > 15 phút
e. sau kích thích còn buốt hoặc có cơn đau tự nhiên
e

phát hiện phương pháp điều trị viêm lợi cấp nào không đúng:
a. thuốc toàn thân: kháng sinh và giảm đau
b. lấy cao răng và mảng bám ngay
c. bơm rửa tại chỗ bằng nước oxy già
d. chấm thuốc làm săn niêm mạc vào lợi
e. súc miệng chlorhexidine gluconate 0.12%
b

Triệu chứng lâm sàng không phải của viêm lợi cấp:
a. sưng
b. đau
c. chảy máu khi thăm và chảy máu tự nhiên
d. sốt cao co giật
e. sốt nhẹ đến trung bình
f. có dịch rỉ viêm
g. vệ sinh răng miệng tốt, miệng sạch và không hôi
d

chọn một câu đúng nhất trong phòng bệnh viêm lợi dưới đây:
a. luôn chăm sóc răng miệng tốt, đặc biệt là chải răng đúng kỹ thuật
b. súc miệng dung dịch chlorhexidine gluconate 0.12%
c. đi chữa kịp thời khi bị viêm
d. khám định kỳ 6 tháng/lần
e. tất cả các ý trên đều đúng
e

chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (CPITN)
a. thường hay sử dụng nhất
b. rất ít khi sử dụng
c. không sử dụng
d. các ý trên đều sai
a

men răng bình thường có màu:
a. trắng xanh
b. trắng ngà
c. trắng trong
d. xám
c

việc phải làm trước tiên khi bệnh nhân bị xỉu:
a. xoa cồn 90 o vào mặt, trán, thái dương, hai bên cổ
b. theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, sắc mặt
c. để bệnh nhân nằm đầu thấp, nơi thoáng
d. giật tóc mai, day nhân trung, gọi tên bệnh nhân
c

chỉ số nhu cầu điều trị đánh giá:
a. tình trạng viêm ở lợi
b. độ sâu của túi quanh răng
c. cao răng trên và dưới lợi
d. tất cả đều đúng
d

việc làm đúng nhất nếu máu chảy kéo dài từ ổ răng:
a. dùng chỉ catgut loại 3/0 khâu lại
b. nhét gạc thật chặt trên ổ răng rồi cho bệnh nhân cắn chặt 30 phút
c. cho thuốc cầm máu
d. kiểm tra kỹ để loại trừ mảnh vụn, xương ổ răng, mảnh chân răng, tổ chức hạt sót lại
d

răng mọc gây biến chứng viêm nhiễm vùng hàm mặt nhiều nhất:
a. răng sữa
b. răng số 6
c. răng khôn hàm trên
d. răng khôn hàm dưới
d

dấu hiệu đau đặc trưng nhất của dây V:
a. đau tự nhiên thành cơn, đau nhiều ban đêm
b. đau dữ dội nửa mặt, như điện giật, dao đâm, thời gian ngắn 15 giây - 1 phút
c. đau liên tục không thành cơn, dõ dọc đau tăng
d. đau khi ăn nóng lạnh, chua ngọt, hết kích thích hết đau
b

tổn thương không gây viêm nhiễm vùng hàm mặt:
a. viêm tủy răng không hồi phục
b. tủy răng hoại tử (chết)
c. viêm quanh cuống răng cấp tính
d. viêm quanh cuống răng mạn tính
a

d/s. phân biệt răng sữa với răng vĩnh viễn: thân răng sữa có chiều cao thân răng lớn hơn chiều ngoài trong thân răng. s

chống chỉ định nhổ răng trong trường hợp sau:
a. bệnh nhân > 60 tuổi
b. bệnh nhân có bệnh tâm thần
c. trẻ em dưới 6 tuổi
d. bệnh nhân đang chạy tia vùng hàm mặt
e. tất cả các trường hợp trên
d

người tiếp xúc nhiều với yếu tố nào dễ gây sâu răng:
a. kẹo, đường
b. tia x quang
c. acid
d. tất cả các trường hợp trên
d

u men thể nang gặp nhiều ở lứa tuổi:
a. thiếu niên
b. thanh niên
c. trung niên
d. người già
c

nguyên nhân hay gặp của bệnh vùng cuống là:
a. chấn thương
b. tủy hoại tử
c. viêm quanh răng
d. do thuốc
b

việc cần làm ngay khi bệnh nhân bị ngừng thở, ngừng tim:
a. dùng thuốc adrenaline và hydrocortisone
b. hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực
c. theo dõi phản xạ đồng tử trong suốt quá trình cấp cứu
d. theo dõi động mạch khoảng 2 phút 1 lần
b

triệu chứng nào sau đây không phải tai biến do mọc răng sữa gây ra:
a. tiêu chảy
b. sốt
c. viêm xoang
d. viêm lợi
c

tai biến hay gặp do mọc răng sữa:
a. viêm lợi, rối loạn tiêu hóa, sốt cao
b. viêm quanh răng
c. tưa lưỡi
d. tất cả các tai biến trên
a

việc làm đúng nhất khi có chảy máu kéo dài từ niêm mạc hoặc màng xương:
a. khâu lại bằng chỉ catgut loại 3 số 0
b. dùng cây dóc xương tách mảnh xương gãy rời khỏi niêm mạc rồi lấy đi
c. nạo ổ răng rồi nhét gelaspon
d. nạo sạch ổ răng rồi nhét bấc iodoform
a

dấu hiệu dể chẩn đoán phân biệt VQC3 với T3 trên lâm sàng:
a. đổi màu răng
b. thử tủy (-)
c. lỗ rò ở lợi
d. lỗ sâu vào buồng tủy
e. không đau
c

tổn thương gây viêm nhiễm vùng hàm mặt nhiều nhất:
a. viêm quanh cuống răng
b. viêm tủy răng
c. viêm quanh răng giai đoạn IV
d. u nang chân răng nhiễm khuẩn
a

tai nạn gây chấn thương hàm mặt nhiều nhất ở Việt Nam là:
a. giao thông
b. lao động
c. sinh hoạt
d. các nguyên nhân khác
a

tỷ lệ viêm lợi đúng trong dịch tễ học là:
a. < 50%
b. > 50%
c. 70 - 90%
d. 100%
c

mảng bám răng là:
a. mảng glycoprotein
b. mảng vi khuẩn
c. mảng bựa răng
d. mảng glycoprotein và các loại vi khuẩn ký sinh
d

việc cần làm ngay tại nơi xảy ra tai nạn khi bệnh nhân khó thở do dị vật:
a. móc họng
b. hút đờm dãi, đặt bệnh nhân nằm nghiêng
c. đặt bệnh nhân nằm nghiêng
d. móc họng, đặt bệnh nhân nằm nghiêng
d

nguyên nhân gây viêm tủy hay gặp nhất là:
a. sang chấn
b. lõm hình chêm
c. sâu răng
d. sang chấn
e. viêm quanh răng
c

thiếu vi chất nào ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức cứng của răng:
a. sắt
b. kẽm
c. fluor
d. iod
c

viêm lợi cấp khác viêm lợi mạn là:
a. sốt
b. đau khi ăn nhai và đau tự nhiên
c. chảy máu khi kích thích và chảy máu tự nhiên
d. miệng bẩn và hôi
e. tất cả các ý trên đều đúng
e

tổn thương bạch sản lông do tác nhân gây bệnh nào:
a. Streptococcus mutans
b. trực khuẩn Gram (+)
c. nấm
d. Epstein-Barr Virus
d

chỉ số vệ sinh miệng đơn giản cần khám phát hiện cao răng và mảng bám răng ở:
a. tất cả các răng có trên hàm
b. khám 4 răng đại diện: 16, 26, 36, 46
c. khám 6 răng đại diện: 16, 21, 24, 36, 41, 44
d. tất cả các ý trên đều sai
c

hiệu quả phòng bệnh sâu răng bằng phương pháp chải răng phụ thuộc vào:
a. phương pháp chải răng, bàn chải và thuốc đánh răng phù hợp
b. số lần chải răng, thời gian mỗi lần chải
c. thời điểm chải răng trong ngày
d. tất cả các yếu tố trên
d

tỷ lệ khe hở môi + vòm miệng / tổng số sinh ở Việt Nam là:
a. 1/665
b. 1/700
c. 1/954
d. 1/1000
d

phương pháp chải răng có tác dụng làm sạch mảng bám răng ở tất cả các mặt răng và xoa nắn lợi:
a. phương pháp chải ngang
b. phương pháp Bass
c. phương pháp chải xoay tròn
d. phương pháp Charter
a

theo Dimitrieva, những yếu tố tác động đến thời kỳ mang thai:
a. ngoại lai + di truyền
b. vật lý + hóa học
c. nhiễm trùng + di truyền
d. ngoại lai + nội tại
d

cách phân loại khe hở môi + vòm miệng hiện nay đang dùng là:
a. khe hở toàn bộ, không toàn bộ
b. chia theo độ
c. theo phôi thai học
d. theo vị trí
c

d/s. phân biệt răng sữa với răng vĩnh viễn: cổ răng sữa thắt lại không rõ ràng. s

d/s. phân biệt răng sữa với răng vĩnh viễn: chân răng sữa ngắn và mảnh hơn chân răng vĩnh viễn (so sánh với tỷ lệ thân răng). s

d/s. phân biệt răng sữa với răng vĩnh viễn: các núm rãnh trên rìa cắn, mặt nhai của răng vĩnh viễn rõ ràng, sắc nét hơn so với răng sữa. d

d/s. xử trí vết thương phần mềm vùng hàm mặt: làm sạch => cắt lọc => cầm máu => đóng vết thương. d

biến chứng gặp phải khi mọc răng 8 hàm dưới (răng hàm lớn thứ 3 hàm dưới):
a. trường hợp nhẹ có thể gây viêm nhiễm miệng, sàn miệng, viêm hạch, viêm mô tế bào
b. trường hợp nặng có thể gây sốt cao kéo dài, viêm mô tế bào, viêm xương tủy hàm, viêm tấy lan tỏa
c. trường hợp nặng có thể gây hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân và dẫn đến tử vong
d. trường hợp nhẹ có thể gây sốt nhẹ, tăng tiết nước bọt, há ngậm miệng bình thường, viêm nhiễm miệng, sàn miệng
c

hình ảnh x quang ung thư biểu mô xương hàm:
a. tiêu xương
b. tiêu xương một buồng
c. tiêu xương nham nhở
d. tiêu xương nhiều buồng
c

u hỗn hợp hay gặp ở tuyến:
a. mang tai
b. dưới hàm
c. nước bọt phụ
d. mang tai, dưới hàm
a

phát hiện sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt dựa vào:
a. lâm sàng chấm thuốc sát trùng + theo dõi
b. điều trị kháng sinh, giảm đau, chống phù nề + lâm sàng
c. xét nghiệm tế bào bề mặt + chụp CT scanner + lâm sàng
d. lâm sàng, xét nghiệm tế bào + sinh thiết và X quang
d

độ tuổi bị chấn thương hàm mặt nhiều nhất ở Việt Nam:
a. 4-19
b. 20-39
c. 40-59
d. 60-79
b

mổ khe vòm miệng nhằm mục đích:
a. ăn uống
b. phát âm + ăn uống
c. chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
d. chống suy dinh dưỡng
b

sỏi thường gặp trong u máu thể:
a. mao mạch
b. hang
c. hỗn hợp
d. động tĩnh mạch
b

đặc điểm gãy xương hàm dưới đúng:
a. đường gãy thường qua huyệt ổ răng
b. thường có đường gãy gián tiếp
c. di lệch theo chiều cơ kéo
d. cả 3 đặc điểm trên
d

triệu chứng đúng của gãy Lefort II:
a. bầm tím quanh hốc mắt, chảy máu mũi, khớp cắn hở cửa
b. chảy máu mũi, đau chói bờ dưới ổ mắt, di động hàm trên
c. đau chói bờ dưới ổ mắt, xương hàm trên di động, khớp cắn hở cửa
d. di động xương hàm trên, mắt đeo kính râm, khớp cắn hở cửa
c

trong các vị trí sau, gãy xương hàm dưới gây chảy máu nhiều nhất ở:
a. cằm
b. cành ngang
c. lồi cầu
d. mỏm vẹt
b

gãy xương hàm trên không liên quan đến:
a. sọ não
b. mắt
c. tai mũi họng
d. cột sống
d

nguyên nhân không gây ngạt thở trong chấn thương hàm mặt:
a. dị vật
b. tụt lưỡi ra sau
c. hạn chế há miệng
d. phù nề thanh quản, hạ họng
c

bào thai hình thành khe hở vòm miệng ở tuần lễ thứ:
a. 6
b. 7
c. 8
d. 9
c

trẻ bị khe hở vòm miệng ăn uống sặc vì:
a. thông hốc mũi và hốc miệng
b. khoảng cách giữa 2 trụ amygdal rộng
c. lưỡi ngắn
d. hở nắp sụn thanh thiệt
a

phương pháp điều trị chủ yếu ung thư biểu mô vùng hàm mặt:
a. tia xạ u và hạch
b. hóa chất
c. phẫu thuật cắt u + hóa chất
d. phẫu thuật rộng + nạo vét hạch
d

vị trí thử lạnh trên răng:
a. trực tiếp vào lỗ sâu
b. trên mặt nhai
c. mặt trong của cổ răng
d. mặt ngoài cổ răng
d

thể nào của u lợi dưới đây có nguồn gốc xuất phát từ kẽ lợi giữa 2 răng:
a. thể xơ
b. thể sùi
c. thể hạt
d. cả 3 thể trên
b

triệu chứng u hỗn hợp mang tai giai đoạn toàn phát:
a. nhẵn, mềm, ranh giới không rõ
b. gồ ghề, chắc, ranh giới rõ, di động
c. chắc, dính, da trên u thâm nhiễm
d. mềm, ranh giới không rõ, bóp xẹp
b

cơ chế gây sâu răng của Miller là:
a. tiêu protein
b. pH thấp
c. pH cao
d. dòng chảy nước bọt
e. do men ngà ngấm vôi kém
b

nguyên nhân có vai trò quyết định trong bệnh sâu răng là:
a. glucide
b. vi khuẩn
c. nước bọt
d. các yếu tố vi lượng: calci, fluor
a

thời gian điều trị khe hở môi + vòm miệng không đúng:
a. 3 - 6 tháng tạo hình môi
b. 4 tuổi tạo hình vòm miệng
c. sau mổ tạo hình vòm miệng 1 tháng: dạy phát âm
d. ≥ 10 tuổi nắn hàm, sửa vẹo,…
b
Sau đẻ 1 tháng có thể làm máng bịt vòm miệng hoặc nắn khối tiền hàm để tránh khối tiền hàm nhô ra trước và lệch về một bên.
Phẫu thuật tạo hình môi: tháng 3 đến 6
Phẫu thuật khe hở vòm miệng: lúc trẻ bắt đầu phát âm, tháng 18 đến 24 => nhằm phục hồi chức năng phát âm tốt nhất.
Dạy phát âm: sau mổ KHVM 3 tuần, đến khi trẻ phát âm tốt.
Nắn hàm: từ 8 tuổi
Phẫu thuật sửa chữa: 10-15 tuổi (sửa sẹo, phẫu thuật mũi, phẫu thuật vẩu).
Tiêu chuẩn phẫu thuật: khỏe, đủ cân theo tuổi, Hb 10g/L.

tư thế chụp phim để xác định gãy xương hàm dưới:
a. mặt thẳng và mặt nghiêng
b. Blondeau, mặt thẳng
c. mặt thẳng, hàm dưới chếch
d. Panorama, hàm dưới chếch
c

cố định xương hàm bằng phương pháp kết hợp xương cần phối hợp với:
a. máng cố định một hàm
b. nẹp vít
c. xuyên kim
d. cố định 2 hàm
d

phương pháp cấp cứu khi bệnh nhân chảy máu ồ ạt trong miệng:
a. nhét bấc trong miệng, tiêm thuốc cầm máu
b. tiêm thuốc cầm máu, băng vòng cằm - đầu
c. thắt động mạch cảnh ngoài và nhét bấc trong miệng
d. mở khí quản và băng vòng cằm - đầu
c

viêm nhiễm ở xoang nào có thể gây bệnh lý răng và mô xung quanh:
a. xoang sàng
b. xoang trán
c. xoang hàm
d. xoang bướm
e. tất cả các trường hợp trên
c

bệnh lý nào hay gặp nhất ở trẻ bị dị tật môi hàm ếch:
a. suy dinh dưỡng
b. sâu răng
c. viêm lợi
d. viêm nhiễm đường hô hấp trên
e. viêm tủy răng
d

chấn thương nào có thể gây rối loạn thị giác:
a. Lefort I
b. gãy xương gò má
c. Lefort III
d. gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới
c

sự thay đổi của pH mảng bám:
a. tăng lên sau khi ăn đường
b. giảm về bình thường sau 30 - 60 phút
c. khi < 5.5 sẽ gây hiện tượng mất khoáng men răng
d. mức độ tập trung cao vi khuẩn trong mảng bám có tác dụng tăng pH mảng bám ngay sau khi ăn đường
c

chế độ ăn và bệnh sâu răng:
a. trẻ bú bình đêm giúp giảm nguy cơ bệnh sâu răng
b. sử dụng hàm giả bán phần luôn luôn giúp bảo vệ răng khỏi nguy cơ sâu răng
c. giảm chất béo trong chế độ ăn có thể bảo vệ răng khỏi nguy cơ sâu răng
d. chế độ ăn nhiều phosphat có khả năng làm giảm tỷ lệ sâu răng
d

dấu hiệu phân biệt viêm tủy cấp với viêm tủy có hồi phục là:
a. cơn đau tự nhiên
b. cơn đau tăng khi có kích thích
c. cơn đau dữ dội kéo dài
d. gõ ngang đau hơn gõ dọc
c

điểm khác biệt giữa điều trị viêm tủy có hồi phục với sâu ngà sâu là:
a. hàn tạm theo dõi
b. hàn vĩnh viễn
c. diệt tủy
d. thời gian theo dõi
d

chọn 1 dấu hiệu để chẩn đoán xác định VQC3:
a. đồi màu răng rõ
b. thử tủy (-)
c. lỗ rò ở lợi + u hạt cuống răng
d. lỗ sâu lớn + lỗ rò ở lợi
c

điều trị viêm quanh cuống cấp ban đầu:
=> kháng sinh
dấu hiệu chẩn đoán phân biệt VQC2 (cấp) với viêm tủy cấp:
a. đau nhức nhiều
b. đau tăng khi có kích thích
c. gõ dọc ngang đau (++)
d. ngách lợi sưng nề, ấn đau
d

co lợi được đo từ khoảng cách giữa:
a. lợi viền đến đường nối men - cement
b. từ đường nối men - cement đến đáy túi
c. từ đáy túi đến lợi viền
d. không ý nào ở trên đúng
a

một bệnh nhân nữ 20 tuổi, đến khám tại phòng khám nha khoa. Bác sĩ khám thấy bệnh nhân có lợi phù nề ít, màu đỏ đường viền, trương lực giảm, đau ít, thăm khám không chảy máu và chảy máu khi có kích thích, không chảy máu tự nhiên. Chẩn đoán:
a. viêm lợi do mảng bám
b. viêm quanh răng
c. viêm quanh cuống răng
d. sâu ngà nông
a

yếu tố nội tại quan trọng nhất trong bệnh căn, bệnh sinh bệnh quanh răng:
a. thiếu sinh tố và suy dinh dưỡng
b. bệnh toàn thân
c. nội tiết tố tuổi dậy thì và thai nghén
d. sức đề kháng và phản ứng miễn dịch vùng quanh răng
d

dấu hiệu chẩn đoán phân biệt VQC3 với T3 là:
a. không đau
b. thử lạnh (-)
c. u hạt cuống răng
d. răng đổi màu
c

cấu tạo tổ chức quanh răng gồm mấy thành phần
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
c

nguyên nhân nào không gây viêm tủy răng:
a. sự thay đổi áp suất đột ngột
b. vi khuẩn từ tổn thương sâu răng
c. hàn răng đúng quy cách
d. các sang chấn nhẹ liên tục (nghiến răng, cắn chi…)
c

nhiễm màu lợi nội sinh có thể gây ra bởi các yếu tố, ngoại trừ:
a. sắt
b. bilirubin
c. melanin
d. tetracycline
d

loại nhiễm trùng vùng răng miệng dễ gây liệt thần kinh III, IV, VI là:
a. viêm mô tế bào lan tỏa
b. viêm quanh cuống răng cấp tính
c. nhiễm trùng máu
d. viêm xương tủy hàm
c

kích thích dễ làm cơn đau dây V khởi phát là:
a. ho, chạm phải da hoặc niêm mạc
b. ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh
c. nhai phải vật quá cứng
d. có nhiều cao răng, hàm thừa, rìa chụp quá rộng
a

dấu hiệu không đúng của bệnh viêm phần mềm hàm mặt cấp (viêm mô tế bào thanh dịch):
a. toàn thân sốt
b. ấn có dấu hiệu lún
c. răng đau dữ dội
d. phần mềm sưng lớn, mất nếp nhăn
e. da ngoài hồng hay đỏ
c

biện pháp trám bít hố rãnh phòng sâu răng được áp dụng cho các răng:
a. răng hàm sữa
b. răng hàm lớn và răng hàm nhỏ vĩnh viễn
c. toàn bộ các răng vĩnh viễn
d. các răng hàm lớn vĩnh viễn
e. các răng hàm lớn sữa và các răng hàm lớn vĩnh viễn
d

răng có nhiều chân răng:
a. răng số 5 hàm dưới
b. răng số 3 hàm trên
c. răng số 6, số 7 hàm trên
d. răng số 5 hàm trên
c
14, 24: 2 chân (1 ngoài 1 trong)
36, 37, 38, 46, 47, 48: 2 chân (1 gần 1 xa)
16, 17, 18, 26, 27, 28: 3 chân (2 ngoài 1 trong)

cách xử trí nào sau đây không đúng khi chảy máu sau nhổ răng:
a. rách niêm mạc, màng xương: khâu niêm mạc, màng xương
b. sót chân răng, u hạt: lấy bỏ chân răng, u hạt
c. lồi củ xương hàm trên bị vỡ: bơm rửa huyệt ổ răng
d. sót u hạt: lấy bỏ u hạt
c

chấn thương phần mềm dễ gây nhiễm trùng:
a. đụng dập phần mềm
b. xây xát da
c. rách da
d. tụ máu
c

điều cần hỏi bệnh nhân khi có viêm nhiễm vùng hàm mặt:
a. triệu chứng cơ năng tại răng trước khi có viêm nhiễm vùng hàm mặt
b. triệu chứng viêm quanh cuống răng cấp
c. phản ứng của toàn thân: sốt
d. xuất hiện quanh vùng hàm mặt
e. tất cả các ý trên
e

dấu hiệu chẩn đoán xác định viêm mô tế bào vùng sàn miệng là:
a. sốt rất cao 40 - 41 oC
b. sưng tấy sàn miệng, dưới cằm - cổ, nhiều dịch trong miệng
c. lưỡi đẩy lên cao, che kín hốc miệng
d. tất cả các dấu hiệu trên
d

loại thực phẩm hay gây sâu răng là:
a. thực phẩm nhiều đạm
b. thực phẩm có lượng khoáng cao
c. thực phẩm có đường không chế biến từ sữa
d. nước giải khát
c

vùng mô tế bào hay gặp viêm nhiễm nhất do răng là:
a. vùng môi trên
b. vùng môi dưới
c. vùng sàn miệng
d. vùng má
d

những triệu chứng điển hình ở u men:
a. phồng xương, răng lung lay, x quang tiêu xương 1 buồng
b. răng lung lay, mật độ xương cứng, x quang tiêu xương lỗ chỗ
c. xương hàm phồng có dấu hiệu bóng nhựa, răng lung lay, x quang tiêu xương nhiều buồng
d. mật độ xương phồng chắc, răng chắc, x quang tiêu xương một buồng
c

đường gãy xương hàm trên hay gặp:
a. Lefort I + Lefort II
b. Lefort I + Lefort III
c. Lefort II + Lefort III
d. Lefort II + dọc giữa
c

vai trò của tủy răng:
a. bảo vẹ ngà răng
b. tạo ngà, cảm giác, nuôi đưỡng cho răng
c. tham gia sửa chữa một số tổn thương ngà chân răng
d. tất cả các chức năng trên
b

chấn thương dễ gây viêm xương hàm:
a. đụng dập phần mềm
b. gãy xương hàm kín
c. gãy xương hở
d. xây xát da
c

biện pháp phát hiện sớm ung thư ở tuyến cơ sở là:
a. nhuộm tổn thương bằng dung dịch xanh toluidin 1%
b. sinh thiết
c. chụp phim x quang
d. điều trị thử
a

trẻ bị hở môi + vòm miệng phát âm sai vì:
a. lưỡi ngắn
b. buồm hầu ngắn
c. không giữ được áp lực hơi trong miệng
d. cơ vòng môi bị tách
c

cách điều trị sâu ngà sâu:
a. hàn vĩnh viễn ngay
b. hàn Eugenate theo dõi
c. hàn theo dõi 1-2 tuần
d. hàn theo dõi 3-4 tuần
c

số nhóm tuổi cần được điều tra xác định tỷ lệ bệnh sâu răng là:
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
b

tổn thương Herpes simplex trong miệng ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là:
a. dát đỏ
b. nốt phỏng nhỏ
c. u nhú
d. bạch sản
b

hết đợt VQC2 nguyên nhân cần điều trị là:
a. sâu răng
b. tủy hoại tử
c. lõm hình chêm
d. núm phụ
b

loại vi khuẩn đóng vai trò quyết định gây sâu răng:
a. Lactobacillus
b. Streptococcus mutans
c. liên cầu
d. Actinomyces
b

dấu hiệu để phân biệt S3 với lõm hình chêm:
a. răng buốt khi có kích thích
b. thử lạnh (+)
c. vị trí tổn thương
d. hình thái tổn thương
d

loại nhiễm trùng đe dọa trực tiếp tới tính mạng bệnh nhân là:
a. viêm quanh cuống răng cấp tính
b. viêm mô tế bào lan tỏa
c. viêm xương tủy hàm mạn
d. viêm tủy răng
b

loại nhiễm trùng làm bệnh nhân bị sốt trên 40 oC, rét run, mạch nhanh nhưng không tương xứng với nhiệt độ là:
a. viêm quanh cuống răng cấp tính
b. viêm mô tế bào lan tỏa
c. nhiễm trùng máu
d. viêm xương tủy hàm do răng
c

bệnh lý ở răng nào có thể gây nhiễm khuẩn xoang hàm:
a. 11
b. 24
c. 48
d. 36
b

triệu chứng duy nhất gãy xương ổ răng:
a. lợi rách, kẽ răng rộng, khớp cắn sai
b. xương hàm di động, lợi rách, khớp cắn sai
c. khớp cắn sai, xương hàm di động
d. lợi rách, khớp cắn sai, răng và ổ răng di động
d

gãy Lefort không chảy máu ở hốc:
a. mũi trước
b. mũi sau
c. tai
d. miệng
c

phân loại ung thư theo TNM thì T4 có đường kính:
a. < 2 cm
b. 2 - <3 cm
c. 3 - <4 cm
d. 4 - 5 cm
d

khi anh/chị gặp bệnh nhân bị viêm tủy cấp đến nhà vào buổi đêm, cách giải quyết là:
a. gửi tới viện
b. đặt thuốc diệt tủy
c. gây tê tại chỗ
d. dùng thuốc giảm đau
e. không xử lý gì
a

dấu hiệu chỉ có ở viêm quanh cuống cấp, không có ở viêm tủy cấp:
a. đau nhức dữ dội
b. lỗ sâu lớn - sâu
c. gõ dọc ngang (++)
d. ngách lợi sưng nề, ấn đau
d

việc cần làm ngay tại nơi xảy ra tai nạn khi bệnh nhân khó thở do tụt lưỡi ra sau:
a. đặt ống nội khí quản
b. mở khí quản
c. đặt canuyn
d. kéo và cố định lưỡi vào khuy áo
d

gãy xương hàm dưới vùng góc hàm di lệch nhiều gây tê môi dưới vì đứt dây thần kinh:
a. răng dưới
b. cằm
c. lưỡi IX
d. đại hạ thiệt XII
a

chiều sâu của lỗ sâu ngà sâu (S3):
a. 1 - 2 mm
b. > 2 - 4 mm
c. > 4 - 6 mm
d. > 6 mm
b

bệnh viêm quanh răng sớm gồm:
a. viêm quanh răng tuổi trẻ và viêm quanh răng trước tuổi dậy thì
b. viêm quanh răng sang chấn
c. viêm quanh răng tiến triển nhanh
d. tất cả các ý trên đều đúng
a

tai biến nguy hiểm khi cố định 2 hàm:
a. khó thở
b. chảy máu
c. nôn
d. nhiễm trùng
a

phương pháp điều trị triệt để u hỗn hợp chưa ung thư hóa:
a. cắt u
b. tia xạ
c. cắt u + tuyến
d. tia xạ + hóa chất
a

nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên của trẻ khe hở môi + vòm miệng là:
a. sặc nước ối
b. môi trường
c. ăn uống sặc
d. luồng không khí thở không qua mũi
d

yếu tố gây buốt răng hay gặp nhất khi hỏi bệnh nhân là:
a. nóng
b. nóng - lạnh
c. lạnh
d. chua - ngọt
c

vùng hàm mặt được nuôi đưỡng trực tiếp bởi động mạch:
a. cảnh gốc
b. cảnh trong
c. cảnh ngoài
d. hàm trong
c

trong viêm quanh răng, túi bệnh lý:
a. < 3 mm
b. = 3 mm
c. > 3 mm
d. ≥ 4 mm
c

dấu hiệu để chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng giữa T3 - VQC3 là:
a. không đau
b. răng đổi màu
c. thử tủy (-)
d. có lỗ rò ở lợi
e. gõ ngang dọc (-)
d

nguyên nhân hay gây viêm nhiễm phần mềm hàm mặt:
a. đụng dập phần mềm
b. rách da
c. gãy xương hàm hở
d. gãy xương kín
b

viêm mô tế bào có khả năng áp xe khi:
a. bệnh nhân vẫn sốt cao 39 - 40 oC
b. đau giảm
c. sưng nhiều phần mềm và không rõ dấu hiệu chuyển sóng
d. sưng đã kéo dài 3 - 4 ngày
e. tất cả các dấu hiệu trên
e

áp xe: giảm đau, giảm sốt, giảm sưng, ấn mềm, dấu hiệu chuyển sóng.
Dấu hiệu đau khác biệt giữa VQC2 với T2 là:
a. thành cơn dữ dội
b. liên tục dữ dội
c. tăng khi có kích thích
d. đau lan 1/2 đầu mặt
b

khi điều trị viêm tấy hoại thư, bạn cần phải:
a. chống nhiễm trùng toàn thân bằng kháng sinh liều cao, phối hợp
b. chống nhiễm độc bằng truyền dịch và nâng cao thể trạng
c. trích rạch rộng
d. điều trị răng nguyên nhân (nếu có)
e. tất cả các biện pháp trên
e

nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng hàm mặt:
a. khối u lành phần mềm
b. u ác tính
c. viêm hạch cấp
d. viêm tuyến nước bọt cấp
d

để phòng bệnh sâu răng nên dùng thêm fluor trong trường hợp:
a. nồng độ fluor trong nước dưới 0.6 ppm
b. cho bà mẹ có thai
c. cho trẻ trong thời kỳ bú mẹ ở cả những vùng có fluor hóa nước uống
d. nống độ fluor trong nước trên 1.2 ppm
a

ở ngà răng tiên phát, các ống ngà:
a. chạy vuông góc với nhau
b. chạy song song với nhau
c. chạy đan chéo nhau
d. chạy theo hình vòng tròn
b

chỉ tơ nha khoa được sử dụng với mục đích:
a. lấy thức ăn ở kẽ răng
b. làm sạch mảng bám răng ở mặt bên
c. phòng sâu răng ở mặt bên và mặt ngoài của răng
d. xoa nắn nhú lợi
b

một người bệnh thỉnh thoảng đau răng, sưng lợi, toàn thân sốt, điều trị kháng sinh hết sưng, hết đau nhưng có lỗ rò ở da phần mềm tương ứng vùng răng đau. Khả năng nào có thể xảy ra:
a. viêm quanh cuống răng mạn tính
b. viêm quanh răng mạn tính
c. viêm xương tủy hàm mạn tính
d. u nang chân răng
a

một bệnh nhân nữ 14 tuổi đến khám và phàn nàn với bác sĩ rằng thường xuyên chải răng chảy máu, thỉnh thoảng mút chíp cũng chảy máu, không sốt, không đau răng và lợi, miệng rất hôi. Sau khi thăm khám bác sĩ xử trí như thế nào là đúng nhất:
a. kê đơn thuốc
b. hướng dẫn bệnh nhân cách chải răng
c. lấy cao răng và mảng bám răng
d. lấy cao răng và mảng bám kèm hướng dẫn chải răng
e. bơm rửa lợi bằng nước oxy già 3%
d

bệnh nhân có răng 46 bị đau âm ỉ liên tục cách đây 2 ngày, có cảm giác răng chồi cao, sốt nhẹ, có lỗ sâu mặt xa, răng lung lay độ I, gõ dọc đau hơn gõ ngang, lợi vùng cuống sưng nề nhẹ, răng có nhiều cao răng bám. Chẩn đoán là:
a. viêm quanh cuống bán cấp
b. viêm quanh cuống cấp
c. viêm quanh cuống mạn
d. viêm quanh răng cấp
a

một trẻ 8 tuổi đến khám có một lỗ sâu ở răng hàm lớn. Nếu lỗ sâu đó ở răng số 5 và quyết định nhổ răng số 5 thì sẽ ảnh hưởng đến:
a. mầm răng 5 vĩnh viễn
b. vị trí răng 5 vĩnh viễn
c. mầm răng 6 vĩnh viễn
d. mầm răng 4 vĩnh viễn
a

một trẻ 8 tuổi đến khám có một lỗ sâu ở răng hàm lớn. Nếu lỗ sâu đó ở răng số 5 thì hướng điều trị là:
a. hàn
b. nhổ
c. không làm gì
a

khi có viêm nhiễm vùng hàm mặt, triệu chứng để xác định răng nguyên nhân chúng ta dựa vào:
a. thử tủy (-)
b. khám thấy răng lung lay, đau
c. răng đổi màu
d. tất cả các dấu hiệu trên
d

nội dung tư vấn nào dưới đây không cần thiết:
a. tác dụng của các thuốc chống nhiễm trùng đường hô hấp trên
b. số liệu tỷ lệ khe hở môi + vòm miệng, quá trình, kết quả điều trị
c. chế độ và phương pháp dinh dưỡng của trẻ bị khe hở môi + vòm miệng
d. phòng và điều trị các biến chứng
a

đường gây sâu răng nhiều nhất là:
a. sucrose
b. glucose
c. fructose
d. maltose
e. lactose
a

d/s. viêm xương hàm mạn tính dễ xảy ra khi gãy xương hở hơn gãy xương kín. d

d/s. chỉ có nguyên nhân gây VQC1 và VQC2 do va chạm là tủy còn sống. s

d/s. biện pháp súc miệng phòng bệnh sâu răng bằng dung dịch NaF được áp dụng cho lứa tuổi từ mẫu giáo đến hết trung học cơ sở. s

d/s. nhổ răng sữa đúng tuổi thay là một trong những biện pháp phòng bệnh vùng quanh răng. d

d/s. chảy máu huyệt ổ răng sau vài ngày cần nạo sạch ổ răng rồi nhét mèche iodoform kết hợp dùng kháng sinh. d

d/s. khi thử nghiệm lạnh (-) chắc chắn tủy đã chết. s

d/s. tất cả các trường hợp bị bệnh lý tủy là do biến chứng của sâu răng và tổn thương tổ chức cứng không do sâu răng. s

d/s. giáo dục sức khỏe là hoạt động trọng tâm nhất trong công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu. d

d/s. nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng hàm mặt do răng vĩnh viễn nhiều hơn răng sữa. d

d/s. tỷ lệ chấn thương hàm mặt nam/nữ = 5.7/1 d

d/s. men răng có nguồn gốc từ nội bì. s

d/s. ở các vùng sâu vùng xa hoạt động nha học đường phải tổ chức dưới hình thức cụm trường. s

d/s. việc cần làm trước tiên khi điều trị chứng đau răng liên tục là dùng kháng sinh - giảm đau. s

d/s. viêm tấy lan tỏa hoại thư là thể bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. d

d/s. áp xe là giai đoạn tất yếu sẽ đến khi có viêm nhiễm cấp phần mềm vùng hàm mặt. s

d/s. sưng và lệch mặt, mất nếp nhăn là triệu chứng đặc hiệu của viêm mô tế bào. d

d/s. phẫu thuật gãy xương hàm bằng phương pháp kết hợp xương chỉ được tiến hành sau khi bệnh nhân tỉnh hoàn toàn. d

d/s. viêm xương hàm do răng là bệnh hay gặp. d

d/s. điều trị răng bị viêm quanh cuống chỉ khác với điều trị tủy hoại tử ở bước đầu hoặc bước cuối. d

d/s. ở các xã nên tổ chức nha học đường dưới hình thức lưu động. s

d/s. chỉ định nhổ răng cho tất cả các răng VQC3 (mạn). s

d/s. răng bị bệnh lý tủy đều có cơn đau tự nhiên. s

d/s. khi nhai chạm 2 răng, răng bị tổn thương đau tăng là một dấu hiệu của VQC1 và VQC2. d

d/s. dị tật khe hở môi làm thông thương mũi miệng. s

d/s. men răng có nguồn gốc từ trung bì. S ngoại bì

d/s. đau dây thần kinh V thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi. d

d/s. đồng tử không co lại khi chiếu đèn chứng tỏ tổn hại não đã hoặc sắp xảy ra. d

d/s. để giảm đau do viêm tủy cấp cần dùng kháng sinh liều cao. s

d/s. răng 8 hàm dưới thường gây biến chứng khi mọc. d

d/s. chỉ số SMT biểu thị tỷ lệ % người mắc bệnh sâu răng của một cộng đồng. s

d/s. đa số trường hợp răng bị bệnh lý tủy là do biến chứng của sâu răng. d

d/s. sốt toàn thân là triệu chứng đặc hiệu của viêm mô tế bào. s

d/s. đa số các trường hợp tủy hoại tử thì răng đổi màu rõ. d

d/s. tất cả các răng sâu ngà thử lạnh (+). d