2015-10-05

7 khám hạch ngoại vi

7 khám hạch ngoại vi

1.       Chào-hỏi tên-giới thiệu-mục đích-đề nghị đồng ý và hợp tác.
2.       Tư thế:
-        BN nằm, BS ngồi bên phải.
-        BN ngồi, BS đứng đối diện
-        Bộc lộ đủ để quan sát
-        BN hướng đúng nguồn sáng
3.       Khám hạch vùng chẩm và quanh tai
-        Quan sát
-        Sờ hạch chẩm: BN ngửa đầu, BS đặt tay vào hố chẩm, sờ nhẹ nhàng.
-        Sờ hạch quanh tai: úp bàn tay, sờ vùng sau tai và vùng trước tai.
4.       Khám hạch dưới hàm
-        Quan sát
-        BN hơi cúi đầu, BS ngửa bàn tay, dùng các đầu ngón tay sờ vùng dưới hàm.
5.       Khám hạch dọc cơ ức đòn chũm
-        Quan sát
-        Dùng hai tay sờ dọc theo hai bên cổ, theo đường đi của cơ ức đòn chũm.
6.       Khám hạch hố thượng đòn
-        Quan sát
-        Úp bàn tay, sờ hai hố thượng đòn
7.       Khám hạch nách
-        BN nằm hoặc ngồi, hai bàn tay đan vào nhau và đặt lên đỉnh đầu.
-        Quan sát
-        Khám lần lượt từng bên và so sánh.
-        Ngửa bàn tay, đặt vào hố nách và khám kỹ toàn bộ hố nách.
8.       Khám hạch ống cánh tay
-        BN nằm hoặc ngồi
-        Quan sát
-        Khám lần lượt từng bên
-        Sờ dọc theo ống cánh tay rồi dọc theo rãnh cơ nhị đầu.
9.       Khám hạch khoeo chân
Bổ sung: khám hạch bẹn (đi thi không có).
-        BN nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân.
-        Quan sát.
-        Khám từng bên và so sánh.
-        Dùng tay phải kiềm tra vùng bẹn từng bên.
Khám hạch khoeo:
-        BN nằm ngửa, co hai chân.
-        Khám từng bên và so sánh.
-        Sử dụng tay phải kiểm tra vùng khoeo từng bên.
10.     Chào và cảm ơn BN. Báo cáo kết quả.
Mô tả đúng tính chất để khẳng định hoặc loại trừ hạch to.

*quan sát:
-        da gồ lên gợi ý có hạch to.
-        dấu hiệu khác như sẹo cũ, lỗ rò có chất bã đậu trong hạch lao…
*sờ: đồng thời hai tay 2 bên (dễ so sánh, thực hiện ở hạch vùng đầu mặt cổ) hoặc lần lượt từng bên (đối với hạch ở chi)
*Nguyên tắc:
-        khám lần lượt từ trên xuống dưới để không bỏ sót
-        khám đối xứng hai bên
-        khám ở tư thế chùng cơ (cúi đầu, chân và tay gấp 90 độ…)
-        day hạch để xác dịnh mức độ di động.
*ghi nhận các tính chất:
-        kích thước
-        số lượng
-        bề mặt: nhẵn, gồ ghề.
-        Mật độ: mềm, chắc, rắn
-        độ di động: dễ, kém, không
-        hạch có dính với nhau, với da hoặc tổ chức dưới da không?
-        Biểu hiện viêm: sưng nóng đỏ đau?

*lưu ý: cần phân biệt hạch to với các khối u gần với vị trí của hạch: u mỡ, thoát vị bẹn… (u mỡ thì rất lỏng lẻo, giới hạn không rõ, dù sờ có cảm giác di động nhưng về bản chất là không di động)