2. Khám trương lực cơ gồm: độ chắc, độ gấp duỗi, độ ve vẩy
3. Tận cùng của neuron cảm giác ở đâu: thùy đỉnh (cảm giác
nông), vỏ não hồi đỉnh lên (cảm giác sâu có ý thức), tiểu não (cảm giác sâu
không ý thức)
4. Tổn thương trung ương cảm giác là ở neuron thứ mấy:
neuron thứ 2, thứ 3
5. cảm giác nông gồm: cảm giác xúc giác thô sơ, cảm giác nhiệt,
cảm giác đau, cảm giác xúc giác tinh tế (cảm giác vẽ hình trên da)
6. Dị cảm là: người bệnh có cảm giác chủ quan khó chịu, bất
thường, khó mô tả
7. Tổn thương các dây thần kinh sọ thì có thể tổng thương ở:
vỏ não, thân não, nền sọ
8. Triệu chứng của liệt dây III: lác ngoài, giãn đồng tử, sụp
mi mắt
9. Nguyên nhân của mất chức năng liếc dọc: tổn thương vào
trung điểm phối hợp liếc dọc, nhân Darkchevitch ở cuống não, thường gặp trong u
tuyến tùng
10. Liệt VII trung ương: mờ rãnh mũi má, nhân trung lệch về
bên lành, mép bên tổn thương xệ xuống, không chúm miệng thổi hơi được, khi nhe
răng, miệng méo rõ hơn về bên lành, thường có liệt nửa người kèm theo, cùng bên
với liệt mặt
11. Chức năng dây VIII: phần ốc tai chi phối chức năng thính
giác, phần tiền đình chi phối chức năng thăng bằng
12. Nguyên nhân của điếc trung ương, điếc ngoại biên: bẩm
sinh, nhiễm trùng (viêm não, màng não, viêm dây thần kinh, giang mai), nhiễm độc
(streptomycin, quinin), sang chấn đáy sọ (đặc biệt là xương đá), u độc từ nền sọ
thường kèm theo các dây sọ khác cùng bên (cần kiềm tra tìm ung thư vòm họng),
các nguyên nhân thuộc chuyên khoa tai mũi họng.
13. Hội chứng tiền đình ngoại biên hay gặp ở: bệnh Ménière
14. Chức năng dây X? ( vận dộng thành sau thanh quản)
15. Tổn thương tủy cổ gây liệt nửa người: tổn thương tủy cổ
cao C1 - C4
16. hình ảnh CT của tắc tĩnh mạch dọc trên: dấu hiệu delta
trống
17. dùng siêu âm Doppler xuyên mạch để: phát hiện và theo
dõi tình trạng co thắt mạch sau chảy máu dưới nhện
18. CT não trong viêm não bán cấp: thấy tổn thương nhiều
vùng với các ổ giảm tỉ trọng rải rác kèm theo biểu hiện phù não.
19. Liệt nửa người thoáng qua gặp ở: thiếu máu não cục bộ
thoáng qua, sau một cơn migraine biến chứng, sau một cơn động kinh cục bộ (liệt
Todd)
20. Chụp MRI tủy sống là xét nghiệm quan trọng và có giá trị
nhất để chẩn đoán xác định đồng thời tìm nguyên nhân của liệt hai chân. Đ
21. Tổn thương ngoại vi có thể gặp rối loạn cơ tròn. Đ (trong
hội chứng đuôi ngựa)
22. Phân biệt ép tủy và viêm tủy:
Đặc điểm
|
Viêm tủy
|
Ép tủy
|
Tiến triển
|
Cấp/ bán cấp
|
Từ từ
|
đau
|
Đau lưng ê ẩm, không rõ đau rễ
|
Ép rễ: ho, hắt hơi thì đau
|
Phản xạ gân xương
|
Giảm (cấp) hoặc tăng (mạn)
|
Tăng, thường có phản xạ 3 co
|
Dịch não tủy
|
Tăng tế bào, đạm tăng ít
|
Phân ly đạm - tế bào
|
Nghiệm pháp Queckenstedt-Stookey
|
(-)
|
(+)
|
Chụp tủy cản quang
|
Không tắc
|
Tắc
|
CT scan, MRI tủy có cản quang
|
Loại trừ ép
|
Phát hiện u
|
Nghiêm pháp Queckenstedt: ép tĩnh mạch cảnh 2 bên, bình thường
áp lực dịch não tủy sẽ tăng thêm nhanh chóng từ 100 – 200 mmH2O và trở về bình
thường trong vòng 10 giây khi không ép nữa. Nghiệm pháp âm tính khi có tắc nghẽn
lưu thông dịch não tủy ở tủy sống.
Nghiệm pháp Stockey: Ép tĩnh mạch chủ bụng, đáp ứng tương tự
như trên. Nghiệm pháp dương tính khi có tắc nghen lưu thông dịch não tủy ở vùng
thắt lưng.
23. hội chứng Guillain barré:
- bệnh cấp tính
- tổn thương mất Myelin khu trú thành ổ ở rễ và dây thần
kinh (kể cả dây thần kinh sọ não)
- đặc trưng: RL cảm giác - vận động đối xứng nhau 2 bên và
có thể tự khỏi
- nguyên nhân chưa rõ, được xếp vào nhóm bệnh tự miễn
- lâm sàng:
+ bệnh tiến triển
theo 3 giai đoạn: khởi phát (1-3 tuần), toàn phát (vài ngày), hồi phục (với thời
gian rất đa dạng)
+ thiếu sót vận động
2 bên, đối xứng nhau, hầu như đều bắt đầu từ bàn chân lan dần lên 2 tay và các
dây thần kinh sọ (dạng liệt lan lên kiểu Landry)
+ liệt phối hợp với
đau 2 chân, dị cảm ở đầu ngón do tổn thương rễ
+ RL cảm giác sâu
+ phản xạ gân xương
giảm sớm
+ nếu liệt thần
kinh sọ, thường là liệt mặt 2 bên, đôi khi các dây vận động nhãn cầu hay rối loạn
nuốt
- cận lâm sàng;
+ dịch não tủy:
phân ly đạm - tế bào (albumin < 2g/l)
+ điện sinh lý: giảm
tốc độ dẫn truyền thần kinh do tổn thương mất myelin
2 xét nghiệm này
thường không thay đổi trong 2 tuần đầu tiến triển của bệnh.
- điều trị:
+ thay huyết tương
cho hiệu quả đáng kể
+ globulin miễn dịch
liều cao tĩnh mạch cho kết quả khiêm tốn
+ corticoid gần như
không có tác dụng
24. Hội chứng đuôi ngựa:
- liệt mềm 2 chân ngoại vi:
+ giảm vận động khi
đi lại (đau cách hồi)
+ mất phản xạ gân
xương, chủ yếu gân gót
- rối loạn cơ tròn - sinh dục
- rối loạn cảm giác kiểu yên ngựa: đau - dị cảm vùng hậu môn
- sinh dục, đôi khi cả mông và cẳng chân
- rối loạn dinh dưỡng: loét ở những điểm tỳ đè, "teo
chân kiểu cẳng gà"
25. Đặc điểm của áp xe ngoài màng cứng:
- hiếm gặp, thứ phát sau một nhiễm khuẩn làm mủ
- bệnh cảnh nhiễm trùng nặng
- đau dữ dội, khu trú ở đốt sống khi gõ và ấn, có mủ khi chọc
hút thử ngoài màng cứng
- điều trị: kháng sinh mạnh + phẫu thuật
26. Xơ cứng cột bên teo cơ liệt trung ương hay ngoại vi: cả
2
27. đau thắt lưng hông ngoài đau tại chỗ thì khi viêm hay
chèn ép các rễ thần kinh sẽ gây triệu chứng về thần kinh. Đ
28. Lassegue dương tính: tổn thương L5, S1
29. Thoát vị đĩa đệm: người già thường tái phát và mạn tính,
tăng khi béo phì, gười trẻ thường sau tư thế không đúng…
30. Đặc điểm áp xe ngoài màng cứng: biểu hiện đau thắt lưng
hông tăng lên khi vận động và khi sờ nắn vào vùng tổn thương, hội chứng nhiễm
trùng và các triệu chứng tổn thương các rễ thần kinh. Áp xe có thể thấy ở một
hay nhiều đốt sống và thấy rõ trên chụp cộng hưởng từ.
31. Điều trị đau thắt lưng hông:
- giảm đau bằng NSAIDs hoặc các dẫn xuất của thuốc phiện, sử
dụng thuốc giãn cơ nếu có co cứng cơ phối hợp
- các phương pháp vật lý trị liệu, sóng ngắn, điện phân,
châm cứu, một số bài tập phục hồi chức năng vùng thắt lưng hông giúp giảm đau,
tránh teo cơ, cứng khớp, tắc mạch và các nhiễm trùng cơ hội
- điều trị nguyên nhân
32. Triệu chứng cơ năng điển hình của tăng áp lực nội sọ:
đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, rối loạn thị giác
33. 4 giai đoạn phù gai thị:
- giai đoạn đầu: giai đoạn ứ gai, gai thị dầy lên so với bề
mặt võng mạc, hồng hơn bình thường, bờ gai thị mờ dần từ phía mũi đến phía thái
dương, mất ánh trung tâm và các mạch máu cương tụ.
- giai đoạn phù gai: bờ gai thị bị xóa hoàn toàn, đĩa thị bị
phù sưng trên bề mặt võng mạc, như hình nấm, đo độ lồi bằng diop (1nm = 3
diop), giai thị đỏ hồng túa ra như ngọn lửa, các mạch máu cương tụ ngoằn ngoèo
- giai đoạn xuất huyết: ngoài những hình ảnh trên còn thấy
hình ảnh những đám xuất huyết ở gai thị và võng mạc
- giai đoạn teo gai: giai đoạn cuối cùng, mất bù, gai thị trở
nên bạc màu trắng bệch, mất bóng, bờ nham nhở, các mạch máu thưa thớt nhạt màu,
kèm theo trên lâm sàng thị lực bệnh nhân giảm.
34. Dấu hiệu Macewen ở người già. S. tăng áp lực nội sọ ở trẻ
dưới 5 tuổi làm, giãn khớp sọ, tăng kích thước vòng đầu, tĩnh mạch da đầu giãn,
2 mắt lồi to, gõ có thể nghe tiếng "bình vỡ"
35. các biến chứng của tăng áp lực nội sọ: thoát vị não, teo
gai thị, thiếu máu não
36. 4 đặc điểm của x quang sọ trong tăng áp lực nội sọ tiến
trển chậm:
- giãn khớp sọ ở trẻ dưới 5 tuổi
- tăng các dấu ấn ngón tay trên vòm sọ, nhất là ở trẻ em
- các thay đổi của hố yên: mất mỏm yên, giãn rộng hố yên
- di lệch vị trí tuyến tùng vôi hóa gặp ở người lớn chứng tỏ
có đè đẩy trên lều.
37. Tại sao Horton là một bệnh cấp cứu thần kinh: do gây mù
38. Đau đầu migraine chung: cần ít nhất 5 cơn, cơn đau kéo
dài 4-72h
39. Xuất huyết dưới nhện, khi nào nên chọc dịch não tủy:
không chọc nếu không đủ điều kiện cấp cứu.