2016-03-26

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN TIỂU MÁU

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN TIỂU MÁU

ĐỊNH NGHĨA TIỂU MÁU
Tiểu máu là sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu và máu chảy ra ngoài theo dòng nước tiểu khi đi tiểu.
HỎI BỆNH SỬ
            Gắng sức hay chấn thương gần đây?
            Đi du lịch gần đây? (đặc biệt là châu Phi, Trung Đông hay Ấn Độ)
            Tiền sử bản thân: rối loạn đông máu (di truyền hay mắc phải), xạ trị, hóa trị.
            Tiền sử gia đình: thận đa nang
            Nghề nghiệp: tiếp xúc hóa chất (tetraethylchloride, benzene, aromatic amines)
KHÁM LÂM SÀNG
            Sinh hiệu: sốt? (viêm đài bể thận) Tăng huyết áp? (viêm cầu thận cấp)
            Tim: âm thổi mới? (viêm nội tâm mạc)
            Phổi: ran nổ, ran ngáy? (hội chứng Goodpasture)
            Bụng: khối u? (ung thư, bế tắc đường niệu)
            Tứ chi: phù? (viêm cầu thận cấp), phát ban? (HSP, SLE)
            Thăm trực tràng: BPH? Nốt? U? Ấn đau? (viêm tuyến tiền liệt cấp)
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
1.  Bệnh nhân có tiểu máu? Dung que nhúng/ quan sát trên kính hiển vi (chẩn đoán chắc chắn tiểu máu khi có >3 hồng cầu/quang trường 40)
      2.  Máu chảy từ đâu? Làm nghiệm pháp ba cốc để xem đái ra máu xuất phát từ đâu: lần lượt đái vào 3 cốc bằng nhau xem cốc nào có máu, hay đúng hơn là cốc nào có nhiều máu nhất.
            Đái ra máu đầu bãi: Cốc 1 có nhiều máu: đái ra máu do tổn thương niệu đạo.
            Đái ra máu cuối bãi: Cốc 3 có nhiều màu: đái ra máu do tổn thương bàng quang
            Đái ra máu toàn bộ: Cả ba cốc cùng có máu như nhau: đái ra máu do tổn thương thận hoặc do bàng quang.
            Nghiệm pháp này chỉ có giá trị rất tương đối để chấn đoán sơ bộ. Muốn phân biệt chính xác đái ra máu từ thận hay bàng quang, phải phân lập nước tiểu từ  niệu quản xuống.


      3. Nguyên nhân gây tiểu máu?

    4. Dấu hiệu báo động ung thư?