2015-12-12

24 khám vú

24 khám vú
1. rửa tay
2.
- chào, hỏi tên tuổi, giới thiệu, đề nghị đồng ý và hợp tác.
- hỏi lý do đến khám.
- hỏi bệnh sử: bệnh nhân nhận thấy những biểu hiện như thế nào, khối u ở vị trí nào, từ khi nào, đau không?
- hỏi tiền sử: mẹ, chị em có ai bị bệnh về vú, ung thư vú? BN từng có bệnh về sản - phụ khoa, bệnh về vú?  Điều trị ra sao…
- đánh giá sơ bộ tình trạng toàn thân và các bộ phận khác xem có liên quan tới bệnh lý tuyến vú không?
- hỏi BN tính từ ngày có kinh gần nhất thì đến hôm nay là bao nhiêu ngày? (thời gian tốt nhất để khám vú là khoảng ngày 10 của vòng kinh, thuộc giai đoạn nửa chu kỳ đầu, chủ yếu là estrogen làm phát triển mô mềm, mỡ, sẽ không đau, còn nếu ở giai đoạn sau thì chủ yếu là progesteron làm phát triển ống tuyến vú thì vú sẽ căng tức và gây đau khi khám).
3. tư thế:
- Yêu cầu BN cởi áo, nằm xuống, tay xuôi theo thân, thoải mái. (có thể khám ngồi: (1) tay buông dọc theo thân; (2) tay giơ cao, người thẳng; (3) tay giơ cao, đổ thân người ra phía trước), thường khám vú thì nằm để có mặt phẳng tựa, còn khám hạch vú thì ngồi cho thuận tiện.
- có thể kê gối mỏng dưới bả vai để đẩy ngực ra trước.
4. quan sát, so sánh:
- 2 vú:
+ hình thể, thể tích
+ sự cân đối
+ các bất thường trên vú và vùng nách: phù, sẹo, loét trợt, mạng lưới tĩnh mạch, co kéo da, dính da…
- núm vú: vị trí, sự cân đối, mức độ nhô lên (bình thường/ tụt/ co kéo/ lõm…)
5. sờ nắn:
Vú được chia 5 phần theo một đường ngang và đường đứng dọc qua núm vú: đuôi vú, góc phần tư: trên trong, trên ngoài, dưới trong, dưới ngoài.
- làm ấm tay nếu trời lạnh
- dùng 3 ngón giữa nắn theo một vòng xoáy ốc từ ngoài vào trong: đuôi vú → bờ bên vú → rãnh dưới vú → 4 góc phần tư → núm vú.
- thấy khối u thì so sánh với bên đối diện, có trường hợp khối u là túi silicon.
- xác định khối u: số lượng - vị trí (theo 5 vùng của vú) - kích thước - mật độ - sự di động - tính chất đau (hỏi cảm giác của BN) - nhiệt độ.
6. sờ nắn + quan sát:
- di động khối u, dùng tay nhấc nhẹ da ở vùng u, nếu có lõm, nhăn → dấu hiệu dính da.
- cố định u, yêu cầu BN đưa cánh tay lên xuống, nếu khối u di động cùng cơ ngực → dấu hiệu dính cơ ngực. (nghiệm pháp Tillaux)
7. kiểm tra tiết dịch núm vú:
Dùng 2 ngón kẹp núm vú, quan sát dịch tiết, màu sắc, tiết dịch ở 1 hay 2 bên, 1 hay nhiều tia. (có dịch bất thường thì phải chụp ống tuyến vú)
8. khám các nhóm hạch:
Yêu cầu BN ngồi dậy, hai tay buông (nguyên tắc trùng cơ)
Hạch vú ngoài
Hạch nách (bờ trước → đỉnh (hạch dưới đòn, hạch mũ) → bờ sau của hõm nách)
Hạch cạnh ức (khuyết cảnh → dọc hai bờ xương ức → mũi ức)
Hạch thượng đòn: BS đứng ra phía sau, các ngón tay để ở hố thượng đòn, yêu cầu BN ho khi nắn tìm hạch.
Mời bệnh nhân xuống giường và mặc lại áo.
9. đánh giá kết quả: quan sát thấy gì, mô tả u, hạch.
10. dự kiến hướng xử trí theo tổn thương, yêu cầu các xét nghiệm nếu cần (siêu âm, X quang, …). Thông báo kết thúc khám và cảm ơn BN.

Chú ý: trong quá trình khám phải giao tiếp linh hoạt với BN, khi thông báo kết quả thì nên thông báo các điểm chính, tìm cách làm BN bớt lo lắng.