Contents
NỘI DUNG:
Câu
1: Quá trình tàn tật.
a)
Khiếm khuyết: là tình trạng thiếu hụt, bất thường về tâm lý, sinh lý, giải phẫu
hoặc chức năng nào đó của cơ thể. Khiếm khuyết chủ yếu đề cập đến mức cơ thể. VD:
-
Cụt chi.
-
Chậm phát triển tâm thần.
-
Câm điếc.
b)
Giảm khả năng: Mất hoặc giảm một phần hay nhiều chức năng nào đó của cơ thể do
khiếm khuyết tạo nên. VD :
-
Cụt chân à đi lại khó khăn.
-
Chậm phát triển tâm thần à khó khăn về học.
-
Câm điếc à giảm mất khả năng nói, nghe.
c)
Tàn tật:
*
Định nghĩa:
-
Là tình trạng bất lợi của một
cá thể do khiếm khuyết, giảm khả năng không được phục hồi chức năng tạo nên,
cản trở người đó tham gia thực hiện vai trò xã hội bình thường của mình, phụ
thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khác để tồn tại trong lúc những người
khác cùng tuổi, giới, hoàn cảnh xã hội, văn hóa thực hiện được.
-
Tàn tật được đề cập đến vai trò
của một cá thể tham gia vào các hoạt động có liên quan trong xã hội.
*
VD :
-
Người cụt chân không đi học
được
-
Người chậm phát triển tâm thần
không tham gia đào tạo nghề vì giáo viên không biết dạy cho họ bằng cách nào.
-
Trẻ câm điếc không đi học được
vì giáo viên không biết dạy cho trẻ em câm điếc
*
Nguyên nhân của tàn tật:
-
Do khiếm khuyết.
-
Do giảm khả năng.
-
Do thái độ thành kiến xã hội.
*
Phân loại tàn tật:
-
Tàn tật thể chất: tổn thương các cơ quan
vận động như não, tủy sống, các tổn thương xương khớp….
-
Tàn tật do tổn thương tâm lý.
-
Đa tàn tật
Câu
2. Các biện pháp phòng ngừa tàn tật:
a)
Phòng ngừa khiếm khuyết (phòng
ngừa tàn tật cấp 1):
-
Tiêm chủng đủ, đúng.
-
Phát triển tốt y học cộng đồng.
-
Bảo đảm 5 điều kiện để bảo vệ
sức khỏe.
-
Chống bạo lực.
-
Nâng cao chất lượng cuộc sống
cho cộng đồng.
-
Phát triển ngành phục hồi chức
năng.
b)
Phòng ngừa giảm khả năng (phòng
ngừa tàn tật) cấp 2):
-
Các biện pháp phòng ngừa khiếm
khuyết.
-
Giáo dục đặc biệt (giáo dục hòa
nhập hoặc giáo dục chuyên biệt cho trẻ bị khiếm khuyết).
-
Dạy nghề, tạo việc làm cho
người bị khiếm khuyết.
c)
Phòng ngừa tàn tật (phòng
ngừa tàn tật cấp 3):
-
Phòng ngừa khiếm khuyết, giảm
khả năng.
-
Chú ý cải thiện môi trường và
thái độ của xã hội
Câu 3: Định nghĩa, mục đích, các phạm vi của PHCN:
a)
Định nghĩa:
PHCN là dùng các biện pháp y học, xã hội học, kinh tế học, giáo dục
đặc biệt và kỹ thuật nhằm làm giảm tác động của giảm chức năng và tàn tật, đảm
bảo cho họ hội nhập (tái hội nhập) xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia hoạt
động trong gia đình, xã hội, có cuộc sống bình thường với hoàn cảnh của họ.
b)
Mục đích:
-
Giúp cho người tàn tật khả năng
tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành vi ứng xử, nghề nghiệp
-
Hoàn lại một cách tối đa thực
thể, tinh thần và nghề nghiệp.
-
Ngăn ngừa thương tật thứ cấp.
-
Tăng cường khả năng còn lại của
người tàn tật để hạn chế hậu quả tàn tật.
-
Thay đổi thái độ, hành vị ứng
xử của xã hội đối với người tàn tật.
-
Cải thiện các điều kiện nhà ở,
giao thông, trường học, công sở để người tàn tật có thể đến những nơi họ cần
đến.
-
Làm mọi người trong xã hội có ý
thức phòng ngừa tàn tật.
c)
Phạm vi PHCN:
-
PHCN về Y học: Khám, lượng giá chức
năng, phục hồi cho người tàn tật, vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, thuốc.
-
PHCN về Xã hội: Thay đổi thái độ xã hội
đối với người tàn tật làm cho xã hội có trách nhiệm với nguời tàn tật.
-
Giáo dục đặc biệt.
-
Kinh tế: hướng nghiệp, tạo công ăn việc
làm, hướng dẫn kỹ thuật lao động sản xuất, sử dụng các công cụ hỗ trợ…
Câu
4. Các hình thức phục hồi chức năng. Nêu ưu và nhược điểm của từng hình thức.
a)
Phục hồi chức năng tại
trung tâm: người tàn tật phải đển các trung tâm có cán bộ chuyên khoa và trang
thiết bị phục hồi chức năng đầy đủ.
-
Ưu điểm: Kỹ
thuật phục hồi chức năng tốt, cán bộ được đào tạo chuyên khoa sâu.
-
Nhược điểm:
Bệnh nhân phải đi xa, giá thành cao, số lượng người tàn tật được phục hồi ít,
không đạt được mục tiêu hòa nhập xã hội.
Các trung tâm chỉ phục hồi chức năng với
người tàn tật nặng, nơi đào tạo nghiên cứu khoa học và chỉ đạo ngành.
b)
Phục hồi chức năng ngoài
trung tâm: cán bộ chuyên khoa cùng phương tiện đến phục hồi chức năng ở địa
phương người tàn tật sinh sống.
-
Ưu điểm:
+
Người tàn tật không phải đi xa.
+
Số lượng người tàn tật được
phục hồi có tăng lên.
+
Giá thành chấp nhận được.
+
Người tàn tật được phục hồi
chức năng tại nơi họ sinh sống, sát với thực tế.
-
Nhược điểm :
Cán bộ chuyên khoa không đáp ứng đủ
c)
Phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng:
là chiến lược phát triển cộng đồng về lĩnh vực phục
hồi chức năng, bình đẳng phúc lợi và hội nhập xã hội của mọi người tàn tật. Hình
thức này được triển khai qua cố gắng hợp tác của người tàn tật, gia đình họ
cũng như cộng đồng với dịch vụ xã hội, nghề nghiệp, giáo dục và sức khỏe một
cách thích ứng.
-
Ưu điểm:
+
Xã hội hóa cao.
+
Kinh phí chấp nhận được.
+
Chất lượng phục hồi chức năng cao
vì đáp ứng được nhu cầu hội nhập xã hội giữa phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng và phục hội chức năng tại viện có mối liên quan mật thiết.
+
Là một thành tố của chiến lược
chăm sóc sức khỏa ban đầu
-
Nhược điểm:
hạn chế trong việc phục hồi chức năng cho các trường hợp khó và nặng .
Câu 5:
Tác dụng sinh lý, chỉ định, chống chỉ định của tia tử ngoại.
Tia tử ngoại (tia cực tím)
có bước sóng 200 - 400 nm, có thể tạo nên bởi đèn
thạch anh.
a)
Tác dụng sinh lý:
-
Diệt khuẩn.
-
Giãn mạch, đỏ da, tăng sản,
tróc vảy, sạm da, tăng vitamin D, tăng chuyển hóa Calci.
-
An thần.
b)
Chỉ định:
-
Vết thương da (có và không có
nhiễm trùng).
-
Các bệnh da như vảy nến, trứng
cá, viêm lỗ chân lông.
-
Liều lượng dựa vào mức độ đỏ da
sau chiếu tử ngoại:
+
Đỏ da I: hình thành sau chiếu
tử ngoại sau vài giờ, tồn tại 24h
+
Đỏ da II: tồn tại sau 2 - 4
ngày, đau.
+
Đỏ da III: Tồn tại sau 1 tuần,
đau phù tại chỗ.
+
Đỏ da IV: đau phù, bọng nước ở
vùng chiếu.
à Liều
được sử dụng: đỏ da I hoặc II, tuần 2 - 3 lần
c)
Chống chỉ định và thận
trọng:
-
Bệnh nhân có dị ứng với ánh
sáng, đang dùng thuốc có nhạy cảm với ánh sáng.
-
Cường giáp.
-
Suy gan thận.
-
Viêm da toàn thể.
-
Xơ vữa động mạch nặng.
-
Lao tiến triển.
-
Phải bảo vệ mắt cho bệnh nhân
và thầy thuốc.
-
Đái
Pophyria, da khô nhiễm sắc.
Câu
6: Trình bày tác dụng sinh lý, CĐ, CCĐ của hồng ngoại.
*
Hồng ngoại được chia làm 3 loại:
+
Hồng ngoại A (IRA): 760 – 1500
nm
+
Hồng ngoại B (IRB): 1500 – 3000
nm
+
Hồng ngoại C (IRC): > 3000
nm
*
Hồng ngoại trị liệu là dùng ánh sáng
hồng ngoại để điều trị nhờ tác dụng nhiệt.
*
Nguồn tạo hồng ngoại gồm: hồng ngoại tự
nhiên do mặt trời cung cấp và hồng ngoại nhân tạo do các loại đèn, vật kim loại
nung nóng.
a)
Tác dụng sinh lý:
-
Trên tuần hoàn: giãn mạch, tăng cường
lưu thông máu, đo da, tăng độ mẫn cảm của mô, tăng dinh dưỡng tổ chức, tăng
thực bào do tăng BC tại chỗ, tăng tiết mồ hôi
-
Tác dụng lên điểm cuối của mạng lưới thần kinh trong da: gây thư giãn TK, mềm cơ, giảm co thắt cơ, giảm đau.
b)
Chỉ định:
-
Giảm đau, giãn cơ, tăng cường
lưu thông máu.
-
Chống viêm: viêm khớp, viêm cơ,
viêm sụn vành tai, viêm dây thần kinh, bong gân, viêm tổ chức dưới da… (bệnh
mạn tính).
c)
Chống chỉ định:
-
Vùng da vô mạch mát cảm giác.
-
Vùng da có sẹo.
-
BN say nắng, say nóng.
-
Tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Câu
7: Trình bày tác dụng sinh lý, CĐ, CCĐ của dòng điện Galvanic.
Do Galvanic tìm ra. Là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo
thời gian (dòng điện 1 chiều đều)
- Tác dụng sinh lý và chỉ định điều trị:
a)
Tác dụng sinh lý tổng quát:
điện ly và điện hóa
-
Dưới tác dụng của dòng
Galvanic, các mô của cơ thể thay đổi chuyển dịch các ion qua màng tế bào à hiện tượng cực hóa à tạo
nên những biến đổi sinh học thứ cấp phức tạp trong cơ thể. Người ta dùng tác
dụng này để điều trị.
-
Mặt khác, phần cơ thể ở giữa 2
điện cực khi có dòng điện Galvanic chạy qua xuất hiện chuyển dời của các ion
sau khi có sự phân ly theo hướng thích hợp, các ion (-) chạy về cực dương và
ngược lại. Hiện tượng này được ứng dụng trong điều trị dẫn thuốc và điện phân.
b)
Tác dụng sinh lý đặc hiệu:
-
Giữa 2 cực có tác dụng giãn
mạch, tăng tuần hoàn, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng à ứng dụng trong điều trị viêm tắc động mạch, HC Raynaud.
-
Ở dưới cực dương: giảm kích
thích và giảm co thắt, có tác dụng giảm đau à ƯD điều trị đau cơ xương khớp, thần kinh.
-
Ở dưới cực âm: tăng mẫn cảm và
trương lực à có tác dụng kích thích vận động à ƯD điều trị liệt mềm do tổn thương thần kinh.
- Chống chỉ định điều trị: (chưa có
tài liệu chính thống)
Câu
8: Trình bày tác dụng sinh lý, CĐ, CCĐ của sóng ngắn.
*
Sóng ngắn:
-
Bức xạ sóng điện từ cao tần. Tần
số > 300.000 Hz
-
Bước sóng ngắn: 2 ~ 11 – 12 nm.
-
Vận tốc lớn (bằng vận tốc ánh
sáng 3. 103 m/s).
-
Mang năng lượng điện và điện từ
trường chuyển thành nhiệt năng.
*
Đặc điểm điều trị:
-
Không có tác dụng điện ly và
điện hóa.
-
Không có tác dụng kích thích
thần kinh cơ.
-
Có tác dụng đưa nhiệt sâu vào
cơ thể.
- Tác dụng sinh lý:
-
Tăng nhu cầu oxy, chất dinh
dưỡng, tăng giáng hóa.
-
Tăng BC, lympho tại chỗ.
-
Tăng hoạt tính mao mạch, tiểu
động mạch, tăng giải phóng yếu tố gây giãn mạch.
-
Tăng lưu thông máu.
-
Tăng miễn dịch, thực bào.
-
Giảm đau, an thần, làm dịu hệ
thần kinh.
-
Giãn cơ.
-
Hạ huyết áp.
-
Tăng hoạt tính nội tiết, cân
bằng điều tiết.
- Chỉ định:
-
Chống viêm: viêm màng phổi,
viêm cơ, viêm gân…
-
Các chứng đau do nguồn gốc TK:
đau TK tọa, đau lưng cấp và mạn, đau cơ và đau vai gáy
-
Bệnh cơ xương khớp: viêm khớp,
VCSDK, viêm quanh khớp vai, trật khớp…
- Chống chỉ định:
-
Chống chỉ định tuyệt đối:
+
BN đặt máy tạo nhịp
+
Có kim loại trong cơ thể
+
U ác tính
+
Lao tiến triển
-
Chống chỉ định tương đối:
+
Nhiễm trùng cấp tính (đặc biệt có
sốt cao).
+
Viêm xương khớp cấp tính.
+
Chấn thương hoặc tổn thương
mạch máu trong 24 – 36 giờ đầu.
+
Mất cảm giác với nhiệt.
+
Đang có kinh nguyệt.
+
Dụng cụ tử cung.
+
Loãng xương.
+
Có xu hướng chảy máu và sử dụng
thuốc chống đông.
+
Huyết khối.
+
Đĩa sụn phát triển ở đầu xương
dài của trẻ em.
+
Điều trị vùng mắt (phải đeo
kính bảo hộ).
+
Đeo kính áp tròng(phải tháo bỏ
kính trước khi điều trị).
+
Vùng tinh hoàn.
+
Có thai.
Câu
9: Trình bày tác dụng sinh lý, CĐ, CCĐ
của siêu âm.
*
Siêu âm:
-
Bản chất của siêu âm: Bất kỳ
vật dụng nào đều là nguồn sinh ra âm
-
Sóng âm là những sóng dao động
cơ học trong môi trường đàn hồi.
-
Tùy theo tần số, được chia
làm 3 loại:
+
Hạ âm < 20 Hz
+
Âm nghe thấy: từ 20 - 20.000 Hz
+
Siêu âm: > 20.000 Hz
- Tác dụng sinh lý:
-
Tác dụng cơ học (vi xoa bóp): gây ép và
giãn nở của mô à làm biến đổi áp suất tại mô.
-
Tác dụng nhiệt: vi xoa bóp tại mô à phát sinh nhiệt do chà xát. Nhiệt phát sinh nhiều nhất tại vùng
phản xạ của siêu âm (trong cơ thể chủ yếu xảy ra ở mô xương
-
Tác dụng sinh học: là đáp ứng sinh lý
đối với tác dụng nhiệt và cơ học
+
Gia tăng mềm cơ.
+
Thư giãn cơ.
+
Tăng tính thấm màng tế bào.
+
Cải thiện dinh dưỡng.
+
Tăng khả năng tái sinh mô.
+
Tác dụng lên thần kinh ngoại
biên.
+
Giảm đau.
- Chỉ định:
-
Các bệnh lý cơ xương khớp.
-
Các bệnh lý thần kinh ngoại
biên.
-
Các rối loạn tuần hoàn.
-
Các bệnh lý của da và phần mềm.
- Chống chỉ định:
-
Điều trị vùng mắt, tim.
-
Vùng tử cung ở người có thai.
-
Sụn tăng trưởng.
-
Tinh hoàn.
-
Mô não.
-
Vùng da mất cảm giác nóng lạnh.
-
Ung thư.
Câu
10: Nêu các định nghĩa, mục đích và ý nghĩa của vận động trị liệu.
- Các định nghĩa:
-
Vận động học là môn khoa học
nghiên cứu về các mẫu vận động của cơ thể.
-
Vận động trị liệu: môn khoa học
áp dụng các kiến thức, kỹ năng vận động vào trong công tác phòng bệnh, điều trị
và PHCN.
-
Kích thích vận động là 1 trong
những kích thích quan trọng nhất, bảo đảm sự phát sinh, phát triển và tồn tại
của cơ thể sống. Ở trẻ em nói chung và trẻ em tàn tật nói riêng, kích thích sớm
là 1 biện pháp PHCN quan trọng.
- Mục đích:
-
Làm tăng sức mạnh và sức chịu
đựng cơ tại chỗ
-
Làm phì đại cơ, tăng tính mềm
dẻo của cơ, bao khớp
-
Phục hồi vận động tầm vận động
của khớp
-
Tái rèn luyện các cơ bị liệt
mất chức năng
-
Tạo thuận lợi cho cảm thụ bản
thể thần kinh cơ
-
Tăng khả năng điều hợp động tác
-
Đề phòng các thương tật thứ
cấp.
-
Cơ thể giảm béo, tăng thể trạng
của cơ thể nói chung, nâng cao tâm trạng, kiểm soát tiểu đường Type II, giảm
HA, kiểm soát đau, tăng thời gian tái hoạt động cơ.
- Ý nghĩa:
-
Ngày nay trong y học nói chung
và y học PHCN nói riêng, vận động trị liệu được coi là một phương thức điều trị
quan trọng nhất của mọi quốc gia.
-
Ở VN, vận động trị liệu đã được
biết từ lâu qua các phương pháp của y học cổ truyền dân tộc như vận động thư
giãn, khí công, dưỡng sinh…nhằm mục đích điều trị, phòng bệnh và PHCN.
Câu 11 :Trình bày các loại co cơ , các loại cơ:
- Các loại co cơ :
a)
Co cơ tĩnh :
-
Là loại co cơ mà lực co chưa đủ
mạnh để kéo phía đầu khởi diểm và bám, tận của cơ gần nhau, chưa tạo ra cử động
khớp à co cơ dẳng trường.
-
Tác dụng: phòng ngừa teo cơ,
loãng xương, biến dạng khớp và ngăn ngừa các cử động ngoài ý muốn khi cần bất
động phần chi thể nào đó.
-
Ví dụ: khi xách nước
b)
Co cơ đồng tâm :
-
Là loại co cơ khi lực cơ mạnh
hơn sức đề kháng chủ động làm cho 2 đầu nguyên uỷ và bán tận xích lại gần nhau.
-
Loại co cơ này là chủ yếu tạo
ra hiệu suất lớn.
-
Ví dụ: khi gập cẳng tay vào
cánh tay à co cơ nhị đầu.
c)
Co cơ sai tâm :
-
Là loại co cơ khi co tạo ra
khoảng cách giữa nguyên uỷ và bám tận xa nhau.
-
Cùng với tác động của lực bên
ngoài tạo nên cử động và sức căng của co, có tác đọng điều hoà vận động của
động tác.
-
Ví dụ: khi duỗi cẳng tay à co cơ tam đầu.
- Các loại cơ:
-
Cơ chủ vận: là loại cơ khi co chủ yếu
tạo nên cử động của chi thể hay phần thân thể
-
Cơ đối kháng: là cơ hoạt đông dối kháng
lại cơ chủ vận
-
Cơ đồng vận : là cơ giúp cho cơ chủ vận
giảm tối thiểu các cử động ko cần thiết
-
Cơ cố định: là cơ giữ vững chi thể để cơ
chủ vận thực hiện đong tác
-
Cơ trung gian: ko tham gia vào các hoạt
động trên
Câu
12 : Nêu tác dụng sinh học của vận động trị liệu :
-
Vận động tập luyện lâu ngày làm
tăng cung lượng tim, tăng cung cấp máu cho các hệ thống mao mạch và tổ chức
được nuôi dưỡng tốt hơn.
-
Phòng chống teo cơ, cứng khớp,
đảm bảo đọ vũng chắc và hình thể của các xuong, duy trì tầm vận động của khớp.
-
Điều chỉnh sự điều hợp của các
hoạt động thần kinh, phục hồi chức năng vận động
-
Chống thoái hoá khớp, đề phòng
loãng xương, tăng cường đào thải chất cặn bã và chuyển hoá vật chất, đốt cháy
hoàn toàn các chất hữu cơ thành nước và khí CO2
Câu
13 : Trình bày các dạng bài tập vận động trong PHCN: chỉ định, mục đích
- Tập theo tầm vận động
khớp :
a)
Tập vận động thụ động: động tác thực hiện bởi người điều trị hay dụng cụ, không có sự co cơ
chủ động.
-
Chỉ định: BN không thể vận dộng 1 cách
chủ động: hôn mê, liệt hay bất động hoàn toàn, có phản ứng viêm tại chỗ
-
Tác dụng:
+
Duy trì sự nguyên vẹn của khớp
và mô mềm
+
Hạn chế tồi thiểu hình thành co
rút
+
Duy trì tính đàn hồi cơi học
của cơ
+
Trợ giúp tuần hoàn và sức bền
thành mạch
+
Tăng cương lưu thông của dịch
khớp
+
Giảm hay ức chế đau
+
Giúp quá trình lành bệnh sau
chấn thương hay phẫu thuật.
b)
Tập chủ động có trợ giúp: động tác tập do người bệnh tự co cơ, nhưng có sự trợ giúp của 1 lực
bên ngoài bởi người điều trị hay dụng cụ cơ học, máy, tự trợ giúp.
-
Chỉ định: người bệnh có yếu cơ bậc 2
-
Tác dụng:
+
Tăng sức mạnh của cơ và mẫu cử
động điều hợp
+
Điều hoà không khí, tăng cường
sự đáp ứng về tuần hoàn, hô hấp.
c)
Tập chủ động: là động tác tập do chính người bệnh tự co cơ và hoàn tất, ko cần có
trợ giúp.
-
Chỉ định: co cơ bậc 3
-
Tác dụng :
+
Duy trì tính đàn hồi, tính co
giãn sinh lý của các cơ tham gia
+
Tạo ra tác dụng ngược về cảm giác
từ co cơ
+
Tăng cường tuần hoàn và ngăn
ngừa tạo huyết khối
+
Phát triển sự điều hợp và kỹ năng
vận động trong mọi trường hợp khi vận động phần đó ngăn trở qtrình lành bệnh,
- Tập kháng trở: là bất kỳ loại btập chủ động nào trong đó sự co cơ động hay
tĩnh bị kháng lại bởi 1 lực bên ngoài.Lực kháng bên ngoài có thể bàng tay
or bằng máy.
-
Chỉ định: khi cơ đạt bậc 4 hoặc bậc 5.
-
Mục đích:
+
Tăng sức mạnh của cơ (lực tạo
ra khi co cơ).
+
Tăng sức bền của cơ (sức bền là
khả năng thực hiện btập cường độ thấp trong 1 thời gian kéo dài).
+
↑ công của cơ (công là hiệu
suất của cơ đc định nghĩa như công việc trong 1 đvị thời gian)
- Tập kéo giãn: là động tác tập dùng cử động cưỡng bức do KTV hay do dụng cụ cơ
học cũng có thể do bn tự kéo giãn
-
Chỉ định:
+
Khi tầm vận động bị hạn chế do
hậu quả của co rút,dính khớp và hình thành sẹo tổ chức dẫn đến các cơ, tổ chức
liên kết và da bị ngắn lại so với bình thường.
+
Khi hạn chế đó có thể dẫn đến
biến dạng cấu trúc.
+
Khi co rút làm gián đoán các
hoạt động chức năng hàng ngày và chăm sóc điều dưỡng.
+
Khi cơ bị yếu và tổ chức bị
căng.
-
Mục đích:
+
Mục đích chung: tái thiết lập lại tầm
hoạt động của khớp và vận động của tổ chức mềm xung quanh khớp
+
Mục đích chuyên biệt: đề phòng co rút
vĩnh viễn, tăng tính mềm dẻo của phần cơ thể, đề phòng tổn thương gân.
- Các bài tập vận động
trị liệu chức năng: là các bài tập được gắn
liền với các sinh hoạt chức năng
-
Tập trên đệm: tập thay đổi tư thế từ nằm
sấp qua nằm ngửa, tập thăng bằng khi ngồi, di chuyển…
-
Tập trong thanh song song (nẹp hoặc không nẹp): tập tăng sức chịu đựng khi đứng,sức nặg cơ thể,tập thăng bằng….
-
Tập thăng bằng với nạng (có hay không có nẹp): tập thăng bằng bền, tập kiểm soát khung chậu, cơ lưng….
-
Tập di chuyển: tập dáng đi, tập kỹ thuật
tự di chuyển trong xe lăn…..
-
Hoạt động trị liệu: tuỳ các loại khiếm
khuyết, giảm chức năng sẽ có bài hoạt động trị liệu tương ứng
1.
Khái niệm dụng cụ PHCN: Dụng cụ PHCN có
tầm quan trọng đặc biệt, tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập xã hội.
2.
Phân loại :
-
Các dụng cụ vật lý trị liệu:
nhằm tăng cường sức mạnh cơ, tăng tầm hoạt động khớp.
-
Dụng cụ trợ giúp di chuyển và
sinh hoạt
-
Các dụng cụ chỉnh hình và tư
thế.
3.
Các loại dụng cụ PHCN và chỉ định :
a)
Các dụng cụ vật lý trị liệu
:
-
Thang tường :
+
Là dụng cụ giống thang nhưng
gắn vào tưòng để tập luyện.
+
Dùng để tập tăng sức mạnh chi,
tăng tầm hoạt động của khớp và cột sống.
-
Quả tạ, lò xo, bao cát, ròng
rọc: dùng để luyện cơ, khớp, tập tăng tiến.
-
Xe đạp tập, thuyền tập, dụng cụ
đa năng…để tập kháng trở và tăng tiến.
b)
Các dụng cụ trợ giúp di
chuyển:
-
Thanh song song :
+
Dụng cụ có hai thanh đặt song
song để trợ giúp người tàn tật di chuyển trong giai đoạn đầu.
+
Dùng cho người bệnh nằm lâu còn
đang yếu hay người tàn tật giai đoạn đầu mới tập di như: liệt nửa người, liệt 2
chi dưới, bại não, bại liệt hay người mới lắp chân giả.
-
Khung tập đi :
+
Là một dụng cụ giúp cho người
tàn tật tập đi khi họ chưa sử dụng được nạng, gậy do cơ thể còn yếu hay sau khi
bị tai nạn chưa thể đi lại được.
+
Dùng để tập cho người liệt nửa
người, liệt 2 chi dưới, bại não.
-
Nạng :
+
Dụng cụ giúp cho người tàn tật
tập di chuyển.
+
Chỉ định: người có vấn đề chi
dưới hay thăng bằng kém
-
Gậy:
+
Dụng cụ trợ giúp người tàn tật
đi lại sau khi đã sử dụng khung tập đi, nạng…
+
Dùng cho bệnh nhân có cơ bắp
khoẻ và thăng bằng tốt.
-
Đệm tay, đệm gối: là dụng cụ trợ giúp
cho người tàn tật di chuyển bằng cách bò hay khi ngồi trên xe lăn tay 4 bánh
bằng gỗ để đẩy
-
Xe lăn.
c)
Các dụng cụ trợ giúp sinh
hoạt : là các dụng cụ trợ giúp người tàn tật ăn
uống, tắm rửa, vệ sinh, mặc quần áo, đọc sách.
d)
Dụng cụ chỉnh trực và thay
thế :
-
Dụng cụ chỉnh trực:
+
Là những dụng cụ ứng dụng hệ
thống lực hỗ trợ bên ngoài cho phần cơ thể bị yếu.
+
Mục đích:
·
Nắn chỉnh trục của một phần cơ
thể.
·
Bảo vệ một phần của BN bị bệnh
thần kinh, cơ xương khớp.
·
Ngăn ngừa các biến dạng.
·
Giảm đau.
+
Nẹp chỉnh trực bao gồm :
·
Các nẹp cho chi trên.
·
Các nẹp cho chi dưới.
·
Các nẹp cho cột sống.
-
Dụng cụ thay thế (chân tay
giả): khi bị mất chi, người khuyết tật được
cung cấp dụng cụ thay thế gọi là chi giả.
Gồm 2 loại :
+
Loại nối kết trong (phần cứng
chịu lực được thiết kế trong)
+
Loại nối kết ngoài (phần chịu
lực nằm ngoài)
1.
Loét do đè ép :
-
Là tổn thương da do thiếu máu
nuôi dưỡng, gắn liền với sự chèn ép của mô mềm trên 1 mặt phẳng cứng hay chỗ
lồi xương.
-
Nguyên nhân :
Lực đè
ép
Lực trượt
Thiếu máu
Hoại tử
-
Yếu tố thuận lợi :
+
Đè ép lâu
+
Vệ sinh
+
Độ ẩm, nhiệt độ
+
Bệnh lý kém theo
+
Thiếu dinh dưỡng
+
Tuổi cao
-
Các vị trí hay loét :
+
Ngửa: vùng cùng cụt, vùng chẩm, 2 xương bả vai.
+
Nghiêng: mỏm cùng vai, gai chậu, mấu chuyển lớn, mắt cá ngoai, mặt
trong đùi.
+
Sấp: trán, cằm, gò má, gai chậu trước trên, ngực, đầu dương vật.
-
Các mức độ loét :
+
Độ 1 :
·
Vùng đỏ da, không biến mất khi ấn xuống.
·
Tổn thương lớp thượng bì.
+
Độ 2 :
·
Hư lớp biểu bì, vết thương bề mặt, đôi lúc có phỏng nước.
·
Tổn thương lớp thượng bì.
+
Độ 3 :
·
Vết loét ăn sâu tổ chức dưới da, mỡ
·
Da bị hư hoàn toàn, hiện tượng hoại tử
·
VT mang hình dáng vết thương sâu.
+
Độ 4 :
·
Tổn thương toàn bộ tổ chức dưới da, cân, sát xương.
·
Lớp da bị phá huỷ, VT lan rộng.
·
Hiện tượng hoại tử ở các tổ chức cơ xương và các cấu trúc nằm sâu hơn.
-
Cách đề phòng :
+
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ :
·
Vệ sinh sạch sẽ, giữ da khô, sạch.
·
Tăng cường dinh dưỡng
·
Giảm tỳ đè, kê lót, lăn trở 30`- 2h / lần
+
Hướng dẫn BN, người nhà cách phát hiện sớm vết đỏ da.
2.
Co rút cơ, biến dạng khớp :
-
Tổn thương hạn chế tầm vận động của khớp do sự co ngắn cơ, tổ chức
phần mềm quanh khớp.
-
Nguyên nhân :
+
Rối loạn trương lực cơ.
+
Mất cân bằng giữa cơ chủ vận và đối kháng .
+
Tư thế xấu.
+
Bệnh lý tại chỗ : Viêm nhiễm, thoái hoá, chấn thương, bỏng.
-
Phòng ngừa :
+
Đặt tư thế đúng.
+
Tập vận động thường xuyên, sớm.
+
Nẹp chỉnh hình.
3.
Teo cơ :
-
Tổn thương cơ yếu và teo cơ do tư thế bất động.
-
Phòng ngừa :
+
Vận động sớm .
+
Các bài tập gồng cơ, chủ động, có kháng trở.
+
Kích thích điện.
4.
Loãng xương :
-
Do mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và huỷ xương.
-
Vị trí: toàn thân và tại chỗ.
-
Hậu quả: đau xương, gaỹ xương, sỏi tiết niệu.
-
Đề phòng:
+
Vận động sớm.
+
Các bài tập có kháng trở và chịu trọng lực.
5.
Nhiễm trùng :
-
NT da.
-
NT phổi à Cách phòng:
+
Dẫn lưu tư thế.
+
Lăn trở, thay đổi tư thế thường xuyên.
+
Vỗ rung.
+
KT hô hấp hỗ trợ.
+
BT thở.
+
Cung cấp đủ nước cho BN.
-
NT tiết niệu à Cách phòng:
+
Thủ thuật vô trùng
+
CS sonde tốt
+
Theo dõi sât
+
Chế độ dinh dưỡng : nhiều nước, vitamin C.
6.
Huyết khối TM:
-
Nguyên nhân :
+
Ứ trệ tuần hoàn ngoại vi
+
Tăng đông mắu
+
Chấn thương vi mạch
-
Vị trí : hay gặp TM chi dưới, tắc mạch phổi
-
Phòng ngừa :
+
Vận động sớm
+
Tư thế kê cao chân
+
Băng chun, nẹp hơi trợ giúp tuần hoàn TM
+
Thuốc chống đông (heparin)
7.
Cốt hoá lạc chỗ:
-
Nguyên nhân:
+
BN bất động lâu.
+
Chảy máu trong khớp à cốt hoá Ca++ .
Câu 16: Trình bày nguyên tắc chăm sóc PHCN cho bệnh
nhân liệt tuỷ ở các giai đoạn.
*
Mục tiêu của PHCN:
-
Phòng ngừa các thương tật thứ phát: Loét, Huyết khối tĩnh mạch, co
rút, co cứng, nhiễm trùng...
-
Di chuyển được.
-
Làm được 1 số việc
-
Hoà nhập xã hội.
*
PHCN chia 3 giai đoạn (các giai đoạn chỉ là tương đối):
1.
Giai đoạn 1: Kể từ khi bị bệnh, chủ yếu chăm
sóc.
1.1. Tìm nguyên nhân, giải quyết
nguyên nhân
1.2. Chăm sóc da:
-
Giữ
cho da khô ráo, sạch sẽ.
-
Thay
đổi tư thế, lăn trở 1 - 2h/1lần
-
Đề
phòng loét có thể dùng các nệm chống loét, dùng gối mềm, bôn, xốp…
-
Thăm
khám kỹ vùng da có đè ép, nếu có sưng hoặc đỏ da sau 15ph không mất thì có nguy
cơ vùng da đó bị loét.
-
Nếu
có loét da: chăm sóc và điều trị sớm.
1.3. Chăm sóc đường tiêu hoá:
-
Sau
tai nạn, nên cho BN nhịn ăn, có thể truyền tĩnh mạch hoặc đặt ống thông qua mũi.
-
Sau
vài ngày, khi đã có nhu động ruột: cho ăn đủ calo, đủ nước(1,5-2l/ngày)
-
Nếu
táo bón: móc fân,xoa bóp theo khung đại tràng, chỉ dùng thuốc nhuận tràng, thụt
tháo khi cần thiết.
1.4. Chăm sóc đường hô hấp:
-
Tập
thở
-
Trợ
giúp ho
-
Dẫn
lưu tư thế
-
Chỉ
đăt NKQ khi có SHH cấp
1.5. Chăm sóc đường tiết niệu:
-
Nếu
bàng quang căng, có thể đặt sonde tiểu ngắt quãng 4h/1lần
-
Phát
hiện nhiễm trùng: nước tiểu vàng đục, đỏ hoăc mủ kèm theo mùi hôi tanh, khó
chịu…..
-
Đề
phòng nhiễm trùng: đảm bảo vô trùng khi đặt sonde tiểu, uống nước nhiều, toan
hoá nước tiểu bằng nước hoa quả có chứa vitamin C.
1.6. Đặt đúng tư thế bệnh nhân:
-
Đặt
đúng tư thế, phòng co rút.
-
Tập
thụ động và chủ động.
1.7. Đề phòng nghẽn mạch huyết khối:
-
Tập
vận động cho bn giai đoạn đầu.
-
Sử
dụng thuốc chống đông.
2.
Giai đoạn 2: Bệnh nhân chấp nhận sự tàn tật.
-
Mục tiêu: BN học cách để tự chăm sóc, học để
sử dụng những khả năng còn lại của mình.
2.1. Hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc da:
-
Tự
lăn trở.
-
Quan
sát những vùng hay bị đè ép: vùng mông, MCL, mắt cá trong,…
2.2. PHCN đường tiểu:
-
Hướng
dẫn BN tự đặt sonde tiểu.
-
Luyện
tập BQ: thử test lạnh,ấn tay, vỗ nhẹ trên BQ.
-
Đề
phòng nhiễm trùng:uống nhiều nc,ăn nhiều hoa quả có vit C.
2.3. PHCN đường ruột:
-
Luyện
tập thói quen đại tiện.
-
Hướng
dẫn BN tự móc phân.
-
Chế
độ ăn hợp lý.
2.4. Vấn đề rối loạn thần kinh thực vật:
-
Với
bn bị tổn thương tuỷ cao,hay bị hạ huyết áp tư thế ngồi:cho bn ngồi dạy từ từ.
-
BN
ra nhiều mồ hôi,cho uống thuốc kháng cholin.
2.5. Vấn đề xương khớp:
-
Đề
phòng co rút biến dạng:coi trọng tư thế đúng cho người bệnh ,dbiệt tư thế đúng
cho ng bệnh
-
Biến
chứng mọc củ xương vai,khuỷu,háng,gối,nếu có fải gửi PT khám,cắt bỏ khi cần
thiết
2.6. Giải quyết sự co cứng:
-
Bài
tập ức chế co cứng:theo kỹ thuật Bobath
-
Các
thuốc giãn cơ: diazepam….
2.7. Tập vận động di chuyển:
-
Tập
sức mạnh chi trên bằng các bài tập kháng trở hoặc nhờ các dụng cụ PHCN.
-
Tập
đi xe lăn với mọi địa hình.
-
Tập
đi thanh song song.
-
Tập
sử dụng nạng,dụng cụ trợ giúp PHCN khác.
3.
Giai đoạn 3: PHCN tại cộng đồng, tạo cho bệnh
nhân môi trường thích nghi.
-
Tạo
điều kiện cho BN đi lại: làm đường, cầu, giá đỡ lên xuống….
-
Chiều
cao ghế, giường thích hợp để ng tàn tật do tổn thương tuỷ sống có thể sử dụng
thuận tiện
-
Nhà
bếp, nhà vệ sinh co chiều cao thích hợp
-
Có
công ăn, việc làm, có thu nhập, tham gia mọi hoạt động xã hội, gia đình là tiêu
chuẩn cơ bản để hoà nhập xã hội
Câu 17: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, nguyên tắc
PHCN cho bệnh nhân viêm khớp:
1.
Nguyên nhân:
2.
Triệu chứng:
3.
Nguyên tắc PHCN cho bệnh nhân bị
viêm khớp: Viêm
khớp gây cứng, dính khớp (VKDT,Viêm cột sống dính khớp).
a) Các hạn chế về chức năng:
-
Đau,
sưng, hạn chế vận động của khớp
-
Cứng
khớp, dính khớp, hạn chế tầm vận động của khớp
-
Giảm
các hoạt động chức năng (sinh hoạt hàng ngày,di chuyển….)
-
Teo cơ, co cứng cơ, co rút cơ.
-
Yếu cơ.
b)
Mục tiêu PHCN:
-
Giảm đau.
-
Giảm co cứng, co rút cơ.
-
Duy trì tầm vận động của chi
thể.
-
Tăng cường hoạt động chức năng.
-
Tăng sức mạnh cơ.
c)
Các biện pháp PHCN:
-
Dùng các PP vật lý trị liệu như
điện, ánh sáng, siêu âm,…
-
Xoa bóp nhẹ.
-
Dùng thuốc giảm đau, giảm đau
chống viêm.
-
Tập các hoạt động chức năng.
-
Tập hoạt động sinh hoạt hàng
ngày: ăn uống,vệ sinh…
-
Tập di chuyển, đi lại.
-
Tập các btập cột sống để duy
trì tầm vận động cột sống.
-
Tập mạnh cơ ở tay, chân or thân
mình bằng btập có kháng trở.
-
Đi bộ, chạy nhảy, lên cầu
thang…
Câu
18: Trình bày mẫu co cứng và nguyên tắc PHCN cho bệnh nhân liệt nửa người ở
giai đoạn cấp:
1. Mẫu co cứng:
-
Xuất hiện ở gđoạn hồi phục
-
Thể hiện: tăng trương lực các
cơ gập ở tay, cơ duỗi ở chân.
-
Các khớp chi trên ở tư thế gấp
khép xoay trong, còn khớp ở chân: duỗi dạng xoay ngoài.
2. PHCN:
2.1.
Biểu hiện lâm sàng :
-
Yếu tố nguy cơ: tăng HA, ĐTĐ
với THA, bệnh tim mạch.
-
Thay đổi tri giác, nhận thức:
+
BN có thể hôn mê nếu tổn thương
phạm vi mạch não rộng do xuất huyết não.
+
RL tri giác,nhận thức ở các mức
độ khác nhau: lú lẫn, mất định hướng, giảm tập trung chú ý, rối loạn trí nhớ, ngôn
ngữ, tư duy, cảm xúc và mất thực dụng.
-
Khiếm khuyết vận động
+
Tuỳ tổn thương nguyên phát, vị
trí, phạm vi mạch máu.
+
RL vận động biểu hiện: yếu nhẹ,
liệt hoàn toàn nửa nguời, liệt nặng hơn ở 1 chi…
-
RL giác quan, cảm giác
+
Mất hoặc giảm cảm giác nông, sâu
gồm đau, nóng lạnh, rung, cảm giác sờ và cảm giác về vị trí.
+
Thường được hồi phục trong vòng
tháng thứ nhất, thứ 2
-
Các hậu quả của bất động: Loét
do đè ép, teo cơ, cứng khớp, huyết khối tĩnh mạch…
2.2.
PHCN:
-
Mục tiêu:
+
Chăm sóc, nuôi dưỡng.
+
Đề fòng thương tật thứ cấp.
+
Theo dõi và kiểm soát chức năng
sống.
+
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
+
Nhanh chóng đưa người bệnh ra
khỏi trạng thái bất động tại giường.
-
Biện pháp:
+
Điều trị: Gồm các thuốc hạ HA, chống
đông, kiểm soát đường máu, chống phù não, thuốc tăng cường oxy tới não…..
+
PHCN:
(1)
Chăm sóc, nuôi dưỡng:
§
Thường được theo dõi tại phòng
hồi sức cấp cứu, duy trì đường hô hấp, miệng họng sạch, chăm sóc da (lăn trở 2h
1 lần ).
§
Trong những ngày đầu hướng dẫn
gia đình chế độ ăn, cách cho ăn để tránh nghẹn sặc, nuốt kém.
(2)
Tư thế:
§
Người bệnh nằm hướng bên liệt
ra ngoài.
§
Dùng gói kê vai, hông bên liệt
và hướng dẫn gia đình cách đặt các tư thế tại giường.
§
Băng treo khuỷu tay để tránh
bán trợt khớp vai
(3)
Tập luyện,vận động
§
Các bài tập theo tầm vận động
khớp để ngăn ngừa co rút huyết khối và các biến chứng khác.
§
Các bài tập phối hợp bên lành
và bên bệnh như: cài 2 tay, gấp vai lên 180o.
§
Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm ngay
khi có thể.
(4)
Phẫu thuật :
§
Can thiệp khi có máu tụ nội sọ,
gây rối loạn tri giác.
§
Kẹp túi phồng động tĩnh mạch…
Câu
19 : Trình bày các nguyên tắc PHCN cho BN liệt ½ người ở giai đoạn hồi phục.
1. Mục tiêu:
-
Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt.
-
Duy trì tình trạng sức khoẻ ổn
định tạo điều kiện cho việc tập luyện vận động.
-
Tạo thuận và khuyến khích tối
đa các hoạt động chức năng.
-
Kiểm soát các rối loạn tri
giác, nhận thức, giác quan, ngôn ngữ.
-
Hạn chế và kiểm soát các thương
tật thứ cấp.
-
Giáo dục và hướng dẫn gia đình
cùng tham gia các hoạt động PHCN.
2. Các biện pháp điều trị
PHCN:
-
Điều trị: kiểm soát HA, đau cơ
vai, co cứng cơ và tăng cường tuần hoàn não.
-
Chế độ vận động và các dạng bài
tập:
2.1.
Tăng cường sức mạnh cơ bên
liệt:
-
Cho BN tập chủ động trợ giúp, tập
chủ động theo tầm vận động hoặc có kháng
trở
-
Tập các hoạt động chức năng,
đặc biệt là di chuyển.
-
Tập ngay từ đầu các bài tập
thăng bằng ngồi, đứng, đi : có thể dùng nạng, gậy hay thanh song song, khung
đi.
2.2.
Hoạt động trị liệu:
-
Là những hoạt động chủ yếu tăng
cường khả năng vận động cua tay, giúp độc lập trong sinh hoạt, cải thiện năng
lực thể chất và tinh thần, giúp người bênh sớm hoà nhập xã hội.
2.3.
Ngôn ngữ trị liệu:
-
Chỉ định trong trường hợp thất
ngôn.
-
Nguyên tắc: thiết lập hệ thống
tín hiệu ngôn ngữ bổ sung và thay thế hình thái ngôn ngữ bị mất hay tổn thương.
-
Xây dưngh hệ thống tín hiệu
ngôn ngữ dựa trên quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường từ tháp đến cao: kỹ
năng ko lời, các âm vị, âm tiết, rồi tới
câu với các cấu trúc ngũ pháp.
2.4.
Dụng cụ PHCN :
Mục đích: trợ giúp các hoạt động chức năng, chỉnh hình, các dụng cụ
vật lý trị liệu.
-
Trợ giúp: chỉ định nẹp cổ chân khi nhóm
cơ nâng bàn chân bên liệt hồi phục quá chậm hoặc ko hồi phục à di chuyển dễ hơn, ngăn ngừa thói quen gấp và nâng hông bên liệt khi
đi
-
Dụng cụ chỉnh hình: cho BN liệt ½ người
có thể gồm: đai nâng vai, nẹp cổ chân, máng đỡ cổ tay.
-
Dụng cụ vật lý trị liệu: ròng rọc tập
tay, xe đạp , bao cát, tạ, chầy, …
Câu
20 : Trình bày các nguyên tắc PHCN cho bệnh nhân liệt ½ người ở giai đoạn di chứng.
1.
Mục tiêu :
-
Duy trì tình trạng sức khoẻ ổn
đinh.
-
Tăng cường độc lập tối đa trong
các hoạt động chăm sóc bản thân.
-
Hạn chế di chứng.
-
Khuyến khích ng bệnh tham gia
các hoạt động của gia đình và xã hội.
-
Thay đổi kiến trúc cho phù hợp
với tình trạng chức năng của người bệnh.
-
Hướng nghiệp.
-
Giáo dục và lôi kéo gia đình
tham gia vào quá trình tập luyện và tái hoà nhập.
2.
Các biện pháp PHCN:
(1) Theo dõi sức khoẻ định kỳ: đề phòng tai biến tái phát
(2) Thuốc: có thể là các thuốc giãn cơ
(3) Các bài tập tại nhà
-
Cần được hướng dẫn các bài tập
này trước khi xuất viện
-
Có thể: tập khớp vai bằng ròng
rọc, gấp vai thụ động bằng tay lành, dồn trọng lương lên tay liệt khi ngồi…
(4) Hoạt động tự chăm sóc :
-
Khyến khích BN tự thực hiện các
hoạt động ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh theo nề nếp.
-
Cần thay đổi các vật dụng của
người bệnh 1 cách thích ứng để họ có thể độc lập tối đa: làm tay cầm để BN có thể
tự cầm lược chải đầu, xúc ăn…
(5) Nội trợ và các hoạt động
khác trong gia đình:
-
Cố gắng thay đổi vị trí, kích
thước, chiều cao bệ bếp, dây phơi…để BN có thể làm được khi ngồi trên xe lăn và
ghế tựa.
(6) Các hoạt động khác và hướng
nghiệp:
-
Giao tiếp xã hội, tham gia các
hoạt động của cộng đồng là nhu cầu thiết yếu của mỗi người: đưa bn đi ra ngoài,
thăm họ hàng, mua bán, họp hành ở địa phương
(7) Thay đổi kiến trúc nơi người
bệnh sinh sống :
-
Kiến trúc kiểu căn hộ, nghĩa là
toàn bộ diện tích căn hộ đều trên 1 mặt sàn
-
Thầy thuốc PHCN nên tư vấn cho
bn và gia đình để họ có ngũng lựa chọn hợp lý khi xuất viện.
(8) Vai trò của gia đình trong
quá trình tái hoà nhập xã hội :
-
Việc hướng dẫn, giáo dục gia
đình họ tham gia vào chăm sóc, tập luyên rất cần thiết.
Câu
22: Trình bày nguyên nhân và các nguyên tắc PHCN cho bệnh nhân đau TK tọa:
1. Nguyên nhân: (theo vở ghi)
-
Thoát vị đĩa đệm
-
Trượt thân đốt sống (L4 trượt
ra trước)
-
Thoái hóa cột sống
-
Viêm cột sống dính khớp
-
Chèn ép: lao, u, u tủy..
-
Dị dạng cột sống: hẹp ống sống, gai đôi, cùng hóa L5, thắt lưng hóa S1
(Gai đôi: 2 gai không hợp lại làm 1 tạo nên khe hở à ép tuỷ sống vào)
-
Rối loạn chuyển hóa: Đái tháo đường.
2.
Các nguyên tắc phục hồi chức năng:
2.1. Nội khoa: Điều trị bảo tồn
-
3 - 5 ngày đầu: nghỉ ngơi, nằm trên giường, ván cứng để làm giảm áp
lực lên cột sống.
-
Giảm đau.
-
Giãn cơ.
-
Vitamin B.
-
Phong bế tại chỗ và ngoài màng cứng.
2.2. Vật lý trị liệu:
-
Nhiệt trị liệu (sau cơn đau cấp 1 tuần):dùng túi nước nóng, hồng
ngoại, parafin...20 - 30 phút/lần.
-
Dòng cao tần.
-
Điện xung.
-
Dòng giao thoa.
-
Dòng điện phân.
-
Siêu âm.
-
Từ trường.
-
Xoa bóp.
-
Kéo giãn cột sống bằng bàn kéo:
+
Giảm áp lực nội đĩa đệm.
+
Điều chỉnh sai lệch cột sống, đốt sống.
+
Giảm chèn ép rễ.
+
Giãn cơ thụ động.
àTác dụng:
§ Giảm hội chứng cột sống (Đau cơ
học, mất ĐCSL,hạn chế vận động).
§ Giảm hội chứng chèn ép rễ (Đau
kiểu rễ, dấu hiệu khu trú rễ, rối loạn vận động...).
§ Giảm cong vẹo cột sống, giảm co
cứng cơ.
§ Tăng vận động, linh hoạt.
-
Các bài tập PHCN:
+
6 động tác vận động CSTL của chương trình William.
+
Mạnh cơ bụng, kéo giãn cơ co rút.
+
Tăng tầm vận động cột sống, mở rộng lỗ liên đốt sống.
+
Đơn giản, dễ tập.
-
Điều trị bằng áo nẹp:
+
Hạn chế lực lên cột sống.
+
Giảm mệt, căng cơ.
+
Giảm tầm vận động.
2.3. Can thiệp không phẫu thuật:
-
Làm tiêu chất nhày đĩa đệm bằng cách tiêm thuốc vào đĩa đệm (Biến
chứng Shock phản vệ)
-
Tiêm máu tự thân vào đĩa đệm: Thúc đẩy sự xơ hóa đĩa đệm chỗ đứt rách
2.4. Ngoại khoa:
-
Mổ cắt cung sau.
-
Mở cửa sổ xương.
a)
Chỉ định tuyệt đối:
-
Hội chứng đuôi ngựa
-
Yếu cơ, teo cơ nhiều
b)
Tương đối:
-
Điều trị bảo tồn 6 tuần không hiệu quả
-
Tái phát nhiều lần không đáp ứng điều trị bảo tồn nữa
c)
Chông chỉ định:
-
Lao tiến triển
-
Đái tháo đường, suy gan thận, xơ gan giai đoạn cấp, Tăng HA
-
Sốt > 380 C
-
Không đồng ý phẫu thuật
d)
Biến chứng:
-
Hội chứng đuôi ngựa
-
Tụt huyết áp
Câu 23: Phạm vi của ngôn ngữ trị liệu và nguyên tắc
3T:
1.
Phạm vi:
-
Bệnh lý về ngôn ngữ:
+
Chậm phát triển trí tuệ:
·
Chậm phát triển ngôn ngữ
·
Tự kỷ (Giao tiếp kém, Xã hội kém, hành vi bất thường)
+
Thất ngôn.
-
Bệnh lý về lời nói:
+
Ngọng:
·
Giọng địa phương,thói quen
·
Phát triển (mọi trẻ em đều có)
·
Thực thể
·
Phanh lưỡi ngắn
·
Khiếm thính
·
Bại não nhẹ
+
Nói lắp (rối loạn về nhịp điệu)
-
Bệnh lý về giọng nói:
+
Khàn, khản.
+
Hơi (chỉ nói thầm được, mất giọng).
+
Gỗ (giọng cứng, ngang, không thay đổi âm điệu).
+
Nhi tính.
+
Nhân tạo.
-
Bệnh lý thần kinh: Bại não, parkingson, hội chứng tiểu não
-
Nghe
kém: dùng máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai
2.
Nguyên tắc 3T:
(1)
Theo ý thích của trẻ:
-
Cần
chờ đợi, quan sát lắng nghe xem trẻ thích gì, quan tâm đến điều gì.
-
Chờ
đợi trẻ chủ động giao tiếp.
(2)
Thích ứng với trẻ:
Thay đổi cách giao tiếp cho phù hợp
với trẻ:
-
Mặt
ngang mặt để trẻ nhìn nét mặt, ánh mắt, miệng người nói và hiểu nói gì.
-
Nói
chậm, đơn giản, câu ngắn, kết hợp cử chỉ điệu bộ để trẻ dễ hiểu.
-
Giao
tiếp có lần lượt, không tranh lượt của trẻ.
(3)
Thêm thông tin, từ mới:
-
Gọi
tên vật, sự việc đang diễn ra.
-
Tưởng
tượng và nói về các việc đã đang và sẽ xảy ra.
-
Nhắc
đi nhắc lại, thường xuyên nhận xét.
Câu 24: Định nghĩa, nguyên nhân, các dấu hiệu nhận
biết sớm của bại não.
1.
Định nghĩa bại não:
Bại não còn gọi là trẻ bị di chứng
não, liệt não... Bại não đặc trưng bởi một
nhóm các rối loạn của thần kinh trung ương không tiến triển (< 5 tuổi),
do các nguyên nhân trước, trong và sau khi sinh, với những hậu quả biến thiên:
Rối loạn vận động, giác quan, tâm thần, hành vi, động kinh,...nhìn chung đây là
đa tàn tật. Vị trí tổn thương khác nhau à lâm sàng không giống nhau.
2.
Nguyên nhân:
-
Nguyên nhân trước sinh:
+
Mẹ
cúm, sốt cao.
+
Nhiễm
độc thai nghén nặng.
+
Mẹ
bệnh tim, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa.
+
Bất
đồng nhóm máu Rh.
+
Chấn
thương.
+
Ko
rõ nguyên nhân.
-
Nguyên nhân trong khi sinh:
+
Đẻ
non < 6 tháng.
+
Cân
< 2.5 kg.
+
Đẻ
ngạt.
+
Can
thiệp forcep, giác hút.
+
Dị
tật bẩm sinh: Não úng thủy, não bé.
-
Nguyên nhân sau khi sinh:
+
Sốt
cao co giật.
+
Ngạt
nước, ngạt hơi.
+
Chấn
thương vào đầu.
+
U
não.
+
Bệnh
nhiếm trùng thần kinh : viêm não, viêm màng não.
+
Khác...
3.
Các dấu hiệu nhận biết sớm:
-
Tiền
sử sản khoa:
+
Trẻ
đẻ ra không khóc ngay.
+
Can thiệp dụng cụ forcep, giác
hút.
+
Đẻ ra nhẹ cân.
+
Ngạt tím, ngạt trắng.
-
Mềm nhẽo, cứng đờ, khó bế.
-
Phát trỉển chậm so với trẻ cùng
tuổi.
-
Khó cử động (liệt) một hay
nhiều chi, ăn uống, nhai nuốt kém.
-
Mốc phát triển vận động chậm hơn.
-
Nghe kém, nhìn kém (Điếc tần số
cao).
-
Có những cử động bất thường.
-
Động kinh.
-
Hành vi bất thường.
-
Phản xạ trương lực cổ không đối
xứng (Đang nằm thẳng, quay cổ sang bên thì tay chuyển động theo. Bình thường
mất sau 3-5 tháng; > 6 tháng còn là bất thường)
-
Phản xạ mê đạo trương lực sấp
(trẻ bình thường 3 - 6 tháng có, > 6 tháng không có là bệnh lý) nằm sấp thì
trẻ ngẩng đầu lên.
Câu
25: Các thể lâm sàng của bại não:
1. Theo trương lực cơ:
a)
Thể co cứng:
-
Trương lực cơ luôn tăng: Hai
chân duỗi chéo, tay co cứng, gập khuỷu, vai xoay trong, cổ ưỡn mạnh, bàn chân
thuổng.
-
Cử động khối: cả cơ thể cùng
tham gia 1 động tác.
-
Phản xạ gân xương tăng mạnh.
-
Liệt một hay nhiều chi.
b)
Thể múa vờn:
-
Trương lực cơ lúc tăng lúc giảm.
-
Kiểm soát đầu cổ kém.
-
Vận động không tự chủ toàn thân.
-
Liệt tứ chi: lúc cứng đờ, lúc
mềm nhẽo.
-
Mồm há liên tục, chảy nhiều dãi.
-
Có thể điếc ở tần số cao.
c)
Thể thất điều:
-
Trương lực cơ luôn giảm.
-
Rối loạn thăng bằng.
-
Dáng đi như say rượu.
d)
Thể mềm nhẽo.
e)
Thể cứng đờ.
f)
Thể phối hợp.
2. Theo mức độ nặng nhẹ của
các hoạt động chức năng:
a)
Loại nhẹ:
-
Tự đáp ứng được nhu cầu hàng
ngày.
-
Di chuyển không cần trợ giúp.
-
Đi học bình thường.
-
Giao tiếp được.
-
Không cần phục hồi chức năng.
b)
Loại vừa:
-
Chăm sóc, di chuyển cần trợ
giúp.
-
Học khó khăn, có thể phải giáo
dục tại nhà.
-
Giao tiếp khó khăn.
-
Cần phục hồi chức năng.
c)
Loại nặng:
-
Chăm sóc, di chuyển, giao tiếp
rất kém.
-
Phụ thuộc.
-
Cần phục hồi chức năng đặc biệt.
Câu
26: Nguyên tắc PHCN cho trẻ bại não:
-
Nguyên tắc:
+
Phải phát hiện sớm.
+
Phải tiến hành điều trị sớm.
+
Phối hợp nhiều kỹ thuật phục
hồi chức năng như vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu.
+
Tùy thể lâm sàng.
+
Tùy mốc phát triển, độ tuổi.
+
Trẻ đa tàn tật cần dùng nhiều
kỹ thuật.
-
Mục đích:
+
Kiểm soát trương lực cơ, giữ tư
thế đúng khiến trẻ vận động được ở tư thế kháng trọng lực
+
Tạo các mẫu vận động chủ yếu:
kiểm soát đầu. lăn, ngồi dậy, quỳ, đứng, thăng bằng
+
Phòng ngừa co rút và biến dạng
+
Dạy các hoạt động sinh hoạt
hằng ngày, vui chơi, hoạt động khác
Câu
27: Nguyên tắc PHCN cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (TL trong vở):
-
Nguyên tắc:
+
Coi trẻ chậm ohát triển trí tuệ
như trẻ bình thường.
+
Uốn nắn, khen thưởng, khen khi
trẻ có đáp ứng.
+
Giảm dần sự trợ giúp, trợ giúp
có thể bằng hành độn, lời nói.
+
Chia hoạt động thành chuỗi các
hoạt động nhỏ.
+
Dựa vào hoàn cảnh thực tế để
dạy.
-
Các nội dung can thiệp:
+
Tự chăm sóc.
+
Dạy chơi.
+
Giao tiếp để phát triển ngôn
ngữ, nhận thức.
+
Uốn nắn các hành vi,ứng xử.
+
Dạy trẻ học.
+
Hướng nghiệp.