2015-12-15

27 khám thai phụ trong chuyển dạ

27 khám thai phụ trong chuyển dạ
1. Chào hỏi - giới thiệu - giải thích - đề nghị đồng ý và hợp tác
2. chuẩn bị:
- dụng cụ: thước dây mềm độ chia cm, ống nghe tim thai, dụng cụ sát khuẩn, bôi trơn, găng tay vô khuẩn…
- BN:
Cởi quần, vén áo, nằm ở tư thế phụ khoa (đầu gối cao 30 độ, mông sát mép bàn, 2 chân gác lên giá đỡ,2 tay xuôi dọc theo người), bộc lộ toàn bộ vùng bụng đến mũi ức, tầng sinh môn, âm hộ.
Vệ sinh vùng âm hộ - tầng sinh môn bằng dung dịch sát khuẩn.
- BS:
Đứng bên trái khi đo chiều cao tử cung vòng bụng và khám ngoài xác định tư thế thai.
Đứng bên phải hoặc giữa hai chân sản phụ khi thăm khám xác định độ xoá mở của tử cung.
3. quan sát:
- sẹo mổ
- hình thể bên ngoài của thai, có thể sơ bộ đánh giá tư thế thai, ngôi thai.
- các biểu hiện bất thường khác: màu sắc, tĩnh mạch bàng hệ…
4. đo chiều cao tử cung, vòng bụng:
- xác định bờ trên khớp mu bằng cách sờ vùng hạ vị từ rốn xuống, là bờ xương thấp nhất ở hạ vị theo đường giữa dưới rốn.
- xác định điểm chính giữa đáy tử cung: sờ từ mũi ức và hai hạ sườn xuống, xác định ranh giới toàn bộ đáy tử cung, tìm điểm chính giữa của cung tròn đáy tử cung.
- đặt thước dây đo giữa 2 điểm trên, cố gắng để thước căng thành đường thẳng → chiều cao tử cung.
- vòng bụng là vòng chu vi bụng lớn nhất vuông góc với cột sống, thường thì là qua rốn. Yêu cầu BN luồn 1 đầu thước dây qua lưng. Đo với lực căng vừa phải và thước phải luôn áp sát da sản phụ.
- ước lượng trọng lượng thai dựa vào công thức:
Pthai (g) = [cao tử cung (cm) + vòng bụng (cm)] x 25.
5. sờ nắn bụng bằng 4 thủ thuật sản khoa (thủ thuật Leopold):
- thăm khám thực hiện khi không có cơn co tử cung.
- sờ nắn lần lượt cực dưới, cực trên, hai thành tử cung:
+ sờ nắn cực dưới: 2 bàn tay mở, các ngón áp sát, đặt lên vùng 2 hố chậu và hạ vị, các ngón hướng về phía khớp mu. Sờ nhẹ nhàng từ dưới lên và di động sang 2 bên để tìm dấu hiệu lúc lắc đầu thai nhi. Nhận biết cực đầu thai: khối tròn, nhẵn, rắn, di động trong đa số trường hợp ngôi đầu.
+ sờ nắn cực trên: động tác tay tương tự theo chiều ngược lại, các ngón tay hướng về phía mũi ức, sờ nắn từ trên xuống dưới. Nhận biết cực mông thai: khối không đồng đều về mật độ, ít di động.
(!) một số trường hợp cực đầu thai nằm ở cực trên tử cung (ngôi ngược).
+ sờ nắn hai thành trái, phải tử cung: 2 bàn tay mở, các ngón áp sát, đặt lên 2 thành tử cung tương ứng với vùng mạng sườn. Một bàn tay cố định tử cung, bàn tay kia sờ nắn nhẹ nhàng tử trên xuống, làm tương tự với bên còn lai. Nhận biết diện lưng: diện phẳng, không di động, ngăn cách với đầu bởi rãnh gáy. Nhận biết các chi ở đối diện với diện lưng: các khối nhỏ lổn nhổn, dấu hiệu “cục nước đá nổi”.
→ sau khi thăm khám cần xác định tư thế thai trong tử cung.
6. đo cơn co tử cung bằng tay:
Bàn tay mở, các ngón áp sát, đặt lên đáy- sừng phải tử cung (nơi xuất phát cơn co). Khi cơ tử cung bắt đầu tăng trương lực là thời điểm bắt đầu của cơn co. Tính thời gian kéo dài của cơn co tử cung, khoảng cách giữa 2 cơn co (đo bằng giây).
Phải đo được ít nhất 2 cơn co, từ đó tính ra tần số cơn co tử cung trong 10 phút.
7. nghe tim thai ở vị trí mỏm vai:
- xác định vị trí mỏm vai: chỗ nhô lên ngăn cách với đầu bởi một rãnh.
- đầu to ống nghe tim thai lên vùng mỏm vai của em bé, nếu dưới rốn thì mặt BS quay về phía chân sản phụ, nếu mỏm vai trên rốn thì mặt BS quay về phía đầu sản phụ.
- bình thường: nghe thấy tim thai, tần số 120-160 nhịp/ phút.
8. thăm khám âm đạo xác định độ xoá mở của cổ tử cung:
- đeo găng vô khuẩn, bôi trơn 2 ngón tay thăm khám. Tay trái mở rộng 2 môi nhỏ để quan sát lỗ âm đạo, thay phải nhẹ nhàng đưa hai ngón 2,3 vào âm đạo theo chiều thẳng đứng của bàn tay và theo trục của âm đạo cho đến khi sờ thấy cổ tử cung.
- sờ vòng quanh mép cổ tử cung để ước lượng độ mở (cm), không đưa cả 2 ngón tay vào banh rộng cổ tử cung. Nếu cổ tử cung đã mở, đưa 1 ngón tay vào lỗ trong cổ tử cung để ước lượng độ xoá (%). Nếu cổ tử cung chưa mở, sờ vòng quanh cổ tử cung bên ngoài đến cùng đồ để ước lượng độ xoá của cổ tử cung.
9. nhận định kết quả thăm khám
- chiều cao tử cung - vòng bụng → trọng lượng thai.
- tư thế thai trong tử cung so với người mẹ: vị trí cực đầu, cực mông, diện lưng, các chi.
- độ xoá mở cổ tử cung. Lưu ý sự khác nhau giữa sản phụ đẻ con so và con rạ.
10. thông báo kết thúc khám, chào và cảm ơn BN.

* thăm khám → tiên lượng cuộc đẻ.
* tư thế của thai nhi có thể thay đổi trong chuyển dạ → thăm khám ngoài cần được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình chuyển dạ.
* cơn co tử cung khi chuyển dạ tác động lên cổ tử cung gây xoá mở. Xoá là quá trình cổ tử cung thu ngắn lại, lỗ ngoài và trong của cổ tử cung càng ngàng càng gần nhau và chập làm một. Bình thường chiều dài của ống cổ tử cung là 25 - 30mm. Độ xoá = % chiều dài giảm đi so với ban đầu. Mở là quá trình cổ tử cung mở rộng về kích thước, mở hết khi đạt 10cm (bình thường 1-10cm).
* động lực của cuộc đẻ là cơn co tử cung.

* 22-37 tuần → đẻ non, 37 - 42 tuần → bình thường, trên 42 tuần → già tháng.