(!) ngừng tuần hoàn ở
trẻ em thường là do đường thở nên thứ tự sẽ là A-B-C, khác với người lớn là
C-B-A do nguyên nhân chủ yếu là tim mạch.
1. Phát hiện BN - gọi
người trợ giúp - loại bỏ nguy hiểm - tiếp cận BN.
- phát hiện → gọi: có ai không, giúp tôi với, có cấp cứu ngừng
tuần hoàn!
- đưa BN ra khỏi vùng nguy hiểm (hoả hoạn, điện giật). Loại
bỏ được các nguy hiểm nếu có. Tiếp cận thận trọng đảm bảo an toàn cho cả BN và
người cấp cứu.
2. kích thích và dánh
giá các đáp ứng:
- nói: “cháu có làm sao không?”
- lay nhẹ bàn tay → đánh giá tri giác
3. kiểm tra và mở
thông đường thở:
- BN không đáp ứng → đặt BN ngửa trên nền cứng (sàn)
- người cấp cứu quỳ
bên cạnh, ghé tai vào mặt để cảm nhận
hơi thở và quan sát sự di động của lồng ngực → đánh giá xem BN có thở hay
không.
- mở thông đường
thở, có 2 cách: nâng cằm / ấn góc
hàm (trẻ nhỏ đầu ở tư thế hơi ngửa, trẻ lớn đầu ở tư thế ngửa).
* nếu nhìn thấy dị vật
thì lấy, nếu không thì đừng cố gắng lấy dị vật.
4. hai nhịp thở hiệu
quả:
Hà hơi thổi ngạt miệng - mũi đối với trẻ nhỏ (miệng mũi của
trẻ nhỏ gần nhau), miệng - miệng (bóp mũi) đối với trẻ lớn.
Chú ý vẫn giữ nguyên
tư thế mở thông đường thở ban nãy trong quá trình hà hơi thổi ngạt : một tay
nâng cằm, một tay giữ trán (nếu bóp mũi thì tay vẫn ôm được trán).
Hai nhịp thở hiệu quả tức là lồng ngực của nạn nhân phải di
động, trong trường hợp những người không có kinh nghiệm thì có thể thực hiện 5
nhịp.
5. kiểm tra mạch và
các dấu hiệu tuần hoàn:
Bắt mạch cánh tay trong 10 giây (ở rãnh nhị đầu trong)
(mạch đùi vướng quần áo, mạch cảnh do cổ ngắn → khó bắt)
- mạch tốt → đánh giá lại đường thở, gọi cấp cứu.
- không có mạch hoặc mạch chậm, tiếp tục…
6. ép tim:
- vị trí: 1/2 dưới của xương ức (dưới đường nối 2 núm vú).
- dùng 2 ngón tay với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dùng gốc bàn
tay đối với trẻ lớn.
(chú ý thẳng góc, dùng
gốc bàn tay thì vai-khuỷu-gốc tay phải thẳng hàng).
- Độ sâu: 1/3 chiều dày của lồng ngực
- tần số 100 chu kỳ/phút.
7. hỗ trợ hô hấp:
ép tim - hà hơi thổi ngạt với tỉ lệ 15:2 (ở trẻ sơ sinh là
3:1), thực hiện 5 đợt.
8. đánh giá:
- ghé tai đánh giá hơi thở và quan sát di động lồng ngực →
đánh giá nhịp thở.
- bắt mạch cánh tay trong 10 giây → đánh giá nhịp tim.
Nếu BN không có mạch,
không tự thở thì tiếp tục lặp lại (15 ép tim + 2 thổi ngạt) *5 + đánh giá.
* nếu cấp cứu 30 phút
mà không thấy mạch đập, hô hấp trở lại thì có thể ngừng cấp cứu.
Nếu BN có nhịp tự thở
tốt, mạch rõ…
9. đặt nạn nhân ở tư
thế an toàn và gọi cấp cứu.
Tư thế an toàn là nằm
nghiêng 1 bên, cấp cứu 115.
10. thông báo kết quả
của quá trình cấp cứu:
- thông tin đánh giá ban đầu
- diễn biến trong quá trình cấp cứu
- kết quả