2015-10-19

11 cấp cứu ngừng tuần hoàn ở người lớn

11 cấp cứu ngừng tuần hoàn ở người lớn
Định nghĩa: tim ngừng đột ngột hoặc hoạt động không hiệu quả --> gián đoạn cung cấp máu và oxy cho cơ thể.
1. xác định ngừng tuần hoàn
Note: 3 dấu hiệu chính: mất ý thức - ngừng thở - mất mạch (cảnh/bẹn)
- Gọi to, lay mạnh không đáp ứng (mất ý thức)
- áp tai gần mũi BN, nghe xem BN có tự thở không, đồng thời quay mặt xuống lồng ngực xem có di động không. (xác định ngừng thở). (đảm bào thời gian thực hiện là 7-8 giây)
- bắt mạch cảnh/bẹn (xác định mất mạch) (thực hiện đồng thời với bước trên)
Các dấu hiệu khác: da trắng bệch/tím ngắt, máu ngừng chảy từ vết thương, đông tử giãn, mất phản  xạ ánh sáng (muộn)
*. Hô lên: có người bị ngừng tuần hoàn mọi người ơi! (gọi trợ giúp)
* thứ tự tiếp theo là C-A-B thay vì A-B-C như thông thường. Do các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngừng tuần hoàn ở người lớn chủ yếu có nguyên nhân tim mạch.
*trong trường hợp suy hô hấp, ngạt nước, ở trẻ em (nguyên nhân chủ yếu là hô hấp) thì thứ tự sẽ vẫn là A-B-C.
2. hỗ trợ tuần hoàn: (C - circulation support)
Thực hiện ngay ép tim ngoài lồng ngực:
-. Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng, cứng.
- quỳ ngang ngực (tim) nạn nhân.
- tay 1 miết dọc bờ sườn hoặc miết từ rốn lên --> tìm mũi ức.
- tay 2: đặt lòng bàn tay vào 1/2 dưới xương ức.
- đặt lòng bàn tay 1 lên trên tay 2, giữ hai khuỷu tay thẳng.
- dùng sức nặng của thân mình ép lên ngực nạn nhân, lực ép làm lún ngực BN 3-4 cm (số liệu hiện nay khuyến cáo là 4-5cm), hướng ép vuông góc với mặt phẳng nạn nhân nằm.
- nhịp ép: 100 lần/phút
- ép 30 nhịp
3. khai thông đường thở (A - airway control)
- một tay đặt trên trán BN đẩy ra phía sau, tay kia đẩy cằm lên trên sao cho đầu ngửa ưỡn cổ tối đa (hoặc ấn giữ hàm ở tư thế cổ ưỡn) --> giải quyết tụt gốc lưỡi, khai thông đường hô hấp trên.
- lấy dị vật trong miệng, răng giả, hút đờm dãi (tránh các dị vật rơi vào đường thở).
- làm thủ thuật Heimlich /’haimli:k/ nếu nghi ngờ có dị vật đường hô hấp:
*Nếu BN đang ngồi/đứng: đứng sau BN và dùng cánh tay ôm eo BN, một bàn tay nắm lại, ngón cái ở trên đường giữa, đặt lên bụng ở vị trí trên rốn và dưới mũi ức. Bàn tay kia ôm lên bàn tay đã nắm và dùng động tác giật (để ép) lên trên và ra sau một cách thật nhanh và dứt khoát.
*nếu BN ở tư thế nằm: đặt BN nằm ngửa, mặt ngửa lên trên, nếu nôn để đầu BN nghiêng một bên và lau miệng. Người cấp cứu quỳ gối ở hai bên hông BN, đặt một cùi bàn tay lên bụng ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay kia úp lên trên, đưa người ra phía trước ép nhanh lên phía trên, làm lại nếu cần.
4. hỗ trợ hô hấp (B - breathing support)
- thổi ngạt miệng-miệng (hoặc miệng-mũi):
+nạn nhân nằm ngửa cổ ưỡn
+quỳ ngang đầu BN
+một tay đặt lên trán, ngón trỏ và ngón cái của tay này đặt 2 bên cánh mũi của BN.
+một tay đặt lên cằm nạn nhân giữ cho cổ ưỡn và mở miệng nạn nhân
+hít sâu, áp miệng khít vào miệng nạn nhân
+thổi vào từ từ 1-1.5 giây (bóp chặt mũi BN lúc thổi vào và nhìn xem ngực BN có phồng lên không)
+nhả miệng, hít sâu, thổi lại như trên.
+nhịp thổi ngạt: 10-12 lần/phút.
Khi thổi ngạt nếu thấy lồng ngực không nhô lên hoặc thổi nặng thì xem lại tư thế của BN, xem có tụt lưỡi không, nếu không cải thiện thì phải làm thủ thuật Heimlich để loại bỏ dị vật đường thở.
-. Bóp bóng qua mặt nạ và có oxy 100% ngay khi có thể:
BN nằm ngửa, cổ ưỡn.
Một người bóp bóng:
-. BS áp mặt nạ lên mặt nạn nhân, phía nhọn của mặt nạ áp vào sống mũi, phía tù của mặt nạ áp vào cằm.
- ở một tay: dùng ngón trỏ và ngón cái để mặt nạ áp chặt vào mặt BN (tránh hở lọt khí), 3 ngón còn lại đặt dưới cằm và nâng cằm lên (giữ cổ ở tư thế ưỡn).
- tay kia: bóp bóng để đẩy khí vào (bình thường là bóp bẹp 1/2 bóng), quan sát lồng ngực phồng lên theo nhịp bóp (hoặc nghe phổi).
- nhịp bóp: 10-12 lần/phút.
Note: nếu BN còn tự thở: bóp bóng đẩy khí vào cùng lúc với thì hít vào của BN.
Hai người bóp bóng:
-. Người 1: giữ mặt nạ bằng 2 tay (tương tự như trên nhưng thực hiện 2 tay ở hai bên, đảm bảo kín, cổ ưỡn)
- người 2: bóp bóng bằng 2 tay.
- nếu có oxy: nối oxy trực tiếp vào bóng 10-12 lit/phút.
Cứ thổi ngạt 2 nhịp thì ép tim 30 nhịp.
Sau 1 phút, kiểm tra mạch cảnh trong 5 giây, nếu có mạch đập thì dừng ép tim,  kiểm tra hô hấp nếu tự thở được thì dừng thổi ngạt, theo dõi nhịp tim và huyết áp trên đường vận chuyển.
Trường hợp tim không đập lại, cứ 3 phút dừng lại 5 giây để bắt mạch, tiếp tục đến khi tim đập, người bệnh thở lại.
Với trẻ sơ sinh thì thổi ngạt nhanh và nhẹ hơn, ép tim bằng 1 ngón tay cái 100-120 lần/phút
Dùng thuốc cấp cứu: đặt một đường truyền tĩnh mạch chắc chắn (có người hỗ trợ), tiêm adrenalin 1mg tĩnh mạch, 3-5 phút/lần đồng thời với việc ép tim thổi ngạt đến khi BN có mạch, tự thở lại.
Vận chuyển sớm BN đến trung tâm y tế gần nhất có đủ điều kiện tiếp tục cấp cứu và điều trị. Đảm bảo duy trì hô hấp và nhịp tim trong suốt quá trìn vận chuyển.
Hiện nay ở bệnh viện có các biện pháp: ép tim bằng máy, hạ thân nhiệt xuống 33 oC, tim phổi nhân tạo (làm giàu oxy trong máu rồi đưa trở lại cơ thể BN)

Note: các biện pháp nêu trên mục đích nhằm duy trì sự sống cho cơ thể, đặc biệt là não, kéo dài thời gian trong khi chờ đợi các biện pháp có hiệu quả hơn.