1. chào hỏi, giới thiệu,
hỏi tên đầy đủ, giới tính (đối với
đo vòng đầu để xác định trên biểu đồ), ngày
tháng năm sinh của trẻ.
2. giải thích mục
đích khám.
3. Chuẩn bị thước dây,
chia vạch mm.
(đi thi phải nói rõ điều
này với người chấm thi)
4. yêu cầu bà mẹ bế trẻ ở tư thế đầu thẳng đứng, bỏ mũ của trẻ.
(không bắt buộc, chỉ
khi vuốt thóp từ sau ra trước để xác định mật độ thì nhất thiết phải để đầu trẻ
nghiêng ít nhất là 30 độ, nếu trẻ đang nằm giường thì có thể tự nâng đầu trẻ hoặc
nâng giường. Đo vòng đầu thì có thể hoàn toàn đo ở tư thế nằm.)
Khám thóp trước:
5. Vuốt nhẹ thóp
từ sau ra trước, đánh giá bờ thóp (mềm/bình thường), thóp phồng/phẳng/lõm. (có
thể vuốt nhiều lần cũng được)
6. xác định thóp
trước:
Dùng ngón trỏ tay phải đưa từ giữa thóp ra xung quanh, xác định
các đỉnh hình thoi giới hạn thóp, xác định điểm giữa các cạnh của hình thoi
này.
7. đo đường nối
trung điểm 2 cạnh đối diện của hình thoi, đọc kết quả với 1 số lẻ (cm).
8. nhận định kết
quả.
Bình thường là 1-2cm, thóp trước kín lúc khoảng 15 tháng
Số liệu trong sách:
2.1cm (0.6-3.6cm), 13.8 tháng (3-24 tháng), trước 3 tháng là sớm, sau 24 tháng
là muộn.
Trong vòng 1 tháng sau
sinh, thóp của trẻ có thể tăng so với lúc mới sinh vì một số trẻ bị chồng khớp
do quá trình chuyển dạ hoặc di hiện tượng sụt cân sinh lý trong mấy ngày đầu
sau sinh.
9. kết thúc, cảm ơn. Trình
bày kết quả.
Thóp rộng / kín muộn:
- suy giáp
- rối loạn phát triển xương: giảm Phospho máu, còi xương thiếu vitamin D, thiếu canxi, khuyết xương
đỉnh, các bệnh bẩm sinh phát triển sụn và xương…
- đột biến gen: hội chứng
Russell - Silver, hội chứng Beckwith - Wiedermann, thể đột biến 3 NST 13, 18,
21.
- nhiễm trùng bẩm sinh: giang
mai, Rubella
- mẹ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai: thuốc ức chế angiotensin, primidone,
methotrexate, fluconazole, hydantoin,…
Thóp nhỏ/kín sớm:
- tật đầu nhỏ nguyên phát
- đầu nhỏ thứ phát sau một số bệnh lý của hệ thần kinh: di
chứng xuất huyết não, di chứng ngạt chu sinh, nhiễm trùng bẩm sinh.
- cường giáp
- chồng khớp sọ bào thai
Thóp phồng:
- tăng áp lực nội sọ
- não úng thuỷ
- nhiễm trùng thần kinh cấp tính: viêm não, viêm màng não,
áp xe não
- chảy máu trong sọ
- hội chứng giả u não, giả thóp phồng (khi trẻ đang khóc to,
gắng sức hoặc khám ở tư thế nằm).
- ngộ độc chì, ngộ độc thuốc (Itadixic)
Thóp lõm:
- mất nước toàn thân
- sau đặt dẫn lưu não thất - ổ bụng
Đo vòng đầu:
5. xác định ụ
trán (quan sát) và ụ chẩm (vuốt để thấy điểm lồi cao nhất).
6. dùng thước dây vòng quanh đầu trẻ qua 2 ụ trên, đo 2 lần, lấy kết quả lớn nhất với 1 số
lẻ (cm).
7. xác định tuổi , giới,
và đánh dấu trên biểu đồ vòng đầu.
8. nhận định:
SD
|
..-3)
|
[-3;-2)
|
[-2;2]
|
(2;3]
|
(3..
|
Nhận định
|
Rất nhỏ
|
Nhỏ
|
Bình thường
|
Hơi to
|
Rất to
|
9. kết thúc. Cảm ơn. Trình
bày kết quả.
Vòng đầu to:
- đầu to có tính chất di truyền gen trội, NST thường.
- não úng thuỷ
- biến dạng xương sọ
- bệnh đái acid Glutaric typ 1
- u xơ thần kinh typ 1, u nguyên bào hạch
- hội chứng Sotos (phì dại bán cầu đại não).
- bệnh di truyền: Alexander, Canavan.
Vòng đầu nhỏ:
- đầu nhỏ có tính chất gia đình.
- đột biến 3 NST: 13, 18, 21
- các bệnh di truyền: Prader-Willi, Rubinstein-Taybi…
- dị tật thai do nhiễm độc: ngộ độc rượu, Hydantoin, nhiễm
tia bức xạ
- nhiễm virus bẩm sinh: Cytomegalo (CMV), Rubella,
Toxoplasmosis…
- các nguyên nhân khác: di chứng viêm não, viêm màng não, vàng
da nhân não, xuất huyết não, bệnh não thiếu oxy, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bị
tăng phenylalanine.
CHÚ Ý:
Cân nặng - chiều
dài/cao - vòng đầu là 3 chỉ số bắt buộc trong Nhi khoa
Chỉ định đo vòng đầu
khi em bé còn trong tuổi phát triển, chỉ định khám thóp khi trẻ còn thóp.