2015-12-15

26 đỡ đẻ thường ngôi chỏm

26 đỡ đẻ thường ngôi chỏm
Ngôi: phần thai nhi trình diện trước mặt phẳng eo chậu trên
Ngôi chỏm: ngôi đầu (95%)

1. chào - hỏi tên - giới thiệu - giải thích - đề nghị đồng ý và hợp tác - kiểm tra bệnh ánh và xét nghiệm.
2. chuẩn bị:
- dụng cụ:
+ hộp đỡ đẻ: 2 kìm Kocher, 1 kéo cắt rốn, 2 miếng gạc lau nhớt dãi ở miệng trẻ sơ sinh.
+ 3 săng vuông vô khuẩn
+ 1 kéo cắt tầng sinh môn (nếu có chỉ định)
+ dụng cụ hồi sức sơ sinh
- sản phụ: nằm tư thế sản khoa (đầu gối cao 30 độ, mông sát mép bàn, 2 chân gác lên giá đỡ,2 tay xuôi dọc theo người) - động viên - khuyến khích - hướng dẫn rặn đẻ đúng lúc và đúng cách
- người đỡ đẻ: rửa tay, đeo găng vô khuẩn, đội mũ, đeo khẩu trang.
3. sát trùng tầng sinh môn, đặt sonde bàng quang
4. khám lâm sàng: độ mở cổ tử cung, ngôi, lọt, tim thai…
5. tiến hành đỡ đẻ đúng lúc:
Đỡ đẻ khi thai phụ mót rặn, hậu môn nở, tầng sinh môn giãn, âm môn giãn, đầu thập thò.
6. đỡ chẩm:
- khi thấy thóp sau thì bàn tay phải giữ tầng sinh môn (để trán không sổ cùng với chẩm), bàn tay trái dùng các đầu ngón giúp cho đầu cúi.
- nếu có chỉ định thì cắt tầng sinh môn
- khi gáy tới bờ dưới xương mu là chẩm đã sổ hết
7. đỡ trán và mặt:
- bàn tay phải đang giữ tầng sinh môn ấn mạnh hơn để trán sổ từ từ cho tầng sinh môn có thời gian giãn, tránh rách.
- bàn tay trái, dùng ngón tay và sau đó là cả lòng bàn tay hướng đầu ngửa lên để trán sổ rồi các phần còn lại của mặt sổ. (sổ cằm dễ làm rách tầng sinh môn)
- với con so (con đầu lòng) nên làm thêm động tác nghiêng cho một bướu đỉnh sổ trước để giảm đường kính ngang của đầu.
- khi đầu lọt ra, nó sẽ ở tư thế sấp, sau đó tự quay về bên phải (trong trường hợp ngôi chẩm chậu trái trước), ta có xoay giúp trẻ bằng cách dùng 2 bàn tay áp bào hai vùng đỉnh gò má.
- hút nhớt để tránh trẻ hít phải nước ối, hoặc chỉ cần lau.
8. đỡ vai
- 2 bàn tay đang áp vào má trẻ, kéo nhẹ đầu xuống, hướng dẫn sản phụ rặn nhẹ cho vai trước sổ trước
- bàn tay phải chuyển sang vùng cổ (giữa ngón 1.2) , nâng đầu lên cho vai sau sổ, đồng thời tay trái giữ tầng sinh môn do sổ vai sau dễ làm rách.
9. đỡ mông và chân
- tay trái chuyển sang đỡ lưng và đỡ mông,chân.
- giữ 2 chân giữa ngón 1.2.3 của bàn tay đỡ chân.
- với 5 ngón của 2 bàn tay, thai nhi được giữ ở tư thế ngửa và chắc chắn, không sợ bi tuột, không sợ bóp chặt vào cổ trẻ.
10. cắt rốn và làm rốn, lau khô, mặc áo, tã cho trẻ:
- cắt rốn: dùng 1 kẹp rốn (có mấu để tránh tuột) kẹp ở phía con trước. Vuốt 1 đoạn 1.5 cm về phía mẹ rồi kẹp tiếp. Cắt rốn giữa 2 kẹp (nhờ vuốt nên không có máu toé ra).
- làm rốn:
+ buộc 1 sợi chỉ vô khuẩn cách gốc rốn 2cm (hoặc dùng kẹp rốn cách gốc rốn 2cm), buộc nút thứ 2 ngoài nút 1 khoảng 1cm.
+ cắt rốn ngoài nút 2 khoảng 1cm (kéo cắt rốn phải được tiệt khuẩn).
+ sát khuẩn mỏm cắt bằng cồn iod 3%, tránh chạm tay vào mỏm cắt. Bọc mỏm cắt bằng gạc vô khuẩn.
+ băng rốn lại.
11. cân, đo trẻ:
- cân nặng tính theo gram (độ chính xác tới 10gram). Từ 2490g trở xuống là non tháng hay suy dinh dưỡng trong bào thai.
- chiều dài nằm tính bằng cm, dưới 45 cm là trẻ non tháng.
- phát hiện xem trẻ có dị tật bẩm sinh không
- ủ ấm ngay nếu là mùa lạnh.
13. thông báo kết quả cuộc đẻ cho sản phụ (cân nặng, giới tính của trẻ)
14. xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ:
- nắn tử cung ngay sau khi thai sổ ra ngoài để chắc chắn trong tử cung không còn thai nào nữa.
- tiêm bắp oxytocin 10 đv vào mặt trước đùi sản phụ.
- cặp và cắt dây rốn ở gần sát âm hộ bà mẹ để kéo dây rốn dễ dàng hơn.
- kéo dây rốn có kiểm soát.
+ kiểm tra sự co hồi của tử cung: một tay giữ căng dây rốn chờ đợi tử cung co lại, tay còn lại đặt trên bụng sản phụ đánh giá tử cung đã co tốt.
+ đỡ rau: một tay người đỡ đẻ đặt trên bụng sản phụ, phía trên xương mu, ấn nhẹ vào mặt trước đoạn dưới tử cung, đẩy nhẹ lên phía xương ức tránh tử cung bị kéo xuống dưới khi kéo dây rố. Tay kia giữ kẹp dây rốn, kéo dây rốn nhẹ nhàng và liên tục dọc theo ống đẻ, kéo như vậy trong 2-3 phút, nếu rau không sổ thì dừng lại 5 phút rồi kéo lại.
+ màng rau: hạ thấp bánh rau xuống để lợi dụng sức nặng của bánh rau kéo màng ra, cũng có thể dùng 2 bàn tay đỡ bánh rau và xoay nhẹ để màng rau ra hết.
+ xoa nắn tử cung: sau khi rau sổ, xoa ngay đáy tử cung qua thành bụng đến khi tử cung co tốt.
- kiểm tra bánh rau: sót múi, sót màng, có bánh rau phụ?
Nếu tử cung co tốt, rau đủ, tầng sinh môn không rách thì đóng khố sạch và chuyển sang chế độ chăm sóc ngay sau đẻ.
Nếu có cắt hoặc rách tầng sinh môn thì khâu lại.
15. thông báo kết thúc, chào, cảm ơn sản phụ, ghi chép hồ sơ bện án.

(!) đỡ đẻ khi: cổ tử cung mở hết - đầu lọt - hạ chẩm tỳ dưới khớp mu (khớp vệ)