2015-11-05

Sinh lý hệ thần kinh tự động

Sinh lý hệ thần kinh tự động

Dieutri.vn - Chuyên về y học, dành cho các bác sỹ, dược sỹ, học viên và sinh viên tự đăng bài viết về sức khỏe, trao đổi nội bộ nhằm nâng cao kiến thức phục vụ công việc !

Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin.

Đại cương
Về mặt chức năng, hệ thần kinh có thể chia làm 2 phần:
Hệ thần kinh động vật: thực hiện chức năng cảm giác và vận động.
Hệ thần kinh thực vật: thực hiện chức năng điều hòa hoạt động của tất cả các cơ quan nội tạng, mạch máu, tuyến mồ hôi... cũng như sự dinh dưỡng của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể kể cả hệ thần kinh, các chức năng này được thực hiện một cách tự động. Vì vậy, hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự động.
Tuy nhiên, khái niệm tự động không hoàn toàn tuyệt đối vì hệ thần kinh thực vật còn chịu sự chi phối của vỏ não. Trong thực tế, vỏ não có thể điều khiển một số chức năng của hệ thần kinh tự động.
Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh tự động
Hệ thần kinh tự động được chia làm 2 phần (hình):
Hệ giao cảm
Trung tâm của hệ giao cảm:
Hệ giao cảm có 2 trung tâm:
Trung tâm cao: phía sau vùng dưới đồi
Trung tâm thấp: nằm ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 2 (T1 - L2).
Hạch giao cảm:
Các nơ ron ở sừng bên tủy sống phát ra các sợi gọi là sợi trước hạch, chúng đi đến các hạch giao cảm. Tùy vào vị trí, hạch giao cảm được chia làm 2 loại:
Hạch giao cảm cạnh sống:
Xếp thành chuỗi 2 bên cột sống, gồm có:
Hạch cổ trên.
Hạch cổ giữa.
Hạch cổ dưới (hay hạch sao).
Các hạch lưng và bụng:
Hạch giao cảm trước cột sống:
Hạch đám rối dương.
Hạch mạc treo tràng trên.
Hạch mạc treo tràng dưới.
Từ các hạch này, thân nơ ron phát ra các sợi đi đến các cơ quan gọi là sợi sau hạch. Riêng đường giao cảm đi đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch. Vì vậy, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn.
Chất trung gian hóa học của hệ giao cảm:
Khác nhau giữa 2 sợi trước hạch và sau hạch:
Sợi trước hạch: acetylcholin.
Sợi sau hạch: norepinephrin.
Tuy nhiên, sợi sau hạch giao cảm đi đến tuyến mồ hôi và mạch máu cơ vân thì chất trung gian hóa học là acetylcholin.
Hình: Cấu tạo hệ thần kinh tự động.
Receptor của hệ giao cảm:
Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin. Tuy nhiên, mức độ và hình thức đáp ứng của các receptor đối với 2 chất này rất khác nhau. Dựa vào mức độ và hình thức đáp ứng đó, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:
a  noradrenergic receptor.
b  noradrenergic receptor.
Ngoài ra, a còn chia ra a1 và a2, b  chia ra b1 và b2.
Hệ phó giao cảm
Trung tâm của hệ phó giao cảm:
Hệ phó giao cảm có 2 trung tâm:
Trung tâm cao:
Nằm phía trước vùng dưới đồi.
Trung tâm thấp:
Nằm ở 2 nơi.
Phía trên: nằm ở thân não, theo các dây thần kinh sọ III, VII, IX, X đi đến các cơ quan ở vùng mặt và các tạng trong ổ bụng
Phía dưới: ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt cùng 2 đến cùng 4 (S2 - S4) rồi theo dây thần kinh chậu đi đến phần dưới ruột già, bàng quang và cơ quan sinh dục
Hạch phó giao cảm:
Gồm có:
Hạch mi.
Hạch tai.
Hạch dưới hàm và dưới lưỡi.
Hạch vòm khẩu cái.
Các hạch nằm ngay trong thành các cơ quan: sợi trước hạch đi tới các cơ quan này nằm trong thành phần của dây X và dây chậu, hạch và sợi sau hạch nằm ngay trong các cơ quan ở lồng ngực, ổ bụng và cơ quan sinh dục.
Chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm:
Cả sợi trước hạch và sau hạch đều là acetylcholin.
Receptor của hệ phó giao cảm:
Receptor tiếp nhận acetylcholin của toàn bộ hệ phó giao cảm (cũng như của các sợi trước hạch giao cảm và một số sợi sau hạch giao cảm) được gọi là cholinergic receptor.
Dựa vào tính chất dược lý, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:
Muscarinic receptor:
Chịu tác dụng kích thích của muscarin, một loại độc tố của nấm độc. Muscarinic receptor phân bố chủ yếu ở cơ trơn và mạch máu, chúng bị ức chế bởi atropin.
Nicotinic receptor:
Chịu tác dụng kích thích của nicotin nhưng không chịu tác dụng của muscarin. Nicotinic receptor được phân bố ở hạch giao cảm, hạch phó giao cảm và không bị atropin ức chế.
Chức năng của hệ thần kinh tự động
Nói chung, tác dụng của 2 hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan là đối ngược nhau. Sự đối ngược đó giúp cho hệ thần kinh tự động điều hòa các hoạt động tinh vi và nhanh chóng hơn (bảng).
Ví dụ: dưới tác dụng điều hòa của thần kinh tự động, nhịp có thể tăng lên 2 lần trong vòng 3-5 giây, huyết áp có thể hạ thấp đến mức gây ngất trong vòng 4-5 giây.
Các thuốc ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự động
Thuốc ảnh hưởng lên hệ giao cảm
Thuốc giống giao cảm:
Là các chất thuộc nhóm catecholamin:
Adrenalin (epinephrin).
Noradrenalin (norepinephrin).
Dopamin.
Thuốc cường giao cảm:
Ephedrin: tăng giải phóng norepinephrin.
Isoprenalin (Isuprel): kích thích b.
Salbutamol: kích thích b2 ở cơ trơn phế quản.
Neosynephrin (phenylephrin): kích thích a1.
Thuốc ức chế giao cảm:
Propranolol (Inderal): ức chế b1 và b2.
Atenolol (Tenormin): ức chế b1.
Prazosin (Minipress): ức chế a1.
Thuốc ảnh hưởng lên hệ phó giao cảm
Thuốc cường phó giao cảm:
Physostigmin (Eserin).
Neostigmin (Prostigmin).
Thuốc ức chế phó giao cảm:
Atropin.
Bảng: Chức năng của hệ thần kinh tự động.
CƠ QUAN
XUNG ĐỘNG
CHOLINERGIC
XUNG ĐỘNG NORADRENERGIC
LOẠI RECEPTOR
ĐÁP ỨNG
Mắt
·   Cơ tia
·   Cơ vòng

...
- Co (co đồng tử)

a 1
...

- Co (giãn đồng tử)
...
Tim
·   Nút xoang
·   Tâm nhĩ

·   Mạng Purkinje, bó His
·   Tâm thất

- Giảm nhịp tim
- Giảm co bóp và có thể tăng dẫn   truyền
- Giảm dẫn truyền
- Giảm dẫn truyền

b 1
b 1

b 1
b 1

- Tăng nhịp tim
- Tăng co bóp và tăng dẫn       truyền
- Tăng dẫn truyền
- Tăng co bóp
Động mạch
·   Vành

·   Da và niêm mạc
·   Cơ vân

·   Não
·   Tạng ổ bụng

·   Thận

·   Phổi

- Co

- Giãn
- Giãn

- Giãn
...

...

- Giãn

a 1, a 2
b 2
a 1, a 2
a 1
b 2
a 1
a 1
b 2
a 1, a 2
b 1, b 2
a 1
b 2

- Co
- Giãn
- Co
- Co
- Giãn
- Co
- Co
- Giãn
- Co
- Giãn
- Co
- Giãn
Tĩnh mạch hệ thống
...
a 1
b 2
- Co
- Giãn
Cơ trơn phế quản
- Co
b 2
- Giãn
Dạ dày, ruột non
·   Nhu động, trương lực
·   Bài tiết

- Tăng
- Kích thích

a 1, a 2, b 2
...

- Giảm
- Ức chế
Ống mật, túi mật
- Co
b 2
- Giãn
Tủy thượng thận
- Bài tiết adrenalin
và noradrenalin
...
...
Tụy
·   Tụy ngoại tiết
·   Tụy nội tiết


- Tăng bài tiết
- Tăng bài tiết insulin
   và glucagon


a
a 2
b 2


- Giảm bài tiết
- Giảm bài tiết
- Tăng bài tiết
Tuyến nước bọt
- Bài tiết nước bọt loãng
a 1
b 2
- Bài tiết nước bọt đặc
- Bài tiết Amylase
Tổ chức cạnh cầu thận
  ...
b 1
- Tăng bài tiết renin
Dấu (...) có nghĩa là chưa rõ hoặc không tác dụng.