2015-11-12

23 khám và sơ cứu vết thương ngực hở

23 khám và sơ cứu vết thương ngực hở
1. chào, hỏi tên, giới thiệu, mục đích, đề nghị đồng ý và hợp tác.
2. khai thác cơ chế gây thương tổn và triệu chứng cơ năng:
- đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế, thời gian, địa điểm,… của tai nạn.
- đặt các câu hỏi về diễn biến bệnh từ sau khi tai nạn cho đến thời điểm thăm khám:
   + thời gian, phương pháp, địa điểm của các biện pháp sơ cứu, và chăm sóc của y tế cơ sở.
   + các triệu chứng cơ năng của vết thương ngực hở:
      - đau ngực: vị trí, thời gian xuất hiện, tính chất (liên tục, cách quãng, tăng lên khi thở mạnh), tiến triển (giảm hay tăng dần).
      - khó thở: thời gian xuất hiện, tính chất (liên tục, cách quãng), tiến triển (giảm hay tăng dần).
      - ho khạc ra máu: thời gian xuất hiện, tính chất (nhiều - liên tục, ít - cách quãng), tiến triển (giảm, tăng dần). Cần phân biệt nôn ra máu (máu nuốt vào do chấn thương hàm mặt, sọ não).
- triệu chứng cơ năng của thương tổn các cơ quan khác: sọ não, ổ bụng, chi, xương chậu, cột sống, tiết niệu,…
- đặt các câu hỏi tiền sử bệnh tim và bệnh phổi, vd: TDMP, lao phổi, hen PQ, suy tim, … cũng như các tiền sử bệnh lý khác.
3. đánh giá tình trạng thông thoáng đường thở.
4. đánh giá tình trạng suy hô hấp (kiểu thở, co kéo cơ hô hấp).
5. xác định tình trạng hở, kích thước và vị trí vết thương ngực.
6. sờ để đếm nhịp thở: bàn tay áp vào vùng thượng vị.

KHÁM
(chuẩn bị: máy đo huyết áp, cặp nhiệt độ, ống nghe, đồng hồ đếm mạch)
7. đo mạch, huyết áp.
8. sờ để xác định các vị trí thương tổn thành ngực và tràn khí dưới da:
- Sờ dọc các xương sườn từ vùng lành đến vùng nghi có thương tổn để tìm dấu hiệu đau chói của ổgãy xương sườn.
- Tìm dấu hiệu tràn khí dưới da : ấn nhẹ nhàng các ngón tay lên bề mặt da quanh vùng bị thương, cảm giác nổ lép bép hay lạo xạo dưới tay.
9. gõ đánh giá mức độ vang đục của lồng ngực:
- Luôn luôn so sánh 2 bên ngực ở cùng một vị trí, tránh gõ trực tiếp lên vùng có thương tổn.
- Lắng nghe để tìm cảm giác vang hơn hay đục hơn của tiếng gõ ở bên phổi có thương tổn so với bên phổi lành, ở vị trí nào của ngực (cao hoặc thấp / tư thế của bệnh nhân).
10. nghe để xác định rì rào phế nang:
- Luôn luôn so sánh 2 bên ngực ở cùng một vị trí, yêu cầu bệnh nhân hít thở mạnh khi khám.
- Xác định mức độ tiếng rì rào phế nang phổi (giảm hoặc mất) ở bên thương tổn so với bên lành.
11. khám da, niêm mạc đánh giá mức độ thiếu máu.

SƠ CỨU

(nguyên lý: nhanh chóng đánh giá và giảm thiểu tình trạng toàn thân gây nguy hiểm của BN, cố gắng biến vết thương hở thành vết thương kín)
12. chuẩn bị dụng cụ:
- nhiều gạc hoặc bông sạch, tốt nhất là vô trùng.
- 1 cuộn băng cuộn hoặc 1 cuộn băng dính to bản.
- dung dịch lau vết thương: cồn 70 độ, bétadin (povidin), huyết thanh rửa, hay nước sạch.
13. đắp bông gạc bịt kín tạm thời vết thương ngực.
14. làm sạch vết thương và vùng xung quanh.
15. băng ép chặt bằng băng cuộn hoặc băng dính to bản.
16. đánh giá hiệu quả của sơ cứu: cầm máu, tình trạng hô hấp.
Nhị thở, kiểu thở, mạch, huyết áp.

Bổ sung thông tin:
Vết thương ngực hở: chấn thương gây thủng thành ngực, khoang màng phổi thông thương với không khí bên ngoài.
Đây là loại cấp cứu ưu tiên số 1 trong chẩn đoán, vận chuyển và xử lý.
Áp lực âm trong KMP, sự toàn vẹn của lồng ngực, sự thông thoáng của đường hô hấp đóng vai trò quan trọng cho hô hấp bình thường.
Hậu quả của vết thương ngực hở là tràn máu, tràn khí KMP, tổn thương tạng.
Vết thương ngực hở còn đang hở là nặng nhất, đặc trưng là hội chứng hô hấp đảo ngược: khi hít vào, không khí qua vết thương vào KMP, phổi bên tổn thương co xẹp lại, đẩy một phần không khí cặn sang bên phổi lành; khi thở ra, hiện tượng ngược lại, khí cặn từ phổi lành đi vào phổi tổn thương → thiếu oxy nghiêm trọng.

Trình tự khám khác (sau bước 2):
3. khám toàn thân:
- đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nếu có đường truyền tĩnh mạch trung ương hay tĩnh mạch cảnh ngoài thì cần đo cả áp lực tĩnh mạch trung ương.
- xem màu sắc da (mặt, lòng bàn tay, móng tay) - niêm mạc (môi, lưỡi, kết mạc): bình thường hay nhợt, tím (mức độ).
- xem có dấu hiệu bàn tay, bàn chân lạnh, vã mồ hôi ở mặt, trán, ngực.
- quay đầu sang một bên để xem có tĩnh mạch cổ nổi (tĩnh mạch cảnh ngoài). Khám bụng xem có gan to, và ấn vào gan để tìm dấu hiệu phản hồi gan - tĩnh mạch cổ (dương - âm tính).
- đánh giá thương tổn phối hợp ở cơ quan khác.
4. Khám tại bộ máy hô hấp:
Nhìn:
- Với vết thương còn đang hở, cần xác định xem có phì phò khí và máu qua vết thương không.
- Với vết thương đã được bịt kín, cần đánh giá chính xác vị trí vết thương so với các mốc giải phẫu,(khoang liên sườn mấy, đường nách trước, giữa hay sau..) kích thước, tính chất (sắc gọn, nham nhở).
- Xem có biến dạng lồng ngực không: ngực bên thương tổn phồng lên hay xẹp xuống so với bên lành.
- Xem ngực bên thương tổn có giảm biên độ hô hấp so với bên lành (rõ nhất ở vùng ngực trước,khoảng giữa xương đòn và núm vú).
- Xem có phập phồng cánh mũi, co kéo các cơ hô hấp ở cổ - ngực khi thở (giống như thở sau khilàm một gắng sức nặng).
Sờ :
- Để đếm tần số thở : bàn tay áp vào vùng thượng vị.
- Sờ dọc các xương sườn từ vùng lành đến vùng nghi có thương tổn để tìm dấu hiệu đau chói của ổgãy xương sườn.
- Tìm dấu hiệu tràn khí dưới da : ấn nhẹ nhàng các ngón tay lên bề mặt da quanh vùng bị thương, cảm giác nổ lép bép hay lạo xạo dưới tay.
Gõ:
- Luôn luôn so sánh 2 bên ngực ở cùng một vị trí, tránh gõ trực tiếp lên vùng có thương tổn.
- Lắng nghe để tìm cảm giác vang hơn hay đục hơn của tiếng gõ ở bên phổi có thương tổn so với bên phổi lành, ở vị trí nào của ngực (cao hoặc thấp / tư thế của bệnh nhân).
Nghe
- Luôn luôn so sánh 2 bên ngực ở cùng một vị trí, yêu cầu bệnh nhân hít thở mạnh khi khám.
- Xác định mức độ tiếng rì rào phế nang phổi (giảm hoặc mất) ở bên thương tổn so với bên lành.
- Nghe tim : xác định tần số, xem nhịp đều hay loạn nhịp, có dấu hiệu tiếng tim mờ, tiếng cọ màng tim, tiếng thổi bất thường hay không