Lòi dom là một đoạn trực tràng lòi ra ngoài hậu môn không thể tự co lên được. Phần nhiều do cơ thể yếu, trẻ em suy dinh dưỡng hoặc do bệnh trĩ, bệnh lỵ lâu ngày gây ra, gần đây nhiều người tập thở (khí công) không đúng phương pháp cũng bị lòi dom. Loại bệnh này rất dễ phát sinh ở trẻ em và người già. Mới đầu, sau khi đại tiện, nó lòi ra rồi lại tự động co vào. Bệnh nặng thì sau lúc làm việc mệt, hoặc mỗi lần đại tiện lại lòi ra, không thể co vào, phải dùng ngón tay ấn vào trong hậu môn. Người bệnh thường có cảm giác tức nặng ở hậu môn hoặc không có cảm giác đã ỉa xong, lúc nào cũng như sắp ỉa. Lòi dom lâu ngày tinh thần thường mệt mỏi, hụt hơi, ngại nói, sắc mặt vàng vọt, ăn ít, hoặc váng đầu, hồi hộp.

LÒI DOM THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Người ta nhận thấy ở trẻ em suy dinh dưỡng, tổ chức mỡ xung quanh trực tràng bị tiêu đi, tổ chức dưới niêm mạc trực tràng lỏng lẻo ảnh hưởng nhiều tới sự nâng đỡ, nên trực tràng dễ bị ra ngoài. Những nguyên nhân khác có thể làm cho trẻ dễ bị sa trực tràng là mỗi lần đi tiểu phải rặn nhiều vì táo bón, bệnh giun, hoặc kiết lỵ…
Với trẻ bị lòi dom

BIỂU HIỆN BỆNH LÒI DOM

Búi dom có thể có kích thước khác nhau và ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Thông thường, các búi dom bên trong lớn khoảng 2-4 cm ở lỗ hậu môn. Búi dom bên ngoài ( khối máu quanh hậu môn) xuất hiện trên các cạnh bên ngoài của hậu môn. Tình trạng dom bên trong thường phổ biến hơn.
Bệnh lòi dom là gì

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÒI DOM

Lòi dom thường gặp ở trẻ em suy dinh dưỡng, ngoài ra trực tràng là bộ phận thấp nhất so với các phủ tạng khác trong ổ bụng và thường chịu áp lực của các tạng này đẩy từ trên xuống dưới. Do đó, bất kỳ một nguyên do nào làm tăng áp lực trong ổ bụng đều có thể làm cho trực tràng bị đẩy ra ngoài.
Lòi dom là tình trạng bệnh trĩ đã bị viêm. Bệnh trĩ là những khối riêng biệt tạo thành mô đệm trong ống hậu môn, chúng có đầy đủ các mạch máu, mô hỗ trợ, cơ và các sợi đàn hồi . Bệnh trĩ là một chứng viêm khá khó chịu mà tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải.
Trĩ trở nên quá lớn (bị viêm) chính là “lòi dom

LÒI DOM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh lòi dom không nguy hiểm, không ảnh hưởng gì về sau. Niêm mạc trực tràng tự trở vào hậu môn sau khi đứa trẻ đi tiêu; nếu không cũng có thể đẩy lên một cách dễ dàng. Người ta có thể tiêm một loại thuốc làm cho lớp dưới niêm mạc trực tràng bị xơ cứng lại, ruột không sa xuống được nữa. Nếu bệnh kéo dài, không thể đẩy lòi dom lên được, cần phẫu thuật để treo đoạn ruột đó lên.

CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG BỆNH LÒI DOM

– Tăng cường vận động thể chất, tăng cường sức khoẻ tập nín hơi thót bụng, tập yoga. Tránh đứng lâu, ngồi xổm…
– Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tránh ngồi lâu gây táo bón và cải thiện tình trạng táo bón, điều trị dứt điểm bệnh lỵ nếu có.
– Tăng cường bổ sung vi chất, vitamin nhóm B, uống thêm Magie B6.\, tăng cường rau xanh và quả chín nhất là những thức ăn như rau ngót, rau lang, mồng tơi, rau đay, đu đủ, củ dền,…tăng uống nước.
– Có thể điều trị viêm ống hậu môn, sa trực tràng bằng phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, uống thuốc và ngâm thảo dược có tác dụng bổ khí, thăng đề, thanh nhiệt lợi thấp.
nguồn: