chuyên mục

2019-05-15

các yếu tố tiên lượng cuộc chuyển dạ


các yếu tố tiên lượng cuộc chuyển dạ

khái niệm
Sự đánh giá của người thầy thuốc sau khi đã thăm khám một sản phụ để dự đoán cuộc đẻ sắp tới diễn ra bình thường hay khó khăn, có phải can thiệp hay không, cách can thiệp tối ưu để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Một cuộc đẻ thường là cuộc đẻ tự nhiên bằng đường dưới, sau cuộc chuyển dạ bình thường không có can thiệp thuốc men, thủ thuật, phẫu thuật nào. Không có biến cố cho mẹ, con khi chuyển dạ, đẻ, hậu sản…

chỉ tiêu cuộc đẻ thường
- Mẹ khoẻ: Không mắc bệnh, dị tật, tiền sử đẻ khó, băng huyết…
- Không có biến cố khi có thai lần này.
- Thai đủ tháng.
- Một thai, ngôi chỏm.
- Chuyển dạ tự nhiên.
- Cơn co TC bình thường theo sự tiến triển của cuộc chuyển dạ.
- Nhịp tim thai ổn định suốt thời kỳ chuyển dạ.
- Tình trạng ối bình thường…
- Thời gian chuyển dạ bình thường (16-18 tiếng).
- Thời gian rặn đẻ bình thường (< 60 phút).
- Thai sổ tự nhiên không can thiệp (trừ cắt tầng sinh môn).
- Không dùng thuốc gì, kể cả việc cho thở oxy.
- Trọng lượng thai > 2500g. Apgar sau 1’≥ 8.
- Không có tai biến mẹ, con trong suốt thời kỳ hậu sản.

các yếu tố tiên lượng
Gồm 3 nhóm lớn
- Các yếu tố tiên lượng về phía mẹ:
. Các yếu tố sẵn có từ trước
. Các yếu tố phát sinh trong cuộc chuyển dạ
- Các yếu tố tiên lượng về phía thai
- Các yếu tố tiên lượng về phần phụ của thai

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG VỀ PHÍA MẸ

Yếu tố tiên lượng có sẵn từ trước
- Tuổi của mẹ, nếu (<18; >35) thì tiên lượng sẽ khó khăn hơn.
- Thể trạng của mẹ bao gồm: Chiều cao của mẹ nếu < 145 cm tiên lượng khó. Cân nặng của mẹ, chú ý tăng cân trong thời kỳ mang thai. Khung chậu (cân đối, lệch, hẹp eo trên, hẹp eo dưới…). Các dị dạng cơ quan sinh dục (dị dạng về âm đạo, cổ tử cung, tử cung, khối U buồng trứng..).
- Trình độ văn hóa: Những người có trình độ văn hóa cao sẽ hiểu biết về sức khoẻ và phối hợp tốt với các nhân viên y tế hơn, hoàn cảnh kinh tế.
- Bệnh lý trước khi có thai, chú ý các bệnh toàn thân (gan, tim mạch, thận..) có ảnh hưởng đến sự gắng sức trong khi chuyển dạ.
- Bệnh lý khi đang mang thai: tiền sản giât, sản giât.
- Tiền sử sản khoa: vô sinh, sẩy thai, thai lưu, can thiệp sản khoa, các tai biến trong các lần có thai và chuyển dạ trước kia.

Yếu tố tiên lượng phát sinh trong chuyển dạ
- Tình trạng toàn thân của người mẹ: tâm lý, mệt mỏi, chế độ dinh dưỡng trong khi chuyển dạ.
- Rối loạn cơn co tử cung:
. Rối loạn tăng co bóp (mạnh, mau, mau mạnh).
. Tăng trương lực cơ bản (co cứng do rau bong non, dãn căng do đa ối, co bóp tăng kéo dài, oxytocin..).
. Rối loạn giảm co bóp (cường độ, tần số…)

Xóa mở CTC:
+ Vị trí.
+ Mật độ.
+ Tốc độ mở CTC.
+ Nên tham khảo chỉ số BISHOP.
Các yếu tố
0
1
2
3
Độ mở CTC
đóng
1 – 2
3 – 4
≥ 5
Độ xóa CTC
0 – 30%
40% – 50%
60% – 70%
≥ 80%
Độ lọt
- 3
- 2
- 1
+ 1. +2
Mật độ CTC
chắc
vừa
mềm

Vị trí CTC
sau
giữa
trước

Thêm một điểm cho những trường hợp: tiền sản giật, lần trước đẻ thường đường âm đạo.
Trừ một điểm cho những trường hợp: thai quá ngày sinh, con so, đẻ non hoặc ối vỡ non.
Tiên lượng khó khi điểm thấp.


CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG VỀ PHÍA THAI
- Tuổi thai: tốt nhất là thai đủ tháng (38 tuần – 41 tuần).
- Số lượng thai, đa thai tiên lượng khó khăn hơn một thai.
- Trọng lượng thai, thai suy dinh dưỡng hoặc thai phát triển quá mức đều có tiên lượng khó hơn.
- Thai suy (mạn tính trong tử cung, cấp tính trong chuyển dạ).
- Ngôi thai: ngôi chỏm tiên lượng tốt hơn các ngôi khác.
- Tiến triển của ngôi thai.

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG VỀ PHÍA PHẦN PHỤ THAI
- Đầu ối: ối dẹt chứng tỏ ngôi thai bình chỉnh tốt, màng ối dày hay mỏng, thời điểm vỡ ối.
- Nước ối: số lượng nước ối, tính chất nước ối, màu sắc nước ối biểu hiện tình trạng của thai.
- Dây rau (sa bên ngôi, sa trước ngôi?).
- Bánh rau: xác định vị trí bánh rau, diện rau bám.

KẾT LUẬN
Để tiên lượng cuộc chuyển dạ cần phải tổng hợp tất cả các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng, được tiến hành bởi những nhân viên y tế được đào tạo, có kỹ năng tốt và tiến hành thăm khám nghiêm túc.

====================
note giảng
Các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ - giảng

khám từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, tránh bỏ sót.

Tuổi:
Dưới 18.
Trên 35 → Con so lớn tuổi. Nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.

Vô sinh: 1 năm không dùng biện pháp tránh thai, quan hệ bình thường mà không có con.

Sàng lọc huyết thanh học: là xét nghiệm các marker như double test ở tuần thứ 12 hoặc triple test ở tuần thứ 15
→ Sàng lọc:
Nguy cơ thai bị down
Trisomy 13
Trisomy 18

Xét nghiệm xâm lấn: chọc ối, nuôi cấy tế bào ối.

Là xét nghiệm không bắt buộc ở việt nam, cần có sự đồng ý của BN.

Chiều cao dưới 1m50 là nguy cơ cao.

Đái đường thai nghén 6-10%. Thai phát quá mức. Sảy và non do đa ối. Nguy cơ tụt đường huyết sau sinh → ảnh hưởng tới não.
→ Ăn bữa nhỏ, tăng đạm rau, hạn chế tinh bột. Chế độ ăn cụ thể.
Chuyển bn khám nội tiết và đến khám bs tư vấn dinh dưỡng.

Hc HELLP có rối loạn đông máu → mổ lấy thai dù thai chết.

Thai làm tăng áp lực tuần hoàn. Tăng nguy cơ phù phổi cấp, suy tim cấp.
Hay xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Đặc biệt là giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ: máu dồn về tim do giảm áp lực → dễ gây suy tim cấp. Sau đẻ thì chèn bao cát lên vụng hay băng bụng làm tăng áp lực ổ bụng.

Bệnh tim không bao giờ đẻ thường.

Tim bẩm sinh đã sửa chữa thì coi như  bệnh nhân bình thường.
Tim mắc phải, bệnh lý van tim hẹp và hở. Hẹp có nguy cơ cao. Hở ít nguy cơ hơn. Vì khi mang thai có thể hở cơ năng.
Nếu ko được khám trước đó. Cần mời hội chẩn hồi sức, gây mê, tim mạch.
Nếu đẻ dưới thì phải forceps, vì tránh rặn.
Suy tim thì phải mổ lấy thai bất cứ lúc nào.

Tiền sử ngoại khoa: chấn thương khung chậu?
Đo trám Michaelis. Đi chấm phẩy không cần đo nữa (vì chắc chắn là khung chậu không cân đối?)

Viêm khớp thiếu niên → ko giãn khớp, hình thành ống đẻ khó, khó đẻ.

2 lần thai liên tiếp sảy. Là tiền sử sản khoa nặng nề.
→ Về tâm lý sản phụ rất căng thẳng. Khó chờ đợi.
Nếu lần trước đẻ khó, can thiệp, rách tầng sinh môn phức tạp, đẻ con ngạt. Yếu tố nguy cơ bất lợi.

2 bất lợi tương đối thì có thể chỉ định mổ được.

Thai IVF Ko cần phải mổ, nhưng do tâm lý xã hội, nên ở Việt Nam thường mổ.

* Nguy cơ về thai:

Trọng lượng thai:
3.5 kg với con so, 4kg với con rạ. Ngôi đầu.
Ngôi ngược là 3kg.

Theo dõi chuyển dạ 24-36h con so, 16-18h con rạ.

Đa thai: song thai thường đẻ thường do thường đẻ non, trọng lượng thai thấp. Tuy nhiên, nguy cơ sang chấn cao hơn. Do đó mà hiện nay chỉ định mổ rộng rãi hơn.

Vị trí bám rau: rau tiền đạo

Ngôi bất thường và nguy cơ chảy máu.

Dây rốn: ko đánh giá được khi chưa đẻ..

Dây rau quấn cổ không có sự khác biệt. Có thể đẻ thường. Mổ khi có dấu hiệu suy thai.